Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
0,96 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Sự đổi mới sâu sắc và mạnh mẽ của nền kinh tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm cho mình một hướng đi hợp lí để theo kịp xu thế phát triển đất nước nói riêng và theo kịp tiến bộ thế giới nói chung. Trong cơ chế mới đó, sự tồn tại của một doanh nghiệp là kết quả của cả quá trình khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tổ chức quản lí và hoàn thiện không ngừng các công cụ quản lí. Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ đáp ứng nhu cầu vật chất ngày càng đa dạng, phong phú cho xã hội, đặc biệt là trong toàn xã hội. Bởi các công trình kiến trúc, công trình công nghiệp, công trình cơ sở hạ tầng….hàng ngày, hàng giờ liên tiếp mọc lên, có thể nói rằng tốc độ phát triển của lĩnh vực này là nhanh chưa từng có ở nước ta. Thành công của ngành này đã tạo tiền đề không nhỏ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang theo đuổi. Ở bất kỳ doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất nào, mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận, mà muốn thu được lợi nhuận cao thì phải hạ thấp được giá thành sản phẩm. Muốn hạ thấp được giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải hạ thấp được các chi phí, trong đó có chi phí nguyên vật liệu. Công ty TNHH Lê Đức Thành vừa là doanh nghiệp thương mại, vừa là doanh nghiệp sản xuất nên công ty chuyên sản xuất gia công sản phẩm cơ khí, sản xuất sắt tấm, que hàn thép lá, thép lá kẽm, ống mạ các loại, kinh doanh mua bán sản phẩm theo giấy phép của bộ thương mại. Qua thời gian thực tập tại Công ty, em đã đi sâu tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh ở Công ty, nhận thấy sự quan trọng của nguyên vật liệu cũng như tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu đối với Công ty. Với những kiến thức đã học ở trường và qua thực tế công tác nghiên cứu tìm hiểu trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Lê Đức Thành, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:” kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lê Đức Thành ” với SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI mục đích đưa ra một số giải pháp nâng cao công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài * Mục tiêu chung: Nghiên cứu, đánh giá kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lê Đức Thành. Từ đó phát hiện ra những mặt tốt để phát huy và mặt còn tồn tại để khắc phục, nhằm giảm bớt chi phí về nguyên vật liệu dẫn đến lợi nhuận cao hơn. * Mục tiêu cụ thể: + Tìm hiểu chung về lý luận kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. + Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lê Đức Thành. + Đề xuất một số ý kiến hoàn thiện việc vận dụng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lê Đức Thành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: tình hình nguyên vật liệu tại công ty TNHH Lê Đức Thành. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: công ty TNHH Lê Đức Thành. + Về thời gian: tập trung thu thập xử lý số liệu về tình hình nguyên vật liệu tháng 3 năm 2012. 4. Phương pháp thực hiện đề tài : - Phương pháp thu thập số liệu + Số liệu sơ cấp: Được thu thập qua việc quan sát của bản thân em và phỏng vấn cô kế toán trưởng về tình hình xuất- nhập - tồn nguyên vật liệu tại công ty để có những đánh giá sơ bộ về tình hình sử dụng nguyên vật liệu. + Số liệu thứ cấp: SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI Được thu thập từ các báo cáo tài chính, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, phiếu xuất kho, nhập kho, số liệu sổ cái để có những đánh giá chính xác, khách quan hơn về tình hình sử dụng nguyên vật liệu - Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để từ đó thấy được hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty. 5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp: gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu ại công ty TNHH Lê Đức Thành. Chương 3. Các kết luận và đề xuất về kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Lê Đức Thành. SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.Cơ sở lý luận của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 1.1.1 Các khái niệm * Khái niệm hàng tồn kho: Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- hàng tồn kho, quy định hàng tồn kho là tài sản: - Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường. - Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang. - Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn có vai trò quan trọng trong quá tình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, hàng tồn kho trong doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn dự trữ cho sản xuất lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất chế tạo ở doanh nghiệp. * Khái niệm nguyên vật liệu: nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho, là đối tượng lao động và là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm mới. Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và toàn bộ giá trị được tiêu hao một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- hàng tồn kho). SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI 1.1.2. Phân loại nguyên vật liệu: Trong thực tế mỗi doanh nghiệp sản xuất đều sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, mỗi loại nguyên vật liệu có nội dung, tính chất, công dụng kinh tế khác nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán chi tiết cần phải phân loại vật liệu theo các tiêu thức khác nhau. - Thứ 1: Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu bao gồm: + Nguyên vật liệu chính: Đặc điểm chủ yếu của nguyên vật liệu chính là khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ cấu thành nên thực thể sản phẩm, toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển vào giá trị sản phẩm mới. + Nguyên vật liệu phụ: Là các loại vật liệu được sử dụng trong sản xuất để làm tăng chất lượng và hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm. Các loại vật liệu này không cấu thành nên thực thể sản phẩm. + Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận tải, công tác quản lý … Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí. + Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ ……. + Vật liệu và thiết bị cơ bản: Là những vật tư được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho côg trình xây dựng cơ bản. + Vật liệu khác: Là những vật liệu không được xếp vào các loại trên. Các loại này do quá trình sản xuất loại ra như các loại phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý tài sản cố định. - Thứ 2: Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên vật liệu được chia thành: + Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài. + Nguyên liệu, vật liệu tự gia công, chế biến. - Thứ 3: Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên liệu, vật liệu được chia thành: SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI + Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất linh doanh. + Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý. + Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác. 1.1.3. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu: * Yêu cầu quản lý: Xuất phát từ đặc điểm nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ cả hai chỉ tiêu hiện vật và giá trị ở mọi khâu từ khâu thu mua, sử dụng, bảo quản để đảm bảo cho quá trình sản xuất được kịp thời, chất lượng. - Thứ 1: Khâu thu mua Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hoá, công dụng khác nhau, mức độ và tỉ lệ tiêu hao khác nhau, do đó việc thu mua phải đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá mua hợp lý, chỉ cho phép hao hụt trong định mức, đặc biệt quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí vật liệu một cách tối đa. - Thứ 2: Khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn, ngừng trệ do cung cấp không đủ, không đúng, không kịp thời. - Thứ 3: Khâu sử dụng: Cần phải tổ chức việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng, sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cần sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả trên cơ sở định mức và dự toán chi phí nguyên vật liệu. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm bên ngoài thị trường. - Thứ 4: Khâu bảo quản: Cần đảm bảo đúng quy định, chế độ phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng loại, tránh nhầm lẫn các loại. * Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu: Quản lý chặt chẽ tình hình cung cấp, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI ở doanh nghiệp. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí vật liệu, kế toán vật liệu cần thực hiện tốt nhiệm vụ: - Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp. - Tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùng cho các đối tượng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng, và có biện pháp giải phòng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại. - Thực hiện kiểm kê vật liệu theo yêu cầu quản lí, lập các báo cáo về vật liệu, tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng vật liệu. 1.2. Nội dung kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Quy định của chuẩn mực kế toán về nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một bộ phận của hàng tồn kho nên chịu sự chi phối của chuẩn mực VAS 01”chuẩn mực chung” và chuẩn mực kế toán VAS 02 “ Hàng tồn kho”. 