CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI ANH
Phân tích thị trường thủy sản Anh Tiêu thụ thủy sản:
Theo thông tin của Tổ chức Ngành Công nghiệp Cá biển Anh (Seafish), "thủy sản là một ngành công nghiệp hàng tỷ bảng tại Anh. Bốn trong số năm hộ gia đình tiêu thụ thủy sản ít nhất mỗi tháng một lần và tổng lượng mua thủy sản ở Anh đạt 5.6 tỷ bảng trong năm 2011" [62]. Theo số liệu của FAO, tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của Anh đạt 24 kg năm 2010 [63]. Một nghiên cứu của Bộ Môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn (Defra) từ tháng 12/2011, công bố một con sốđáng kinh ngạc - 80 % thủy sản tiêu thụ tại Anh là từ nguồn nhập khẩu [64]. Từ mức tiêu thụ bình quân năm 2010, có thểước lượng với mức dân số khoảng 63,256,141 [65]người vào năm 2012, mức tiêu thụ thủy sản của Anh sẽđạt khoảng 1,518,147 tấn [66]. Với mức này, Anh được xếp hạng là quốc gia tiêu thụ cá và thủy sản lớn thứ 4 ở châu Âu. FAO dự báo mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Anh sẽ chỉ tăng thêm 1 kg cho đến năm 2030 [67]. Tuy nhiên, dân số dự kiến sẽ tăng lên 70 triệu trong vòng 25 năm [68]. Dựa trên tỷ lệ tăng về dân số và mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng như khuyến cáo nên dùng hai khẩu phần thủy sản mỗi tuần của Sở Y tế (Dịch vụ Y tế Quốc gia), rõ ràng là thủy sản nhập khẩu sẽ tiếp tục giữ vai trò trong việc thu hẹp khoảng trống cung ứng [69].
Hình V.1. Trang web "Cá là món ăn" khuyến khích tiêu thụ cá và thủy sản 2 phần mỗi tuần [70]
Một bài trình bày của Seafish/Nielsen trong tháng 6/2013 cho thấy, trong lĩnh vực bán lẻ, năm loài cá được bán ra nhiều nhất tại Anh (theo thứ tự giảm dần về khối lượng) là cá ngừ, cá hồi, cá tuyết cod, cá minh thái và cá tuyết haddok [10]. Nhìn chung, so sánh kết quả kinh doanh của cá tra năm 2013 với năm 2012 như sau [71]:
- Kết quả chung: đứng thứ 19 về giá trị (16.618.000 £), tăng 26.8%; đứng thứ 18 về khối lượng (2,099,000 kg), tăng 23,9%;
- Xét riêng mặt hàng cá tươi: đứng thứ 20 về giá trị, tăng 51,3%; đứng thứ 18 về khối lượng, tăng 68,4%;
- Xét riêng mặt hàng cá đông lạnh: đứng thứ 8 về cả giá trị và khối lượng, mức tăng trưởng tương ứng là 16.8% và 8.4%.
Trong năm 2011, tiêu dùng gần như chia đều giữa dịch vụ thực phẩm và bán lẻ với khoảng 48% thủy sản tiêu thụ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm (cá và khoai tây chiên bán ra mạnh) và 52% tiêu thụ trong lĩnh vực bán lẻ [72]. Hơn nữa, trái ngược với người tiêu dùng Đức rất ủng hộ các cửa hàng bán lẻ có chiết khấu (lớn hơn 50% thị phần), số lượng áp đảo người tiêu dùng Anh ưa thích mua hải sản từ siêu thị (87%) [72].
