Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
247 KB
Nội dung
1) Quá trình hình thành và phát triển 1 2) Mục tiêu, Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 3 2.1) Mục tiêu 3 2.2) Chức năng, nhiệm vụ 4 2.3) Cơ cấu tổ chức 4 3) Chính sách nhân lực 8 3.2) Quan điểm và quy trình tuyển dụng 10 3.3) Chính sách duy trì nhân lực 11 3.4) Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực 13 4) Văn hóa tổ chức 15 PHẦN II : NHẬN DIỆN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ QUẢN LÝ 16 1) Bản mô tả công việc 17 1.2) Chức năng nhiệm vụ 17 2) Nhận diện các chức năng nhà quản lý: Giám đốc xí nghiệp kẹo 2: Ông Đoàn Phúc Cường với chức năng quản lý xí nghiệp kẹo 2 19 2.1) Chức năng lập kế hoạch 19 2.2) Chức năng tổ chức 21 2.3) Chức năng lãnh đạo 22 2.4) Chức năng kiểm tra 24 3) Đánh giá việc thực hiện các chức năng của nhà quản lý 24 PHẦN III:CÔNG VIỆC CỦA CHUYÊN VIÊN Ở VỊ TRÍ CỤ THỂ 25 2) Mô tả 25 3) Quy trình thực hiện công việc ( Tuyển dụng) 27 4) Kết quả thực hiện 28 PHẦN IV: NGHIÊN CỨU MỘT VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU 29 VẤN ĐỀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀNG AN 29 1) Chấm công 29 2) Tổ chức trả lương và quản lý quỹ lương 29 2.1) Hạng và thang bản lương cho công ty 29 2.2) Phụ cấp lương 30 2.3) Cách xác định đơn giá tổng hợp 31 2.4) Nguồn để trả lương 31 2.5) Xây dựng quy chế trả lương 32 KẾT LUẬN 33 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN TRÀNG AN 1) Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty cổ phần Tràng An Tên giao dịch quốc tế: TRANG AN JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: TRANG AN JSC Trụ sở chính: Số 1, Phùng Chí Kiên, P. Nghĩa Đô, Q.Cầu Giấy, Hà Nội 1 Số tài khoản: 10A- 00042 ngân hàng công thương Cầu Giấy Điện thoại: 04.2679999 – 04.7564459 Website:www.trangan.com Công ty cổ phân Tràng An được thành lập ngày18/04/1975 theo quyết định số 53/1975/CN-UBHCTP với tên gọi là “ Xí nghiệp kẹo Hà Nội” trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội , địa chỉ tại 204 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Lúc này cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu sản xuất thủ công kết hợp với một số máy sản xuất kẹo cũ của Đức. Ngày 01/08/1989 “ Xí nghiệp kẹo Hà Nội” sát nhập với “ xí nghiệp chế biến bột mỳ Nghĩa Đô” theo quyết định số 169/1989/QĐUB của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và đổi tên thành “ nhà máy kẹo Hà Nội” gồm 2 cơ sở đóng ở phường Quan Hoa và Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội. Lúc này nhiệm vụ vẫn là sản xuất các loại kẹo, rượu, nước ngọt và cơ sở đã được cải thiện hơn trước. Ngày 08/12/1992, nhà máy kẹo Hà Nội đổi tên thành “ công ty bánh kẹo Tràng An” theo quyết định số 3128/1992/QĐUB của chủ tịch ủy ban TP Hà Nội. Lúc này công ty đã có những chuyển biến rõ rệt về hoạt động sản xuất, cơ cấu quản lý phù hợp với hoàn cảnh mới. Đặc biệt từ năm 1994, công ty công ty đã có nhảy vọt về tiến bộ kỹ thuật, đa dạng hóa mặt hàng và chất lượng sản phẩm.Ngày 10/04/2004, công ty bánh kẹo Tràng An chính thức cổ phần hóa căn cứ theo nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của số 1520/QĐUB ngày 20/03/2003 của chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thành Công ty cổ phần Tràng An trụ sở tại : số 1, phố Phùng Chí Kiên, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Trong đó nhà nước chiếm 51,04% vốn điều lệ, còn lại là do cổ đông đóng góp 48,96%. Và từ đây, công ty đã và đang nỗ lực không ngừng thực hiện thay đổi cơ cấu tổ chức, phương thức 2 quản lý, đào tạo lao động, đổi mới kỹ thuật, máy móc, mở rộng quy mô sản xuất…Cho đến nay, tổng số lao động trong công ty là 654 người. Trải qua gần 40 năm kinh nghiệm , công ty cổ phần Tràng An