CHƯƠNG VIII TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI PHÁP

Một phần của tài liệu dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại việt nam (Trang 60 - 70)

CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI PHÁP

Phân tích thị trường thủy sản Pháp Tiêu thụ thủy sản

Tiêu thụ thủy sản tại Pháp năm 2012 tăng 3.4% đạt giá trị 6.81 tỷ Euro [165]. Tổ chức FAO ước tính năm 2010, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Pháp đạt 32 kg, với mức dân số 64,714,074 người [166], có thể ước tính mức tiêu thụ thủy sản trên toàn nước Pháp đạt 2,070,850 tấn [167]. Theo mức ước tính này, Pháp là thị trường tiêu dùng cá và thủy sản lớn nhất châu Âu (xem Hình VIII.1).

Hình VIII.1. Tiêu thụ thủy sản ở châu Âu dựa trên số liệu ước tính năm 2010 [166,167] FAO dự báo mức tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người tại Pháp chỉ tăng 1 kg và đạt mức 33 kg trong năm 2030 [166,167]. Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Đại Dương của Pháp đã đưa ra mức tiêu thụ bình quân đạt 36 kg/người/năm, cao hơn mức dự báo của FAO [168]. Trong tháng 11/2012, Undercurrent News cho biết, "đến cuối tháng 8/2012, doanh số bán cá tra cho trong các hộ gia đình Pháp đã giảm 24% trong 12 tháng so với cả năm trước đó, theo một báo cáo của FranceAgrimer" [169]. Trong báo cáo tháng 7/2013 của FrenchAgrimer đã tổng kết rõ hơn về sự suy giảm của doanh số kinh doanh cá tra như sau. "Doanh số sản phẩm cá rã đông trong siêu thị đã giảm 43% trong 3 năm (từ 5600 tấn trong năm 2009 xuống 3300 tấn năm 2012), chủ yếu do sự sụt giảm sản phẩm cá tra rã đông (-52% trong 3 năm). Trong thực tế, năm 2009 là thời điểm các báo cáo đầu tiên về phương pháp nuôi cá tra ở Việt Nam xuất hiện, gây mất uy tín của toàn bộ ngành công nghiệp. Kể từđó tiêu thụ loại cá này ở trạng thái rã đông đã liên tục sụt giảm" [170].

Tiêu thụ cá và thủy sản ở Pháp chủ yếu là cá hồi và cá ngừ. Tuy nhiên có sự khác biệt đáng kể giữa các loài tiêu thụ mạnh nhất khi xem xét về khối lượng và giá trị (xem Hình VIII.2 & VIII.3).

Hình VIII.2. 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất tại Pháp xét theo khối lượng[165].

Hình VIII.3. 5 loài cá tiêu thụ mạnh nhất tại Pháp xét theo giá trị [165].

15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu sang Pháp (theo thứ tự giảm dần): Na Uy, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Hoa Kỳ, Ecuador, Trung Quốc, Đan Mạch, Ai-len, Đức, Ba Lan, Việt Nam (thứ 12), Madagascar, Ấn Độ và Bỉ [171]. Pháp hiện có một "lỗ hổng cung ứng" cả về khối lượng và giá trị.

Hình VIII.4. Lỗ hổng cung ứng cá và thủy sản tại Pháp[171].

Các chính sách chính thống của chính phủ Pháp về nghề cá và nuôi trồng thủy sản có thể được tìm thấy trên trang web của Bộ Sinh thái, phát triển bền vững và năng lượng (xem Hình VIII.5).

Hình VIII.5. Chính sách chính thống của Pháp về nghề cá và nuôi trồng thủy sản [172]. Chính sách này nêu rõ "Thủy sản là một nguồn tài nguyên tự nhiên phổ biến cho lợi ích công cộng của thế giới, yêu cầu cần có sự phối hợp quản lý thống nhất ở cấp độ toàn cầu. Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên cá và hệ sinh thái của chúng là điều cần thiết để đảm bảo tính bền vững nguồn tài nguyên biển của nước Pháp và các đại dương." Sự phối hợp quản lý ở cấp độ

toàn cầu được định nghĩa là "Ở cấp độ quốc tế, tổ chức đó là Liên Hiệp Quốc (LHQ) - cơ

quan đã đưa ra nghị quyết không bắt buộc đối với thủy sản bền vững. Tiếp theo đó là Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (Tổ chức Nông lương thế giới FAO) – bao gồm bộ phận ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, thực hiện các nghị quyết chống đánh bắt cá bất hợp pháp và đưa ra các quy tắc ứng xử. FAO có trách nhiệm nâng cao nhận thức về các vấn đề của nghề cá bền vững và phối hợp nỗ lực của các quốc gia trong đảm bảo an ninh lương thực và nuôi trồng thủy sản [173].

