CHƯƠNG VI TÓM TẮT XU HƯỚNG VÀ CÁC CHÍNH SÁCH TÌM NGUỒN CUNG ỨNG CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI HÀ LAN

Một phần của tài liệu dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại việt nam (Trang 42 - 51)

CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ HÀNG ĐẦU TẠI HÀ LAN

Phân tích thị trường thủy sản Hà Lan Tiêu thụ thủy sản:

Theo số liệu thống kê của FAO, tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của Hà Lan năm 2010 đạt 15 kg/người [103]. FAO cũng dự báo mức tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người ở Hà Lan chỉ tăng khoảng 1 kg đến năm 2030 [103]. Hiện nay, dân số Hà Lan ước đạt 16.8 triệu và dự kiến sẽ tăng thêm 670,000 người, đạt mức 17.47 triệu người vào năm 2030 [104].

Số liệu từ Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan cho thấy cá rán cắt thanh (“fish sticks/fingers”) là sản phẩm tiêu thụ mạnh nhất tại Hà Lan năm 2012 xét theo khối lượng, tiếp theo đó là cá ngừ đóng hộp, cá tra và cá hồi (xem Hình VI.1).

Hình VI.1. 10 sản phẩm cá và thủy sản tiêu thụ mạnh nhất tại Hà Lan năm 2012 (xét theo khối lượng) [105].

Năm 2011, Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan đã đưa ra chiến dịch "Men of the Sea" nhằm quảng bá các loại cá trong mỗi tháng. Cá tra là loài cá của tháng 4/2013. Cá tra đã được mô tả như sau "Cá tra trở nên thông dụng bởi hương vị hài hòa, giá thấp, dễ chế biến và chủ yếu được bán dưới dạng đông lạnh" [106]. Chiến dịch bao gồm các công thức chế biến, một video có tựa đề "Câu chuyện cá tra", các hoạt động xúc tiến thông qua phương tiện truyền thông xã hội như twitter, facebook và youtube cũng như thông qua một thông cáo báo chí (Đường dẫn 1).

Đường dẫn 1: Chương trình Cá tra – Loài cá của tháng 4 của Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan

http://www.visbureau.nl/campagnes/algemene_campagne_2011_2013/pangasius/

Trong năm 2012, các sản phẩm thủy sản trữ lạnh chiếm thị phần lớn nhất tại Hà Lan (45.3%), tiếp theo là các sản phẩm đông lạnh (37,7%) và đóng hộp (16,9%) [107].

Các xu hướng phát triển bền vững:

Các trích đọan từ báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hà Lan đã chỉ ra các xu hướng trên thị trường bán lẻ thực phẩm Hà Lan (các ý nổi bật được in đậm).

Sản phẩm thực phẩm bền vững hơn ở Hà Lan:

Trong thập kỷ qua, các nhà bán lẻ Hà Lan đặc biệt tăng cường hoạt động tìm nguồn cung ứng các thực phẩm bền vững – được hiểu là các sản phẩm có tính bền vững hoặc được sản xuất một cách bền vững. Bộ Kinh tế, Nông nghiệp và Đổi mới Hà Lan vừa công bố báo cáo Monitor Duurzaam Voedsel 2011, trong đó cung cấp các thông tin tổng quan về chi tiêu cho các thực phẩm bền vững tại Hà Lan. Thực phẩm bền

bán lẻ và dịch vụ thực phẩm. Doanh thu của thực phẩm bền vững trong năm 2011 đã tăng 30.5% trong khi tổng chi tiêu cho thực phẩm trong cùng năm đó chỉ tăng 3.1%. Kết quả là, thị phần của thực phẩm bền vững tăng từ 3.5 % trong năm 2010 lên 4.5% trong năm 2011.