Xu hướng phát triển bền vững:
Để giải thích ý nghĩa phong trào thủy sản bền vững có thể lần theo nguồn gốc của nó vào năm 1997 khi WWF và Unilever đồng sáng lập Hội đồng Quản lý biển (viết tắt là "MSC"). MSC là một chương trình chứng nhận tự nguyện từ bên thứ 3 với một nhãn sinh thái tương tác với người tiêu dùng. Sự thành công của MSC có thể không chỉ do nội dung của các tiêu chuẩn, mà còn do quá trình tạo ra tiêu chuẩn và mô hình quản trị của MSC. MSC là một tổ chức có nhiều bên liên quan, công khai và minh bạch với các tiêu chuẩn mang tính khoa học. Đánh giá thủy sản được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận độc lập được công nhận (CBs). Trong tháng 5/2013, MSC đã tổ chức kỷ niệm sản phẩm thứ 20,000 mang nhãn MSC có mặt trên thị trường (xem Hình V.2).
Hình V.2. Sản phẩm thứ 20.000 đạt nhãn MSC được giới thiệu tại Migros, Thụy Sỹ [73] Chương trình chứng nhận uy tín MSC đã trở thành một mô hình cho các hệ thống chứng nhận nuôi trồng thủy sản khác cạnh tranh. Mô hình này đã được hệ thống hóa bởi Liên minh Quốc tế về Chứng nhận và Dán nhãn môi trường và Xã hội (ISEAL) - tổ chức trụ sở tại Anh. "Liên minh ISEAL là hiệp hội toàn cầu về các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. ISEAL phát triển các hướng dẫn và giúp tăng cường hiệu quả và tác động của các hệ thống tiêu chuẩn tự nguyện đã được thành lập và đang phát triển" [74].Các thành viên của ISEAL bao gồm Hội đồng Quản lý Lâm nghiệp, MSC, Tổ chức Công bằng thương mại và một số thành viên khác. ASC là một thành viên liên kết và Global GAP là đơn vị đăng ký theo dõi của ISEAL. Nhiệm vụ do ISEAL tựđặt ra là:
“Nhằm tạo ra một thế giới nơi mà sinh thái bền vững và công bằng xã hội là những điều kiện kinh doanh thông thường" [74].
ISEAL phát hành bản tin hàng tháng cập nhật về các chương trình chứng nhận tự nguyện và việc thiết lập tiêu chuẩn. Đây là một đoạn trích từ một bài báo mang tính chất một cuộc phỏng vấn với Johann Zueblin, Phó bộ phận phát triển bền vững ở Migros - một chuỗi siêu thịở Thụy Sĩ, trong đó Herr Zueblin mô tả sự mong đợi của mình với các chương trình chứng nhận và dán nhãn sinh thái có bao gồm cả thủy sản.
"Tiêu chuẩn này cần phải được công nhận và nó cũng cần được thừa nhận bởi các bên liên quan có vai trò quan trọng như các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan chính
phủ vv. Điều này rất quan trọng vì cần có sự tham gia của các bên liên quan ở tất cả các cấp độ bao gồm quản lý, thiết lập, thuyết minh, nội dung, và cả trong quá trình xây dựng chương trình.
Tiếp theo là thực hiện việc thẩm tra hệ thống và cách thức chương trình hoạt động. Cần có sự xác minh của bên thứ 3, nhưng đồng thời cũng cần một hệ thống quản lý chất lượng nội bộ thực hiện việc giám sát và tài liệu hóa chính xác các quá trình ra quyết định và bất kỳ hoạt động nào có liên quan.
... Ngay sau đó, khi cá đã đạt chứng nhận của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản ASC, có thể từng bước chuyển sang cá đạt chứng nhận MSC
Sau cùng, là ngay từ đầu chúng tôi đã có tất cả các chương trình được kiểm soát nội bộ nhưng hiện nay, chúng tôi đã chuyển các chương trình này cho bên thứ 3 đánh giá và chứng nhận. Điều này giúp tăng độ tin cậy. Bạn có thể có chương trình tốt nhất trên thế giới và các kết quả tuyệt vời nhưng nếu tự mình kiểm soát chúng thì uy tín sẽ rất thấp. Chúng tôi không tự mình kiểm soát các chương trình riêng thêm nữa, việc này sẽ luôn được thực hiện bởi các bên thứ 3 hoặc chúng tôi áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như Global Gap, UTZ, MSC… " [74].