Tại Pháp, nhãn đỏ “Label Rouge" đã được công nhận như một dấu hiệu chất lượng của các sản phẩm thịt, thủy sản, sữa và các sản phẩm nông nghiệp khác kể từ khi ra mắt vào năm 1960 (xem Hình VIII.6).

Hình VIII.6. Nhãn Label Rouge[174].

Trong các loại cá và thủy sản, cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi nuôi mang nhãn Label Rouge đã có mặt trên thị trường Pháp. Các tiêu chí chất lượng bao gồm: địa điểm của trang trại – tôn trọng hệ sinh thái; các vấn đề về an sinh động vật như mật độ nuôi thả; không sử dụng các thành phần biến đổi gen hay các protein động vật đã được chế biến làm nguyên liệu thức ăn; quan tâm đến chất lượng và truy xuất nguồn gốc [175]. Một bài viết của Intrafish trong tháng 4/ 2013 cho biết doanh số bán hàng của cá hồi Scotland mang nhãn Label Rouge đã tăng 7% so với năm ngoái [176].

Vào tháng 6/2013, Tổ chức phi chính phủ Bloom Association đã đưa ra một bảng xếp hạng thủy sản bền vững của các nhà bán lẻ tại Pháp (xem Hình VIII.7 & VIII.8).

Hình VIII.7. Xếp hạng thủy sản bền vững của các nhà bán lẻ tại Pháp của Bloom Association [177].

Tiêu chí cho điểm của Bloom Association bao gồm: một cam kết khai thác bền vững, hợp tác với một xã hội dân sự (NGOs) và minh bạch/truyền thông [177]. 6 nhà bán lẻ Pháp đã được chấm điểm theo thang điểm 100, chi tiết về điểm số và bảng xếp hạng được thể hiện trong Hình VIII.8.

Hình VIII.8. Chấm điểm các nhà bán lẻ Pháp của Bloom Association [177]

Các nhà bán lẻ và dịch vụ thực phẩm hàng đầu:

Năm 2012, 5 nhà bán lẻ thực phẩm của Pháp nằm trong số 25 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới theo xếp hạng của Supermarket News: Carrefour Group đứng số 2, tiếp theo là Auchan đứng thứ 12, sau đó là Casino, Intermarché và E. Leclerc đứng số 17, 18 và 19 [178]. Biểu đồ tổng thị phần của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp được xây dựng từ dữ liệu của Kantar Worldpanel và các ấn phẩm của công ty được thể hiện tại Hình VIII.9 (biểu đồđược đọc theo chiều kim đồng hồ bắt đầu với E. Leclerc).

Hình VIII.9. Thị phần các nhà bán lẻ hàng đầu tại Pháp trong tháng 5/2013 [179]. Đại đa số các sản phẩm cá phục vụ tiêu dùng gia đình được mua tại các siêu thị. Hình VIII.10 thể hiện chi tiết doanh số của các sản phẩm thủy sản theo loại sản phẩm và kênh bán lẻ.

Doanh số theo loại sp và kênh bán lẻ

Tươi Lạnh Đông lạnh Siêu thị 70% 84% 55% Giảm giá 9% 12% Các chợ 15% Người bán lẻ 10% Khác 5% 7% 33%

Hình VIII.10. Doanh số của các sản phẩm thủy sản theo loại sản phẩm và kênh bán lẻ[168].

Carrefour:

Tính đến 31/12/2012, Tập đoàn Carrefour hoạt động tại 33 quốc gia và tại Pháp với 220 đại siêu thị, 934 siêu thị, 3342 cửa hàng tiện lợi và 139 cửa hàng Cash & Carry [180]. Năm 2012, doanh thu thuần tăng 0.5% và lợi nhuận kinh doanh tăng 3.5% từ các hoạt động của Tập đoàn tại Pháp [181]. Carrefour nêu rõ cam kết tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm trong Báo cáo hoạt động thường niên và cam kết trách nhiệm năm 2012.

Hình VIII.11. Cam kết tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm của Carrefour [180].

Đặc biệt đối với nuôi trồng thủy sản, Tài liệu đảm bảo của Carrefour năm 2012 khẳng định "để giúp cải thiện thực hành trong nuôi cá – biện pháp thay thế cho hoạt động đánh bắt khi các tác động môi trường bị hạn chế, Carrefour đã được tham gia vào các cuộc đối thoại quốc tế của WWF với mục đích xác định các tiêu chí phát triển bền vững, đặc biệt là liên quan đến mật độ

chăn nuôi, tối ưu hóa chuỗi phân phối thực phẩm, giám sát xử lý chất thải của các lồng bè trên biển và chất lượng nước tại các vùng đất ngập nước" [181].

