Thực trạng và giải pháp cho vay tiêu dùng tại Agribank- chi nhánh quận 5- Tp. Hồ chí minh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay đất nước đang trên con đường đổi mới, nền kinh tế đang dần hòanhập vào kinh tế chung của thế giới Do đó nền kinh tế nước ta sẽ gặp những khókhăn nhất định, để có phát triển ổn định và bền vững, chúng ta cần phải có những
cơ chế họat động kinh tế mới phù hợp với cơ chế thị trường hiện tại và cần có một
hệ thống lĩnh vực kinh tế đóng vai trò như hệ thần kinh thúc đẩy sự phát triển nềnkinh tế, và một trong những dây thần kinh quan trọng điều phối phần lớn tài chínhtrong kinh tế đó là lĩnh vực tiền tệ Ngân hàng
Đối với toàn bộ hệ thống NHNN Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chinhánh Quận 5 nói riêng thì vấn đề tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đềrất được quan tâm Nguồn vốn đáp ứng được nhu cầu Công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước là vấn đề quan trọng và cần thiết trong hiện tại và tương lai Mà trong
đó họat động cho vay đối với khách hàng là cá nhân cũng sẽ tạo điều kiện cho pháttriển kinh tế
Do thấy được tầm quan trọng của tín dụng đối với khách hàng là cá nhân đốivới họat động của Ngân hàng nên NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5 trong nhữngnăm gần đây luôn chú trọng đến công tác cho vay, tiêu dùng, góp phần làm cho hệthống Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn
Qua thời gian học tập tại trường và được tiếp cận với thực tiễn các hoạt độngtại NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5 em thấy rằng việc tìm hiểu về hoạt động tíndụng đối với khách hàng là cá nhân lầ cần thiết
Vì vậy nên em chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VAY TIÊU DÙNG TẠO AGRIBANK – CHI NHÁNH QUẬN 5 – TP.HCM”.
Trang 2Chương 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG1.1 Khái niệm và chức năng của tín dụng
Ngoài ra, tín dụng còn được định nghĩa là một quan hệ giao dịch giữa haichủ thể trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trogmột khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàntrả đúng thời gian thỏa thuận
Trong thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất kỳdạng nào tín dụng cũng được thể hiện trên các nội dung sau:Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một giá trị nhất định.Giá trị này có thể
ở hình thái tiền tệ hoặc hiện vật như: vật tư, hàg hóa, máy móc thiết bị…
Người đi vay chỉ được sử dụng tài sản tạm thời trong thời gia hất định.Saukhi hết thời gian thỏa thuận thì người đi vay hoàn trả cho người cho vay
Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc vay, hay nói cách khác người đi vayphải hoàn trả thêm một phần lợi tức
1.1.2 Các chức năng của tín dụng:
Bao gồm 5 chức năng cơ bản cơ bản:
Trang 3Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở có hoàn trả
Đây là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng Sự
có mặt của tín dụng được xem là một chiếc cầu nối giữa các nguồn cung- cầu vềtiền tệ Với chức năng này, tín dụng đã trực tiếp tham gia điều tiết các nguồn vốntạm thời thừa từ các cá nhân, tổ chức kinh tế để bổ sung kip thời cho những doanhnghiệp , các cá nhân đang có nhu cầu vốn nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanhhoặc tiêu dùng…(hiện nay vốn tín dụng là vốn đầu tư quan trọng trong vốn cố địnhcủa các doanh nghiệp)
- Ở khâu tập trung, tín dụng là nơi tập trung những nguồn vốn tạm thời trong
xã hội (dưới các hình thức huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu…)
- Ở khâu phân phối vốn tiền tệ, tín dụng là nơi đáp ứng nhu cầu vốn chodoanh nghiệp, cá nhân và cho cả ngân sách (dưới các hình thức cho vay, bảo lãnh,đầu tư) Phân phồi vốn trong hệ thống tín dụng là dựa trên cơ sở hoàn trả lại, phục
vụ chủ yếu cho nhu cầu sản xuất – lưu thông hàng hóa và dịch vụ, qua đó góp phầngia tăng đáng kể vào nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế
Thực hiện chức năng này, tín dụng đã góp phần tiết kiệm tiền mặt và chi phílưu thông xã hội:
- Nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động kịp thời và đưa vào chuchuyển làm giảm lượng tiền dư thừa , tăng nhịp độ vòng quay của tiền tệ nhằm ổnđịnh lưu thông tiền tệ
- Quá trình tập trung vốn, ngoài hình thức vay mượn trực tiếp bằng tiền,cácchủ thể có nhu cầu về vốn có thể phát hành các chứng từ có giá như thương phiếu,
kỳ phiếu, trái thiếu… đồng thời hoạt động tín dụng ngày nay càng mở rộng và pháttriển đa dạng đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt thông quacác hình thức thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, thanh toán bù trừ… điều này giúplàm giảm chi phí lưu thông khác như in ấn, bảo quản, vận chuyển thường…
Chức năng này là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của tín dụng
Thảo mãn thanh toán và tạo tiền:
Trang 4Tín dụng luôn được cấp ra nhằm giúp người vay tiền chi trả các khoản mua,bán, trả các món nợ…ngoài ra, tín dụng còn tạo thêm phương tiện thanh toánchonền kinh tế hay nói khác đi, tín dụng tạo thêm tiền cho nền kinh tế.
Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì hoạt động liên tục đòi hỏivốn của tổ chức sản xuất kinh doanh đồng thời tồn tại ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sảnxuất và lưu thông Do đó tình trạng thừa và thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra Tín dụng
đã góp phần điều tiết các nguồn vốn tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanhkhông bị gián đoạn
Mặt khác, nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh luôn là mối quantâm hàng đầu được đặt ra, doanh nghiệp không chỉ trông chờ vào vốn tự có mà phảibiết tận dụng các nguồn vốn khác trong xã hội Từ đó, tín dụng, nơi tập trung vốnnhàn rỗi, sẽ đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp đầu tư phát triển
Như vậy, tín dụng vừa giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời giantích lũy vốn cho nền kinh tế
Tín dụng góp phần thúc đẩy ổn định tiền tệ và ổn định giá cả:
Tín dụng luôn được cấp ra có một mục đích rõ ràng và nó luôn được luân trảtheo cam kết Do dó mà số lượng tiền được thêm vào lưu thông được cân đối với sốlượng hàng hóa, dịch vụ do nền kinh tế sản xuất ra tạo nên sự cân đối tiền – hàng,tạo ra sự ổn định sức mua của tiền tệ
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo ra công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội:
Tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hàng hóa và dịch vụ giúpcác doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất sẽ thuê mướn nhân công phục vụsản xuất tạo công ăn việc làm cho nhiều người
Ngân hàng còn là nơi cung cấp tín dụng dân cư, cung cấp những nhu cầu tíndụng hợp lý của cá nhân như phát triển kinh tế gia đình, mua sắm tư liệu sản xuất,sinh hoạt giúp những người làm ăn lương thiện có điều kiện tạo lập việc làm ổn
Trang 5định cho bản thân và gia đình Một xã hội phát triển ổn định là điều kiện quan trọng
để ổn định trật tự xã hội
Trên phương diện quốc tế, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng vàphát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế làm chocác nước có mối quan hệ thân thiết và cùng giúp đỡ nhau phát triển
1.2 Các hình thức tín dụng phổ biến hiện nay
1.2.1 Căn cứ vào thời hạn vay
Cho vay ngắn hạn: Loại vay này có thời hạn dưới 12 tháng, được sử dụng để
bù đắp vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cánhân.Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất
Cho vay trung hạn: Có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, chủ yếu được sử dụng
để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mởrộng cơ sở sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án nhanh thu hồi vốn
Cho vay dài hạn: Loại hình cho vay này có thời hạn trên 5 năm, chủ yếuđược sử dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở, đầu tư phương tiệnvận tải có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới
1.2.2 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng
Cho vay có tài sản đảm bảo: Loại vay này đòi hỏi phải có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba.Đối với khách hàng không có uy tín caođối với ngân hàng, khi vay vốn cần có sự đảm bảo.Sự đảm bảo này là căn cứ đểngân hàng có thể thu hồi nợ gốc và lãi phát sinh.Tài sản đảm bảo có thể là tài sản đã
có chủ quyền hợp pháp trước khi có các giao dịch tín dụng hoặc có thể hình thành
từ vốn vay
Cho vay không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): là loại vay không cần tàisản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựavào uy tín của khách hàng.Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinhdoanh, có khả năng tài chính lành mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thểcấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổsung
Trang 61.2.3 Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng
Cho vay bằng tiền: là loại hình cho vay mà hình thái giá trị của tín dụngđược cấp bằng tiền.Đây là loại hình cho vay chủ yếu của các ngân hàng thương mại
và được thực hiện bằng các kỹ thuật khác nhau như: tín dụng ứng trước, tín dungthời vụ, tín dụng trả góp…
Cho vay bằng tài sản: Đối với ngân hàng, cho vay bằng tài sản được áp dụngphổ biến là tài trợ thuê mua.Theo phương thức cho vay này, ngân hàng hoặc công tythuê mua (công ty con của ngân hàng) sẽ cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vayhay được gọi là người đi thuê, theo định kỳ người đi thuê sẽ hoàn trả nợ vay baogồm cả vốn gốc và lãi
1.2.4 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Cho vay trả góp: là loại cho vay mà trong đó nợ gốc và lãi được hoàn trảnhiều lần trong thời hạn vay gọi là kỳ hạn nợ được xác định trước trong hợp đồngtín dụng Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản nhà ở, chovay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ có thu nhập thườngxuyên, thông thường có các phương pháp trả góp sau:
Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo dư nợ giảm dần
Phương pháp trả vốn gốc bằng nhau và lãi trả theo mức hoàn trả của vốnPhương pháp trả vốn gốc và lãi bằng nhau trong tất cả các ký
Cho vay phi trả góp: là loại cho vay trong đó vốn gốc và lãi vay được hoàntrả một lần khi đến hạn
1.2.5 Căn cứ theo đối tượng tham gia quy trình cho vay
Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồngthời người đi vay trực tiếp trả nợ cho ngân hàng
Cho vay gian tiếp: là việc cho vay được thực hiện thông qua việc mua báncác khế ước hoặc các chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán.Cáchình thức cho vay gian tiếp phổ biến ở các ngân hàng hiện nay như: chiết khấuthương mại, mua các phiếu bán hàng, mua các khoản nợ doanh nghiệp, tín dụng
Trang 7chứng từ, bảo lãnh ngân hàng.Ngân hàng có thể chuyển một vài khâu của hoạt độngcho vay này sang các tổ chức trung gian như: thu nợ, phát tiền vay…
1.2.6 Căn cứ vào phương pháp cho vay
Cho vay từng lần: là hình thức cho vay đối với khách hàng không có nhu cầuvay thường xuyên, không có đủ điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi.Một sốkhách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ hay mởrộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vàomột số giai đoạn nhất định của chu kì sản xuất kinh doanh
Cho vay theo hạn mức: đây là nghiệp vụ tín dụng mà ngân hàng thỏa thuậncấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng.Hạn mức tín dụng được cấp dựa trên kếhoạch sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng Trong
kỳ khách hàng có thể vay trả nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mứctín dụng.Một số trường hợp ngân hàng quy định hạn mức cuối kì, nghĩa là dư nợtrong kỳ có thể lớn hơn hạn mức tín dụng, tuy nhiên đến cuối kỳ khách hàg phải trả
nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳ không vượt quá hạn mức
Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng cho phép người vaychi trội hơn số dư tiền gửi thanh toán đến một giới hạn nhất định và trong mộtkhoảng thời gian xác định.Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi
1.2.7 Căn cứ vào mối quan hệ của các chủ thể
Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được biểuhiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ củatín dụng thương mại là giấy nhận nợ.Đây là một dạng đặc biệt của khế ước dân sựxác định quyền của người bán và nghĩa vụ thanh toán nợ của người mua khi món nợđáo hạn
Tín dụng nhà nước: là tín dụng do Nhà Nước vay của dân dưới hình thứccông trái, tín phiếu kho bạc…để bù đắp thiếu hụt ngân sách hay lập quỹ để pháttriển cơ sở hạ tầng kinh tế.Đây có thể là công cụ chống suy thoái, thất nghiệp nếuđược dùng đúng mục đích
Trang 8Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ chức tíndụng khác với doanh nghiệp và cá nhân.Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò
là một tổ chức trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và cánhân, ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay.Một mặt, ngân hàngnhận tinề gửi của các doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu để huy động vốn trong xã hội; mặt khác, ngân hàng cung cấp tín dụng chocác doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu vay vốn
Quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vaycao; rủi ro của món vay luôn cao hơn các loại cho vay khác và nguồn trả nợ chủ yếucủa người vay có thể biến động lớn vì vậy lãi suất cho vay tiêu dùng thường caohơn mức lãi suất của các loại cho vay khác trong lĩnh vực thương mại và côngnghiệp
Khi nền kinh tế thịnh vượng, nhu cầu của người dân được nâng cao thì nhucầu vay tiêu dùng cũng được tăng lên Vào các dịp lễ tết, nhu cầu mua sắm tiêudùng của người dân cũng rất lớn dẫn đến số lượng các khoản vay tiêu dùng cũngtăng lên
Nhu cầu vay của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, mức thu nhập vàtrình độ học vấn của khách hàng
Khách hàng vay tiêu dùng thường là cá nhân nên việc xác minh tài chínhthường rất khó.Nên việc chứng minh tài chính khách hàng thường dựa vào tiềnlương và sự suy đoán chứ không có bằng chứng rõ ràng
Trang 9Tư cách của khách hàng là yếu tố khó xác định, song nó rất quan trọng trongviệc quyết định cho vay cũng như khả năng hoàn trả các khoản vay.
1.3.2 Đối tượng của tín dụng tiêu dùng
Là các cá nhân và hộ gia đình có nhu cầu vay vốn nhằm để giải quyết các hucầu chi tiêu trong đời sống mà thu nhập hiện tại của họ chưa thể đáp ứng
Những cá nhân có thu nhập thấp, nhu cầu vay vốn thường không cao, chủyếu để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng cấp thiết trong đời sống Mà tín dụng tiêudùng lại phụ thuộc vào mức thu nhập nên những người có thu nhập thấp bị hạn chếtrong các khoản vay tiêu dùng
Những cá nhân có thu nhập trung bình, mức sống tương đối ổn định, nhu cầuvay vốn của họ thường để giải trí hoặc mua sắm những vật dụng có giá trị lớn màhiện tại họ thiếu tiền để chi trả hoặc không muốn dùng đến hững khoản dư phòng
Đối với những người có thu nhập cao, nhu cầu vay tiêu dùng lại rất lớn nhất
là khi vốn của họ đã dùng vào việc đầu tư dài hạn
1.3.3 Phân loại tín dụng tiêu dùng
1.3.3.1 Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
Cho vay tiêu dùng trả góp:
Là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó việc trả nợ vay được thực hiệnnhiều lần theo những kỳ hạn nhất định
Ngân hàng thường chỉ muốn tài trợ cho những khoản vay mua sắm các đồdùng có giá trị lớn và tính sử dụng lâu bền.Thông thường ngân hàng yêu cầu người
đi vay phải thanh toán trước một phần giá trị tài sản mua sắm, số còn lại ngân hàng
sẽ cho vay Điều này một phần giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo chongười đi vay có trách nhiệm hơn với tài sản của mình định mua
Cho vay tiêu dùng phi trả góp:
Theo phương thức này, thì khách hàng phải thanh toán nợ vay một lần khiđến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn
Cho vay tiêu dùng tuần hoàn:
Trang 10Áp dụng với đối tượng vay tiêu dùng mà đối tượng vay là đối tượng tổnghợp ( là đối tượng mà người vay không thể kê khai trong đơn xin vay được )
Ngân hàng kí với khách hàng một hợp đồng tín dụng, trong đó ngân hàngcho phép khách hàng được chi vượt một mức nào đó so với dư có trên tài khoản tiềngửi của cá nhân đó, với một thời hạn nào đó.Người vay được quyền dùng dư nợ nàyvào bất cứ mục đích nào Việc rút tiền vay được thực hiện bằng nhiều cách như: rúttiền mặt, chuyển khoản…nhưng phổ biến là việc rút bằng thẻ tín dụng
1.3.3.2 Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
Tín dụng tiêu dùng gián tiếp:
Là các hoạt động thông qua việc mua lại các khoản phát sinh do công ty bánhàng bán trả chậm cho khách hàng.Trong trường hợp này, công ty bán hàng sẽ kýkết hợp đồng mua bán nợ với ngân hàng; sau đó, công ty bán hàng và người tiêudùng sẽ ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa (thông thường người tiêu dùngphải trả trước một phần gía trị hóa đơn) Công ty bán hàng sẽ giao hàng hóa chokhách hàng và bán bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho ngân hàng; ngân hàng dựatrên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.Cuối cùng người tiêu dùng
sẽ thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.Nếu khách hàng không có khả năng trả nợ,tùy vào hợp đồng ký kết giữa ngân hàng và công ty bán hàng mà ngân hàng cóquyền truy đòi hoặc không truy đòi công ty bán hàng
Tiêu dùng gián tiếp có một số ưu điểm sau:
Ngân hàng dễ dàng tăng doanh số cho vay tiêu dùng
Giảm được chi phí trong cho vay
Trang 11Thấu chi: cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản của mình vượt quá số dư
tự có tới một mức nào đó đã được hai bên thỏa thuận
Trả góp: khách hàng vay và trả dần số tiền vay (vốn + lãi) theo định kỳ Thẻ tín dụng: ngân hàng phát hành thẻ cho người đủ điều kiện với việc ấnđịnh hạn mức tín dụng để khách hàng thực hiện việc thanh toán cho các nhu cầu chitiêu của mình
Tiêu dùng trực tiếp có những ưu điểm sau:
Linh hoạt hơn cho vay tiêu dùng gián tiếp vì ngân hàng tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng nên hiểu rõ khách hàng
Có những thỏa thuận làm thỏa mãn quyền lợi của cả ngân hàng lẫn kháchhàng
Sự cho vay được quyết định bởi nhân viên tín dụng của ngân hàng chứkhông phải là những nhân viên của công ty bán lẻ như trong cho vay tiêu dùng giántiếp
1.3.4 Ý nghĩa của tín dụng tiêu dùng
Đối với người tiêu dùng
Tín dụng tiêu dùng góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết trong cuộcsống hàng ngày của người vay, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp và trungbình
Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người tiêu dùng có thể nâng cao đượcmức sống giúp họ tiếp cận nhanh chóng với các sản phẩm có trình độ khoa học kỹthuật cao
Đối với ngân hàng
Tín dụng tiêu dùng góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của ngân hàng,
mở rộng quan hệ với khách hàng, và có nhiều cơ hội để bán thêm các sản phẩmkhác…giúp tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng với các tổ chức tín dụngkhác
Trang 12Các khoản vay tiêu dùng hầu hết là ngắn và trung hạn, phương thức thanhtoán là trả góp, khoản vay tương đối nhỏ phân tán trên số lượng lớn khách hàng nênngân hàng tránh được rủi ro, thu hồi vốn thường xuyên, nâng cao khả năng thanhkhoản.