"Sự tín nhiệm" của nhà bán lẻ, như cách nói của Herr Zueblin, đã bị soi xét ở Anh vào tháng 1/2011, khi một tổ chức NGO về luật môi trường ClientEarth đã công bố báo cáo "Các tuyên bố về môi trường đối với thủy sản tại siêu thị - Cải thiện ghi nhãn sản phẩm và bảo vệ người tiêu dùng". Trong phần tóm tắt tổng quan, báo cáo này đưa ra các tuyên bố và đề nghị sau (Hình V.3):
"Chắc chắn người tiêu dùng cảm thấy bối rối với các yêu cầu về môi trường trên các sản phẩm cá, phần lớn nảy sinh từ sự thiếu hài hòa, chi tiết và tính bắt buộc đối với các yêu cầu "xanh" đối với các sản phẩm này. Khá nhiều chương trình dán nhãn và các tiêu chuẩn được áp dụng nhằm tìm nguồn cung ứng cá "bền vững" hoặc "có trách nhiệm". Chúng thiếu những nguyên tắc bao quát hoặc những định nghĩa chung. Nhiều chương trình cần được thực hiện bởi chính phủ để nâng cao chất lượng, tính nhất quán và chắc chắn trong lĩnh vực này" [75].
Những gì cần được hoàn thiện?
Khi những nhà bán lẻ không thểđưa ra những bằng chứng thuyết phục lí giải cho những thắc mắc liên quan đến khía cạnh môi trường về sản phẩm của họ, hay khi xuất những thông tin mơ hồ, không xác đáng về môi trường thì :
- Các nhà bán lẻ phải tháo gỡ các thắc mắc một cách tự nguyện
- trong trường hợp không thể tháo gỡ được, người tiêu dùng cần trình báo lên các cơ quan cấp trên như Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Văn phòng công bằng thương mại, Dịch vụ tiêu chuẩn thương mại theo luật bảo vệ người tiêu dùng Các động thái ở cấp chính phủ là cần thiết, đặc biệt là ở cấp EU để hòa giải các thắc mắc liên quan đến các tác động môi trường, hoặc tính bền vững của các sản phẩm cá.
Hình V.3. Các khuyến nghị trong báo cáo của Client Earth [75].
Client Earth thành lập Liên minh thủy sản bền vững (SSC) nhằm tạo ra các quy tắc ứng xử cho hoạt động dán nhãn, tìm nguồn cung ứng và các lĩnh vực khác. Liên minh SSC bao gồm: các nhà bán lẻ và các nhà hàng hàng đầu, các thương hiệu tên tuổi, các nhà chế biến, các nhà bán lẻ và cung cấp dịch vụ thực phẩm; các hiệp hội và các tổ chức khác (xem Hình V.4).
Hình V.4. Các thành viên của SSC cho đến tháng 6/ 2013 [76].
SCC đã xây dựng một bản dự thảo mang tính tự nguyện "Quy tắc ứng xử trong ghi nhãn và tự công bố các tiêu chuẩn về môi trường cho các sản phẩm cá và thủy sản" với rất nhiều nội dung được rút ra từ các hướng dẫn của FAO (xem Đường dẫn 1).
Đường dẫn 1: Dự thảo Quy tắc ứng xử tự nguyện của Liên minh Thủy sản bền vững SSC http://sustainableseafoodcoalition.org/ssc/codes-of-conduct/
Cũng trong năm 2011, các phương tiện truyền thông ở Anh đã trở nên khá tích cực trong việc thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các đầu bếp của Vương quốc Anh, đặc biệt là Hugh Fearnley-Whittingstall. Chiến dịch "Fish Fight" của Hugh Fearnley-Whittingstall đã được tung ra trong năm 2011 [77], tiếp tục gây sự chú ý đến vấn đề vứt bỏ trên biển và các vấn đề của nghề cá tại châu Âu.
