1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty công trình đường thuỷ

103 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 570,49 KB

Nội dung

Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình đường thuỷ LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng khích lệ, đó là thành quả của công cuộc đổi mới cải cách nền kinh tế mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được. Với chính sách kinh tế mở đã giúp cho các nhà đầu tư trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Vì vậy đòi hỏi rất nhiều đến việc xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống… đặt nền móng vững chắc cho việc phát triển kinh tế cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Và ngành xây dựng cơ bản đã nỗ lực phấn đấu để đóng góp vào sự thay đổi bởi đây là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tạo ra trang thiết bị, tài sản cố định cho tất cả các ngành cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, ngành xây dựng cơ bản giữ vị trí cực kỳ quan trọng, nó là khâu đầu tiên của tái sản xuất mở rộng và đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngân sách Nhà nước phải chi phí cho xây dựng cơ bản một khoản rất lớn chiếm khoảng 39% ngân sách do vậy đòi hỏi phải tăng cường quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Hạch toán kế toán là công cụ để thực hiện công việc đó. Hơn nữa, hoạt động trong môi trường cạnh tranh nên các doanh nghiệp phải tìm cách đứng vững và phát triển. Kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ cho Nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là tự trang trải và có lãi. Bởi vậy việc hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công việc quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Chi phí sản xuất là những chi phí về sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong quá trình sản xuất, là cơ sở để cấu tạo nên giá thành sản phẩm - chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả những loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn đi đôi với việc hạ thấp giá thành sản phẩm không chỉ là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp mà còn là một trong những điều kiện để tăng tích luỹ xã hội, tăng tốc độ và quy mô phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động. Chính những lý do đó trong thời gian thực tập tại Công ty Công trình đường thuỷ thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình đường thuỷ” Chuyên đề ngoài lời mở đầu và kết luận bao gồm 2 phần chính như sau: Phần 1: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình đường thuỷ. Phần 2 : Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình đường thuỷ. Mục đích của đề tài này là vận dụng lý luận về hạch toán kế toán đã học ở trường vào nhu cầu thực tiễn về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công trình đường thuỷ từ đó xem xét những vấn đề còn tồn tại nhằm góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. PHẦN 1 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ . 1.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Công trình đường thuỷ ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Công trình đường thuỷ là một tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tại ngân hàng, là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ. Công ty Công trình đường thuỷ tiền thân là Công ty Công trình đường sông I được thành lập theo quyết định số 288/QĐ-TC ngày 10-2-1972 của Bộ Giao thông vận tải và được thành lập lại theo Quyết định số 601/TCCB-LĐ ngày 05/04/1993. Từ ngày thành lập đến nay Công ty đã qua 3 lần thay đổi tên. Năm 1983, Công ty Công trình đường sông I đổi tên thành Xí nghiệp cầu cảng 204 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Quản lý giao thông đường thuỷ II. Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 lại đổi tên thành Xí nghiệp Công trình đường thuỷ trực thuộc liên hiệp các Xí nghiệp Quản lý giao thông đường thuỷ I. Lần thứ 3, năm 1989 Xí nghiệp công trình đường thuỷ được đổi tên thành Công ty Công trình đường thuỷ trực thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ. Tên gọi Công ty Công trình đường thuỷ được giữ cho đến bây giờ. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 159 Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội trên diện tích 1000 m2. Ngoài ra, Công ty còn đặt một văn phòng đại diện ở phía Nam tại 14B8 Ngô Tất Tố, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Công trình đường thuỷ hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước và theo đặc thù riêng của ngành mình. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là thi công các công trình giao thông trong và ngoài ngành bao gồm: - Thi công các công trình giao thông. - Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn. - Sản xuất vật liệu xây dựng. - Xây dựng các công trình công nghiệp. - Xây dựng các công trình dân dụng. - Xây dựng trạm điện và đường dây điện. - Xây dựng các công trình cầu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm nước, chỉnh trị dòng chảy Được thành lập từ năm 1972 đến nay Công ty đã trải qua 32 năm xây dựng và phát triển. 32 năm qua Công ty đã có rất nhiều cố gắng dần xây dựng thành một đơn vị lớn vững mạnh, có khả năng thực hiện những được công trình lớn, có mức độ phức tạp cao và vấn đề chất lượng liên tục được cải tiến đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cao và ngày càng hoàn thiện. Thời gian giao nhận sản phẩm nhanh nhất và giá cả hợp lý là những giá trị đích thực phục vụ khách hàng. Với mục tiêu đó, từ khi thành lập cho tới nay, đặc biệt sau khi nhà nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường Công ty Công trình đường thuỷ luôn phát triển một cách vững chắc, luôn hoàn thành các kế hoạch của cấp trên giao vì vậy đã tạo được nhiều uy tín trên thị trường. Có thể thấy được quy mô của Công ty qua một số tài liệu tổng quan sau: Khi mới thành lập vốn kinh doanh của Công ty là 2.174 triệu đồng Trong đó: vốn lưu động là 897 triệu đồng; vốn cố định là 1.277 triệu đồng. Bao gồm các nguồn vốn : vốn ngân sách Nhà nước cấp 480 triệu đồng; vốn doanh nghiệp tự bổ sung 994 triệu đồng; vốn vay 700 triệu đồng. Đến nay tổng số vốn kinh doanh của Công ty đã là trên 15 tỷ đồng. Tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty là 1.124 người. Bao gồm: 213 người có trình độ đại học, 129 người có trình độ trung cấp, còn lại là công nhân lao động. Trong số 782 người là công nhân lao động đó chỉ có khoảng 1/ 2 là công nhân lành nghề. Kết quả hoạt động của Công ty trong những năm vừa qua, Công ty liên tục làm ăn có lãi và nộp các khoản thuế cho ngân sách nhà nước một cách đầy đủ. Công ty đã thi công được nhiều công trình có chất lượng cao. Để có thể hiểu rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau: Bảng 1.1: Bảng phân tích một số chỉ tiêu của Công ty trong 2 năm vừa qua. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch ± % Doanh thu thuần (1000đ) 79.865.597 85.221.789 5.356.192 6,71 Lợi nhuận thuần (1000đ) 590.990 607.194 16.204 2,74 Thuế phải nộp nhà nước (1000đ) 3.245.478 4.251.799 106.321 3,27 Lợi nhuận sau thuế (1000đ) 425.512 435.395 9.883 2,32 Số lượng công nhân viên (người) 1.078 1.124 46 4,27 Thu nhập bình quân tháng (VNĐ/ người) 822.480 891.870 69.390 8,44 1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Mỗi phòng ban thực hiện một chức năng khác nhau và được quản lý và điều hành bởi Giám đốc công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty xây dựng đường thuỷ. Các Xí nghiệp Công trường trực thuộc hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán phụ thuộc, tất cả các hoạt động kinh tế đều phải thông qua công ty. Mỗi Xí nghiệp Công trường đều có một chỉ huy trưởng và 2 chỉ huy phó do công ty bổ nhiệm quản lý chung và chịu trách nhiệm trước công ty. Bộ máy quản lý của Công ty có thể chia thành hai khối là khối văn phòng Công ty và các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc. Có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty theo sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ở Công ty Công trình đường thuỷ Giám đốc Các phó giám đốc Chi nhánh miền nam Phòng kế hoạch thị trường Phòng tài chính kế toán Phòng kỹ thuật thi công Phòng quản lý dự án Phòng tổ chức lao động tiền lương Phòng quản lý thiết bị vật tư Phòng hành chính y tế XNCT XNCT XNCT XNCT XNCT XNCT XNCT 4 6 10 12 18 20 75 Trong bộ máy quản lý của Công ty, mỗi bộ phận đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận được quy định chi tiết trong quy chế quản lý nội bộ của Công ty, cụ thể như sau: * Ban giám đốc: Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc, trong đó giám đốc giữ vai trò lãnh đạo chủ chốt, thay mặt công ty chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước và cấp trên về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc của công ty được uỷ nhiệm của Tổng giám đốc của Tổng công ty, quản lý các nguồn lực của công ty như: lao động, tiền vốn, vật tư thiết bị. Giám đốc công ty là người điều hành cao nhất các mặt hoạt động của công ty theo điều lệ của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về hoạt động của công ty đồng thời cũng là người đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Định kỳ, giám đốc tổ chức việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo trước đại hội công nhân viên chức và cấp trên. Các phó giám đốc có nhiệm vụ quản lý sản xuất , giúp giám đốc một