Đối với nền kinh tế
Tín dụng tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch
vụ trong nước, có tác dụng rất tốt trong việc kích cầu Nhờ cho vay tiêu dùng, cácdoanh nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế
1.3.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới tín dụng tiêu dùng
Các nhân tố thuộc về ngân hàng:
Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới cho vay tiêudùng.Ngoài ra, số vốn tự có và hệ thống mạng lưới chi nhánh của ngân hàng cũng
có ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng
Chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay; quy định về lãisuất và phí tín dụng, thời hạn tín dụng, kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giảingân và thanh toán đều là những vấn đề được quan tâm trước tiên của người tiêudùng khi có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng
Trình độ và thái độ của cán bộ tín dụng cũng quyết định đến sự thành côngcủa tín dụng tiêu dùng Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần có những chiến lượcmarketing phù hợp như: tăng cường các hoạt động quảng cáo thông tin trên báo,đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của ngân hàng…
Các nhân tố ngoài ngân hàng:
Đặc điểm thị trường nơi ngân hàng hoạt động: nếu là thành thị hoặc nơi tậptrung đông dân cư, có mức thu nhập khá thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ lớn hơn so vớivùng nông thôn
Thói quen, phong tục tập quán và tâm lý: người Việt Nam có thói quen tiếtkiệm rồi tích lũy đủ tiền mới mua sắm, tiêu dùng mà họ không nghĩ tới việc đi vay
Trang 13nợ để mua sắm cộng với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng bởi các thủ tục hànhchính rườm rà.
Môi trường kinh tế chính trị: khi nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quânđầu người cao với chế độ chính trị ổn định thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ pháttriển mạnh, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra
Trang 14Chưong 2 THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH QUẬN 5 – TP.HCM
2.1 Giới thiệu chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 12/1986, Việt Nam tiến hành công cuộc dổi mới,chuyển từ cơ chếquản lý tập trung bao cấp sang cơ chế nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.Theo
đó, các thành phần kinh tế ,trong đó có kinh tế cá thể, hộ sản xuất, tiểu thủ, tư bản
tư nhân…đều được khuyến khích phát triển.Từ 1988, trên cả nước hộ nông dânđược xác định là đơn vị kinh tế tự chủ, sử dụng ruộng đất lâu dài với 5 quyền:chuyển đổi, chuyển nhượn, cho thuê, thừa kế và thế chấp Hệ thống ngân hàng cũngđược đổi mới, chuyển từ 1 cấp sang 2 cấp, ngân hàng Nhà Nước giữ vai trò ngânhàng Trung Ương quản lý vĩ mô, các ngân hàng thương mại được hình thành vàtách ra khỏi các “Cục hoặc Vụ chức năng trực thuộc ngân hàng Nhà Nước” để trựctiếp kinh doanh tiền tệ,tín dụng.Ngân hàng phát triển Nông Nghiệp Việt Nam (tiềnthân của Agribank ngày nay) ra đời trong bố cảnh đó
Ngân hàng phát triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định
số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) về việcthành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát Triển NôngNghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,nông thôn
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ Tướng ChínhPhủ) ký QĐ số 400/CT thành lập ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam thay thế ngânhàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam.Ngân hàng Nông nghiệp là ngân hàngthương mại đa năng,hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn,là mộtpháp nhân, hạch toán độc lập,tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mìnhtrước pháp luật
Trang 15Ngày 01/03/1991 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
18/NH-QĐ thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông Nghiệp tại Thành phố Hồ ChíMinh và sau đó, ngày 24/6/1994 Thống đốc có văn bản số 439/CV-TCCB chấpthuận cho Ngân hàng Nông Nghiệp được thành lập văn phòng miền Trung tạiThành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Dịnh
Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số
603/NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp các tỉnh thànhphố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại
Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giaodịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh,thành phố Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh
Ngày 07/03/1994 theo Quyết định số 90/TTg của Thủ tướng Chính phủ ,Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nướcvới cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việcbao gồm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạchtoán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý
và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc
Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàngNhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng NôngNghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam
cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trựctiếp kinh doanh Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng NôngNghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này
Để phù hợp với tên gọi cũng như đa dạng hoá hình thức phục vụ khách hàng,ngày 15/11/1996, được Thủ Tướng Chính Phủ uỷ quyền, Thống đốc ngân hàng NhàNước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ – NHNN đổi tên ngân hàng NôngNghiệp Việt Nam thành ngân hàng Nông Nghiệp va Phát Triển Nông Thôn ViệtNam
Trang 16Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là doanh nghiệp nhànước dạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trựctiếp của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.Với tên gọi mới,ngoài chức năng của mộtngân hàng thương mại,ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Namđược xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thôngqua vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông,lâm nghiệp, thuỷ hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá– hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam gọi tắt là ngânhàng Nông Nghiệp, viết tắt là NHNo&PTNT hay còn gọi là Agribank
Tên giao dịch Quốc tế:VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE ANDRURAL DEVELOPMENT, viết tắt là VBARD
Tháng 2 năm 1999 Chủ tích Quản trị ban hành Quyết định số 234/HĐQT-08
về quy định quản lý điều hành hoạt động kinh doanh ngoại hối trong hệ thống Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Tập trung thanh toán quốc tế
về Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam ( Sởgiao dịch được thành lập thay thế Sở giao dịch kinh doanh hối đoái, Sở giao dịch làđấu mối vốn cả nội và ngoại tệ của toàn hệ thống) Sở Giao dịch II không làm đầumối thanh toán quốc tế Tài khoản NOSTRO tập trung về Sở giao dịch Tất cả cácchi nhánh đều nối mạng SWIFT trực tiếp với Sở giao dịch Các chi nhánh tỉnh thành
