"MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CBQL TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GVCN LỚP'' Nguyễn Thị Vân ( HT trường THCS Thụy Hải- Thái Thụy - Thái Bình) Kính thưa các vị đại biểu khách quý! Kính thưa toàn thể hội nghị! Được sự phân công của Phòng GD&ĐT Thái Thụy, trong buổi hội thảo về công tác chủ nhiệm lớp hôm nay, tôi xin tham luận về vấn đề "Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm''. Trước hết, cho phép tôi được gửi tới toàn thể các đồng chí lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Nội dung bản tham luận của tôi gồm 4 ý: - Nhận thức của bản thân về công tác chủ nhiệm lớp và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường. - Những thuận lợi và khó khăn trong công tác chủ nhiệm của nhà trường. - Một số giải pháp trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN - Kết luận và kiến nghị Kính thưa các đồng chí! Chủ nhiệm lớp là một trong những hoạt động giáo dục chủ yếu trong nhà trường phổ thông, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) là người thay mặt hiệu trưởng, quản lý toàn diện học sinh trong lớp, thực chất là một người làm công tác lãnh đạo và quản lý học sinh. Với tư cách là người quản lý toàn diện lớp chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn, GVCN còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà Thông tư số 28/2009/TT- BGD&ĐT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009 đã quy định. Có thể nói người GVCN lớp là cánh tay nối dài của Hiệu trưởng đến từng học sinh, từng CMHS để cùng với CMHS khuyến khích các em nỗ lực học tập, rèn luyện, kịp thời uốn nắn những việc làm sai trái, những vi phạm đạo đức của học sinh trong lớp mình phụ trách. Có thể so sánh vai trò của GVCN với nhiều hình ảnh khác nhau nhưng cho dù so sánh với hình ảnh nào đi chăng nữa thì GVCN cũng luôn là linh hồn, là trụ cột, là người lãnh đạo, người quản lý một tập thể học sinh. Chất lượng đội ngũ GVCN quyết định kết quả công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Qua thực tế cho thấy, nếu GVCN có nghiệp vụ vững vàng, tận tâm với học sinh, sát sao với các hoạt động của lớp, kịp thời xử lý linh hoạt các tình huống nảy sinh thì chắc chắn nền nếp của lớp sẽ tốt và ngược lại, nếu GVCN chưa tận tâm với lớp hoặc xử lí các tình huống không linh hoạt, không hợp lí thì bản thân các em học sinh sẽ là những người đầu tiên cảm nhận được điều này, dẫn đến khả năng thu hút, thuyết phục học sinh của GVCN sẽ rất thấp và hiệu quả công tác chủ nhiệm của GV sẽ không cao. Vì vậy, trong những năm qua, chúng tôi luôn nhận thức rằng: Đầu tư cho công tác chủ nhiệm là đầu tư cho chất lượng giáo dục toàn diện phát triển bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp. Trong quá trình chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, nhà trường chúng tôi gặp một số thuận lợi và những khó khăn cơ bản như sau: Về thuận lợi: - THCS Thụy Hải là trường có có nhiều năm đạt chất lượng giáo dục toàn diện tốt, nhiều năm đạt danh hiệu TTXS. - Tập thể CBGV đoàn kết, gắn bó, yêu thương giúp đỡ nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống đời thường; có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đa số nhiệt tình, ham học hỏi, có có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. - Chi đoàn thanh niên và Liên đội phát huy tốt chức năng của mình trong việc phối hợp với GVCN giáo dục, duy trì nền nếp hoạt động của học sinh. - Đa số học sinh ngoan, chăm học, thực hiện tốt nội quy trường lớp. - Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể địa phương luôn quan tâm đến các hoạt động của nhà trường, coi trọng việc phối kết hợp giữa “Gia đình - nhà trường - xã hội” . Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gặp không ít những khó khăn như: - Nhận thức về tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp ở một số GV còn hạn chế, vẫn còn quan niệm cho rằng chủ nhiệm lớp chỉ là công tác kiêm nhiệm, không phải là nhiệm vụ chính hoặc cho rằng công tác chủ nhiệm dễ, ai cũng làm được. - GVCN phải làm thêm rất nhiều công việc như: thu tiền học phí, thu các khoản tiền đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện; tiền phục vụ nhu cầu của học sinh trong trường, tiền mua các loại sách vở…cho nên uy tín của người GVCN đôi khi bị hạn chế hoặc bị ảnh hưởng. Vì vậy, nhiều GV ngại, thậm chí không thích làm công tác chủ nhiệm. - Một số giáo viên chủ nhiệm trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên kinh nghiệm quản lý và xử lý tình huống còn hạn chế, đôi khi để xảy ra sự việc đáng tiếc. Ví dụ: Quy trình đánh giá xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh; Quy trình xét kỉ luật học sinh vi phạm kỉ luật; kinh nghiệm xử lí tình huống với học sinh, CMHS (HS đánh nhau, gia đình học sinh kéo đến trường gây rối…). - Đa số GVCN cư trú ở địa phương khác (Thị trấn; Thụy Lương; Thụy Hà…) nên việc nắm bắt hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh cũng như việc kết hợp với CMHS quản lí các em ở địa phương, ở gia đình gặp khó khăn. - Chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với vai trò và nhiệm vụ được giao, giáo viên chủ nhiệm giỏi chưa được quan tâm đúng mức (được trừ 4 tiết dạy/tuần; không có phụ cấp GVCN, không có danh hiệu GVCN giỏi cấp huyện trở lên…). - Thụy Hải là một xã ven biển, xã duy nhất trong huyện không có cây lúa nên đời sống phần đông dân cư không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao hơn các địa phương khác. CMHS đa số thường xuyên vắng nhà, hoặc là đi tàu vận tải, tàu khai thác hải sản, hoặc đi lao động nước ngoài, hoặc buôn bán, chế biến thuỷ hải sản… nên số học sinh hàng ngày sống với ông bà hoặc người thân hoặc tự lập chiếm tỷ lệ khá cao (Ví dụ: cú 22/244 hc sinh cú hon cnh khú khn hoc ộo le m nh trng thng xuyờn phi giỳp , min hoc gim tt c cỏc khon úng gúp, trong ú cú 2 em b cht vỡ nghin ma tuý, m b i tự, 1 em m cụi c cha ln m, 6 em m cụi cha hoc m). Gn õy, tỡnh hỡnh an ninh trt t xó hi a phng khụng n nh, ụi khi ngi ln cũn lụi kộo hc sinh vo cuc. Thy Hi cng cha phi l xó cú truyn thng hiu hc tt c nhng iu ú u l nhng khú khn cho cỏc hot ng ca nh trng núi chung, cho cụng tỏc ch nhim lp núi riờng. Trc thc t ú, cú mt i ng giỏo viờn ch nhim lp sc hon thnh nhim v, lónh o nh trng chỳng tụi ó v ang tin hnh mt s gii phỏp sau: 1. Vic la chn i ng giỏo viờn ch nhim lp: Chỳng tụi thng la chn GVCN theo cỏc tiờu chớ sau: - Phi cú uy tớn vi ng nghip, vi hc sinh v CMHS v chuyờn mụn nghip v, t cỏch o c, tỏc phong sinh hot. - Cú nng lc trong cụng tỏc giỏo dc hc sinh. Có khả năng giáo dục, thuyết phục học sinh, nhiệt tình và thơng yêu học sinh - Tụn trng hc sinh, bit phỏt huy kh nng ca hc sinh, - Cú kh nng t chc cỏc hot ng tp th. 2.Tỡm hiu s thớch, nguyn vng ca GVCN iu chnh k hoch ch o: Chỳng tụi tin hnh tỡm hiu s thớch, nguyn vng ca GVCN trong phiờn hp t GVCN u tiờn trong nm hc thụng qua vic ly ý kin trc tip ca mi GVCN hoc thụng qua phiu iu tra mi ngi c by t nhng nguyn vng, nhng t ca mỡnh vi BGH. Phiu iu tra vi cỏc cõu hi sau: - Thy (cụ) cú thớch lm cụng tỏc ch nhim khụng? Thớch ch nhim lp no? Vỡ sao? - im mnh, im yu trong cụng tỏc ch nhim ca thy (cụ) l gỡ? - Nhngthun li v khú khn ca thy cụ khi lm cụng tỏc ch nhim lp? - Quyn li cho giỏo viờn ch nhim nh hin nay ó phự hp hay cha? Nu cha thỡ nh th no l hp lý? - ngh Ban giỏm hiu, cỏc t chc on th trong trng h tr gỡ thy (cụ) hon thnh nhim v. - Thy cụ hiu nhim