đã thu được nhiều thành công, nhiều năm liên tiếp nhận được các giải thưởng : Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2008 do Bộ Tài nguyên môi trường trao tặng , “Top-ten Sản phẩm uy tín chất lượng bánh cốm và bánh quế năm 2006, 2007, Bằng khen của Bộ Công Nghiệp về thành tích sản xuất kinh doanh 2006, 2007; 2008, Bằng khen của UBND TP Hà Nội về thành tích sản xuất kinh doanh 2006; 2007; 2008., Bằng khen của BHXH Việt Nam 2007, Cúp vàng “Thương hiệu & nhãn hiệu” , “Cúp Thăng Long” do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng tháng 10/2007 Bánh kẹo Tràng An được công nhận là “Sản phẩm chủ lực Hà Nội” năm 2007, “Giải vàng” chất lượng an toàn thực phẩm… và nhiều giải thưởng khác. Thương hiệu Tràng An đã trở thành thương hiệu uy tín,chất lượng đứng vững trên thị trường. 2) Mục tiêu, Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức 2.1) Mục tiêu - Mục tiêu dài hạn: Không ngừng nâng cao lợi ích của cổ đông Tăng cường tích lũy, phát triển sản xuất kinh doanh Làm tròn nghĩa vụ với nhà nước Nâng cao thu nhập cho người lao động - Mục tiêu trung hạn: Doanh thu hàng năm tăng 20 – 30% Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng 20% Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước Lợi nhuận hàng năm tăng trên 20% 3 Cổ tức hàng năm đạt trên 12% Thu nhập bình quân tăng 20% Hàng năm thu hút thêm 50 lao động. - Mục tiêu năm 2009: Khánh thành nhà máy Tràng An 2 và đi vào hoạt động ở thị xã Cửa Lò – Nghệ An. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Giữ vững và tăng kết quả kinh doanh so với năm trước. 2.2) Chức năng, nhiệm vụ Công ty cổ phần Tràng An chuyên sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm bánh kẹo, mứt tết…và nghiên cứu sản phẩm mới mang thương hiệu cao cấp “ bánh kẹo Tràng An” – tinh hoa bánh kẹo Việt. Công ty sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm công nghiệp thực phẩm – vi sinh, xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu, hương liệu, phụ gia, thiết bị, phụ tùng có liên quan tới ngành công nghiệp thực phẩm vi sinh. Cung cấp các dịch vụ đầu tư, tư vấn, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thiết kế, chế tạo xây lắp thiết bị và công trình chuyên ngành thực phẩm. Kinh doanh khách sạn, chung cư, nhà hàng, đại lý cho thuê văn phòng, du lịch, hội trợ, triển lãm, thông tin, quảng cáo… Tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. 2.3) Cơ cấu tổ chức 4 Theo nguồn của phòng tổ chức nhân sự Như vậy, qua sơ đồ ta thấy cơ chế chỉ huy của công ty Cổ phần Tràng An được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Trong đó nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận như sau: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Kế toán trưởng Phó tổng giám đốc Kế hoạch sản xuất Nghiên cứu và phát triển Marketi ng – bán hàng Kỹ thuật – cơ điện Kiểm soát chất lượng Tài chính – Kế toán Xí nghiệp kẹo 1 Xí nghiệp kẹo 2 Xí nghiệp bánh 1 Xí nghiệp bánh 2 Xí nghiệp bánh 3 Phó tổng giám đốc Tổng giám đốc 5 Văn phòng Văn phòng - Hội đồng quản trị: quản lý công ty, toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty. - Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm chính trước đại hội cổ đông và hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người điều hành quản lý chung. - Phó tổng giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho tổng giám đốc, là trợ lý giúp việc gần nhất cho tổng giám đốc trong việc điều hành quản lý công ty. - Kế toán trưởng có vai trò quan trọng tương đương phó tổng giám đốc với nhiệm vụ giúo tổng giám đốc kiểm soát vấn đề tài chính kế toán của toàn tổng công ty, tham mưu cho tổng giám đốc. - Ban kiểm soát là do hội đồng cổ đông cử ra nhằm kiểm soát, kiểm tra hoạt động của tất cả các bộ phận