số công việc nội chính. * Phòng Kế hoạch thị trường (KHTT): Lập kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch cho các Xí nghiệp, các đội trực thuộc và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm. Công tác định mức, đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình, ký kết hợp đồng * Phòng Tài chính kế toán (TCKT): Lập và quản lý kế hoạch tài chính kế toán theo kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của Công ty. Phản ánh chính xác, kịp thời kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý để giúp Giám đốc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ ra những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế cho Công ty. * Phòng Kỹ thuật thi công (KTTC): Quản lý kỹ thuật các công trình: lập biện pháp thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình. Lập biện pháp xử lý sự cố công trình và biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Kiểm tra, ký xác nhận khối lượng theo giai đoạn, giúp Công ty ứng vốn cho các đơn vị thi công kịp thời, chính xác. * Phòng Quản lý dự án (QLDA): Lập hồ sơ dự thầu và đấu thầu công trình. Khi công trình trúng thầu bóc tách các chi phí đầu vào (vật tư thiết bị, nhân công) gửi các phòng ban có liên quan theo dõi cách thực hiện. Đồng thời kiểm tra hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ tục đúng trình tự xây dựng cơ bản, đúng với quy định của nhà nước. Cùng các đơn vị hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán công trình. * Phòng Tổ chức lao động và tiền lương (TC): Công tác tổ chức, quản lý nhân lực, đào tạo, lao động tiền lương, nâng lương, nâng bậc, thi đua khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động. * Phòng Vật tư thiết bị (VTTB): Lập kế hoạch cung ứng vật tư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Tìm kiếm nguồn hàng, mua bán vật tư, phụ tùng đảm bảo tốt rẻ, góp phần hạ giá thành. Xây dựng phương án quản lý, sử dụng và tiết kiệm vật tư đảm bảo hiệu quả. Kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào các công trình do các đơn vị cơ sở tự mua * Phòng Hành chính y tế (HCYT): Chịu trách nhiệm về quản lý hành chính và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. * Các Xí nghiệp trực thuộc: Các Xí nghiệp trực thuộc có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm do Công ty giao, đặc biệt là kế hoạch về giá trị doanh thu. 1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động xây lắp ở Công ty được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu. Quá trình tạo ra sản phẩm xây lắp từ khi khởi công đến khi hoàn thành dài. Quá trình thi công xây dựng được chia làm nhiều giai đoạn bao gồm nhiều công việc khác nhau. Mỗi công trình xây dựng cố định tại nơi thi công và đồng thời là nơi sử dụng vì thế lao động, vật tư, trang thiết bị phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm và theo từng giai đoạn thi công. Quy trình công nghệ của một công trình xây dựng ở Công ty gồm 3 giai đoạn chính: - Giai đoạn đấu thầu. - Giai đoạn nhận thầu và thi công. - Giai đoạn bàn giao công trình. Giai đoạn đấu thầu được bắt đầu bằng thư mời thầu của chủ đầu tư, sau khi nhận được thư mời thầu Công ty sẽ lập “Giấy đề nghị bảo lãnh” gửi đến Ngân hàng mà Công ty giao dịch (Ngân hàng Công thương Đống Đa) để dự thầu. Khi đã được ngân hàng cấp giấy chứng nhận bảo lãnh, phòng kế hoạch thị trường sẽ lập hồ sơ đấu thầu và tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu sẽ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư (bên A) và được bên A cấp vốn. Sau khi Công ty ký kết hợp đồng với bên A, bên A sẽ mời cán bộ xuống thực địa và khảo sát, phân tích địa chất. Lập báo cáo địa chất và xây dựng mô hình kiến trúc. Sau đó chuyển hồ sơ đến cho cán bộ thiết kế để thiết kế công trình và lập dự toán thiết kế. Khi đã có bản thiết kế theo yêu cầu của bên A, Công ty chuyển bản thiết kế này đến phòng kỹ thuật. Các cán bộ phòng kỹ thuật sẽ tiến hành bóc tách bản vẽ, tính toán các yêu cầu về thời gian hoàn thành, vật liệu, nhân công. Sau khi xem xét lại, các số liệu này sẽ được chuyển đến phòng kinh tế kế hoạch. Tại đây, các cán bộ của phòng sẽ thực hiện việc sắp đặt đơn giá các loại để lập ra bản dự toán về giá trị công trình, sau đó trình lên Giám đốc xem xét. Nếu [...]