Trang 17phố đều được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.Năm 2000 cùng vớiviệc mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, NHNo&PTNT tích cực mởrộng quan hệ quốc tế và kinh doanh đối ngoại, nhận được sự tài trợ của các tố chứctài chính tín dụng quốc tế như WB, ADB, IFAD… đổi mới công nghệ, đào tạo nhânviên., Tiếp nhận và triển khai có hiệu quả 50 dự án nước ngoài với tổng số vốn trên
1300 triệu USD chủ yếu đầu tưu vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Ngoài hệ thống thanh toán quốc tế qua mang SWIFT, NHNo&PTNT đã thiết lậpđược hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử, máy rút tiền tự động ATM trong toàn
hệ thống
Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo&PTNT Việt Nam triển khai thực hiện đề
án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính,chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đôi mới sắp xếp lại
bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán,
bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lýhiện đại
Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trường trong nước, năm 2002,NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế Đến cuốinăm 2002 là thành viên của Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á TháiBình Dương (APRACA), Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệphội ngân hàng Châu Á (ABA), trong đó Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam làthành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA
Năm 2003 NHNo&PTNT Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề ánTái cơ cấu nhằm đưa hoạt động của NHNo&PTNT VN phát triển với quy mô lớn,
chất lượng hiệu quả cao.Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi
mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn,Chủ tịch nước CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Trang 18Tính đến năm 2004, sau 4 năm triển khai thực hiện Đề án tái cơ câu giaiđoạn 2001-2010, Ngân hàng Nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Tình hình tài chính đã được lành mạnh hơn qua việc cơ cấu lại nợ và tăng vốn điều
lệ, xử lý trên 90% nợ tồn động Mô hình tổ chức từng bước được hoàn thiện nhằmtăng cường năng lực quản trị điều hành Bộ máy lãnh đạo từ trung ương đến chinhánh được củng cố, hoàn thiện, quyền tự chủ trong kinh doanh được mở rộng hơn
Đến cuối năm 2005, vốn tự có của NHNo&PTNT Việt Nam đạt 7.702tỷVND, tổng tài sản có trên 190 ngàn tỷ , hơn 2000 chi nhánh trên toàn quốc và29.492 cán bộ nhân viên (chiếm 40% tổng số cán bộ công nhân viên toàn hệ thốngngân hàng Việt Nam), ứng dụng công nghệ hiện đại, cung cấp những sản phẩm,dịch vụ ngân hàng hoàn hảo…
Từ năm 2006 bằng những giải pháp mang tính đột phá và cách làm mớiNHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) thực sự khởi sắc Đến cuối năm 2007, tổng tàisản đạt 325.802 tỷ đồng tương đương với 20 tỷ USD gấp gần 220 lần so với ngàyđầu thành lập Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 242.102 tỷ đồng trong đó chovay nông nghiệp nông thôn chiếm trên 70% với trên 10 triệu hộ gia đình, cho vaydoanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 36% với gần 3 vạn doanh nghiệp dư nợ Tổngnguồn vốn 295.048 tỷ đồng và gần như hoàn toàn là vốn huy động
Vị thế dẫn đầu của NHNo&PTNT Việt Nam luôn được khẳng định trênnhiều phương diện.Ngoài hệ thống chi nhánh hùng mạnh, NHNo&PTNT còn có haingân hàng chuyên doanh là ngân hàng Phát Triển Nông Thôn Đồng Bằng Sông CửuLong và ngân hàng Lương Thực TP.HCM.Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam còn
đã đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo trên cơ
sở kết hợp những kết quả tốt đẹp của quỹ cho vay ưu đãi người nghèo – tiền thâncủa Ngân hàng chính sách xã hội.Đây là niềm tự hào to lớn của Agribank trong sựnghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo
NHNo&PTNT là ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng côngnghệ mới phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mang lướidịch vụ ngân hàng tiên tiến; là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 dự án hiệnđại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do ngân hàng thế giới
Trang 19tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 của dự án này.Hiện Agribank đã vitính hoá hoạt động kinh doanh từ trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toànquốc và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm: dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch
vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT.Đến nay NHNo&PTNT Việt Nam hoàntoàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến,tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước
NHNo&PTNT là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lýlớn nhất Việt Nam với trên 979 ngân hàng đại lý tại 113 quốc gia và vung lãnh thổtính đến 2/2007 Bên cạnh đó Agribank đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị Quốc tếlớn như hội nghi FAO năm 1991, hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, hộinghị tín dụng nông nghiệp Quốc tế CICA năm 2001, hội nghị APRACA về thuỷ sảnnăm 2002
Ngoài ra NHNo&PTNT là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếpcận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB,ADB,AFD.Cuối 2/2007 các dự án nước ngoài đã tiếp nhận và triển khai lên tới 103 dự ánvới tổng số vốn trên 3,6 tỷ USD; số vốn qua Agribank là 2.7 tỷ USD, đã giải ngânđược 1,5 tỷ USD
Ngày 15/11/2007, báo điện tử VietNamNet kết hợp với Công ty cổ phần Báocáo đánh giá Việt Nam (VietNam Report) lần đầu tiên đã công bố bảng xếp hạngtop 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500), trong đó Agribank là đại diệnđứng đầu trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, qua đó càng khẳng định vị thế hàngđầu của NHNo&PTNT trong hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đường 20 năm xây dựng và trưởng thànhcủa NHNo&PTNT Việt Nam và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ.Trong chiến lược pháttriển của mình, Agribank sẽ trở thnàh một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu,hoạt động đa lĩnh vực Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ưutiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn,luôn là người bạn đồng hành thủy chung tin cậy của 10 triệu hộ gia đình; xúc tiến cổphần hóa các công ty trực thuộc, tiến tới cổ phần hóa NHNo&PTNT Việt Nam theo
Trang 20định hướng và lộ trình thích hợp, đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt đểvấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thốngcông nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm , nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn bịnguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các lợi ích của người lao động và pháttriển thương hiệu- văn hóa Agribank.
