Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco
Trang 1Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco” cùng với sự cố gắng của bản thân tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía nhà trường, giáo viên hướng dẫn với sự giúp
đỡ của Ban lãnh đạo và CBCNV của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo khoa Quản trị doanh nghiệp, các thầy cô bộ môn Nguyên lý quản trị cùng các giáo viên đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và CBCNV công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này
Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Mạnh
Trang 2Contents MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
Contents MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA – GELEXIMCO 22
CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA - GELEXIMCO 54
KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 3DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm
Bảng 2.3: Đánh giá tình hình tuân thủ các nguyên tắc tổ chức
Bảng 2.4: Kết quả điều tra vể cơ cấu tổ chức
Bảng 2.5 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cơ cấu tổ chức của Công tyBảng 3.1: Cơ cấu nhân sự phòng Kinh doanh
Bảng 3.2: cơ cấu nhân sự phòng Tổ chức
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức đơn giản
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức theo khách hàng
Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức dạng ma trận
Sơ đồ 1.7: Cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SXKD : Sản xuất kinh doanh
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
ĐH, CĐ : Đại học, Cao đẳng
QTDN: Quản trị doanh nghiệp
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Mỗi doanh nghiệp khi thành lập bao giờ cũng phải thiết kế một cơ cấu tổ chức phù hợp với mục tiêu chiến lược, quy mô về vốn và nhân lực Khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng cần phải thay đổi cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với hình thức kinh doanh mới Việc thiết kế cơ cấu tổ chức luôn bắt đầu bằng việc thiết kế sơ đồ cơ cấu tổ chức hay còn gọi là cơ cấu tổ chức căn bản, và thiết lập những hệ thống hỗ trợ quản lý cho cơ cấu tổ chức căn bản này Có thể thấy cơ cấu tổ chức là một phần rất quan trọng, nó quyết định mọi hoạt động của công ty Trong thực tế các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc hoàn thành cơ cấu tổ chức nhằm có thể thực hiện tốt hơn những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, vì thời gian và hoàn cảnh mục tiêu của các doanh nghiệp cũng cần thay đổi cho thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế, không thua kém các doanh nghiệp khác Một cơ cấu tổ chức tốt
và thích hợp sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn,
do đó các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì cần có một cơ cấu tổ chức hơp lý
Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco , tôi đã nhận thấy có những vấn đề còn bất cập trong cơ cấu tổ chức của công ty Sau hơn 18 năm xây dựng và phát triển, công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp TNHH sang công ty cổ phần được 4 năm nhưng cơ cấu tổ chức của công ty vẫn chưa được thiết kế sao cho phù hợp nhất với hình thức tổ chức mới
Công ty Cổ phần Sapa - Geleximco tiền thân là chi nhánh công ty GELEXIMCO, được thành lập cùng công ty mẹ ngày 09/01/1993 Tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức của công ty vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, công tác điều hành còn thiếu khoa học dẫn đến sự chồng chéo trong quản lý và có ảnh hưởng đến các đơn vị xí nghiệp, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ trong việc thực hiện sản xuất Các phòng ban nghiệp vụ của công ty giải quyết công việc thiếu chủ động, phối hợp chưa tốt giữa các
bộ phận nên chưa kịp thời yêu cầu của công việc SXKD do đó đôi lúc gây ra bức xúc cho các đơn vị xí nghiệp trực tiếp sản xuất của công ty Do cơ cấu tổ chức có vai trò
Trang 5ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp nên trong thời
gian thực tập tại công ty cổ phần Cổ Phần Sapa - Geleximco tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiên cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco” với mong muốn
vận dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu và đề ra những biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco Công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần năm
2007 trước đây là công ty TNHH sau khi chuyển đổi công ty có một số vấn đề tồn tại về cơ cấu tổ chức Những vấn đề mà công ty gặp phải là tình trạng của hầu hết các công ty khi chuyển sang cổ phần hóa: cơ cấu tổ chức hoạt động chưa đạt yêu cầu, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD, việc phân công, giao trách nhiệm còn có vướng mắc, tình trạng chồng chéo trong quản lý SXKD, sự phối hợp không đồng đều giữa các phòng bạn trong công ty
Tên đề tài cụ thể là “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco”
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hoàn thành cần đạt được:
Làm rõ một số lý luận cơ bản về cơ cấu tổ chức trong Công ty cổ phần
Những vấn đề tồn tại của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco về hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần
Sapa - Geleximco những năm gần đây, tập trung chủ yếu vào 3 năm 2008, 2009,
2010 Dựa trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty để đáp ứng những thay đổi của nền kinh tế trong những năm tới
Trang 6- Về không gian: đề tài nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa -
Geleximco
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ cấu tổ chức của công ty Sapa-
Geleximco, xem xét thực trạng sắp xếp bố trí các phòng, ban của công ty và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm và vai trò của chức năng tổ chức trong hoạt động quản trị
để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết ngang và dọc trong cơ cấu của
tổ chức”
Từ các quan điểm khác nhau, có thể rút ra khái niệm chung nhất:
Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức.