Nhưng làm thế nào để xác định và định lượng được mức độ bền vững của thực phẩm? MinAg định nghĩa đó là quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm, vượt trên những yêu cầu cần thiết về của pháp lý, phải đáp ứng các tiêu chí về môi trường, an

sinh động vật và các khía cạnh xã hội hoặc các tiêu chí đã được tính đến. Trong báo cáo này, có hai tiêu chí đã được sử dụng đểđo lường các yêu cầu phát triển bền vững: 1) ở cấp độ người tiêu dùng những nỗ lực phát triển bền vững có thể nhận

biết bởi một nhãn hay dấu hiệu và 2) sự kiểm soát của nhãn này phải độc lập.

Ngoài ra, sử dụng khái niệm thực phẩm bền vững hơn sẽ chính xác hơn khái niệm

thực phẩm bền vững nhằm chỉ ra rằng nó đó là sản phẩm tương đối bền vững. Điều quan trọng ởđây là quá trình hướng tới bền vững.

Tại Hà Lan, tổng chi tiêu cho thực phẩm bền vững trong năm 2011 đạt 1.75 tỷ Euro, tăng 410 triệu Euro so với năm 2010. Tổng số chi tiêu cho thực phẩm, bao gồm cả thực phẩm bền vững trong năm 2011 đạt 38.9 tỷ Euro [108].

Nhằm giúp người tiêu dùng quyết định mua cá và thủy sản có trách nhiệm, Quỹ Biển Bắc đã cùng với WWF đã tạo ra hệ thống thẻ màu "wijzer VIS" hay còn gọi là "Hướng dẫn về cá" (Hình VI.2).

Hình VI.2. Hướng dẫn về cá của Quỹ Biển Bắc và WWF [8]

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản đã nhận được xác nhận từ Hiệp hội bán lẻ Hà Lan (CBL) vào tháng 12/2011 với nội dung sau:

"Ngày 15/12, Hiệp hội bán lẻ Hà Lan (CBL) thông báo rằng các siêu thị ở Hà Lan sẽ phấn đấu để chỉ bán thủy sản nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn ASC cho nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (hoặc các tiêu chuẩn tương đương) vào năm 2016" [110].

Các nhà bán lẻ hàng đầu tại Hà Lan:

Năm 2012, Ủy ban ngư nghiệp Hà Lan ước tính 84,9% tổng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản được mua tại các “siêu thị” [111]. Thị trường bán lẻ tại Hà Lan được liên kết hết sức chặt chẽ (Xem hình VI.3).

Hình VI.3. Thị trường bán lẻ Hà Lan bị thống trị bởi Alber Heijin (33.6%) và Jumbo (11.5%) [108].

Albert Heijn (AH):

"Chúng tôi đã nhận ra rằng có thểđem lại tác động mạnh hơn nếu chúng ta tập trung vào những "điểm nóng" không chỉ liên quan đến môi trường mà còn liên quan đến các vấn đề về xã hội và an sinh động vật trong suốt chuỗi cung ứng sản phẩm mang thương hiệu riêng. Do đó chúng tôi đã phát triển một chương trình phân tích rủi ro toàn cầu để xác định những tác động quan trọng nhất của sản phẩm mang nhãn hiệu riêng về các vấn đề xã hội, môi trường và an sinh động vật có liên quan trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các nguồn cung ứng có trách nhiệm hơn" [112].

Albert Heijn thuộc sở hữu của Ahold Hà Lan, hoạt động tại Bỉ, Cộng hòa Séc, Estonia, Đức, Latvia, Lithuania, Na Uy, BồĐào Nha, Slovakia, Thụy Điển và Mỹ. Doanh thu thuần của Tập đoàn đạt 32,842 triệu Euro trong năm 2012, tăng 8.5% so với mức 30,271 triệu Euro năm 2011, tuy nhiên, thu nhập ròng giảm 18,7%. Albert Heijn thông báo doanh số năm 2012 tăng 5.2% so với cùng kỳ năm trước [112].