1.2.1.1.Các nguyên tắc kế toán cơ bản + Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí như: thanh toán tiền mua NVL, nhập kho NVL, bán hàng thu tiền, xuất kho vật liệu vào sx,… được ghi vào sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu tiền hay chi tiền hoặc tương đương tiền. + Nguyên tắc giá gốc: Giá trị của bộ phận của tài sản của doanh nghiệp là NVL, thành phẩm được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của NVL, thành phẩm được tính theo số tiền hay tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản đó được ghi nhận. + Nguyên tắc đánh giá: - Nguyên tắc giá phí: SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 7 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI Giá gốc vật tư được xác định cụ thể cho từng loại, bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác có lien quan đến việc sở hữu các loại vật tư đó. Chi phí mua vật tư bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua vật tư trừ các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua. Chi phí chế biến vật tư bao gồm các chi phí có lien quan trực tiếp đến sản xuất chế biến ra các loại vật tư đó. Trường hợp sản xuất nhiều loại vật tư trên một quy trình công nghệ trong cùng một thời gian mà không thể tách được các chi phí chế biến thì phải phân bổ các chi phí này theo tiêu chuẩn thích hợp. Trường hợp có sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị này được loại trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính. Các khoản chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các khoản chi phí khác phát sinh trên mức bình thường, chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp không được tính vào giá gốc của vật tư. - Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán 1 năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. - Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: a/ Phải lập các khoản dự phòng không quá lớn. b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập. c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí. d/ Doanh thu và thu nhập được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI - Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thong tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương tdiện định lượng và định tính. 1.2.1.2 Xác định giá trị hàng tồn kho Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được . Giá gốc của HTK bao gồm : chi phí mua , chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác để có được HTK ở thời điểm và trạng thái hiện tại. Đối với chi phí mua HTK mà trong DNSX đó là chi phí mua NVL phục vụ sản xuất, chi phí mua bao gồm: giá mua trả ngay, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho bãi,…phát sinh trong quá trình mua NVL. Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua không được tính vào giá gốc của HTK. Khi NVL xuất kho đưa vào quá trình sản xuất thì chi phí NVL được xác định theo 1 trong 4 phương pháp tính giá HTK là: phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp thực tế đích danh, phương pháp Nhập trước-Xuất trước, phương pháp Nhập sau –Xuất trước. + Phương pháp giá thực tế đích danh Phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp mà giá thực tế đơn vị khi hàng tồn kho mua và nhập kho được tính chính xác cho số lượng của chính mặt hàng đó khi xuất dùng hoặc tồn kho cuối kỳ. Phương pháp này đòi hỏi mỗi loại mặt hàng quản lý ở kho được làm dấu riêng biệt để có thể xác định chi phí ở bất kỳ thời điểm nào. Do vậy, nó thường áp dụng cho những vật tư có giá trị lớn nhưng số lượng ít, có thể dẽ dàng theo dõi hoặc xác định số lượng mỗi khoản mục khi nhập hoặc xuất. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được giữ nguyên giá từ lúc nhập kho tới lúc xuất kho mà doanh nghiệp không thể lựa chọn một loại giá khác để thay thế. Phương SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 9 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS. TRẦN THỊ HỒNG MAI pháp này phản ánh trung thực giá trị của hàng đã xuất dùng và hàng tồn kho cuối kỳ kế toán. + Phương pháp giá bình quân Phương pháp giá bình quân dựa trên giả định rằng giá gốc của hàng tồn kho cuối kỳ và hàng xuất trong một kỳ kế toán phản ánh giá bình quân của các lần nhập và hàng đầu kỳ kế toán. Có hai phương pháp tính giá thực tế bình quân là giá thực tế bình quân liên hoàn và giá thực tế bình quân gia quyền cố định. * Theo phương pháp bình quân liên hoàn, đơn giá thực tế bình quân được tính cho mỗi lần xuất trên cơ sở giá và số lượng nhập thực tế tới thời điểm xuất. Trị giá thực tế của NVL tới thời điểm xuất Đơn giá thực tế bình quân = Số lượng thực tế của NVL tới thời điểm xuất * Theo phương pháp bình quân gia quyền cố định, giá thực tế đơn vị hàng tồn kho được xác định khi hết kỳ trên cơ sở giá và số lượng nhập trong kỳ. Trình tự xác định như sau: *Tính đơn giá thực tế của hàng i sau mỗi lần nhập kho: Đơn giá thực Trị giá thực tế hàng i tồn Trị giá thực tế hàng i nhập tế của mặt kho trước lần nhập thứ t kho ở lần nhập thứ t hàng i sau = lần nhập t Số lượng thực tế hàng i tồn Số lượng thực tế hàng i nhập kho trước lần nhập thứ t kho ở lần nhập thứ t * Xác định giá thực tế của hàng i khi xuất kho: Giá thực tế mặt Số lượng mặt hàng Đơn giá thực tế của mặt hàng i xuất kho i xuất kho hàng i sau lần nhập t * Xác định giá trị hàng tồn kho vào cuối kỳ: Giá thực tế mặt hàng i tồn kho cuối kỳ SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG LỚP HK6B-K6 10 = x = Giá thực tế hàng i tồn đầu kỳ Giá thực tế hàng i nhập kho Giá thực tế hàng i xuất kho + - + + [...]... tố môi trường đến kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Lê Đức Thành 2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH Lê Đức Thành 2.1.1.1 Qúa trình thành lập và phát triển của công ty TNHH Lê Đức Thành Ngày 20/12/2002 công ty TNHH Lê Đức Thành được thành lập tại Đà Nẵng, hoạt động chủ yếu là mua bán, sản xuất, gia công sữa chữa sản phẩm cơ khí Ngày 28/8/2002 được phòng kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư... theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay + Các loại sổ áp dụng: phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thưc kế toán nào sẽ có loại sổ hình thưc kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG 34 LỚP HK6B-K6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH LÊ ĐỨC THÀNH 2.1 Đánh giá... mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây: Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định + Trình tự ghi sổ (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán. .. sản xuất: công ty TNHH Lê Đức Thành vừa là doanh nghiệp thương mại, vừa là doanh nghiệp sản xuất nên công ty chuyên mua nguyên vật liệu về gia công rồi đem bán lại Công ty sản xuất gia công sản phẩm cơ khí, sản xuất sắt tấm, que hàn thép lá, thép lá kẽm, ống mạ các loại, kinh doanh mua bán sản phẩm theo giấy phép của bộ thương mại 2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty TNHH Lê Đức Thành -... pháp này giống như phương pháp thẻ song song - Ở phòng kế toán: Kế toán mở bảng kê nhập, xuất, tồn cho từng loại nguyên vật liệu Hằng ngày hoặc định kỳ, khi nhận được chứng từ nhập, xuất đã được thủ kho phân loại Kế toán tiến hành ghi chép vào bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu Cuối tháng, kế toán cộng số vật liệu trên bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu rồi ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển dùng cho cả... chứng từ, kế toán phải phản ánh kịp thời các nội dung cấu thành nên giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho vào các tài khoản kế toán theo nguyên tắc giá gốc hay giá trị thuần có thể thực hiện được Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập trực tiếp cho công trình, kế toán và thủ kho sau khi làm thủ tục kiểm tra về số lượng, quy cách, phẩm chất của nguyên vật liệu, làm thủ tục nhập cho công trình,... PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI - Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ chi tiết nguyên vật liệu sản phẩm hàng hóa để ghi chép tình hình nhập xuất tồn theo cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị, Cuối tháng, kế toán cộng số chi tiết nguyên vật liệu và kiểm tra đối chiếu với thẻ kho Cuối kỳ, kế toán tổng hợp số liệu chi tiết vào bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn theo từng nhóm, loại nguyên vật liệu Đánh giá phương pháp thẻ... Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối kỳ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song Nguồn: Phòng kế toán Các sổ kế toán sử dụng: - Sổ kho: do kế toán lập và giao cho thủ kho ghi chép số lượng nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn - Sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu và bảng kê tổng hợp nhập, xuất, tồn được mở và theo dõi tại phòng kế toán Nội dung: - Ở kho: việc ghi chép tình hình nhập... 1.2.2.4 Sổ kế toán: SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG 26 LỚP HK6B-K6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GVHD PGS.TS TRẦN THỊ HỒNG MAI Quá trình hạch toán bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng các báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi tính toán, xử lý số liệu trên các sổ sách kế toán Sổ sách kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán áp dụng tại doanh... từ nhập chức hệ thống chứng từ và lựa chọn phương pháp kế toán chi tiếtChứng t vật liệu cho nguyên xuất phù hợp với doanh nghiệp nhằm tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu * Phương pháp thẻ song song: Sổ kế toán chi Phương pháp được khái quát bằng sơ đồ sau:tiết nguyên vật liệu SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG Bảng kê nhập, 12 xuất tồn nguyên vật liệu LỚP HK6B-K6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Ghi chú: GVHD . 2. Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu ại công ty TNHH Lê Đức Thành. Chương 3. Các kết luận và đề xuất về kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Lê Đức Thành. SVTH PHẠM THỊ HOÀI THƯƠNG. dụng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lê Đức Thành. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: tình hình nguyên vật liệu tại công ty TNHH Lê Đức Thành. - Phạm. luận kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp. + Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Lê Đức Thành. + Đề xuất một số ý kiến hoàn thiện việc vận dụng kế toán