Hình V.5. Ứng dụng Fish Fight của Hugh [78].
Vào tháng 2/2013, Fearnley-Whittingstall chuyển sự chú ý sang nuôi tôm ở Thái Lan. Bài viết của Fearnley-Whittingstall từ Mail Online thể hiện chi tiết về mối quan tâm về vấn đề này (Đường dẫn 2).
Đường dẫn 2: Bài viết của Fearnley-Whittingstall về nuôi tôm càng tại Thái Lan http://www.dailymail.co.uk/news/article-2276111/Eating-king-prawn-Then-look-away- now.html?utm_source=FishChoice+2013-07-11&utm_campaign=FishChoice+2013-07- 11&utm_medium=email
Kết quả là, thông qua Hiệp hội Bán lẻ Anh, 7 nhà bán lẻ Anh đã công khai gia nhập lực lượng để giải quyết vấn đề này.
Hiệp hội bảo tồn Biển (MCS) là một chức phi chính phủ về môi trường cũng tích cực trong việc giúp đỡ người tiêu dùng Anh chọn cá và thủy sản bền vững. MCS đã xuất bản các tài liệu “Nuôi cá bền vững” và “Tài liệu bỏ túi giúp hướng dẫn chọn cá tốt” – nhằm giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm cá “bền vững nhất” (xem Đường dẫn 3).
Đường dẫn 3: Chính sách nuôi cá và Tài liệu bỏ túi giúp hướng dẫn chọn cá tốt của MCS http://www.mcsuk.org/downloads/fisheries/PocketGoodFishGuide14thFebruary2012.pdf
Cuối cùng, nhưở các nước châu Âu khác, phong trào hữu cơở Anh cũng được thiết lập vững chắc. Tổ chức Soil Association (một tổ chức từ thiện ở Vương quốc Anh), được thành lập vào năm 1973, là chương trình chứng nhận hữu cơ hàng đầu chứng nhận cho trên 70% tất cả các sản phẩm hữu cơđược bán tại Anh [79].Một nghiên cứu benchmarking của WWF (2007) xếp hạng Tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản của Tổ chức Soil Association là tiêu chuẩn nghiêm ngặt và mạnh mẽ nhất với điểm số 90 trên 100 [80]. Trong tháng 6/2011, Tổ chức Soil Association đã phát hành tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ phiên bản 16.4 đối với cá hồi Đại Tây Dương, cá hồi và cá hồi chấm hồng Bắc cực, tôm, nhuyễn thể hai mảnh vỏ và cá chép [81].
Các nhà bán lẻ và kinh doanh dịch vụ thực phẩm hàng đầu
Năm 2011, 3 nhà bán lẻ thực phẩm Anh thuộc nhóm 25 nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới, đó là ASDA – chi nhánh của Walmart (lớn thứ 3 ở Anh), cùng với Tesco – đứng thứ 3 và Sainsburys – đứng thứ 23 theo bảng xếp hạng của Supermarket News [82]. Hình V.6 cho thấy biểu đồ về tổng thị phần của các nhà bán lẻ hàng đầu tại Anh theo dữ liệu của Nielsen (có thể đọc theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu với Tesco).
Hình V.6. Thị phần của các nhà bán lẻ tại Anh vào tháng 5/2013 [71].
"Ngày nay, thương hiệu của chúng tôi cần phải thể hiện nhiều hơn nữa chứ không phải chỉ dừng lại ở những chức năng đơn giản. Đó còn là về cách làm việc, các giá trị chúng ta sống vì nó, các di sản chúng ta để lại”[83].