Albert Heijn cam kết đến năm 2015, toàn bộ các các sản phẩm thủy sản mang thương hiệu riêng đều từ các nguồn cung được chứng nhận (xem Hình VI.4). Theo báo cáo phát triển bền vững năm 2012, 18% tổng doanh số bán thủy sản tại AH là từ các sản phẩm đạt chứng nhận, con số này là 14% đối với các sản phẩm mang thương hiệu AH [113].

Hình VI.4. Các nguồn cung ứng thủy sản đạt chứng nhận cho thương hiệu của AH so với các mặt hàng khác [113].

Albert Heijn phân loại sản phẩm cá và thủy sản thành 5 loại: lựa chọn tốt nhất, lựa chọn tốt, lựa chọn thứ hai, không thích và đánh giá (xem Hình VI.5). Cá tra thuộc nhóm màu xanh lá cây (sự lựa chọn tốt).

Hình VI.5. Phân loại cá và thủy sản của AH [114].

AH giới thiệu về chương trình chứng nhận ASC, Global GAP và BAP của GAA trên trang web của Công ty.

Hình VI.6. Một sản phẩm cá tra của AH đạt chứng nhận ASC [114].

C1000 [115]:

Ngày 22/02/2012, Jumbo chính thức kết thúc việc mua lại của chuỗi bán lẻ C1000. Hiện tại, C1000 có tới hơn 300 cửa hàng. "Thủy sản bền vững" được truyền tải thông qua nhãn MSC và quảng bá "ngon và lành mạnh" (xem Hình VI.7).

Hình VI.7. Trang web về thủy sản bền vững của C1000

Aldi:

Aldi Hà Lan là một bộ phận của Aldi Markt tại Đức.

Phương pháp tiếp cận để nuôi trồng thủy sản bền vững dựa trên các tiêu chuẩn cao về an toàn thực phẩm, môi trường, tiêu chuẩn xã hội và an sinh động vật bao gồm các khía cạnh sau [116]:

- Chọn địa điểm: phải tôn trọng hệ sinh thái xung quanh; - Sức khỏe và an sinh động vật;

- Không sử dụng các nguyên liệu thủy sản đánh bắt trái phép, không tuân theo quy định làm thức ăn (IUU);

- Nguồn cung ứng sản phẩm thủy sản nuôi phải đạt chứng nhận (GlobalG.AP, Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản, Bio);

- Kế hoạch quản lý nước, nước thải và chất thải;

- Không dùng hóa chất hay kháng sinh để phòng bệnh, chỉ sử dụng các hóa chất và thuốc trong danh mục cho phép để trị bệnh theo đúng cách thức được quy định;

- Duy trì các tiêu chuẩn xã hội trong suốt quá trình sản xuất của nhà cung cấp, ví dụ như

từ trang trại đến nhà máy chế biến đến khi bán hàng (Tổ chức lao động quốc tế

ILO/Tiêu chuẩn BSCI);

- Các hướng dẫn nghiêm ngặt về chế biến thân thiện với môi trường và truy xuất trong

toàn chuỗi cung ứng.

Plus [117]:

Theo báo cáo phát triển bền vững năm 2012, 45% cá và thủy sản của Plus là các sản phẩm đạt chứng nhận. Ngoài việc quảng bá các thẻ màu của MSC và Quỹ Biển Bắc, Plus đã phát triển một hệ thống thẻ riêng của mình với màu xanh lá cây là sự lựa chọn tốt, màu cam là vẫn có một số vấn đề nhỏ và màu đỏ nghĩa là có những vấn đề lớn liên quan đến cá (xem Hình VI.8, VI.9, và VI.10).

Hình VI.8. Trang web về cá bền vững quảng bá “Cá 100% trách nhiệm"

Hình VI.9. Một ví dụ về nhãn sản phẩm cá đánh bắt trữ lạnh của Plus với nội dung ”Plus cam kết chính sách thủy sản bền vững.

Hình VI.10. Một ví dụ về sản phẩm cá tra được quảng cáo trên tờ rơi hàng tuần của Plus [118].