Việc sử dụng các thành phần thức ăn biến đổi gen cũng được đề cập trong Tài liệu đảm bảo của Carrefour năm 2012. "Năm 1998, Carrefour Pháp mở rộng cam kết của mình đểđảm bảo bao quát được cả các hoạt động trước đó, đặc biệt là nhằm phát triển khả năng truy xuất, với mạng lưới không sử dụng thành phần biến đổi gen trong bã đậu nành. Với dựđoán trước về nghịđịnh của chính phủ Pháp liên quan đến việc ghi nhãn thực phẩm không chứa thành phần biến đổi gen (được công bố vào tháng 1/2012), vào năm 2010 Carrefour đã có thể đáp ứng yêu cầu minh bạch của chính phủ Pháp về thức ăn chăn nuôi với hơn 300 sản phẩm thuộc danh mục của Carrefour và các dòng sản phẩm chất lượng của Carrefour được niêm yết với nhãn "được nuôi trồng bởi thực phẩm không chứa thành phần biến đổi gen" tại Pháp vào thời điểm đó” [181].

Hình VIII.12. Ví dụ về chính sách 99.1% thức ăn không chứa thành phần biến đổi gen của Carrefour tại Pháp[182].

Carrefour cũng đã thực hiện một hợp đồng về "Dòng sản phẩm chất lượng của Carrefour" (CQL) với các nhà cung cấp", hợp đồng này đáp ứng các tiêu chí của CQL được xác định bởi Carrefour và các nhà cung cấp. Hợp đồng CQL bao gồm các sản phẩm tươi (rau quả, thịt, cá, thịt lợn chế biến và pho mát) đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc và các yêu cầu về xã hội và môi trường" [181].

Auchan Group [183]:

Hoạt động của Auchan tại Pháp năm 2012 đóng góp 43% vào tổng doanh thu (46,9 tỷ Euro) của Tập đoàn Auchan. Ngoài 137 đại siêu thị và 407 siêu thị tại Pháp, Auchan còn hoạt động ở Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Luxembourg, Ba Lan, Hungary, Nga, Romania, Ukraine, Trung Quốc, Đài Loan và Ấn Độ.

Báo cáo phát triển bền vững năm 2012 của Auchan mang tên "Cùng nhau thúc đẩy" có đề cập trực tiếp đến nuôi trồng thủy sản (xem Hình VIII.13).

Cam kết của Auchan về thức ăn cho cá ở Pháp bao gồm chính sách về các thành phần biến đổi gen."Cuối cùng, câu hỏi về thực phẩm biến đổi gen liên quan đến cả nhà sản xuất, vận chuyển, phân phối cũng như các cơ quan công quyền. Với cái nhìn minh bạch và phù hợp với chính sách trách nhiệm của các cửa hàng giảm giá, Auchan giải quyết vấn đề này cùng với các đối tượng liên quan khác trong chuỗi thực phẩm. Trong khuôn khổ hợp tác, các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày với thương hiệu riêng của Auchan, bao gồm cả các sản phẩm giảm giá, được đảm bảo không chứa thành phần biến đổi gen. Auchan Pháp cũng cam kết các sản phẩm thịt, thịt đã chế biến và thủy sản cũng có nguồn gốc từ các trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi không chứa thành phần biến đổi gen" (xem Hình VIII.13)

Hình VIII.13. Sản phẩm cá hồi của Auchan được nuôi từ các thức ăn không chứa thành phần biến đổi gene (sans nourri OGM) [185].

Casino Group [186]:

Casino Group hoạt động ở Pháp, Brazil, Columbia, Uruguay, Argentina, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ Dương. Các hoạt động bên ngoài nước Pháp đem lại tới 56% doanh thu của Tập đoàn. Tại Pháp, Casino Group hoạt động theo nhiều chương trình, mô hình và các kênh khác nhau (xem Hình VIII.14).

Hình VIII.14. Casino Group hoạt động theo nhiều chương trình, mô hình và các kênh khác nhau

Casino Group mô tả người tiêu dùng Pháp như sau: "Cuộc khủng hoảng kinh tế và lối sống phát triển đã thay đổi cách người tiêu dùng Pháp mua sắm tại cửa hàng. Họ chú ý nhiều hơn đến giá cả, thực phẩm chiếm một tỷ lệ nhỏ trong ngân sách của các hộ gia đình, thời gian dành để mua sắm đã giảm và nhu cầu của họ ngày càng đa dạng và mang tính cá nhân hơn. Các siêu thị - hình ảnh điển hình cho khái niệm về việc mua sắm tại một điểm, đã bị giảm thị phần bởi các mô hình mới và đa dạng hơn, bao gồm cửa hàng giảm giá, cửa hàng tiện lợi, các cửa hàng đặc sản và thương mại điện tử. Casino Group đã lường trước điều đó bằng cách cung cấp các giải pháp khác nhau phù hợp với nhu cầu của người mua hàng Pháp". Nhãn Terre et Saveur hiện đang được Casino Group sử dụng. "Terre et Saveur là một thương hiệu của Casino Group đã ra đời từ hoạt động hợp tác với nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm từ biển và cả nước ngọt, với mối quan tâm về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường. Terre et Saveur ủng hộ các phương pháp sản xuất góp phần tôn trọng môi trường và nhu cầu thực sự của thực vật và động vật, dù là kinh doanh trái cây và rau quả, ngũ cốc, cá hay động vật có vỏ".