Có trụ sở tại Cheshunt, Anh, Tesco PLC được xếp hạng thứ 3 trên toàn cầu bởi Supermarket News năm 2012. Theo báo cáo thường niên về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) năm 2013 [83], doanh thu của tập đoàn tăng từ 63,916 năm 2012 lên 64.826 triệu bảng năm 2013, tuy nhiên lợi nhuận lại giảm từ 2,814 xuống 120 triệu bảng trong năm 2013. Tesco sử dụng một chiến lược mới trong đó bao gồm "Sử dụng quy mô của chúng tôi cho những điều tốt đẹp" (Tesco và Báo cáo xã hội năm 2013) và" Hoạt động có trách nhiệm".
Tesco có "Chính sách tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm" như một tuyên ngôn định vị tại Anh cho thủy sản được cập nhật ngày 29/5/2013.
Cá nuôi
Đảm bảo tính bền vững của cá nuôi cũng không kém phần quan trọng so với cá tự nhiên. Chúng tôi có một nguyên tắc khắt khe với các nhà cung cấp thủy sản nuôi về thực hành nuôi trồng bao gồm thức ăn, an sinh động vật, môi trường và các vấn đề quan trọng khác. Tất cả các trang trại nuôi cá đều được đánh giá độc lập đểđảm bảo sự tuân thủ.
Chúng tôi hiểu rằng giảm sự phụ thuộc vào bột cá là một vấn đề phức tạp của toàn ngành công nghiệp nhưng chúng tôi đang tích cực tìm cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi đã làm việc với IFFO (Tổ chức bột cá và dầu cá quốc tế) để phát triển một tiêu chuẩn toàn cầu về Cung cấp bột cá có trách nhiệm nhằm đảm bảo cá tự nhiên sử dụng làm thức ăn cho cá nuôi cũng được quản lý có trách nhiệm; quy tắc này hiện đã sẵn sàng để sử dụng và giúp đưa ra các tiêu chuẩn. Chúng tôi đang làm việc với nhà cung cấp tôm lớn nhất tại Thái Lan nhằm thử nghiệm viêc hạn chế việc sử dụng bột cá cũng như với các đối tác tại Đối tác nghề cá bền vững trong phát triển chương trình cải tiến quản lý nghề cá. Thông qua Hiệp hội Bán lẻ Anh, chúng tôi thành lập một nhóm gồm các siêu thị lớn của Anh để giải quyết các vấn đề về bột cá" [84].
Sainsburys LLC [85]:
"Cam kết của chúng tôi: đến năm 2020, toàn bộ cá chúng tôi bán sẽđược chứng nhận bền vững độc lập và chúng tôi sẽ củng cố vị trí của mình như một nhà bán lẻ thủy sản bền vững hàng đầu" Nguồn: 20 kế hoạch bền vững của Sainsburys.
Sainsburys là siêu thị lớn thứ 23 trên thế giới. Kết quả kinh doanh năm 2012/13 đạt doanh thu 25, 632 triệu bảng (bao gồm VAT) và lợi nhuận từ kinh doanh đạt 829 triệu bảng tăng tương ứng 4,6% và 5,1% so với cùng kỳ năm trước.Trong hoạt động “Tìm nguồn cung ứng liêm chính” của Sainsbury, có 2 chỉ số “phi tài chính” quan trọng là cá bền vững và an sinh động vật. Gần đây, Sainsbury thêm cá tra đạt chứng nhận ASC vào danh mục các sản phẩm thủy sản nuôi trồng bền vững được lựa chọn của Tập đoàn. (xem hình V.7).
Hình V.7. Chứng nhận ASC cho "river cobbler" – tên tiếng Anh của cá tra có trong thương hiệu của Sainsbury
Sainsbury có một chính sách liên kết tốt về các thành phần thức ăn biến đổi gen: "Chính sách của Sainsbury về biến đổi gen.
Trong khi các nghiên cứu khoa học mới nhất và các thông báo hiện thời của chính phủ