Tổ chức là quy định các mối quan hệ chính thức giữa mọi thành viên và các nguồn lực để đạt muc tiêu
Tổ chức là phân chia các nguồn lực ra thành các bộ phận và quy định các mối quan hệ về nhiệm vụ, quyền hạn để đạt mục tiêu
Tổ chức là một quá trình hai mặt: một là, phân chia tổ chức ra thành các bộ phận; và hai là xác lập các mối quan hệ về quyền hạn giữa các bộ phận
Trang 7Mục đích nghiên cứu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức, cụ thể là:Làm rõ nhiệm vụ cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu.
Xây dựng cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và có hiệu lực
Xác định vị trí, vai trò của từng cá nhân trong tổ chức
Xây dựng nề nếp văn hóa của tổ chức
Phát hiện và điều chỉnh kịp thời mọi hoạt động yếu kém trong tổ chức
Phát huy sức mạnh của các nguồn tài nguyên vốn có của tổ chức
Tạo thế và lực cho tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường
b Vai trò của tổ chức :
Tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng Công tác hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc
tổ chức nhất định, nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản trên cũng phải được
tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn lực và cơ sở vật chất kĩ thuật Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trị phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt năng lực sở trường của họ Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho đội ngũ các nhà quản trị
Nếu công tác tổ chức không được thực hiện tốt sẽ gây ra nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác quản lí Có khoảng từ 75% - 80% những vấn đề khó khăn, phức tạp trong công tác quản trị phải được xem xét giải quyết bắt đầu từ những nhược điểm của công tác tổ chức Hơn nữa, phần lớn những khuyết điểm mắc phải trong một tổ chức là do có sự coi thường và vi phạm các quy luật của tổ chức
Tạo ra văn hóa tổ chức – nền tảng của sự hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức
1.5.1.2 Cơ cấu tổ chức
a Khái niệm cơ cấu tổ chức:
Trang 8Cấu trúc (hay cơ cấu ) tổ chức là một tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và
cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định
b Vai trò của cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực
Cơ cấu tổ chức cho phép xác định rõ vị trí, vai trò của các đơn vị, cá nhân, cũng như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành các nhóm chính thức trong tổ chức
Cơ cấu tổ chức phân định rõ các dòng thông tin, góp phần quan trọng trong việc ra quyết định quản trị
1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu
1.5.2.1 Đặc điểm của cơ cấu tổ chức:
Tính tập trung: phản ánh mức độ tập trung (hay phân tán) quyền lực của tổ
chức cho các cá nhân hay bộ phận Ví dụ: Nếu quyền lực trong tổ chức được tập trung chủ yếu cho một cá nhân (hoặc một bộ phận), tính tập trung của tổ chức là cao và ngược lại
Tính phức tạp: Phản ánh số lượng các cấp, các khâu trong cấu trúc tổ chức
Nếu có nhiều cấp, nhiều khâu với nhiều mối quan hệ phức tạp, cấu trúc tổ chức có tính phức tạp cao và ngược lại
Tính tiêu chuẩn hóa: Phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi
của mỗi bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quy chế Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổ chức
1.5.2.2 Các nguyên tắc cơ cấu tổ chức
a Tương thích giữa hình thức và chức năng:
Khi thiết kế cấu trúc tổ chức, các bộ phận hay các đơn vị cấu thành đều phải nhằm thực hiện chức năng, hay xuất phát từ việc thực hiện các chức năng “Hình thức phải đi sau chức năng” Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận (hay đơn
Trang 9vị) và cá nhân đều phải có sự tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổ chức Sự lựa chọn mô hình, sự phân công, phân quyền hay giao trách nhiệm cho các bộ phận, cá nhân… đều phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng, thông qua việc thực hiện các mục tiêu đã xác định
b Thống nhất chỉ huy:
Theo nguyên tắc này mỗi thành viên trong tổ chức chỉ chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình Trong cơ cấu tổ chức của công ty đã quy định rõ trách nhiệm của mỗi nhà quản trị, theo cơ cấu đó nhân viên cấp dưới có nhiệm
vụ báo cáo lại kết quả công việc cho đúng nhà quản trị có trách nhiệm Mỗi phòng, ban đều có các Trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm quản lý công việc và báo cáo kết quả cho Tổng giám đốc của công ty Trong công ty thì Tổng giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh, đầu tư và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị, do vậy mọi công việc đều phải được báo cáo và xin ý kiến Tổng giám đốc trước khi thực hiện Đây chính là việc tuân thủ nguyên tắc thống nhất chỉ huy
Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo mỗi đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sự chỉ huy mạng tính thống nhất trong toàn tổ chức, tránh tình trạng chổng chéo, mâu thuẫn
c Cân đối:
Tính cân đối ở đây thể hiện sự cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân với nhau Sự cân đối sẽ tạo ra sự ổn định, bền vững trong quá trình phát triển của tổ chức Đối với công ty, việc phân công chức năng nhiệm vụ phải có sự tương xứng, không thể chỉ giao trách nhiệm công việc mà không giao cho quyền được xử lý các vấn đề trong quá trình thực hiện Việc phân công không cân đối dẫn đến quan liêu trong quản lý và hậu quả là kết quả SXKD không đạt yêu cầu đặt ra ban đầu Mô hình tổ chức của công ty phải có sự cân đối giữa các phòng, ban để tránh hiện tượng chồng chéo trong quản lý công việc Sự phân công quyền hành cho các nhân viên trong mỗi phòng ban cũng phải có sự tương xứng
Trang 10với năng lực, chức vụ và khả năng thực hiện công việc, tránh tình trạng thiên vị và có
tư tưởng phân biệt trong công việc gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của nhân viên
d Tin cậy:
Đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong tổ chức, nhờ đó đảm bảo sự thống nhất, ăn khớp về hoạt động giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức cũng như tính chính xác của các quyết định quản trị được ban hành
e Linh hoạt và thích nghi với môi trường:
Cấu trúc tổ chức phải có khả năng thích ứng, đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong tổ chức Cơ cấu tổ chức phải linh hoạt để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và nhà quản trị cũng phải linh hoạt trong hoạt động để có những quyết định đáp ứng sự thay đổi của tổ chức Cơ cấu tổ chức được thiết kế dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp, mục tiêu đó được xác định cho một thời gian dài, theo nguyên tắc này thì cơ cấu tổ chức phải có sự thay đổi kịp thời sao cho đáp ứng sự thay đổi của môi trường, của công việc SXKD để vẫn có thể thích ứng với môi trường thay đổi mà vẫn hướng đến mục tiêu ban đầu đã đề ra Tổ chức công ty cần có sự linh hoạt trong phân công nhiệm vụ các phòng, ban tạo ra sự liên kết chặt chẽ nhưng vẫn có sự độc lập trong thực hiện công việc
f Đảm bảo tính hiệu quả quản lý:
Cấu trúc tổ chức phải được xây dựng trên nguyên tắc sử dụng chi phí đạt hiệu quả cao nhất (dựa trên tiêu chuẩn về mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả thu về) Mỗi doanh nghiệp đều muốn đạt kết quả cao nhất trong hoạt động SXKD Vì vậy khi xây dựng cơ cấu tổ chức cần dựa trên nguyên tắc giảm chi phí Chi phí thấp nhất nhưng hiệu quả lại lâu dài, có thể sử dụng trong thời gian dài và có tính linh hoạt trong mọi trường hợp Để thực hiện được nguyên tắc này cần xác định rõ cơ cấu tổ chức của công ty cần những gì, thiện nó như thế nào và từ đó có chi phí hiệu quả cho đúng mục đích Công ty chỉ cần số phòng, ban vừa đủ theo yêu cầu công
Trang 11việc, thực hiện đầy đủ các công việc với mức chi phí cho phép để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công ty
1.5.3 Các mô hình cơ cấu tổ chức
1.5.3.1 Cơ cấu tổ chức đơn giản (hay cơ cấu tổ chức trực tuyến):
Đặc điểm cơ cấu tổ chức đơn giản:
+ Quyền hành quản trị tập trung cao độ vào tay một người
+ Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên không nhiều
+ Mọi thông tin đều được tập trung về cho người quản lý cao nhất xử lý và mọi quyết định cũng phát ra từ đó
Mô hình cấu trúc tổ chức đơn giản:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức đơn giản
Ưu điểm:
+ Gọn nhẹ, linh hoạt
+ Không phát sinh tình trạng chồng chéo mệnh lệnh
+ Chi phí quản lý thấp, có thể mang lại hiệu quả cao
+ Kiểm soát và điều chỉnh dễ dàng, có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng quan liêu giấy tờ
Nhược điểm:
+ Mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, hạn chế tính chuyên môn hóa
+ Tình trạng quá tải đối với cấp quản trị
Cấu trúc tổ chức đơn giản chỉ nên áp dụng đối với các tổ chức có quy mô nhỏ, tính chất hoạt động đơn giản
Trang 121.5.3.2 Cơ cấu tổ chức theo chức năng:
Đặc điểm cơ cấu tổ chức chức năng:
+ Chia tổ chức thành các “tuyến” chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận hay đơn vị đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức Mỗi bộ phận này được đặt dưới sự điều hành của một giám đốc chức năng
+ Các hoạt động giống nhau hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong một tuyến chức năng như hoạt động sản xuất, thương mại, nhân sự, tài chính, marketing…
Mô hình cấu trúc tổ chức chức năng:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Ưu điểm:
+ Phản ánh logic chức năng
+ Tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa công việc
+ Nêu bật vai trò của các chức năng chủ yếu
+ Đơn giản hóa việc đào tạo và huấn luyện nhân sự
Trang 13Ngược lại nó bộc lộ các nhược điểm nếu môi trường kinh doanh không ổn định hoặc kinh doanh dạng hóa sản phẩm
1.5.3.3 Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm:
+ Hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm
+ Trách nhiệm lợi nhuận thuộc các nhà quản trị cấp dưới
+ Phối hợp tốt giữa các bộ phận, các nhóm trong tổ chức
+ Rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị
+ Linh hoạt trong việc đa dạng hóa, có thể dễ dàng đổi mới và thích ứng với sự thay đổi của môi trường