Hình VIII.15. “Terre et Saveur” logo [188] – dấu hiệu về hương vị và tự nhiên và sản phẩm mang nhãn “Terre et Saveur”

Intermarché [189]:

Intermarché kinh doanh 2300 cửa hàng ở châu Âu (Pháp, Bồ Đào Nha, Bỉ và Ba Lan) với 1792 cửa hàng tại Pháp bao gồm các đại siêu thị, siêu thị, các cửa hàng nhỏ tại thành phố và các cửa hàng tiện lợi. Intermarché cũng là một thành viên của Les Mousquetaires Group – tập đoàn bao gồm một hạm đội 17 tàu cá và các nhà máy chế biến thủy sản.

Trang web của Intermarché có một phần nêu về chính sách tìm nguồn cung ứng cá và thủy sản với các điểm nổi bật sau [190].

• Đảm bảo truy xuất nguồn gốc (từ khâu ương trứng cho cá nuôi) • Hạn chế tác động môi trường của các trang trại

• Tìm kiếm các sản phẩm thức ăn chăn nuôi có thành phần thực vật để thay thế cho bột cá và dầu cá

• Thức ăn cho cá hồi nuôi không chứa các thành phần biến đổi gen, các thành phần protein động vật đã chế biến hoặc các hormone tăng trưởng

Hình VIII.16. Cam kết của Intermarché – Bạn có thể mua cá của chúng tôi với đôi mắt nhắm[191]

Ngoài 560 cửa hàng tại Pháp, E. Leclerc còn có các cửa hàng ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia và Ba Lan [192]. Doanh số bán hàng của toàn tập đoàn năm 2012 là 43.7 tỷ Euro [192]. E. Leclerc đã đưa ra một sáng kiến để thông báo rõ hơn cho người tiêu dùng về các sản phẩm "có trách nhiệm" với nhãn "Tiêu dùng có trách nhiệm được tán thành" (xem Hình VIII.17).

Hình VIII.17. Cá hồi nuôi mang nhãn “Approuvé Conso Responsable” [192].

Système U:

Système U là một liên minh của các đại siêu thị, siêu thị và các chợ ở thành phố trên toàn nước Pháp [194]. Phương châm tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm của Système U là "Để tiếp tục ăn cá, hãy góp phần bảo vệ chúng. Cửa hàng Magasin U của chúng tôi tham gia vào việc cải thiện quản lý nghề cá" [195].

Hình VIII.18. Triết lý tìm nguồn cung ứng thủy sản của Système U [195].

Système U hướng tới mục tiêu là đưa ra một hệ thống thẻ màu với các nhãn độc quyền. Để đạt được thẻ “xanh lá cây” sản phẩm thủy sản nuôi phải đáp ứng các tiêu chí sau đây.

“Thẻ này bao gồm các sản phẩm thủy sản nuôi mà Système U cam kết được chọn lựa

từ các trang trại trên cơ sở của các thông số kỹ thuật bao gồm: thức ăn không chứa

các thành phần biến đổi gene và các loại đạm động vật đã chế biến" [196].

Kết luận

Kết quả tiêu thụ cá và thủy sản của Pháp đã vượt qua dựđoán của FAO cho năm 2030, điều này tiếp tục củng cố vị trí thị trường tiêu thụ cá và thủy sản mạnh nhất châu Âu của Pháp. Doanh số bán cá tra tại Pháp đã chịu tổn thất từ sự chú ý mang tính tiêu cực của các phương tiện truyền thông trong năm 2009.

Nhãn đỏ “Label Rouge”, có bề dày và đã được công nhận như một nhãn hiệu của Pháp về "đảm bảo chất lượng cao" có bao gồm các tiêu chuẩn môi trường. Doanh số bán cá hồi Scoland mang nhãn “Label Rouge” tăng trong năm 2012.

Thị trường bán lẻ Pháp là một khối thị trường với 5 nhà bán lẻ hàng đầu chiếm khoảng 80% thị phần.

Các nhà bán lẻ của Pháp đang phát triển các nhãn và các chương trình riêng để quảng bá về phát triển bền vững tới khách hàng (xem ví dụ Hình VIII.20).

Hình VIII.19. Một ví dụ về một sáng kiến độc quyền của nhà bán lẻ Pháp – Hệ thống thẻ màu

Một phần của tài liệu dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại việt nam (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)