Lidl [119]:

Lidl tại Hà Lan công khai tán thành ASC (xem hình VI.11).

Cá tra có trong danh mục các loài cá của Lidl tại Hà Lan.

Jumbo [120]:

Ngày 11/7/2012, siêu thị Super de Boer cuối cùng đã được chuyển đổi thành một cửa hàng của Jumbo sau khi được mua lại từ năm 2009. Với doanh thu từ 351 cửa hàng đạt 3.288 tỷ Euro trong năm 2012, cộng với doanh thu từ C1000 đã đưa Jumbo Group trở thành tập đoàn bán lẻ lớn thứ 2 tại Hà Lan.

Trang web về cá và thủy sản bền vững của Jumbo bao gồm cả trang về an sinh động vật và phần giải thích về phương pháp tiếp cận của Jumbo bên cạnh nhãn MSC. Năm 2012, Jumbo đã sửa đổi chính sách tìm nguồn cung ứng thủy sản với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp, Greenpeace, Quỹ Biển Bắc và WWF, với Global GAP là tiêu chuẩn tối thiểu và ASC là mục tiêu hướng tới (đã có) cho cá và thủy sản nuôi [34].Thêm nữa, Jumbo là siêu thịđầu tiên kinh doanh các sản phẩm đạt ASC tại Hà Lan. Doanh thu từ cá ướp lạnh được sản xuất bền vững của Jumbo tăng từ 26% trong năm 2011 lên 37% trong năm 2012 (xem hình VI.12) [121].

Hình VI.12. Tăng trưởng doanh thu từ cá ướp lạnh đạt chứng nhận MSC/ASC của Jumbo trong năm 2012 [121].

Các thành phần khác trong chuỗi cung ứng cá tra tại Hà Lan: Queens:

Queens là một đối tác trong dự án Xúc tiến ASC do IDH đứng đầu và là nhà cung cấp sản phẩm cá tra đạt chứng nhận ASC đầu tiên tại Hà Lan (xem Hình VI.13).

Hình VI.13. Queens và Vĩnh Hoàn chào mừng sản phẩm cá tra đầu tiên đạt chứng nhận ASC [122].

Trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, Queens Products hỗ trợ Chương trình an toàn thực phẩm toàn cầu GFSI và khẳng định [123]:

"Trong số các tiêu chuẩn khác nhau, GFSI đã chấp nhận các tiêu chuẩn sau: BRC, IFS, HACCP Hà Lan, FSSC 22000 và Global GAP. Các tiêu chuẩn BRC, IFS, HACCP, FSSC 22000 được định hướng cho các khâu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm. Mục đích của các tiêu chuẩn chứng nhận là đảm bảo an toàn thực phẩm. Các tiêu chuẩn phải đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất mà không có bất kỳ hiểm họa nào đối với sức khỏe cộng đồng, phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về an toàn và chất lượng thực phẩm và tất cả các quy định bắt buộc ... Global GAP đặt ra các yêu cầu cao đối với các nhà sản xuất thực phẩm (như nông dân, người làm vườn và ngư dân) trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tính bền vững và chất lượng. Global GAP muốn thúc đẩy an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu khác của người tiêu dùng, chẳng hạn như nông nghiệp và thủy sản bền vững... Queens Products mang lại giá trị lớn về an toàn thực phẩm và nhận ra tầm quan trọng của các hệ thống chất lượng. Trong bất kỳ trường hợp nào, Queens Products mong muốn các hệ thống chứng nhận BRC hoặc IFS từ các đối tác hay nhà cung cấp."

Anova:

Khái nim vđược sn xut bn vng

Theo Anova, một sản phẩm cá được coi là sản xuất bền vững nếu sản phẩm được nuôi, đánh bắt, chế biến theo các tiêu chuẩn được chấp nhận trên toàn cầu như Bộ quy tắc về nghề cá có trách nhiệm của FAO, MSC, GLOBALGAP, Naturland Wildfish và ASC. Các sáng kiến riêng của chúng tôi, bao gồm Anova Trace, Claresse ® và Fishing & Living™ cũng được xem xét [124].