v, chc nng ca mỡnh trong vai trũ GVCN nh th no? Sau khi lng nghe cỏc ý kin phỏt biu hoc c k ni dung cỏc phiu iu tra, cn xem xột nghiờn cu, nu giỏo viờn cú nhng khú khn thc s, khụng th khc phc thỡ la chn giỏo viờn khỏc ch nhim thay(VD: con nh yu, gia ỡnh neo ngi). Nu giỏo viờn cú nhng yờu cu khụng phự hp v ch chớnh sỏch, vi tỡnh hỡnh thc tin ca nh trng thỡ gp riờng trao i, gii thớch giỏo viờn ú hiu. Nu cú nhng ngh vi BGH, cỏc t chc on th trong trng giỳp vic no ú thỡ c gng ỏp ng trong kh nng tt nht. Nu giỏo viờn nhn thc cha y v chc nng, nhim v ca mt GVCN theo quy nh thỡ phi giỳp giỏo viờn ú hiu. Việc làm này giúp cho đội ngũ GVCN ai cũng vui vẻ, thoải mái, tự nguyện khi nhận công việc. 3. Công tác tổ chức với đội ngũ GVCN - Hiệu trưởng trực tiếp ra Quyết định thành lập Tổ chủ nhiệm, trong đó hiệu trưởng làm tổ trưởng. - Tổ chủ nhiệm sinh hoạt hai tháng 1 lần dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng để kịp thời rút kinh nghiệm, giải quyết các khó khăn, vướng mắc không để xảy ra " sự cố" đáng tiếc trong công tác tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh. - Hàng kì giáo viên chủ nhiệm được bình bầu danh hiệu 'GVCN giỏi'' và "GVCN giỏi tiêu biểu'', được đề nghị nhà trường khen thưởng. 4. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, phương pháp chủ nhiệm lớp (lồng ghép trong các kì sinh hoạt tổ chủ nhiệm): * Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm: Giúp GVCN hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ của mình đã được quy định rõ trong ''Điều 4 - Chương II - Thông tư số 28/2009/TT- BGD&ĐT ban hành ngày 21 tháng 10 năm 2009 đã quy định, đồng thời cũng được quy định rõ trong "Quy chế hoạt động của nhà trường''. In và phát tài liệu này đến tận tay từng GVCN đồng thời phổ biến công khai chức năng nhiệm vụ của GVCN trong Hội đồng giáo dục để mọi người cùng hiểu. * Bồi dưỡng một số kỹ năng trong công tác chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm làm nhiệm vụ của một nhà quản lý giáo dục. Vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho giáo viên chủ nhiệm lớp là điều cần thiết và quan trọng, nhất là đối với những giáo viên mới đảm nhận nhiệm vụ, chưa có kinh nghiệm làm việc. Ta có thể tổ chức các chuyên đề để hướng dẫn họ một số kĩ năng như: - Phương pháp xây dựng các kế hoạch: Kế hoạch chủ nhiệm (năm học, tháng, tuần); Kế hoạch giáo dục học sinh chậm tiến… - Phương pháp tổ chức một tiết sinh hoạt lớp - Phương pháp tổ chức một buổi họp CMHS - Qui trình xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh. - Qui trình thực hiện biện pháp kỉ luật đối với học sinh vi phạm kỉ luật - Ứng xử trong giao tiếp (với học sinh, với cha mẹ học sinh, với lãnh đạo nhà trường, với giáo viên bộ môn, với các tổ chức đoàn thể, với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường) - Kinh nghiệm xử lí các tình huống với học sinh, CMHS… - Kinh nghiệm giáo dục học sinh chậm tiến 5. Công tác chỉ đạo, quản lí đội ngũ GVCN: - Đầu năm học, nhà trường tổ chức hội nghị công tác chủ nhiệm để quy định hồ sơ chủ nhiệm, thống nhất tiêu chí thi đua, tiêu chí đánh giá GVCN giỏi, lớp tiên tiến, lớp tiên tiến dẫn đầu… - Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đội ngũ GVCN: + Ngay từ đầu năm học, nhà trường tổ chức cho HS học tập Nội quy học sinh, Nội quy sử dụng điện nước; Nội quy gửi xe đạp, Nội quy phòng học bộ môn; 10 điều giao tiếp có văn hoá của học sinh, Quy chế xếp loại hạnh kiểm, học lực học sinh; Tổ chức kí biên bản bàn giao CSVC phòng học cho từng lớp giữa BGH; nhân viên bảo vệ, trưởng ban thanh tra; GVCN, học sinh cả lớp… Những việc làm này là cách để nhà trường tạo hành lang pháp lí giúp GVCN dễ làm