2.2 Vài nét về NHNo&PTNT Việt nam chi nhánh Quận
5 – TPHCM 2.2.1 Hoàn cảnh ra đời
Quận 5 là một trung tâm thương mại – dịch vụ lớn của TP.HCM, là nơi cóhàng ngàn hộ kinh doanh, chủng loại hàng hoá đa dạng và phong phú.Bên cạnh cácphố chuyên kinh doanh các ngành nghề truyền thống như phố lồng đèn, làm đầulân, phố đông y…thì còn xuất hiện các phố kinh tế mới với tốc độ phát triển cao,điển hình là phố tài chính ngân hàng ra đời từ năm 2000, với hơn 55 chi nhánh củacác ngân hàng tập trung ở những tuyến đường chính của quận.Ngoài ra, ở quận 5còn xuất hiện những khu vực, trung tâm chuyên doanh nổi tiếng như khu giải trí Đạithế giới (Trung tâm văn hoá thể thao hiện nay), các khách sạn nhà hàng lớn dọctuyến đường Trần Hưng Đạo, khu phố thuốc bắc Hải Thượng Lãng Ông, khu kinhdoanh gia dụng quanh bưu điện Chợ Lớn, phố ăn uống Nguyễn Tri Phương…Nhậnthấy đây là một địa bàn hết sức quan trọng, có tiềm năng lớn cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng,năm 2004 NHNo&PTNT Chợ Lớn đã đề nghị thành lập thêmchi nhánh cấp II – NHNo&PTNT quận 5, nhằm khai thác hết tiềm năng của địa bàn,tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và khả năng cạnh tranh với ngân hàngkhác
NHNo&PTNT Chợ Lớn trước kia là NHNo&PTNT Phú Giáo được thànhlập ngày 27/02/1996 theo quyết định số 113/QĐ-NHNo của Tổng Giám đốcNHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở đặt tại 24 Phú Giáo, phường 14, quận 5,Tp.HCM Sau đó theo quyết định số 42/QĐ-HĐQT-TCCB của Chủ Tịch Hội ĐồngQuản Trị NHNo&PTNT Việt Nam về việc đổi tên chi nhánh NHNo&PTNT PhúGiáo thành chi nhánh Chợ Lớn, trụ sở đặt tại 43 Hải Thượng Lãng Ông, quận5,Tp.HCM
Trang 21NHNo&PTNT Quận 5 được thành lập vào ngày 19/01/2004 thông qua Quyếtđịnh số 34/QĐ-HĐQT-TCCB của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị NHNo&PTNTViệt Nam.Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 04/02/2004.NHNo&PTNTQuận 5 là đơn vị trực thuộc chi nhánh Chợ Lớn, có con dấu riêng, địa điểm giaodich đặt tại 501-503 An Dương Vương, phường 8, quận 5, Tp.HCM.Từ ngày01/04/2008 NHNo&PTNT chi nhánh quận 5 đã có quyết định chính thức nâng cấplên thành chi nhánh cấp 1, trở thành một đơn vị kinh doanh độc lập trực thuộcNHNO&PTNT Việt Nam.
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động
Tập trung và phân phối lại vốn :
Nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng ngân hàng thông qua các nghiệp vụhuy động vốn ngắn, trung và dài hạn mà các nguồn tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốnbằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của các tổ chức đoàn thể, xã hội …được tập trung lại
Thông qua nghiệp vụ cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với các tổ chứckinh tế, nguồn vốn tập trung được chuyển hóa để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưuthông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong xã hội
Tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông:
Các nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu, trái phiếu, các chứng từ có giá khác
và thanh toán thẻ của ngân hàg đã thay thế một số lượng lớn tiền mặt lưu hành, nhờ
đó làm giảm bớt các chi phí liên quan như in, đúc, vận chuyển, bảo quản tiền…
Hệ thống thanh toán qua ngân hàng của NHNo&PTNT khá phát triển giúpgiải quyết và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho xã hội phát triển
Phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế:
Hoạt động tín dụng ở ngân hàng vừa phản ánh hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp vừa thực hiện kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện
Trang 22tượng tiêu cực, lãng phí, vi phạm pháp luật…trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.
NHNo&PTNT Quận 5 là đơn vị phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam hạchtoán kinh tế nội bộ, có bảng cân đối riêng để theo dõi thu chi và xác định kết quảkinh doanh, qua đó có trách nhiệm :
Tự quản lý về cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và chế biến
Tự chủ về tài chính, tự hạch toán lãi lỗ
Thực hiện chế dộ báo cáo thống kê tổng hợp hoặc chi tiết định kì và độtxuất theo đúng quy định của ngân hàng Nhà Nước và của NHNo&PTNT Việt Nam
Thẩm định và trình lên hội đồng thẩm định về các hồ sơ: cho vay hoặckhông cho vay, đồng thời xem xét và đề xuất với ngân hàng cấp trên việc cho vaycủa chi nhánh đối với các tổ chức tín dụng hoạt động trong cùg một địa bàn
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ theo pháp lệnh ngânhàng, các qui định của ngân hàng Nhà Nước theo phạm vi phân cấp, ủy quyền củaTổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam
2.2.3 Cơ cấu tổ chức các phòng ban
Cơ cấu tổ chức hiện tại của chi nhánh chư sau:
Ban lãnh đạo gồm: 1 Giám Đốc và 1 Phó Giám Đốc
Trang 232.2.4 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Trực tiếp điều hành và thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh.Và thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của mình theo phân cấp, ủy quyền của Tổng Giám ĐốcNHNo&PTNT Việt Nam; chịu trách nhiệm trước pháp luật và NHNo&PTNT ViệtNam về các quyết định của mình
Đề nghị các vấn đề liên quan đến tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiềnlương và nghiệp vụ kinh doanh lên cấp trên xem xét và quyết định theo phân cấp ủyquyền của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam
Được ký hợp đồng : tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quanđến hoạt động kinh doanh của ngân hàg theo quy định
Thực hiện cơ chế ãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng và tiề phạt ápdụng theo từng thời kì cho khách hàg phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trườngtiền tệ và quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng Kiểm
tra, Kiểm
toán nội bộ
Phòng Kế toán _ Ngân quỹ
Phòng Kế hoạch kinh doanh
Phòng Tổ chức hành chính
Các phòng giao dịch
Phòng Tín
dụng
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng Marketing
Phòng Kế hoạch
Trang 24Tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi đếnngười lao động theo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ và quy định củaNHNo&PTNT Việt Nam.