Các sáng kiến bền vững của Anova với cá tra được bắt đầu bằng chương trình Truy xuất Panga tại Việt Nam năm 2005 [125]. Bộ tiêu chuẩn nội bộ được phát triển để hướng dẫn nguyên tắc về tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc và chọn lựa các nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo thực hành tốt ở cấp độ trang trại với các vấn đề về an sinh động vật và môi trường, an toàn thực phẩm và thức ăn. Ngoài ra, các nhà máy chế biến được yêu cầu phải đạt chứng nhận tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm được GFSI công nhận [125]. Việc sử dụng chương trình Truy xuất Panga và chứng nhận GlobalGAP của Anova đã đem lại lợi ích trong việc đạt được chứng nhận ASC.

Seafood Connection [127]:

Seafood Connection cũng là một thành viên sáng lập của tổ chức sáng kiến thương mại bền vững Hà Lan (IDH) - tổ chức tài trợ Nhóm xúc tiến ASC tại Việt Nam. Trong tháng 11/ 2012, Ông Klaas-Jan Mazereeuw của Seafood Connection đã phát biểu như sau tại một sự kiện kỷ niệm những thành tựu của Nhóm xúc tiến ASC tại Việt Nam:

"Ngành công nghiệp cá tra đã phải đối mặt với các chỉ trích kể từ ngày xuất hiện tại châu Âu cách đây 15 năm và đã gặp khó khăn. Doanh thu của các nhà cung cấp của chúng tôi đã giảm tới 40% khi cá tra bị đưa vào “danh sách đỏ” của WWF. Đó là một lời thức tỉnh cho chính phủ Việt Nam. Ngành công nghiệp cá tra bắt đầu với việc tuân thủ Global Gap và hiện giờ có tiêu chuẩn ASC. Đối với các thương nhân như chúng tôi, chứng nhận ASC - được coi là chặt chẽ hơn Global Gap về các vấn đề xã hội và

môi trường, là một yếu tố giúp chứng minh tương lai của ngành và giúp tạo ra một hình ảnh tích cực".

Seafood Connection cũng đưa các nội dung về tính bền vững vào nhãn "Blue Planet" như trong hình VI.14.

Hình VI.14. Nhãn Hành tình xanh - “The Blue Planet” của Seafood Connection

Hình VI.15. Tăng trưởng doanh số của các chương trình chứng nhận ở Hà Lan

Kết luận:

Mức tăng trưởng doanh thu cũng như tiêu thụ cá và thủy sản bình quân đầu người của thị trường Hà Lan được dự báo là sẽ tăng chậm đến năm 2030.

Với các ưu điểm như hương vị nhẹ nhàng, dễ chuẩn bị và chế biến, không xương, đã được lạng da, cá tra phi lê được xem là một lựa chọn hấp dẫn với người tiêu dùng Hà Lan.

Nhận thức về cá tra đạt chứng nhận ASC ở Hà Lan là hiệu quả từ các hoạt động của Tổ chức Sáng Kiến Thương mại Bền vững Hà Lan (IDH), WWF Hà Lan và Hiệp hội các nhà bán lẻ của Hà Lan (CBL).

Các nhà bán lẻ như Albet Heijn và Plus đang sử dụng hệ thống thẻ màu nội bộ.

Các chương trình như “Pure and Honest” (của thương hiệu bán lẻ AH), "Truy xuất Panga" (của Anova) và nhãn "Blue Planet" (của Seafood Connection) đã dựa trên các vấn đề về phát triển bền vững và các trách nhiệm xã hội khác để xây dựng thương hiệu và lòng trung thành

Một phần của tài liệu dự án xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại việt nam (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)