+ Cạnh tranh nội bộ về nguồn lực
Mô hình cấu trúc tổ chức theo sản phẩm:
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm
Trang 14Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm thường phát huy tác dụng khi môi trường hoạt động của tổ chức có sự thay đổi hay nhiều biến động, có nhiều yếu tố nhấn mạnh đến khía cạnh kinh doanh hơn là việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cao, hoặc khi tổ chức theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
1.5.3.4 Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý:
Mô hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý:
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý
+ quan hệ tốt với các đại diện địa phương
+ tiết kiệm thời gian đi lại của nhân viên
Trang 15Đặc điểm:
+ chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ một đối tượng khách hàng nào đó (ví dụ như các doanh nghiệp sản xuất các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, chính phủ, người tiêu dùng trực tiếp…).+ mỗi đơn vị khách hàng tập trung vào việc thỏa mãn nhu cầu của tưng nhóm khách hàng chuyên biệt
Ưu điểm:
+ tạo sự hiểu biết khách hàng tốt hơn, phục vụ các dạng khách hàng khác nhau
+ toàn bộ hoạt động của tổ chức hướng vào kết quả cuối cùng
+ rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị
Nhược điểm:
+ cần nhiều nhà quản trị tổng hợp
+ công việc có thể bị trùng lặp ở các bộ phận khách hàng khác nhau
+ khó kiểm soát
+ cạnh tranh nội bộ về nguồn lực
Mô hình cấu trúc tổ chức theo khách hàng:
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức theo khách hàng 1.5.3.6 Cơ cấu tổ chức dạng ma trận:
Trang 16Mô hình cấu trúc tổ chức dạng ma trận:
Trang 17Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức dạng ma trận
Ưu điểm:
+ cho phép tổ chức đạt được đồng thời nhiều mục đích
+ trách nhiệm của từng bộ phận được phân định rõ
Giám đốc Tài chính
Giám đốc nhân sự
Giám đốc kinh doanh
Giám đốc
Ngành hàng B
Trang 18+ cấu trúc hỗn hợp có thể tận dụng các ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của các cấu trúc kết hợp.
Mô hình cấu trúc tổ chức hỗn hợp:
Sơ đồ 1.7: Cơ cấu tổ chức hỗn hợp
Ưu điểm:
+ giải quyết được những tình huống phức tạp
+ cho phép chuyên môn hóa một số cấu trúc tổ chức
+ rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho các nhà quản trị
a Mục tiêu và chiến lược của tổ chức:
Cấu trúc tổ chức được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức Vì vậy, khi mục tiêu và chiến lược của tổ chức thay đổi, thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay
Chủ tịch hãng
PCT Nhân sự
PCT Tài chính
PCT Marketing
Giám đốc Khu vực II Giám đốc
khu vực II
Trang 19đổi, điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu
và chiến lược
b Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức:
Đây là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để tổ chức thiết kế cấu trúc tổ chức
để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của mình (chẳng hạn: cấu trúc tổ chức một doanh nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ phải có sự khác biệt với cấu trúc tổ chức của một trường đại học do chức năng, nhiệm vụ của chúng là khác nhau)
c Quy mô của tổ chức:
Quy mô của tổ chức càng lớn, cấu trúc tổ chức càng phức tạp, bởi vì quy mô lớn đòi hỏi tổ chức phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, nhiều đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan
hệ phức tạp trong tổ chức
d Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức:
Trong tổ chức, kỹ thuật, công nghệ được sử dụng hiện đại bao nhiêu, thiết bị càng có
xu hướng tự động hóa cao sẽ dẫn đến cấu trúc tổ chức càng đơn giản hơn
e Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị:
Với một đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức, thì trong cấu trúc
tổ chức có thể giảm bớt đầu mối, giảm bớt các mối liên hệ, các bộ phận quản trị với nhau
Với trang thiết bị quản trị hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc,
vì thế mà cấu trúc tổ chức sẽ đơn giản hơn
1.5.4.2 Nhân tố khách quan
Môi trường bên ngoài của tổ chức:
Trong điều kiện môi trường bên ngoài ổn định, các yếu tố của môi trường có thể dự đoán và dễ kiểm soát thì cấu trúc tổ chức có tính ổn định, ít phức tạp Ngược lại, khi môi trường có nhiều biến động, có nhiều yếu tố khó dự báo, thì cấu trúc tổ chức sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi sự linh hoạt là cao hơn
Môi trường bên ngoài của tổ chức bao gồm:
Môi trường chung:
Trang 20- Yếu tố văn hóa: ảnh hưởng của văn hóa là tác động lên hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà quản trị Yếu tố văn hóa luôn có ảnh hưởng rộng lớn tới toàn xã hội và tạo nên những đặc tính chung trong nhu cầu, hành vi tiêu dùng của khách hành Và chính những nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hành sẽ làm ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của công ty sao cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng
- Kinh tế: tài chính luôn và vấn đề của mọi công ty Vì vậy một nền kinh tế ổn định