trong công ty, hoạt động độc lập. - Khối văn phòng gồm 5 bộ phận làm công việc quản lý hành chính Phòng tổ chức nhân sự: chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong toàn công ty. ( tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, kỷ luật, quản lý hợp đòng lao động, bảo hiểm xã hội, quản lý hồ sơ…). Bộ phận văn thư lưu trữ:làm nhiệm vụ lễ tân, đón khách, phục vụ hội họp. Quản lý giấy tờ, công văn, in ấn, photo tài liệu. quản lý và sử dụng các thiết bị IT… Bộ phận y tế: thực hiện công tác y tế dự phòng và hồ sơ chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên trong công ty. Bộ phận nhà ăn: phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên của công ty. Bộ phận bảo vệ: thường trực bảo vệ, hướng dẫn, kiểm soát người ra vào công ty, duy trì an ninh trật tự công ty. - Khối sản xuất: gồm 5 xí nghiệp sản xuất làm nhiệm vụ sản xuất bánh kẹo: kẹo 1, kẹo 2, bánh 1, bánh 2, bánh 3. 6 + Xí nghiệp kẹo gồm có xí nghiệp kẹo 1 và kẹo 2 làm nhiệm vụ sản xuất kẹo các loại. + Xí nghiệp bánh gồm xí nghiệp bánh 1, bánh 2, bánh 3 làm nhiệm vụ sản xuất các loại bánh. - Phòng kế hoạch sản xuất: lập kế hoạch, điều hành mọi hoạt động sản xuất cho các xí nghiệp, quản lý nguyên vật liệu, vật tư, báo cáo tình hình sản xuất Cho tổng giám đốc. - Phòng kiểm tra chất lượng ( QC) theo dõi, kiểm tra quá trình sản xuất chất lượng sản phẩm. - Phòng kỹ thuật cơ điện : lập và quản lý hồ sơ thiết bị. Lập và triển khai kế hoạch thiết bị, đào tạo công nhân vận hành, sửa chữa thiết bị. - Khối kinh doanh gồm 2 bộ phận có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và marketing bán hàng. + Phòng nghiên cứu phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, phát triển thị phần của các sản phẩm. + Phòng marketing bán hàng chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh sản phẩm, quản lý xúc tiến việc bán hàng, giới thiệu sản phẩm. - Phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm thống kê, kế toán theo dõi các nguồn tài sản trong công ty, quản trị tài chính, ngân sách, kiểm tra, kiểm toán. *) Nhận xét: Với sơ đồ trên ta có thể nhận thấy ưu nhược điểm của cách tổ chức quản lý của công ty cổ phần Trang An như sau: - Ưu điểm: + Bộ máy gọn nhẹ, hạn chế tối đa nhân viên, tiết kiệm chi phí + Việc truyền đạt thông tin giữa : Cấp trên – cấp dưới, các phòng ban, bộ phận với nhau nhanh chóng, hiệu quả. + Dễ dàng kiểm tra hoạt động của từng đơn vị bộ phận 7 + Thể hiện tính độc lập giữa các đơn vị, tạo cơ hội cho cán bộ nhân viên phát huy tính sáng tạo trong công việc… - Nhược điểm: + Tính tập trung quản lý cao nên đòi hỏi cán bộ quản lý, đặc biệt lãnh đạo phải có kiến thức sâu rộng và có năng lực. + Các phòng ban số lượng nhân viên được tinh giảm ( do là công ty cổ phần) nên 1 người phải đảm nhận nhiều việc, gây khó khăn cho nhân viên khi đảm nhận chức vụ. + Sự chia nhỏ các phòng ban chức năng dẫn tới việc chồng chéo các nhiệm vụ trong công việc. + Phân công lao động ở 1 số phòng ban chưa đúng chuyên ngành. + Trình độ của cán bộ công nhân viên chưa đồng đều, phân bố công việc chưa hoàn toàn phù hợp với trình độ chuyên môn nhân viên. 3) Chính sách nhân lực 3.1) Số lượng và chất lượng lao động của Tràng An qua một số năm gần đây STT Chỉ tiêu 2007 2008 Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % 1 Tổng số LĐ LĐ nữ LĐ Nam 508 353 155 100 68,56 31,44 547 375 172 100 69,49 30,51 2 Phân loại theo trình độ Số LĐ chưa qua đào tạo Số LĐ đã qua đào tạo a.Trình độ CĐ trở lên - Thạc sĩ - Kỹ sư - Cử nhân luật - Cử nhân kinh tế 508 330 178 70 1 12 25 32 100 66,73 33,27 13,16 0,18 2,56 4,57 5,85 547 365 182 72 1 14 25 32 100 64,69 35,04 13,78 0,2 2,36 4,9 6,3 8 b. Trình độ trung cấp - Trung cấp kinh tế - Trung cấp điện - Trung cấp cơ khí c. Trình độ sơ cấp 39 11 14 14 69 7,49 2,19 2,56 2,74 12,6 41 12 14 15 69 7,67 2,17 2,76 2,76 13,58 3 Phân theo cơ cấu LĐ a. LĐ trực tiếp SX b. LĐ gián tiếp - LĐ phục vụ - LĐ quản lý 350 158 85 73 70,38 29,62 16,27 13,35 385 162 89 73 68,89 31,11 16,73 17,24 4 Phân theo độ tuổi, giới tính Dưới 30 tuổi 31-40 41-50 51-60 45 120 250 93 12,79 24,86 46,25 16,09 70 136 253 88 8,86 23,62 49,21 18,01 Theo nguồn của phòng tổ chức nhân sự Cụ thể tính đến tháng 08/2009 công ty có 654 lao động. Tổng số CBCNV: 654 người Trong đó trình độ trên đại học : 1, Đại học : 48, Cao đẳng 30, trung cấp 18. *) Nhận xét : Như vậy ta thấy rõ là số lượng và chất lượng lao động của công ty cổ phần Tràng An tăng lên theo từng năm. Lao động có trình độ cao tăng lên. 100% lao động công ty đã qua đào tạo. Năm 2008, 71,46% lao động quản lý được đào tạo qua các trường cao đẳng, đại học chiếm 13,78%, trung cấp chiếm 6,3%. Đến năm 2009 thì tất cả cong nhân trong công ty đều đã qua đào tạo từ sơ cấp trở lên. Vì thế mà trình độ tay nghề của người lao động tăng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là một lợi thế và huận lợi để công ty xây dựng đội ngũ quản lý đồng bộ và hiệu quả. Xét về độ tuổi lao động thì độ tuổi từ 30 - 50 chiếm đa số 58,1%, số lao động trên 50 tuổi chiếm 18,01 %, dưới 30 tuổi chiếm 8,86%. Lao động nữ chiếm đa số, vì công việc ở công ty đòi hỏi tính cẩn thận tỉ mỉ, nhẹ nhàng 9 nên phù hợp với nữ giới. Còn nam giới chủ yếu làm ở bộ phận kỹ thuật, lò hơi, nấu kẹo – số lượng không nhiều. Về thâm niên công tác, đa số cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm trên 10 năm làm việc chiếm 50%. Sở dĩ Tràng An có cơ cấu như vậy vì đây là công ty nhà nước, có độ tuổi cao nhưng trong một vài năm trở lại đây cơ cấu lao động của Tràng An đang được cải thiện, có sự phân bổ hợp lý theo các tiêu chí hơn, đang dần được trẻ hóa. Tuy nhiên, số lao động có trình độ cao ( đội ngũ quản lý)vẫn còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với tổng số lao động. Lao động trẻ còn ít ( dưới 30 tuổi). Do vậy công ty cần nghiên cứu, đưa ra chính sách, kế hoạch và phát triển nguồn nhân lưc, sử dụng hiệu quả lao động, đặc biệt là lao động trẻ để có thể đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, khắc phục hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ của lao động trong công ty hiện nay. 3.2) Quan điểm và quy trình tuyển dụng Thông tin tuyển dụng của Tràng An được công khai và phòng tổ chức nhân sự làm nhiệm vụ này. a) Quan điểm tuyển dụng Với từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn nhất định, đây là cơ sở của việc tuyển đúng người, đúng việc mà Tràng An đang áp dụng: - Đối với vị trí kỹ thuật , nghiệp vụ : tiêu chuẩn khi vào làm việc ở công ty phải tốt nghiệp hệ chính quy các trường kỹ thuật – kinh tế ( đại học bách khoa, Kinh tế quốc dân, thương mại…), nắm vững lý thuyết chuyên môn để vận dụng vào công việc, ngoài ra phải có kỹ năng về vi tính, có khả năng đọc và dịch tài liệu tiếng anh. - Đối với công nhân kỹ thuật ( cơ khí, điện, lò hơi…) tiêu chuẩn là phải tốt nghiệp các trường dạy nghề, trình độ thợ từ bậc 3 trở lên. 10 . lương 32 KẾT LUẬN 33 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN TRÀNG AN 1) Quá trình hình thành và phát triển Tên công ty: Công ty cổ phần Tràng An Tên giao dịch quốc tế: TRANG AN JOINT STOCK COMPANY Tên. rất riêng của Tràng An. Do đặc thù là công ty nhà nước nên Đảng bộ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, ban nữ công của công ty hoạt động mạnh là lá cờ đầu trong phong trào đoàn thể khối doanh nghiệp. của công ty cổ phần Tràng An. 1) Bản mô tả công việc 1.1) Chức danh công việc : Giám đốc xí nghiệp Phòng/ban: xí nghiệp kẹo 2 Báo cáo với : Tổng giám đốc 1.2) Chức năng nhiệm vụ Chức danh Giám