Có thể nói, con số 300 doanh nghiệp niêm yết thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung, thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết của SGDCKHN nói riên
Trang 1Môn: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Chủ đề: Hoạt Động Của Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tại Hà Nội
MỤC LỤC
A.Giới thiệu về sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (HNX)
I/ Sự ra đời của sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội………
II/Dấu ấn lịch sử và quá trình hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội………
III/ Cơ cấu tổ chức:
IV/ Chức năng và nhiệm vụ
B Các hoạt động nổi bật và tổ chức giao dịch chứng khoán lên thi trường I/ Các hoạt động nổi bật………
II/ Tổ chức giao dịch chứng khoán trên trị trường
III.Thị trường UpCom………
IV/Sự giống nhau và khác nhau giữa chỉ số VN-INDEX tại SGDCK Tp Hồ Chí Minh và chỉ số HaSTC - Index tại Trung tâm GDCK Hà Nội
C Tổng kết………
Trang 2.Giới thiệu về sở giao dịch chứng khoán tại Hà Nội (HNX):
I/ Sự ra đời của sở giao dịc h chứng khoán tại Hà Nội:
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi,
tổ chức lại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
TTGDCK Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005 với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp Biên chế của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thuộc biên chế của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Sau 4 năm hoạt động, TTGDCK Hà Nội đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp và công chúng đầu tư TTGDCK Hà Nội đã được Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của thị trường chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc
SGDCK Hà Nội kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của TTGDCK Hà Nội và thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của SGDCK Hà Nội và các quy định pháp luật khác có liên quan
II/Dấu ấn lịch sử và quá trình hoạt động của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội:
1/ Dấu ấn lịch sử quan trọng:
*Năm 2010:
-18/07: SGDCKHN được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhì vì những thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009
- 21/06: Cổ phiếu CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam chính thức được
đưa vào giao dịch và trở thành cổ phiếu niêm yết thứ 300 trên SGDCKHN Có thể nói, con số 300 doanh nghiệp niêm yết thực sự có ý nghĩa đối với sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung, thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết của SGDCKHN nói riêng, đặc biệt vào thời điểm SGDCKHN kỷ niệm 01 năm chuyển đổi mô hình hoạt động, khẳng định một thị trường giao dịch có tổ chức, phát triển nhanh, không ngừng được mở rộng,đồng thời góp phần thu hẹp thị trường tự do
- 08/03: Tổ chức Lễ Kỷ niệm 05 năm khai trương hoạt động Sở GDCK Hà Nội; Trải qua
5 năm vừa xây dựng và phát triển, Sở GDCK Hà Nội từ những bước đi chập chững ban đầu đã có những bước trưởng thành nhanh và mạnh, trở thành một thị trường chứng khoán có quy mô liên tục được mở rộng, hoạt động hiệu quả, thực sự đã trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho Nhà nước và doanh nghiệp
- 08/02: Chính thức triển khai giao dịch trực tuyến trên thị trường cổ phiếu niêm yết,
đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển công nghệ giao dịch, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và thị trường Hệ thống giao dịch trực tuyến của SGDCKHN được xây dựng theo chuẩn dữ liệu FIX 4.4 theo tiêu chuẩn quốc tế về giao dịch, truyền nhận dữ liệu tài chính, cho phép các hệ thống của CTCK dễ dàng tích hợp và phát triển dữ liệu FIX 4.4 được thừa nhận là chuẩn kết nối chính thức cho giao dịch chứng khoán giữa SGCK và các CTCK trên thế giới hiện nay
*Năm 2009 :
-18/11: SGDCKHN và các thành viên thị trường, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong
Trang 3triển sàn giao dịch chứng khoán niêm yết, góp phần xây dựng một hình ảnh SGDCKHN hoạt động hiệu quả, an toàn và là nơi đầu tư hấp dẫn của công chúng đầu tư
- 24/09: Chính thức khai trương Hệ thống giao dịch TPCP Đây là kết quả của hơn 4 năm
phấn đấu thực hiện chủ trương của Bộ Tài chính về việc xây dựng thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt và hiện thực hóa đề án ban hành theo Quyết định số 86/QĐ-BTC của
Bộ Tài chính Sau khi thực hiện thành công việc tập trung đấu thầu và tập trung niêm yết TPCP, tất cả TPCP được phát hành qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành được giao dịch trên một hệ thống giao dịch TPCP mới, hiện đại hơn, theo mô hình tổ chức mới, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của giao dịch TPCP, phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam và các thông lệ quốc tế
- 24/06: Ra mắt SGDCKHN và khai trương thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại
chúng chưa niêm yết (UPCoM) Thực hiện Luật Chứng khoán, Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 và Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập SGDCKHN, ngày 24/6/2009, tại Hà Nội Bộ Tài chính đã tổ chức Lễ ra mắt SGDCKHN Theo đó, SGDCKHN hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên với mức vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng SGDCKHN kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của TTGDCKHN và thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều
lệ tổ chức và hoạt động của SGDCKHN và các quy định pháp luật khác có liên quan
- 24/06: SGDCKHN chính thức khai trương thị trường đăng ký giao dịch dành cho chứng
khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM) Đây là nỗ lực của các cơ quan quản lý nhằm mở rộng thị trường giao dịch có tổ chức, góp phần thu hẹp thị trường giao dịch tự
do, tạo ra cơ hội giao dịch chứng khoán minh bạch, công khai cho công chúng đầu tư và
cơ hội huy động vốn hiệu quả cho công ty đại chúng
- 20/03: Tổ chức thành công phiên đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ do Kho bạc Nhà nước
phát hành lần đầu tiên Đây là đợt phát hành được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước Đây là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam phát hành trái phiếu trong nước bằng ngoại tệ nhằm huy động nguồn vốn dự trữ ngoại tệ trong công chúng và các tổ chức trong và ngoài nước, tạo thêm một công cụ đầu tư tài chính mới cho các tổ chức, cá nhân và tăng thêm tính hấp dẫn cho thị trường trái phiếu Chính Phủ
- 02/01: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về
việc thành lập SGDCKHN trên cơ sở tổ chức lại TTGDCKHN
*Năm 2008:
- 30/10: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch từ xa.
- 02/06: Ngày giao dịch đầu tiên của các TPCP được chuyển niêm yết từ SGDCK Tp.Hồ
Chí Minh
- 16/05: UBCKNN ban hành Quyết định số 325/QĐ-UBCK về việc chuyển toàn bộ
TPCP từ SGDCK Tp.Hồ Chí Minh ra TTGDCKHN
- 19/03: Đón nhận phần thưởng cao quý là Huân chương Lao động Hạng ba do Nhà nước
trao tặng vì những thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự nghiệp phát triển có hiệu quả của TTCK
- 19/11: Mở rộng thời gian giao dịch từ 09h đến 11h lên 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến
11h như trước đó, giao dịch từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần, trừ các ngày nghỉ theo quy định của Bộ Luật Lao động Việc mở rộng thời gian giao dịch tại TTGDCKHN nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của công chúng đồng thời tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán niêm yết
Trang 4- 13/02: UBCKNN ban hành Quyết định số 115/QĐ-UBCK về việc chuyển đổi mô hình
đấu giá từ một cấp sang hai cấp
*Năm 2006:
- 31/12: Quy mô thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết tăng trưởng mạnh từ 9 công ty
vào cuối năm 2005 lên 87 công ty với tổng giá trị niêm yết đạt 11.201 tỷ đồng
- 01/07: Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 2276/QĐ-BTC về việc tập trung đấu thầu trái
phiếu Chính phủ tại TTGDCKHN, theo đó, TTGDCKHN là đơn vị duy nhất thực hiện chức năng đấu thầu trái phiếu Chính Phủ
- 01/06: Nâng số phiên giao dịch lên 5 phiên/tuần, thay vì 3 phiên/tuần kể từ khi khai
trương
*Năm 2005:
- 02/11: Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục song song với giao dịch thỏa
thuận Trước đó, phương thức giao dịch duy nhất là phương thức thỏa thuận
- 14/07: Khai trương hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 cổ phiếu giao dịch
đầu tiên Phương thức giao dịch thỏa thuận, 3 phiên giao dịch/tuần
- 09/04: Tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu đầu tiên tại TTGDCKHN, trái phiếu do Quỹ
Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) phát hành
- 08/03: TTGDCKHN khai trương hoạt động với hoạt động đầu tiên là đấu giá cổ phần 2/ Quá trình hoạt động:
Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam
Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010 Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC)
Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam Trong đó, định hướng xây dựng Trung tâm GDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch
phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ Theo đó, trung tâm GDCK Hà Nội sẽ phát triển
theo hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch
Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCKHN thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Mô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá Gần đây,
Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập
Trang 5III/ Cơ cấu tổ chức:
1 Tổ chức đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp TTGDCKHN cung cấp các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP Trong đó quy định các doanh nghiệp khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK
2.
Tổ chức đấu thầu trái phiếu :
TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình
3.
Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch:
* Hàng hoá giao dịch trên TTGDCK Hà Nội:
thực hiện niêm yết tại TTGDCKTP HCM, hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký giao dịch phải có lãi, số cổ đông tối thiểu là 50 người (kể cả trong và ngoài doanh nghiệp)
- Các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương
• Phương thức giao dịch áp dụng tại TTGDCKHN:
+ Phương thức giao dịch thoả thuận
+ Phương thức giao dịch báo giá trung tâm
Trang 6Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu
một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam.
IV/ Chức năng và nhiệm vụ:
Sở GDCK Hà Nội tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ là đơn vị sự nghiệp có thu, được chuyển đổi theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg, ngày 02/01/2009 của Thủ tướng chính phủ
Theo các Quyết định trên Sở GDCK Hà Nội là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được
tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và các NHTM trong và ngoài nước; là đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và có nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật; hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan Tên gọi đầy đủ: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Stock Exchange
Tên viết tắt: HNX
Vốn điều lệ: 1.000 tỷ đồng
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở GDCK Hà Nội như sau:
Nhiệm vụ:
1 Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, minh bạch và hiệu quả
2 Thực hiện chế độ tài chính, báo cáo thông kê, kế toán và kiểm toán theo quy định của pháp luật và của Bộ Tài chính
3 Thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn;
4 Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán
5 Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao; quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổn thất các nguồn vốn và tài sản của Sở Giao dịch;
6 Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán
và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư
7 Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở Giao dịch gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng
8 Xử lý và trả lời những thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của các nhà đầu tư, các
tổ chức niêm yết
9 Sở Giao dịch được Nhà nước giao vốn điều lệ và chịu trách nhiệm về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Sở Giao dịch trong phạm vi vốn Điều lệ của mình
Trang 710 Sở Giao dịch chịu trách nhiệm kế thừa quyền và nghĩa vụ pháp lý của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội theo quy định của pháp luật;
11 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Quyền hạn:
1 Ban hành các Quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, giám sát giao dịch, công bố thông tin, thành viên giao dịch và các quy chế khác sau khi được
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận
2 Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch
3 Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch trong trường hợp cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư
4 Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở Giao dịch
5 Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch
6 Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại Sở giao dịch
7 Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết
8 Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán
9 Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính
10 Đầu tư, góp vốn với các tổ chức kinh tế khác để cung cấp các dịch vụ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ cung cấp thông tin trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở giao dịch nhằm mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán
11 Lập quỹ bồi thường thiệt hại cho các thành viên giao dịch;
12 Yêu cầu các tổ chức tư vấn, tổ chức niêm yết làm rõ các vấn đề được nhà đầu
tư khiếu nại
13 Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật để thực hiện mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch
B Các hoạt động nổi bật và tổ chức giao dịch chứng khoán lên thi trường
I/ Các hoạt động nổi bật
Ngay sau thời điểm khai trương, TTGDCK HÀ Nội triển khai hoạt động đấu giá cổ phần cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá
- Ngày 08.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Nhà máy Thiết bị Bưu điện
- Ngày 10.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Nhà máy Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh
- Ngày 17.03.2005 tổ chức đấu giá cổ phần Ðiện lực Khánh Hoà
Ngày 14.7.2005 TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp
Sau khi khai trương sàn giao dịch chứng khoán thứ cấp, đã có 6 doanh nghiệp được đưa vào giao dịch đợt đầu, bao gồm:
1 Công ty cổ phần Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
Trang 82 Công ty cổ phần Giấy Hải Âu
3 Công ty cổ phần Hacinco
4 Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa
5 Công ty cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn-Sông Hinh
6 Công ty cổ phần Thăng Long
Cho tới nay, Sở GDCK Hà Nội tổ chức được 198 phiên đấu giá, bán được 943
triệu cổ phần, thu về cho Nhà nước gần 28.600 tỷ đồng Hoạt động đấu giá liên tục được cải tiến về phương thức và công nghệ, hình thành các cuộc đấu giá có tính chất kết nối, thống nhất giữa hai đầu Bắc- Nam, mở rộng được địa bàn phục vụ nhà đầu tư ra phạm vi toàn quốc
Bên cạnh đó, SGDCK Hà Nội đã hoàn thành tốt công tác đấu thầu TPCP để huy
động vốn cho ngân sách nhà nước Với 206 phiên đấu thầu TPCP đã được tổ chức, tổng
số vốn huy động cho ngân sách nhà nước là 69.388 tỷ đồng Hoạt động đấu thầu được tổ chức thường xuyên và tập trung tại Sở GDCK Hà Nội không những đã huy động được một lượng vốn đáng kể phục vụ kịp thời cho các công trình trọng điểm của quốc gia mà còn giúp giảm được lãi suất huy động, giảm gánh nặng trả lãi cho NSNN, góp phần bình định hướng và ổn lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô Đặc biệt, trong năm 2009, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức thành công việc đấu thầu TPCP bằng ngoại tệ lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam, huy động được hơn 460 triệu đôla với lãi suất trúng thầu bình quân 3.4%, mở ra một hướng đi mới đầy tiềm năng trong việc huy động ngoại tệ của Chính phủ qua kênh đấu thầu trái phiếu
Với 6 năm hoạt động chưa phải là một khoảng thời gian dài, nhưng SGDCK Hà
Nội đã tổ chức được 3 loại thị trường chứng khoán hoạt động thống nhất trên một nền công nghệ giao dịch trực tuyến hiện đại Thị trường cổ phiếu niêm yết có sự phát triển nhanh và mạnh khởi đầu bằng 6 doanh nghiệp vào tháng 7/2005 Đến năm 2011 đã có
378 DNNY với tổng giá trị là 39.865 tỷ đồng theo mệnh giá, tăng gần 42 lần về số lượng,
77 lần về giá trị; quy mô giao dịch bình quân phiên đạt gần 1.000 tỷ đồng/phiên so với mức 3,7 tỷ đồng/phiên năm 2005 SGDCK Hà Nội hiện có 101 công ty chứng khoán thành viên, trong đó có 54 công ty đặt trụ sở chính tại Hà Nội, hầu hết đã tổ chức giao dịch từ
xa và giao dịch trực tuyến với mạng lưới nhà đầu tư trải rộng khắp cả nước và vươn ra nhiều nước trong khu vực và quốc tế
Bên cạnh thị trường niêm yết cổ phiếu truyền thống, SGDCK Hà Nội đã tổ chức
và đưa vào hoạt động hệ thống giao dịch TPCP từ tháng 9/2009 với hệ thống giao dịch hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đặc thù của giao dịch TPCP, phù hợp với định hướng phát triển TTCK Việt Nam và các thông lệ quốc tế Qua 6 năm hoạt động, số lượng TPCP niêm yết trên SGDCK Hà Nội đã đạt số lượng 1.803 trái phiếu với quy mô thị trường trái phiếu đạt 225.188 tỷ đồng Thị trường TPCP đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo công ty chứng khoán, các Ngân hàng Thương mại lớn và các nhà đầu tư có tổ chức trong và ngoài nước tham gia giao dịch
Ngoài ra, SGDCK Hà Nội tổ chức thị trường dành cho cổ phiếu chưa niêm yết (thị
trường UPCoM) nhằm thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường có quản lý của Nhà nước Sau khi đưa thị trường UPCoM chính thức vận hành từ tháng 6/2009 đến nay đã
có 109 doanh nghiệp đăng ký giao dịch với giá trị giao dịch đạt 14.933 tỷ đồng Sau một thời gian hoạt động, thị trường UPCoM đã có những cải tiến mới bằng việc thay đổi phương thức giao dịch đồng thời áp dụng công nghệ giao dịch trực tuyến góp phần làm cho quy mô giao dịch tăng lên Với số lượng khoảng 3000 công ty đại chúng chưa niêm yết hiện nay, thị trường UPCoM là tiền đề để đưa các doanh nghiệp này vào giao dịch
Trang 9thống nhất trên thị trường có tổ chức, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, giảm thiểu rủi ro từ các giao dịch trên thị trường tự do.