sẽ giúp công ty giảm bớt các rủi ro về tài chính Sức mạnh tài chính càng lớn thì công ty càng có thể mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa các sản phẩm vì vậy
cơ cấu tổ chức càng phức tạp để đáp ứng nhu cầu đó
- chính trị, luật pháp
Môi trường ngành: những cá nhân, nhóm tổ chức ảnh hưởng tới tổ chức, những yếu tố kinh tế trong môi trường như tỉ lệ lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp và các yếu tố thuộc về thương mại quốc tế tỉ lệ lãi suất, tỉ lệ thất nghiệp sẽ ảnh hưởng tới việc thuê nhân công, tới số lượng công nhân được tuyển dụng vào trong công ty Yếu tố thương mại quốc tế tác động tới việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vì vậy trong cơ cấu tổ chức của công ty cũng phải có thêm phòng ban về xuất nhập khẩu
Môi trường tổ chức có ảnh hưởng tới chiến lược cơ cấu và hoạt động của tổ chức Một tổ chức ở trong một môi trường phức tạp ,luôn luôn thay đổi ,năng động thì phải điều chỉnh cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp và thích nghi với môi trường đó, ngược lại nếu một tổ chức ở trong môi trường ổn định thì tính ỳ của tổ chức đoa sẽ rất cao
1.6 Sự cần thiết hoàn thiện cơ cấu tổ chức:
Quản trị doanh nghiệp là một phần không thể thiếu của thế giới, trong đó nhà quản trị đóng vai trò quan trọng Để là một nhà quản trị giỏi cần nhiều yếu tố, một trong các yếu tố quan trọng là tổ chức doanh nghiệp Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt thì doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong, các cơ hội bên ngoài và hướng tới thực hiện tốt mục tiêu chiến lược Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco tôi đã nhận thấy tầm quan trọng của cơ cấu tổ
Trang 21chức trong việc tổ chức doanh nghiệp Vấn đề tổ chức lại doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần hóa là vấn đề tất yếu mà hầu như doanh nghiệp nào cũng đều gặp phải
khi chuyển đổi sang cổ phần Từ thực tế đó tôi đã lựa chọn cho mình đề tài: “ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco” để làm đề tài luận
văn tốt nghiệp Trong luận văn này tôi đã xem xét những vấn đề mà các công ty cổ phần gặp phải trong việc thực hiện cơ cấu tổ chức, dựa trên lý thuyết để áp dụng cho công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco Dựa trên các số liệu về kết quả SXKD trong 3 năm gần đây, các tài liệu chuyên môn có liên quan để nghiên cứu vấn đề và đưa ra một số giải pháp để khắc phục những vướng mắc trong cơ cấu tổ chức của công ty nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty Dựa trên kiến thức đã học, thực tế tại công ty đề tài đã đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện phân công chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban; nâng cao trình độ quản lý của Ban điều hành
để hoàn thiện hơn nữa cơ cấu tổ chức của công ty
Trang 22CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN SAPA – GELEXIMCO
2.1 PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu gốc chưa qua xử lý Để thu thập được loại dữ liệu này thì phải thông qua các phương pháp điều tra, do đó em đã sử dụng phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm và phương pháp phỏng vấn
a Phương pháp phiếu điều tra trắc nghiệm
Phiếu điều tra trắc nghiệm được thiết kế để điều tra về tình hình cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco hiện nay còn có vướng mắc gì trong việc tổ chức Việc phân công trách nhiệm cho các bộ phận đã đầy đủ, hợp lý chưa hay còn chồng chéo, bỏ sót Đối tượng để điều tra là các nhà quản trị trong công ty Cổ phần Sapa - Geleximco, cụ thể là các trưởng phòng của các phòng ban nghiệp vụ, các giám đốc của các đơn vị xí nghiệp trực thuộc
b Phương pháp phỏng vấn
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, em đã xây dựng những câu hỏi phỏng vấn cho các nhà quản trị của công ty Bởi vì nhà quản trị là những người nắm rõ tình hình cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty cũng như phương hướng phát triển của công
ty trong thời gian tới Những câu hỏi đã giúp em định hướng ra những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco
2.1.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp là những thông tin có sẵn được thu thập từ trước và đã qua
xử lỹ Những thông tin trong luận văn được thu thập từ các nguồn sau:
- Báo cáo kết quả SXKD, tình hình cơ cấu lao động của công ty Cổ Phần Sapa
- Geleximco trong thời gian 3 năm gần đây 2008, 2009 và 2010
Trang 23- Mô hình cơ cấu tổ chức hiện tại của công ty và các bảng số liệu về tổng số lao động của công ty, bảng cơ cấu lao động theo trình độ, cơ cấu lao động theo độ tuổi
- Quy chế tổ chức hoạt động, quy chế khen thưởng của công ty
- Các giáo trình: nhằm thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
- Đề tài nghiên cứu cấp trường: luận văn khóa trước
- Ngoài ra em còn sử dụng một số thông tin trên các Website
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp so sánh, đối chiếu số liệu
Thông qua dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, lập bảng thống kê so sánh để đối chiếu các số liệu qua các năm với nhau để nhận thấy tình trạng mà công ty đang gặp phải
Phương pháp phân tích kinh tế
Dựa vào bảng so sánh các chỉ tiêu qua 3 năm đưa ra các nhận xét và rút ra kết luận về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Phương pháp phân tích tổng hợp
Đối với dữ liệu sơ cấp: Tổng hợp phiếu điều tra, đánh giá các tiêu chí để thấy được tổng thực trạng cơ cấu tổ chức tại công ty Qua phỏng vấn các nhà quản trị, tổng hợp các quan điểm và ý kiến đánh giá để đưa ra các giải pháp phù hợp
Đối với dữ liệu của công ty cung cấp
Phân tích tổng hợp các kết quả, các chỉ tiêu khác nhau nhằm đảm bảo tính toàn diện
và khách quan Từ đó đưa ra các kết luận và đánh giá về thực trạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
2.2 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SAPA - GELEXIMCO
2.2.1 Đánh giá tổng quan tình hình
2.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco
Lịch sử hình thành và phát triển:
Trang 24Tên tiếng việt : Công ty Cổ phần Sapa - Geleximco
Tên Tiếng anh :Sapa - Geleximco joint stock company
Tên viết tắt :Sapa - Geleximco JSC
Loại hình doanh nghiệp :Công ty cổ phần
Địa chỉ :Quốc lộ 5A, Xã Đình Dù, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng
YênĐiện thoại :321 986287
Số giấy CNĐKKD và đăng ký thuế: 0503000356
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất bột giấy, giấy và bìa
Sản xuất nhãn, bìa nhãn, bao bì từ giấy, bìa và plastic
Sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa, plastic
Mua bán bao bì các loại
Kinh doanh, nhập khẩu máy móc, thiết bị
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp, công nghệ thực phẩmXay xát và sản xuất bột thô
Vốn điều lệ: 60,500,000,000
Công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu, hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về mặt tài chính, được mở tài khoản tại ngân hàng, sử dụng con dấu riêng, có tư cách pháp nhân và chịu sự quản lý của Nhà nước về hoạt động kinh doanh xuất nhậ khẩu thông qua Bộ Thương Mại hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước và trực tiếp được điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp
Thành lập ngày 09/01/1993, là chi nhánh của Công ty GELEXINCO
Ngày 09/02/1993 Công ty được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số
2052023 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Trang 25Ngày 18/09/1995 Công ty được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh số 040684.
Ngày 23/03/2003 Công ty được đưa từ chi nhánh lên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu tổng hợp Hưng Yên
Ngày 11/06/2008 Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ Phần Sapa - Geleximco để hoạt động hiệu quả và phù hợp với nền kinh tế hiện nay
Chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco
Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, máy móc… tổ chức thực hiện việc sản xuất bao bì PP phục vụ cho ngành đóng gói vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc
Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu do nhà nước đề ra, SXKD theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp
Tuân thủ chính sách chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước
Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước
Chịu sự thanh tra và kiểm tra của các cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định liên quan đến hoạt động của công ty
Đặc điểm SXKD của Công ty Cổ Phần Sapa – Geleximco:
• Về hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ yếu là bao bì PP thị trường chủ yếu
là Nhật, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á…
• Về hoạt động nhập khẩu: hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty là nguyên liệu, máy móc thiết bị, dây truyền phục vụ cho các ngành sản xuất công nghiệp thị trường chủ yếu là các nước có công nghệ cao như Nhật, Mỹ, Nga, Đức…
Trang 26• Tự sản xuất: sản xuất bao bì PP phục vụ cho ngành vật tư nông nghiệp và thức ăn gia súc Các hoạt động kinh doanh sản xuất bao bì là sản xuất theo đơn đặt hàng của các chủ hàng và sản xuất để phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi do công ty cũng buôn bán những loại sản phẩm này
2.2.1.2 Phân tích kết quả SXKD của Công ty.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tình hình hoạt động SXKD, thông qua đó ta có thể đánh giá được hiệu quả cơ cấu tổ chức của Công ty
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty qua 3 năm 2008, 2009, 2010
6 Doanh thu hoạt động tài chính 90,465 92,327 95,641 1.862 102.058 3.314 103.589
7 Chi phí quản lý 86,342 87,495 90,721 1.153 101.3
35 3.226
103.687
8 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 3,117 6,254 5,346 3.137 200.642 (0.908) 85.481
9 Lợi nhuận khác 5,712 10,018 8,321 4.306 175.385 (1.697) 83.060
10 Tổng lợi nhuận
trước thuế 2502,1 2794,36 3031,3
292.260
111.681
236.940
108.479
11 Thuế thu nhập doanh nghiệp 625,525 698,59 753,325 73.065 111.681 54.735 107.835
Trang 2712 Lợi nhuận sau thuế 1876,5
75
2095,770
2259,975
219.095