... của Công ty Công trình đường thuỷ những đặc điểm này đã có những ảnh hưởng nhất định tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu tiếp về thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Công trình đường thuỷ 1.2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại. .. kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Công trình đường thuỷ Trong năm 2004 Công ty chỉ trực tiếp thi công công trình này còn lại đều khoán gọn cho các xí nghiệp thi công 1.2.2 Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty Cũng như nhiều đơn vị xây lắp khác chi phí sản xuất ở Công ty Công trình đường thuỷ bao gồm 4 loại sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công. .. lắp tại Công ty Công trình đường thuỷ 1.2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất ngành xây dựng cơ bản, của sản phẩm xây lắp, để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, công tác kế toán …đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty Công trình đường thuỷ được xác định là công trình, hạng mục công trình, các... kế toán chi tiết được mở bao gồm: + Sổ TSCĐ; + Sổ chi tiết vật tư, sản phẩm, hàng hoá; + Thẻ kho; + Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh; +Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ; + Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả; + Sổ chi tiết chi phí sử dụng xe, máy thi công; + Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung; + Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp; + Sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây. .. tiếp - Chi phí sử dụng máy thi công - Chi phí sản xuất chung Chúng ta cùng lần lượt đi vào hạch toán từng loại chi phí cho một công trình 1.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong ngành XDCB, chi phí nguyên vật liệu chi m tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thường từ 60% - 80% tuỳ theo kết cấu của công trình Do vậy, để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm thì công việc... của hạng mục công trình Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp Chi phí trực tiếp phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp cho công trình, hạng mục công trình đó Các chi phí gián tiếp, chi phí chung không đưa trực tiếp vào giá thành sản phẩm một công trình, một hạng mục công trình cụ thể thì tiến hành phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình có liên... hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó Các sổ chi tiết này được tập hợp từng tháng và được theo dõi chi tiết theo từng yếu tố chi phí Cuối tháng dựa vào đó kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng Qua thời gian thực tập tại Công ty Công trình đường thuỷ, em... thụ đặc biệt và Thuế xuất nhập khẩu thì rất ít khi có vì sản phẩm của Công ty là sản phẩm xây lắp Công ty không lập báo cáo quản trị trong nội bộ Công ty, có thể là do loại hình sản xuất kinh doanh là xây lắp, sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng, thị trường ít biến động và giá cả thường được xác định trước khi sản xuất nên ít nhu cầu dùng đến báo cáo quản trị Qua nội dung trình bày ở trên... liệu của phòng kế toán về các công trình Công ty đang và đã thi công mà phần lớn đã được bên A nghiệm thu chấp nhận thanh toán Với thời gian có hạn nên em chỉ đi vào hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công trình Cảng tổng hợp Mường La địa điểm xây dựng Xã Ít Long – Huyện Mường La –Tỉnh Sơn La do Công ty trực tiếp thi công bắt đầu từ tháng 3 năm 2004 và hoàn thành cuối quý IV... KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp TK 623- Chi phí sử dụng máy thi công TK 627- Chi phí sản xuất chung TK 632- Giá vốn hàng bán TK 635- Chi phí tài chính TK 641- Chi phí bán hàng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp LOẠI 7- LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU KHÁC TK 711- Doanh thu khác LOẠI 8- LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC TK 811- Chi phí . đường thuỷ thuộc Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ, em xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Công trình đường thuỷ Chuyên. TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THUỶ . 1.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Công trình đường thuỷ ảnh hưởng đến hạch toán. hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Công trình đường thuỷ là một tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán

Ngày đăng: 22/12/2014, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.- Tiến sỹ Nguyễn Văn Bảo.Nxb Tài Chính – Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Tài Chính
Nhà XB: Nxb Tài Chính "– Hà Nội 2004
2. Sơ đồ hướng dẫn kế toán DNNN theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.Tiến sỹ Lê Thị Hoà. Nxb Tài Chính- Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nxb Tài Chính
Nhà XB: Nxb Tài Chính"- Hà Nội 2004
3. Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp.Khoa kế toán trường ĐH KTQD- Nxb Giáo Dục- 2001 Khác
4. Hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Khác
6. Các tạp chí kế toán kiểm toán và luận văn các khoá trước Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w