việc. + Tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ lớp, đội tự quản; đội phát thanh tuyên truyền măng non, phương pháp viết tin bài tuyên truyền măng non… + Có quy định cụ thể về trách nhiệm phối kết hợp giữa GVCN với các GV bộ môn, BGH, liên đội, chi đoàn, CMHS… trong việc quản lí, giáo dục học sinh. + Trường hợp có GVCN gặp khó khăn (thường xuyên hoặc đột xuất), nhà trường phân công thêm khác làm công tác hỗ trợ (phó chủ nhiệm). - Tăng cường kiểm tra công tác chủ nhiệm để thúc đẩy nâng cao chất lượng chủ nhiệm: Kiểm tra hồ sơ chủ nhiệm, dự tiết sinh hoạt lớp, dự họp CMHS. Lắng nghe ý kiến phản hồi từ phía học sinh, CMHS về GVCN, sàng lọc thông tin để có biện pháp giải quyết hợp lí, thoả đáng. - Kết quả công tác chủ nhiệm lớp là một trong những tiêu chí để tổ chuyên môn và nhà trường đánh giá thi đua CBGV học kì và cả năm học hoặc để chi bộ đánh giá xếp loại đảng viên (nếu GVCN là đảng viên). - Thực hiện công bằng, công khai trong đánh giá, bình xét thi đua đội ngũ GVCN. Khéo léo, tế nhị trong phê bình kiểm điểm GVCN chưa hoàn thành nhiệm vụ. Có phần thưởng khuyến khích GVCN giỏi. Chế độ khen thưởng danh hiệu GVCN giỏi được quy định cụ thể trong "Quy chế chi tiêu nội bộ'' của trường (HK1 là 100 000đ; cả năm là 200 000đ). Trong trường hợp trường dư giáo viên, bình quân giờ dạy của GV toàn trường thấp, chúng tôi tăng số giờ cho công tác chủ nhiệm so với quy định chung…; tuyệt đôi không phê bình GVCN trước mặt học sinh hoặc CMHS… Tóm lại, Chất lượng công tác giáo viên chủ nhiệm lớp phụ thuộc phần lớn vào việc lựa chọn đội ngũ và bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm của mỗi trường. Để đội ngũ GVCN thực sự có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao, theo tôi, họ cần được đào tạo lại, đào tạo tại chỗ thông qua việc tổ chức các chuyên đề, hoặc tổ chức hội thảo như hôm nay, chúng tôi mong muốn có sự thống nhất cao trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trên cơ sở đó có những đổi mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ phù hợp hơn nữa. Sự đổi mới đó không chỉ dừng lại ở việc tổ chức các hội nghị hội thảo mà còn bằng nhiều các hình thức khác nhau như: - Tổ chức tập huấn công tác chủ nhiệm - Tổ chức các Hội thi GVCN giỏi các cấp - Thi xử lí tình huống chủ nhiệm - Thi viết sáng kiến, kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm - Tổ chức cho GVCN giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị xuất sắc trong hoặc ngoài huyện, ngoài tỉnh - Bình xét danh hiệu GVCN giỏi cấp cao hơn cấp trường Họ phải được khuyến khích, động viên nhiều hơn nữa để họ không sợ khó, không sợ khổ, biết tôn trọng và yêu thương học trò, biết tôn trọng lãnh đạo và đồng nghiệp, biết tuân thủ kỉ luật, biết vai trò, quyền hạn của mình trong công việc để họ hiểu rằng họ luôn là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Kính thưa hội nghị! Trên đây là những ý kiến tham luận của tôi về ''Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp''. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí đã chú ý lắng nghe. Chúc buổi hội thảo thành công tốt đẹp. Thụy Hải, ngày 26 tháng 4 năm 2012 . "MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA CBQL TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GVCN LỚP'' Nguyễn Thị Vân ( HT trường THCS Thụy Hải- Thái Thụy - Thái Bình) Kính. nhiệm vụ được giao, theo tôi, họ cần được đào tạo lại, đào tạo tại chỗ thông qua việc tổ chức các chuyên đề, hoặc tổ chức hội thảo như hôm nay, chúng tôi mong muốn có sự thống nhất cao trong nhận. sinh, - Cú kh nng t chc cỏc hot ng tp th. 2.Tỡm hiu s thớch, nguyn vng ca GVCN iu chnh k hoch ch o: Chỳng tụi tin hnh tỡm hiu s thớch, nguyn vng ca GVCN trong phiờn hp t GVCN u tiờn trong nm hc