Đại diện Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam khởi kiện, công chứng,giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng, thi hành án trước cơ quan pháp luật có liênquan đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do mình trực tiếp phụ trách
Chấp hành chế độ giao ban thường xuyên tại chi nhánh và trên địa bàn hoạtđộng, báo cáo định kì, đột xuất các hoạt động của chi nhánh lên cấp trên theo quyđịnh.Ngoài ra, còn phân công phân công Phó Giám Đốc đi dự các cuộc họp trong vàngoài ngành có liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh; và khi Giám Đốc đivắng trên một ngày nhất thiết phải uỷ quyền bằng văn bản cho một phó giám đốcchỉ đạo, điều hành công việc chung
Được thay mặt Giám Đốc điều hành một số công việc khi Giám Đốc vắngmặt (theo văn bản ủy quyền của Giám Đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khiGiám Đốc có mặt tại đơn vị
Giúp Giám Đốc chỉ đạo, điều hành một số nghiệp vụ do Giám Đốc phâncông phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về các quyết định của mình
Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám Đốc trong việc thực hiệm các nghiệp
vụ của chi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của chi nhánh và cótrách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám Đốcchi nhánh phê duyệt.Bên cạnh đó phải xây dựng và triển khai chương trình giao bannội bộ chi nhánh
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chínhliên quan đến cán bộ nhân viên và tài sản của chi nhánh
Trang 25Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến ngân hàng và các văn bảnđịnh chế của NHNo&PTNT Việt Nam.Và là đầu mối giao tiếp với khách đến làmviệc, công tác tại chi nhánh.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, vănthư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh Đồng thời còn cónhiệm vụ thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắmcông cụ, dụng cụ…
Chịu trách nhiệm trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa – tinh thần
và thăm hỏi ốm, đau, hiếu, hỷ cán bộ nhân viên.Và thực hiện nhiệm vụ khác củaGiám Đốc chi nhánh giao
Là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng, đòi hỏi cần phảiphản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác vàtrung thực thông qua việc ghi chép, tính toán trên sổ sách và máy tính
- Hậu kiểm và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Quản lý chứng từ, sổ sách kế toán các hoạt động phát sinh của chinhánh một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách theo quy định
Quản lý các tài khoản của chi nhánh của ngân hàng Nhà Nước và tại các tổchức tín dụng khác
Hạch tóan và theo dõi thu chi nội bộ, tài sản cố định, vốn bằng tiền, kiểm tra
và giám sát việc thu chi đúng nguyên tắc của ngân hàng
Nắm tình hình nguồn vốn, sử dụng vốn, dự kiến biến động trong tháng, quý;đồng thời xây dựng cân đối vốn và việc sử dụng trong tháng, quý
Thực hiện nghiệp vụ liên ngân hàng và lập báo cáo thông kê kế toán theoquy định
Trang 26Phòng giao dịch ngân quỹ hiện nay là một bộ phận giao dịch ngân quỹu theo
sơ đồ mới, có nhiệm vụ:
Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở và sử dụng tài khoản
Thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền tệ, thu chi hộ trong hệ thống ngân hànghoặc theo ủy nhiệm của khách hàng
Thực hiện ký quỹ thanh toán thư tí dụng, thanh toán séc bảo chi…
Cất giữ, bảo quản tiền, các tài sản quý, chứng từ có giá, hồ sơ thế chấp, cầm
cố của khách hàng
Thực hiện chiết khấu các chứng từ có giá
Phụ trách kho quỹ, đảm bảo an toàn tuyệt đối theo chế độ quan lý kho quỹ
Phòng tín dụng:
Năm 2008, phòng tín dụng có 10 người, trong đó có 1 trưởng phòng, 2 phóphòng và 7 nhân viên.Phòng tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt độngtín dụng của ngân hàng, các nhân viên tín dụng luôn thực hiện nhiệm vụ của mìnhvới một tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, trung thực, khách quan.Ngoài trình
độ chuyên môn hiện có, đòi hỏi nhân viên tín dụng phải có một cái nhìn nhạy bén
để đối phó với những biến tướng muôn hình muôn vẻ của các khoản cho vay, cáckhách hàng tiềm ẩn; đồng thời đòi hỏi nhân viên tín dụng phải làm việc trên tinhthần đoàn kết vì lợi ích chung của ngân hàng và phải tuân thủ các quy định vềnghiệp vụ tín dụng của ngân hàng
Các chức năng chủ yếu của phòng tín dụng:
Thực hiện nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh bằng VND, ngoại tệ theo đúng thể lệ
và quy trình tín dụng của ngân hàng Nhà Nước va NHNo&PTNT Việt Nam
Tổ chức hướng dẫn khách hàng về các nghiệp vụ ngân hàng và hướng dẫnlập hồ sơ vay vốn
Chủ động tìm hiểu thị hiếu khách hàng mới, khách hàng tốt và giữ vững, mởrộng nguồn khách hàng truyền thống
Trang 27Thu thập và phản ánh thông tin về nhu cầu vốn khách hàng và hoạt động tíndụng của các tổ chức tín dụng khác.
Tổ chức theo dõi nợ vay, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tàisản thế chấp, cầm cố của khách hàng
Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn
Đề xuất việc giải quyết, thậm chí đề xuất khởi tố đối với các vụ việc liênquan đến hoạt động tín dụng và bảo lãnh của chi nhánh
Tổng hợp số liệu cho vay, thu nợ, bảo lãnh; và thường xuyên đối chiếu với
số liệu kế toán và số liệu khách hàng
Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về hoạt động cho vay, bảo lãnh theo đúngquy định của ngân hàng Nhà Nước va của NHNo&PTNT Việt Nam
Tổ chức lưu trữ hồ sơ tín dụng, bảo lãnh, lập hồ sơ khách hàng
2.2.5 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu
Tuy mới đi vào hoạt động được 4 năm nhưng NHNo&PTNT Quận 5 đã cónhiều cố gắng để đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ của mình.Các lĩnh vực kinhdoanh chủ yếu bao gồm:
Huy động tiền gửi thanh toán, tiền gửi huy động bằng đồng Việt Nam, ngoại
tệ và vàng đối với khách hàng trong và ngoài nước, tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanhtoán thẻ
Cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam phục vụ sản xuấtkinh doanh, dịch vụ…
Cho vay trả góp để mua nhà ở, nền nhà, cho vay tiêu dùng, xây dựng,sửachữa nhà và trang trí nội thất…
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán nội bộ trong hệ thống ngân hàng, giữa cáckhách hàng và ngân hàg khác
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác
Tài trợ xuất nhập khẩu
Trang 28Dịch vụ bảo lãnh, thanh toán, và chuyển tiền nhanh trong nước
Trang 29Các hình thức huy động vốn chủ yếu ở NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5:
Tiền gửi thanh toán:
Các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế có thể mở tài khoản tại NHNo&PTNTQuận 5 nhằm thực hiện các khoản chi trả, thanh toán tiền lẫn nhau phục vụ cho mụcđích sản xuất kinh doanh của mình.Tài khoản đó gọi là tài khoản tiền gửi thanhtoán
Đối với loại tiền gửi này, ngân hàng huy động với lãi suất rất thấp; và kháchhàng có thể rút, chuyển tiền vào bất cứ lúc nào
Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi này của khách hàng thường không lớnnhưng với số lượng khách hàng rất đông nên tổng số vốn huy động qua tiền gửithanh toán trở nên lớn đáng kể
Tiền gửi tiết kiệm:
Đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư mà ngân hàng đang giữ hộ, và đâycũng là khoản tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ngânhàng; là nguồn tiền lớn nhất mà ngân hàng dùng để cho vay; và là nguồn vốn kinhdoanh mang lại lợi nhuận chính cho ngân hàng
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm luôn cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán.Trong hệthống NHNo&PTNT, các hình thức tiền gửi tiết kiệm rất đa dạng và phong phúnhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền ngày càng gia tăng của khách hàng, và để tăng khả
Trang 30năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác NHNo&PTNT luôn đưa ranhững sản phẩm tiện ích nhằm thu hút một khối lượng lớn khách hàng; những hìnhthức tiền gửi tiết kiệm của NHNo&PTNT hiện nay bao gồm :
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi tếit kiệm không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm tích góp dự thưởng bằng VND
Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ
Trang 31Bảng 1: Tình hình huy động vốn từ 2006 – 2008 của NHNo&PTNT
Năm 2007
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng
so với 2006 (%)
Năm 2008
Tỷ trọng (%)
Tăng trưởng
so với 2007 (%)
Trang 3284 170.384
254.384
67
211.541 278.541
45 431.6 476.6
0 100 200 300 400 500
Đồ Thị Biểu Diễn Tổng Vốn Huy Động
Tiền Gửi Của TCTD Tiền Gửi Của Dân Cư, TCKT Tổng Vốn Huy Động
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Sau hai năm đi vào hoạt động , NHNo&PTNT chi nhánh Quận 5 đã từngbước đứng vững trên đôi chân của mình Năm 2006, NHNo&PTNT Quận 5 đã cóđược một khối lượng khách hàng vượt mức mong đợi nhưng tình hình huy độngvốn của ngân hàng lại gặp phải một khó khăn lớn đó là phần đông dân cư đã vàđang hình thành thói quen đầu tư vào thị trường chứng khoán thay vì đem tiền gửivào ngân hàng để hưởng lãi như trước Điều đó dẫn đến tình hình huy động vốn củangân hàng đạt kết quả không cao với tổng số vốn huy động là 254.384 triệu đồngtrong đó tiền gửi của tổ chức tín dụng là 84.000 triệu đồng chiếm 33,02% trên tổng
số vốn huy động; tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế là 170.384 triệu đồng chiếm66,98% tổng số vốn huy động
Vào những năm đầu của năm 2007, việc huy động vốn vẫn tiếp tục gặp khókhăn do một số người dân đã bắt đầu rút tiền gửi tiết kiệm để đầu tư hết vào chứngkhoán, NHNo&PTNT Quận 5 lập tức tiến hành các biện pháp nhằm thu hút lại vốnhuy động như cải cách lại bộ máy tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ của cán bộcông nhân viên, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ tiện ích mới cùng với những giảithưởng hấp dẫn Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Quận 5 không ngừng tăng cường sứccạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, và tăng cường giữ vững mốiquan hệ với những khách hàng hiện tại, mở rộng tìm kiếm những khách hàng mới.Chính vì thế mà tình hình huy động vốn của ngân hàng đã được cải thiện hơn so với
Trang 33năm 2006, với tổng số vốn huy động đạt 278.541 triệu đồng tăng 9,5% so với năm2006; trong đó tiền gửi của tổ chức tín dụng chỉ đạt 67.000 triệu đồng chiếm24,05% trên tổng số vốn huy động, giảm so với năm 2006 là 20,24%; tuy nhiên tiềngửi của dân cư và tổ chức kinh tế lại tăng mạnh đạt 211.541 triệu đồng chiếm tỷtrọng 75,95% tổng số vốn huy động, tăng 24,16% so với năm 2006.
Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao,biến động giá vàng, giá ngoại tệ, cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mạiđặc biệt là cạnh tranh về lãi suất huy động vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đầu vào củacác ngân hàng; song NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Quận 5nói riêng vẫn phát triển ổn định Năm 2008 là năm chiến lược của các ngân hàng,các ngân hàng đã đưa ra hàng loạt những sản phẩm mới nhằm thu hút vốn huyđộng, NHNo&PTNT Quận 5 cũng không nằm ngoài xu hướng đó, hệ thốngNHNo&PTNT bắt đầu triển khai chương trình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạnrút gốc linh hoạt nhằm đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, tạo điều kiện thuậnlợi cho người gửi tiền, tăng trưởng thêm nguồn vốn huy động từ dân cư Khi thamgia chương trình này, khách hàng rút vốn trước hạn sẽ được hưởng lãi suất theo thờigian thực gửi và được ghi ngay vào sổ tiết kiệm khi khách hàng gửi tiền
Ngoài ra, khoảng giữa năm 2008, NHNo&PTNT Quận 5 tiếp tục triển khaiđợt huy động tiền gửi “Tiết kiệm tự điều chỉnh tăng lãi suất” áp dụng cho tiền gửiViệt Nam đồng (VND) Chỉ cần với số tiền gửi tối thiểu 500.000 VND theo lãi suất
có kỳ hạn từ một tháng đến sáu tháng tương ứng với kỳ hạn gửi được ngân hàngcông bố công khai, tất cả các khách hàng có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm đều có thểgửi tiền theo hình thức này Với lãi suất tiền gửi tiết kiệm tự điều chỉnh tăng khimức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam do ngân hàng Nhà Nước công bố tăng vàgiữ nguyên mức lãi suất cũ khi mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam do ngânhàng Nhà Nước công bố giảm Thủ tục trả lãi được thực hiện vào này đến hạn, trảmột lần khi rút gốc và tiền lãi được tính theo thời hạn áp dụng lãi suất khác nhautrong kỳ hạn gửi
Với những chiến lược trên, năm 2008 NHNo&PTNT Quận 5 đã thu đượcnhững thành tích đáng kể với tổng số vốn huy động đạt được là 476.600 triệu đồng