111.675
164.205
107.835
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tổng doanh thu, chi phí quản lý và tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty đều tăng qua các năm
Năm 2009 so với năm 2008, Tổng doanh thu tăng 11.492% tương ứng tăng
4384 triệu đồng Chi phí quản lý tăng 1.335% tương ứng tăng 1.153 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế tăng 11.675% tương ứng tăng 219.095 triệu đồng
Năm 2010 so với năm 2009, Tổng doanh thu tăng 7.692% tương ứng tăng
3288 triệu đồng, chi phí quản lý tăng 3.687% tương ứng tăng 3.226 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế tăng 7.835% tương ứng tăng 164.205 triệu đồng
Như vậy ta thấy chi phí quản lý tăng 1.335% năm 2009/2008 và tiếp tục tăng 3.226% năm 2010/2009 Trong khi đó tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế tăng năm 2009/2008 là 11.675% và giảm xuống còn 7.835% năm 2010/2009 Từ đó cho ta thấy tốc độ tăng của chi phí quản lý tăng trong khi tốc độ tăng của lợi nhuận giảm, điều này chứng tỏ hiệu quả của cơ cấu tổ chức đang giảm dần
2.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Sapa – Geleximco
• Văn hóa, xã hội
Môi trường văn hóa có ảnh hưởng lớn đến nhân viên trong công ty Với công ty Sapa – Geleximco các nhân viên đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Hưng Yên,
Trang 28Hà Nội, Bắc Ninh… sẽ có các lối sống khác nhau ảnh hưởng tới công tác quản lý và xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty
• Chính trị, pháp luật
Chính trị, pháp luật ảnh hưởng tới các chính sách kinh doanh quốc tế của công ty Sapa - Geleximco Công ty phải kinh doanh những mặt hàng theo quy định của pháp luật như bao bì, xuất nhập khẩu máy móc, sản phẩm từ giấy bìa, nền chính trị của Việt Nam có sự ổn định tạo điều kiện cho công ty Sapa – Geleximco có thể phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước từ đó có thể học tập các mô hình quản lý hiệu quả của nhau
• Công nghệ, kỹ thuật
Trong thời kỹ công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay tạo cơ hội cho các nhân viên trong công ty Sapa – Geleximco có thể học tập nhau và trau dồi kiến thức trên mạng Internet như các kiến thức về máy tính, kiến thức về chuyên môn
và nhiều kiến thức trong cuộc sống khác Vì vậy cơ cấu tổ chức cũng phải thay đổi sao cho phù hợp với trình độ của nhân viên, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao
• Thị trường lao động
Lao động là yếu tố quan trọng của cơ cấu tổ chức trong công ty Bởi vậy vấn
đề quản trị nhân lực luôn được các nhà quản lý quan tâm Chất lượng lao động và cơ cấu lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức của công ty
Bảng 2.2: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm
3 Phân theo chuyên môn
Trang 29Cán bộ quản lý 28 28 30 100 107,142 103,510Cán bộ kỹ thuật 16 17 17 106,25 100 103,078Công nhân sản xuất 215 235 273 109,302 116,17 112,684
4 Phân theo giới tính
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Qua Bảng 2.2 cho thấy lực lượng lao động của Công ty được bố trí hợp lý,
tổng số lao động hiện nay là 320 người tổng số lao động của Công ty tăng liên tục trong 3 năm (2008 – 2010) tăng cả về số lượng lao động và trình độ lao động về số lượng lao động bình quân 3 năm tăng 11,19% trong đó, năm 2009 tăng 8,108% so với năm 2008, năm 2010 tăng 14,286% so với năm 2009 Sở dĩ lao động năm 2010 tăng mạnh là do Công ty lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất Về trình độ lao động bình quân
3 năm trình độ lao động trên Đại học tăng 122,474%, trình độ đại học tăng 115,470%, trình độ Cao đẳng, trung cấp tăng 109,545%
Do đặc tính công việc nên số lượng lao động nữ trong Công ty chiếm nhiều hơn lao động nam Lao động nữ chủ yếu thuộc phân xưởng may và dệt
Về trình độ lao động, Công ty không ngừng tạo điều kiên nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV của Công ty Số lao động có trình độ chiếm tỷ lệ tương đối Do mở rộng sản xuất nên số lượng lao động phổ thông cũng tăng lên về số lượng và cơ cấu
Đặc điểm của Công ty là SXKD nên chủ yếu là lao động trực tiếp số này chiếm khoảng 84,17% trong tổng số Theo hình thức sử dụng lao động, trong Công ty chủ yếu là lao động chế biến là lao động hợp đồng ngắn hạn Hiện nay Công ty đang
Trang 30có xu thế phát triển loại hợp đồng dài hạn (3 năm hoặc không xác định thời hạn) Lao động hợp đồng ngắn hạn (1 năm) sẽ được dần chuyển sang hợp đồng dài hạn do hình thức sử dụng lao động hợp đồng ngắn hạn không được nhà nước khuyến khích.
Công ty cần phải quan tâm tới trình độ, độ tuổi, giới tính và thâm niên công tác của CBCNV bởi vì những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả lao động của người lao động Để có thể từ đó sắp xếp và bố trí nhân sự một cách hợp lý nhằm giảm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả của cơ cấu tổ chức
Có thể nói, quy mô về lao động của Công ty liên tục tăng qua 3 năm Công ty đang có những thay đổi về cơ cấu tổ chức lao động nhằm tổ chức lại bộ máy sản xuất, nâng cao trình độ nâng cao năng suất lao động.
• Môi trường quốc tế
Công ty Sapa – Geleximco là công ty chuyên sản xuất các mặt hàng bao bì, Kinh doanh, nhập khẩu máy móc, thiết bị…nên môi trường quốc tế cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Qua môi trường quốc tế công ty mở rộng được tầm nhìn về công nghệ, về các mô hình quản lý mới, về phong cách tổ chức lãnh đạo của các nước trên thế giới và tiếp thu cái hay, phù hợp hoàn cành của công ty
b Môi trường đặc thù
• Các cơ quan hữu quan
Các tổ chức, đoàn thể tại nơi công ty Sapa - Geleximco đang kinh doanh như các tổ chức Công đoàn , các tổ chức Phụ nữ có những hoạt động về chính sách cho người lao động, trợ cấp việc làm, hay chế độ nghỉ thai sản đã góp phần định hướng và lãnh đạo cho thế hệ cán bộ, nhân viên trẻ để họ có thể đóng góp công sức và trí tuệ cho việc phát triển công ty nói riêng và phát triển đất nước nói chung Từ đó công ty môi trường làm việc của công ty, cơ cấu tổ chức công ty gọn nhẹ nhưng làm việc lại có hiệu quả
• Nhà cung cấp
Nhà cung cấp của công ty chính là những doanh nghiệp chế biến nhựa plastics, các doanh nghiệp buôn bán đay cho sản xuất bao bì carton, cùng nhiều doanh nghiệp về
Trang 31nhập khẩu máy móc thiết bị khác Với số lượng nhà cung cấp đa dạng thì công ty Sapa – Geleximco phải có quản lý tốt của các nhà quản trị để tổ chức cơ cấu tổ chức quản lý tốt và hiệu quả
• Khách hàng
Khách hàng của công ty là các chủ hàng đặt theo đơn đặt hàng, các doanh nghiệp kinh doanh bìa nhãn, bìa nhựa plastic, và các doanh nghiệp kinh doanh bột xay sát Với hệ thống khách hàng rộng lớn như vậy thì cơ cấu công ty cần phù hợp đủ nhân lực, làm việc chuyên nghiệp để đảm bảo hoạt động kinh doanh công ty diễn ra bình thường, đạt hiệu quả cao
• Đối thủ cạnh tranh
Công ty Sapa – Geleximco kinh doanh chính là các mặt hàng bao bì, ngoài ra còn kinh doanh các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu thủ công nghiệp khác các đối thủ cạnh tranh chính của công ty gồm : Cty Nhựa Hưng Yên, Nhà máy sx giấy và bao bì Thanh Long, Cty Đay Hưng Yên, Xí Nghiệp Bao bì Xuất khẩu
Các công ty này là những công ty nhiều kinh nghiệm kinh doanh mặt hàng bao bì và xuất nhập khẩu trong địa bàn tỉnh Hưng Yên Họ có tiềm lực tài chính cũng không thua kém Sapa – Geleximco Vì vậy Công ty phải có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả để ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh của mình
2.2.2.2 Nhân tố chủ quan
a Chiến lược của công ty
chiến lược của công ty có sự ảnh hưởng lớn tới cơ cấu tổ chức của công ty Chiến lược kinh doanh của công ty Sapa – Geleximco thay đổi trong từng giai đoạn từ như dẫn đầu thị trường thì tất cả mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu đó, điều đó kéo theo quy mô hoạt động, số lượng nhân viên cũng phải được đảm bảo để hoàn thành công việc
b Quy mô
quy mô của công ty Sapa – Geleximco có ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu tổ chức quy mô mà càng lớn thì số lượng các phòng ban trong công ty sẽ tăng theo do
Trang 32đó sự quản lý cũng phức tạp hơn Các nhà quản trị công ty phải biết sắp xếp sao cho các phòng ban càng gọn nhẹ linh hoạt càng tốt cho việc giải quyết công việc được nhanh gọn Hiện nay quy mô của công ty Sapa – Geleximco gồm có 5 phòng ban và 3 phân xưởng nên sự phối hợp giữa các phân xưởng phải linh hoạt thì mới đảm bảo yêu cầu công việc
c Trình độ quản trị viên và trang thiết bị
Trình độ quản trị viên của công ty Sapa – Geleximco càng cao thì sự đáp ứng yêu cầu công việc càng cao Với những nhà quản trị viên có kinh nghiệm Công ty Sapa - Geleximco như có người dẫn dắt, hướng tới mục tiêu chung của toàn công ty là đem lại lợi ích cho mỗi thành viên, và lợi ích cho xã hội Trình độ trang thiết bị của công ty thể hiện ở việc có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho hoạt đông sản xuất kinh doanh của mình Công ty có đầy đủ trang thiết bị thì mọi việc truyền đạt thông tin được nhanh chóng
2.3 Kết quả phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Sapa – Geleximco