II/ Tổ chức giao dịch chứng khoán trên trị trường:
Gồm 3 loại thị trường:
1/ Cổ phiếu:
Số chứng khoán niêm yết : 379
Khối lượng niêm yết : 6 810 927 988
Tổng giá trị niêm yết : 68 109 279 880 000
Thời gian giao dịch : Từ 8h30 đến 11h
*Điều kiện niêm yết :
─ Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
─ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước
─ Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ
─ Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ
─Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này
─Việc niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần không phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này
*.Giá tham chiếu:
Giá tham chiếu ngày đầu tiên do tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn (nếu có) đề xuất và được Sở GDCK Hà Nội chấp thuận Nếu trong 3 ngày giao dịch liên tục kể từ ngày giao dịch đầu tiên chưa xác định được mức giá bình quân gia quyền được sử dụng là giá tham chiếu trong ngày giao dịch kế tiếp, tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn niêm yết (nếu có) sẽ phải xác định lại giá tham chiếu Biên độ dao động giá ngày đầu tiên của cổ phiếu mới niêm yết là ± 30% so với giá tham chiếu Trường hợp cổ phiếu niêm yết bị tạm ngừng giao dịch trên 25 phiên thì khi giao dịch trở lại, giá tham chiếu do Sở GDCK Hà Nội quyết định sau khi có sự chấp thuận của UBCKNN và cũng áp dụng biên độ giá ± 30% như trên
*Phương thức giao dịch:
a.Phương thức giao dịch khớp lệnh liên tục
Đơn vị yết giá
+ Đối với cổ phiếu:100 đồng
+ Đối với trái phiếu: không quy định
Đơn vị giao dịch
100 cổ phiếu hoặc 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) tính theo mệnh giá trái phiếu
Khối lượng giao dịch tối thiểu: không quy định
Loại lệnh giao dịch: lệnh giới hạn
_ Nguyên tắc thực hiện lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
- Các lệnh có mức giá tốt nhất được ưu tiên thực hiện trước
- Nếu có nhiều lệnh cùng mức giá thì lệnh nào được nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước
Trang 10-Nếu lệnh mua và lệnh bán cùng thoả mãn nhau về giá thì mức giá thực hiện sẽ là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước
- Lệnh giao dịch có thể được thực hiện toàn bộ hoặc một phần theo bội số của đơn vị giao dịch
Trình tự giao dịch khớp lệnh liên tục :
- Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh (mua/bán) tại các công ty chứng khoán, đại diện giao dịch của công ty chứng khoán sẽ nhập các lệnh của khách hàng vào hệ thống giao dịch tại Sở GDCK Hà Nội
- Các lệnh đặt này được hiển thị trên màn hình của đại diện giao dịch và màn hình thông tin của công ty chứng khoán
- Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống Tức là, nếu thoả mãn về giá thì các lệnh mua có mức giá cao nhất sẽ được khớp với các lệnh bán có mức giá thấp nhất Mức giá thực hiện được xác định là mức giá của lệnh được nhập vào hệ thống trước
- Nếu ở cùng một mức giá mà có nhiều lệnh mua/lệnh bán thì lệnh nào nhập vào hệ thống trước sẽ được thực hiện trước
- Các lệnh có thể được thực hiện một phần hoặc toàn bộ (nếu các lệnh đối ứng đáp ứng được toàn bộ khối lượng) Các lệnh chưa được thực hiện hoặc mới thực hiện một phần
sẽ được lưu lại trên hệ thống để chờ thực hiện với các lệnh mới
- Kết quả giao dịch sẽ được hiển thị trực tuyến trên màn hình thông tin của các công
ty chứng khoán
Kết thúc phiên giao dịch, Sở GDCK Hà Nội sẽ xác nhận kết quả giao dịch với công ty chứng khoán thành viên và công ty chứng khoán thành viên thông báo cho khách hàng
Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
- Trong phiên giao dịch, các lệnh đã nhập vào hệ thống không được phép sửa, trừ trường hợp sửa giá và trường hợp đại diện giao dịch (sau đây viết tắt là ĐDGD) nhập sai so với lệnh gốc của khách hàng
- Trường hợp sửa giá theo yêu cầu của khách hàng, ĐDGD được tiến hành sửa lệnh ngay trên hệ thống
- Trường hợp nhập sai lệnh của khách hàng so với lệnh gốc, ĐDGD được phép sửa lệnh theo trình tự trong quy trình Sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục Trường hợp này sẽ tính vào lỗi của ĐDGD
- Việc sửa lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục chỉ được thực hiện đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh
Hủy lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục
Trong phiên giao dịch, ĐDGD được thực hiện huỷ lệnh theo yêu cầu của khách hàng đối với các lệnh chưa được khớp hoặc phần chưa được khớp của lệnh
Hình thức thanh toán
Tất cả các giao dịch khớp lệnh liên tục (gồm cả giao dịch cổ phiếu và giao dịch trái phiếu) được thanh toán theo hình thức thanh toán đa phương (T+3).
b.Phương thức giao dịch thỏa thuận
Đơn vị yết giá: không quy định.
Đơn vị giao dịch: không quy định.
Khối lượng giao dịch tối thiểu.
- Đối với cổ phiếu: 5.000 cổ phần.
- Đối với trái phiếu: 100.000.000 đồng (100 triệu đồng) tính theo mệnh giá
Trình tự giao dịch thoả thuận
+ Trường hợp đã xác định được đối tác giao dịch: