1 Lý do chọn đề tài
Bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là đân chủ, theo đó đân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta xây dựng Từ lâu, Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân, nên đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hoá đời sống xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nội dung cốt lõi, trọng tâm Đặc biệt là dân chủ hoá đời
sống xã hội từ cơ sở
Chính vì vậy mà ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị 30 CT/TW về xây dựng QCDC ở cơ sở Tiếp đó, ngày 15/05/1998, để cụ thể hoá Chỉ thị
này, Thủ tướng Chính phủ ra nghị định 29 NĐ/CP về ban hành “Quy chế thực
hiện dân chủ ở xã” nhằm phát huy sức sáng tạo của nhân đân trong phát triển kinh tế, ôn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân
sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đáng, chính quyền, đoàn thể vững mạnh, góp
phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Qua quá trình triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, thực tế đã cho thấy kết quả bước đầu là rất quan trọng Tuy vậy, vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, yếu
kém như: quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều
lĩnh vực Tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, mệnh lệnh, tham nhũng, gây phiền
hà cho dân vẫn còn khá phổ biến và nghiêm trọng mà chưa đây lùi được
Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chậm đi vào cuộc sống Do vậy, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã tiếp tục nêu rõ: “Thực hiện
tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện dé dân tham gia quản lý xã hội, thảo
Trang 2Để không ngừng tăng cường việc thực hiện QCDC ở cơ sở và góp phần
xem xét, đánh giá vấn đề một cách khách quan, khoa học, việc đi sâu nghiên
cứu, tổng kết, đánh giá quá trình thực hiện trên phạm vi toàn quốc hay từng địa
phương cụ thể đều có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn
Với tầm quan trọng trên, tác giả mạnh dạn chọn vấn đề “Thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng - Thực trạng và giải pháp” để
làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, nhằm vận dụng kiến thức đã học làm
rõ hơn vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên một địa bàn xã cụ thẻ 2 Lịch sứ nghiên cứu vấn đề
Đây là vấn đề đã được triển khai thực hiện ở nước ta và đã có một số công trình, bài viết liên quan
Các bài viết của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nhắn mạnh ý nghĩa,
tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, như: Lê Khả Phiêu (1998), “Phat huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng và thực hiện thiết chế
dân chủ ở cơ sở”, Tạp chí cộng sản, số 3; Đỗ Mười (1998), “Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”, Tạp chí Cộng sản, số 20
Các bài viết của các tác giả phân tích, lý giải về yêu cầu, cách thức tổ
chức, biện pháp, con đường để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, như: “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản, 1998, số
13; “Một số vấn đề về thực hiện quy chế dân chủ ở xã” của Vũ Anh Tuấn, Tạp chí Quản lý nhà nước, s6 9, 1998; “Tiép tục xây dựng và hoàn thiện thiết chế
dân chủ ở nước ta” của Nguyễn Đình Tấn, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 10, 1998; “Cai cách thủ tục hành chính ở cấp xã nhằm đảm bảo dân chủ ở cơ sở”
của Bùi Đức Kháng, Tạp chí Thanh tra, số 3, 1998,
Các bài viết của các giả nhằm sơ kết, đánh giá bước đầu như: “Thực hiện
dân chủ ở xã - Mấy vấn đề đặt ra” của Trần Quang Nhiếp, Tạp chí Cộng sản, số
10, 1999; “Nhìn lại việc thực hiện thí điểm quy chế dân chủ ở cơ sở” của Đỗ
Quang Tuấn, (2000), Tạp chí Dân vận, số (1-2); “Két quả thực hiện quy chế dân
Trang 3Một số bài viết góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho việc thực hiện và đánh giá quy chế dân chủ ở cơ sở, như: “Củng có các hình thức dân chủ vì sự vững mạnh của Nhà nước ta” của Đào Trí Úc, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, 1998: “Dân chủ - một vấn đề thuộc bản chất của Nhà nước ta” của Đặng Xuân Kỳ, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 7, 1998; “Những chỉ dẫn của Lênin về đấu
tranh chống quan liêu và thực hành dân chủ” của Hồng Chí Bảo, Tạp chí
Thơng tin lý luận, số 4, 1999
Các công trình đã đăng thành sách, phân tích một cách sâu sắc, phong phú cả nội dung lý luận và thực tiễn qua khảo sát các vùng, các địa phương như: “Quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Dương Xuân Ngọc (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Hệ
thống chính trị cấp cơ sở và đân chủ hoá đời sống xã hội ở nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”, Nguyễn Quốc Phẩm
(chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000; “Cộng đồng làng xã Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Văn Sáu - Hồ Quốc Thông (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
Như vậy, về vấn đề dân chủ đã có nhiều công trình, bài viết của nhiều tác giả đề cập Tuy nhiên, riêng ở địa bàn xã miền núi Phống Lăng (Thuận Châu — Sơn La), cho đến nay chưa có bài viết hay đề tài nào đề cập, phản ánh Những
tài liệu nêu trên sẽ giúp ích cho việc tham khảo trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài của tác giả
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa
bàn xã Phống Lăng (Thuận Châu — Sơn La)
- Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã
Trang 44 Nhiệm vụ nghiên cứu cúa đề tài
+ Phân tích, làm rõ ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ là cơ sở, mục tiêu, động lực của quá trình đân chủ hoá đời sống xã hội trên địa bàn xã
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xa Phéng Lang
+ Vạch ra những nguyên nhân làm hạn chế việc thực hiện quy chế dân
chủ, cũng như đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đây mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với sự vận dụng tổng hợp các phương pháp lôgích
và lịch sử, so sánh và tổng hợp cùng với phương pháp điều tra xã hội học 6 Những đóng góp của đề tài
Qua nghiên cứu, điều tra, phân tích quá trình thực hiện quy chế đân chủ ở
cơ sở trên địa ban xa Phong Lang, dé tai khái quát một số kết quả bước đầu, chi
ra những hạn chế, nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất những phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm tăng cường thực hiện quy chế dân chủ phù hợp với điều kiện địa bàn
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc
nói chung, sinh viên chuyên ngành Giáo dục Chính trị nói riêng muốn nghiên
cứu sâu hơn về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phống
Lăng (Thuận Châu — Sơn La) 7 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về dân chủ và ý nghĩa của việc thực hiện quy
chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng hiện nay
Chương 2: Kết quả bước đầu của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa ban xã Phồng Lăng và những vấn đề đặt ra
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thực
Trang 5Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VÈ DÂN CHỦ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC THUC HIEN QUY CHE DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÓNG
LĂNG HIỆN NAY
1.1 Những căn cứ lý luận và thực tiễn chủ yếu của việc ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở
1.1.1 Dân chủ - vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN * Một số quan niệm cơ bản về dân chủ
Dân chủ là một khái niệm đa nghĩa, phức tạp, thuộc phạm trù chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Ở đây, “Dân chủ” là một từ ghép bao gồm hai chữ:
Demos (có nghĩa là người bình dân, dân chúng) và Kza/ia (chữ gốc là Krzíos — có nghĩa là quyền cai trị, là sức mạnh) Do vậy, từ Demos Kraria có nghĩa là dân
chủ, quyền lực, là sự cai trị của người bình dân Theo đó, đân chủ có nghĩa là quyền lực của nhân dân; dân chủ là sự cai trị của nhân dân — nó được biểu hiện theo nghĩa đối lập với chế độ độc tài Nhân dân là chủ thể của quyền lực, sử
dụng quyền lực, trong đó quyền lực chính trị là quan trọng nhất dé tổ chức, quản lý xã hội, thực hiện sự nghiệp giải phóng con người và giải phóng nhân loại cần
lao khỏi áp bức, xiéng xích, bất công
“Dân chủ” có nghĩa chung là quyền lực của người bình dân, quyền làm
chủ xã hội, và làm chủ bản thân con người, là quyền làm chủ của nhân đân trong xã hội Càng ngày, khái niệm dân chủ càng được mở rộng nhiều hơn, mang nội
dung mới mẻ hơn, nó được gắn với ý thức chính trị, gắn với chính quyền của nhân dân, gắn với tiến trình lịch sử của xã hội loài người Đồng thời, nó còn là
giá trị xã hội nhân văn, đánh dấu nắc thang tiến bộ của xã hội loài người Trong xã hội Cộng sản nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất kém phát triển, trước sức mạnh
của thiên nhiên hoang sơ, huyền bí, để tồn tại và phát triển, con người phải gắn bó với nhau thành cộng đồng để tạo nên sức mạnh cộng đồng Và họ đã sử dụng
Trang 6Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp đối kháng khơng thê điều hồ được xuất hiện Điều đó dẫn tới nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội Đề thảm hoạ đó
không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời Đó là Nhà nước
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ Nhà nước
chủ nô chính là hình thái đầu tiên của chế độ dân chủ trong xã hội có giai cấp Dân chủ chủ nô đã đem lại cho lồi người một mơ hình về mặt tô chức và cơ chế
vận hành của một thể chế dân chủ
Riêng chế độ phong kiến là chế độ quân chủ, không phải chế độ dân chủ,
nhưng những nhu cầu dân chủ, những biểu hiện dân chủ trong nhân dân, trong xã hội, thậm chí ngay cả trong một số triều đình phong kiến vẫn có [2, 156 -
157]
Thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, dưới ngọn cờ dân chủ, giai cấp tư sản
đã nhanh chóng lật đồ chế độ phong kiến với các khâu hiệu “tự do”, “bình dang”, “bac ái”; họ rêu rao về quyền tự đo cá nhân của con người, về các quyền tự quyết của các dân tộc Song trên thực tế, xã hội tư bản “chủ nghĩa tự do” cho
toàn xã hội đã bị thay thé bang chủ nghĩa mất tự do cho giai cấp bị trị Do vậy, sự tha hoá quyền lực của nhân dân là tất yếu phổ biến ở các nước tư bản chủ
nghĩa C.Mác đã nhận xét rằng: chế độ bầu cử tự do trong chủ nghĩa tư bản biến thành “tự do” của nhân dân lựa chọn những người thống trị mình Tuyệt nhiên không phải là sự lựa chọn những người đại diện cho lợi ích của bản thân mình
Lênin trong tác phâm “Nhà nước và Cách mạng” đã viết: “Chế độ đại nghị tư
sản là chế độ kết hợp chế độ dân chủ (không phải cho nhân dân) với chế độ quan
liêu (chống nhân dân)” [18, 137] Như vậy, theo Lênin, hình thức dân chủ tư sản
chính là chế độ dân chủ giả dối, đầy cạm bẫy.Tuy nhiên, hình thức dân chủ ấy
cũng đạt được một bước tiến dài trên con đường giải phóng cá nhân Dù vậy, nó
Trang 7của giai cấp tư sản Dân chủ tư sản vì thế không thể là mục đích cuối cùng của
loài người hướng tới
Chỉ có nền chuyên chính của giai cấp vô sản mới đem lại một nền dân chủ
thực sự, nền dân chủ được thiết lập trên cơ sở của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, đối kháng giai cấp bị thủ tiêu, chỉ có như thế quyền lực của nhân dân mới được thực hiện đầy đủ
Qua sự phân tích trên, chúng ta có thể khái quát những nét cơ bản về dân
chủ như sau:
+ Dân chủ là sản phẩm của xã hội loài người, gắn với giai cấp và quá trình đấu tranh giai cấp
+ Dân chủ là một hình thái nhà nước, mà ở đó thừa nhận quyền ngang nhau của dân cư trong việc xác định cơ cấu tổ chức nhà nước và quản lý xã hội
+ Dân chủ cũng được xem xét với tư cách là phương thức của phong trào
chính trị - xã hội của quần chúng, quyền hiện thực của nhân dân
+ Dân chủ với tư cách là hệ thống quyền hành, tự do và trách nhiệm của công dân được quy định bởi hiến pháp và pháp luật, là hình thức nhà nước, hình thức tổ chức và thực hiện quyền lực xã hội
+ Dân chủ với tư cách là chế độ chính trị Song với nghĩa chung nhất, dân
chủ là quyền lực thuộc về nhân dân Vì vậy mà trình độ dân chủ của một chế độ nhà nước được xác định bằng mức độ thực hiện nguyên tắc toàn quyền thuộc về
nhân dân, nhân dân tham gia quản lý nhà nước như thế nào
Dân chủ trong xã hội có đối kháng giai cấp luôn luôn chứa đựng sự mâu thuẫn giữa bản chất giai cấp thống trị với tính nhân dân Trong xã hội tư bán chủ nghĩa, yếu tố mang tính nhân dân có tăng lên so với các xã hội trước, khiến cho
mâu thuẫn giữa bản chất của giai cấp tư sản cầm quyền với tính nhân đân của
dân chủ ngày càng trở nên sâu sắc Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới cách mạng xã hội nhằm giải quyết mâu thuẫn trên bằng việc thiết lập
một chế độ dân chủ mới - đân chủ XHCN - chế độ đân chủ khác về chất so với
Trang 8cùng, tới chỗ hoàn toàn phá huỷ chế độ quan liêu, tới chỗ hoàn toàn xây dựng
một chế độ đân chủ cho nhân đân” [18, 135]
Chế độ dân chủ XHCN là chế độ chính trị mà ở đó những giá trị dân chủ, quyền lực của nhân dân được thể chế hoá thành pháp luật, thành hệ thống chính trị, thành nguyên tắc, mục tiêu của sự phát triển Các giá trị và chuẩn mực dân chủ thâm nhập va chi phối mọi hoạt động của mọi lĩnh vực trong đời sống xã
hội; mọi công dân và mọi tổ chức xã hội đều có khả năng nhận thức và vận dụng
các giá trị dân chủ, và biến thành những quy tắc phổ biến trong hoạt động và các mối quan hệ xã hội Dân chủ XHCN phục vụ lợi ích của người lao động và nó
dựa trên chế độ sở hữu xã hội
Chế độ dân chủ XHCN là sự thay thế lịch sử đối với chế độ dân chủ tư
sản, là nắc thang mới trên chặng đường phát triển của chế độ dân chủ Theo C.Mác thì chế độ dân chủ XHCN là “sự tự quy định của nhân dân”, chủ quyền
thuộc về nhân dân; Lênin cũng viết: “Đồng thời với việc mở rộng rất nhiều chế độ dân chủ, lần đầu tiên biến thành chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân dân chủ cho tuyệt đại đa số cho nhân dân” [18, 107]; Lênin
cũng cho rằng, dân chủ XHCN là nền dân chú gấp hàng triệu lần dân chủ tư san,
là dân chủ cho nhân dân lao động — dân chủ thực sự, theo nghĩa thống nhất giữa
các quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong hiến pháp và pháp luật với
sự thực hiện trong thực tế Nhà nước có trách nhiệm tạo ra những điều kiện vật chất và tinh thần để công dân có thể thực hiện quyền theo luật định Dân chủ
XHCN 1a nén dân chủ toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá — tư
tưởng Thực chất của nền đân chủ XHCN là sự tham gia một cách tích cực, thực
sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi của người lao động vào quản lý công việc
của Nhà nước và xã hội
Dân chủ XHCN là một hình thái dân chủ do nhân dân lao động thiết lập
trong quá trình đấu tranh cách mạng, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong chính trị của mình là Đảng Cộng sản Trong tác phẩm
Trang 9thành giai cấp dan tộc” [15, 623], phải giành lấy dân chủ với ý nghĩa trực tiếp là
giành lấy quyền lực nhà nước và tổ chức quyền lực đã giành được đó thành nhà nước vô sản, nhà nước dân chủ vô sản, chế độ dân chủ vô sản, một chế độ dân chủ tiến bộ về mọi mặt, khác về chất so với chế độ dân chủ tư sản
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, đã thiết lập Nhà nước Xôyiết
- chế độ dân chủ XHCN đầu tiên trên thế giới Theo Lênin, “Chế độ Xôyviết là chế độ dân chủ ở mức cao nhất cho công nhân và nông dân Đồng thời, nó có ý nghĩa là sự đoạn tuyệt với chế độ dân chủ tư sản và sự xuất hiện trong lịch sử thế
giới, một chế độ dân chủ kiểu mới, tức là chế độ dân chủ vô sản hay là nền
chuyên chính vô san” [19, 184]
Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng khắng định: “Chế độ ta là chế độ dan chu, tức là nhân dân lao động làm chủ” [22, 251] Sau thắng lợi của Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra đời, đó là
nhà nước công nông đầu tiên được thiết lập ở Đông Nam Á Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, chế độ ta là chế độ do nhân dân ta làm chủ Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, và làm chủ bản thân mình
Những luận điểm cơ bản ấy đã được nêu rõ trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp của Nhà nước, và được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật,
nhiều chính sách đã được ban hành từ trước đến nay Những điều đó khắng định dân chủ là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN nói chung, của Nhà nước ta
nói riêng
* Đáng Cộng sán Việt Nam với việc nhận thức về dân chú và dân chú ở
cơ sở
Những yếu tố dân chủ, tinh thần dân chủ, truyền thống lấy dân làm góc,
coi trọng dân vốn đã hình thành trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện mới Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, đã có
Trang 10chủ: “Nước ta là nước đân chủ, địa vị cao nhất là dan, vì dân là chủ” [21, 515]; thứ hai, dân chủ tức là dân làm chủ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”; dân chủ là toàn bộ quyền lực, lợi ích đều thuộc về nhân dân: “Nước ta là một nước dân chủ Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm Khắp nơi đều có đoàn thể nhân dân, như: Hội đồng nhân dân, Mặt trận,
cơng đồn những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực
quyền của dan, liên lạc mật thiết nhân dân với chính phú” [21, 66]
Hồ Chí Minh cũng sớm nhận thức sâu sắc về sức mạnh của quần chúng nhân dân; coi dân là gốc của nước, của cách mạng Người nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Hay:
“Dân chúng đồng lòng, việc gì cũng làm được
Dân chúng không ủng hộ, việc gì làm cũng không nên” [20, 293]
Bởi vì, theo Người, dân chủ là lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối
quần chúng Dân chủ đối lập với quan liêu: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu
là đân chủ” Không chỉ có quan niệm dân chủ đúng đắn mà Người còn nhận thấy
vai tro, tam quan trọng của việc thực hành dân chủ Trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, việc thực hành dân chủ là nhằm đem lại ấm no, hạnh phúc, bình
đẳng cho quần chúng nhân dân một cách đích thực Người nói: “Thực hành dân
chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn” [22 ,249]
Trong bản Di Chúc đề lại cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn:
“Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hoà
bình, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
cách mạng thế giới” Như vậy, dân chủ luôn là nội dung quan trọng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Đây chính là cơ sở lý luận, tư tưởng giúp Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng trong xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta
Qua tám mươi năm lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta bao giờ cũng coi dân chủ là một nội dung
Trang 11ta vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược - vừa là bản chất, vừa là đặc trưng của chế độ mới
Sợi chỉ đỏ xuyên suốt cách mạng Việt Nam mà Đảng ta đã vạch ra và lãnh đạo đó chính là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Giai đoạn đầu là Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó hai mục tiêu dân tộc và dân chủ
gắn bó với nhau từ buôi đầu sự nghiệp cách mạng Nội dung dân chủ trong giai
đoạn cách mạng trước chủ yếu là đem lại ruộng đất cho dân cày — thành phần đông đảo nhất trong dân cư Sau cách mạng dân tộc, dân chủ thành công, Đảng ta lãnh đạo đất nước chuyền sang giai đoạn cách mạng mới - cách mạng XHCN
- đó chính là cuộc cách mạng giải phóng xã hội, giải phóng con người, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân ở trình độ hoàn thiện và toàn diện hơn, tiến tới thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Từ Đại hội IV (12/1976), Đảng ta đã xác định việc xây dựng chế độ làm
chủ tập thể XHCN là một trong bốn mục tiêu cơ bản của cách mạng XHCN, và cũng là một trong bón đặc trưng của cách mạng XHCN ở nước ta Quan điểm đó được tiếp tục khẳng định và cụ thể hoá từng bước trong Nghị quyết Đại hội V (3/1982) của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng là Đại hội mở
đầu cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta Quan điểm “lây dân làm gốc”, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế nhằm giải phóng lực lượng sản xuất; đối mới nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng trên cơ sở nắm vững nguyên
tắc kiên định chủ nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu những thành tựu văn minh của
nhân loại, bảo đảm quá trình đổi mới diễn ra theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII của Đảng với việc thông qua cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã nhân mạnh:
“Xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng là một xã hội do nhân dân lao động làm
chủ” và “Tồn bộ tơ chức, hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai
Trang 12chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới” [4, 90]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng tiếp tục khăng định: “Xây dựng nền dân chủ XHCN là nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta Phải có cơ chế và cách làm cụ thể đề thực hiện phương châm “dân biết, đân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Thực hiện tốt quy chế làm chủ của nhân dân: làm chủ thông qua đại diện, làm chủ trực tiếp và các hình thức tự quản tại cơ sở” [5, 43] Việc
ban hành Chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 29 NĐ/CP (1998) là sự cụ thế hoá quan điểm đó của Đảng và Nhà nước ta
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được xem là đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết và đổi mới Tại Đại hội này nội dung dân chủ càng được coi trọng Dân chủ đã được đặt trong mục tiêu của con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, đó là “độc lập dân chủ gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, van minh” [8, 22]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (tháng 4- 2006), với chủ đề
“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh
toàn dân tộc, day mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” Tại Đại hội này, Đảng ta đã rút ra năm bài học lớn, trong đó vấn đề dân chủ tiếp tục là vấn đề cốt yếu của nhà nước chủ nghĩa xã hội — bài học thứ năm nêu rõ: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn
thiện nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” [9, 76]
Như vậy, nội dung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân luôn
là nội dung quan trọng và nhất quán trong toàn bộ đường lối của Đảng ta từ trước đến nay Dân chủ gắn liền với “dân sinh”, “dân trí”; đân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng nói chung và của công cuộc đổi mới nói riêng
Qua hơn 20 năm đổi mới, thực hiện các nghị quyết của Đảng, quyền làm
Trang 13dân không phải những giá trị dân chủ trừu tượng, mà bằng những kết quả cụ thể
trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Dân chủ đã trở thành nhu cầu khách quan gắn với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, là yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước; dân chủ cũng là vấn đề phức
tạp, nhạy cảm Trong những năm qua, mặc dù đã có những thành tựu nhất định Song, quyền làm chủ của nhân dân vẫn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh
vực; tệ quan liêu, cửa quyền, hách dịch, tham nhũng, sách nhiễu dân vẫn xảy ra phô biến và nghiêm trọng Đây là nguy cơ lớn của Đảng cầm quyên Quan liêu
và tham nhũng làm xói mòn bản chất cách mạng của Đảng, của Nhà nước, làm
suy thoái đội ngũ đảng viên, cán bộ công chức về đạo đức, chính trị, phá hoại mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và quần chúng nhân dân Phương châm “dân biết, dân bàn, đân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hoá bằng pháp luật, thành cơ chế, nên chậm đi vào cuộc sống
Vì vậy, chỉ có mở rộng dân chủ XHCN, phát huy sức mạnh quyền làm
chủ của nhân dân, chống tiêu cực, chống suy thoái, chống tham nhũng, củng cố Đảng, làm trong sạch bộ máy nhà nước, lành mạnh hoá các quan hệ xã hội mới có thể tạo động lực to lớn xây dựng và phát triển đất nước
Nhận thức được những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của các tô chức chính trị - xã hội Việc
thực hiện dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân được tiến hành dưới nhiều cấp độ, nhiều hình thức Trong đó, thực hiện dân chủ ở cơ sở nói
chung, ở phường, xã nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng; có ý nghĩa vừa cấp
bách, vừa lâu dài
1.1.2 Thực hiện dân chú ở xã, phường - nội dung quan trọng của dân chủ XHCN ở nước ta
* Vi tri, vai trò của xã, phường
Xã, phường là đơn vị hành chính cơ sở của nước ta, là cấp trực tiếp nhất,
gần dân nhất
Ngày nay, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
Trang 14huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và thị xã Thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã Huyện chia thành xã, thị trấn Thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã Quận chia thành phường” [14, 184]
Trong bốn cấp chính quyền của bộ máy nhà nước, chính quyền phường, xã là cấp cơ sở; là nền tảng của xã hội, là nơi đông đảo nhân dân sinh sống; là nơi dân thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các
công việc trong cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; là nơi dân sản xuất, kinh doanh, lao động, học tập;
xã, phường cũng là nơi nảy sinh nhiều yêu cầu bức xúc hàng ngày của các lĩnh
vực kinh tế, chính trị - xã hội; cũng là nơi thực hiện trực tiếp mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Do vậy cũng là nơi đang có nhiều đòi hỏi về quyền làm chủ, nơi diễn ra sự tiếp xúc và thể hiện các mối liên hệ đan chéo nhau, như: Đảng với dân, dân với dân, các tổ chức, các đơn vị kinh tế, xã hội với
dân Các phong trào hành động cách mạng của quần chúng, cũng như các vấn
đề dân sinh, dân chủ, đân an đều thể hiện rõ nhất ở cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nền tảng của mọi công tác là cấp xã” và “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong” [20, 317]
Thực hiện dân chủ ở xã, phường cũng sẽ góp phần cải cách hành chính,
sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính sao cho sát thực, phù
hợp với cuộc sống thực tiễn hàng ngày Thực hiện dân chủ ở xã, phường cũng là biện pháp phát huy và mở rộng dân chủ, đưa nội dung “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đi vào cuộc sống, có hiệu quả cao hơn
Ngày 18/2/1998, trên cơ sở thực tiễn, qua quá trình nghiên cứu, thử
nghiệm, tìm tòi, Bộ Chính trị ra chỉ thị số 30 CT/TW về “Xây dựng và thực hiện
quy chế dân chủ ở cơ sở” Tiếp đó, ngày 15/5/1998, Chính phủ ra Nghị định số
29/1998 NĐ/CP — “Về việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã”, Chỉ thị số 24/1998
CT/TTg ngày 19/6/1998 “Về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng bản, thôn ấp, cụm dân cư” của Thủ tướng Chính phủ Đây là những văn
Trang 15và Nghị định này là làm sao dân chủ XHCN được mở rộng, quyền làm chủ của
nhân dân được phát huy Đó cũng chính là mục tiêu, động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đôi mới
* Dân chủ ở xã, phường - nội dung quan trọng của quả trình dân chủ
hoá
Dân chủ XHCN là nền dân chủ mang bản chất của giai cấp công nhân, nền dân chủ rộng rãi nhất cho nhân dân lao động; là nền dân chú phát huy tính
tự giác, sáng tạo của quần chúng, của mỗi cá nhân Nền dân chủ này dựa trên
chế độ sở hữu mới - Sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu, nên nó được đảm bảo một cách vững chắc
Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN; là chủ trương của Đảng, Nhà nước ta; là mục tiêu và động lực
của công cuộc đối mới Quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân đã được khắng định thông qua bốn bản Hiến pháp của nước ta Nhân dân là chủ thế tối cao và
duy nhất của quyền lực Nhà nước Điều này không chỉ làm sáng tỏ về mặt lý luận, mà còn thể hiện ở cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước trên thực tiễn sao cho mục đích về một Nhà nước của dân, do dân, vì dân trở thành hiện thực và hiệu quả
Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở” Dân chủ ở xã, phường là thực hiện những nội dung dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi, đến
với từng người dân nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ của nhân dân trong đời
sống chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự công cộng
Dân chủ ở phường, xã diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống xã hội một cách trực tiếp và sinh động, liên tục đối với mọi người, nó được thực hiện thông
qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và liên quan đến trình độ nhận thức, khả năng của mỗi người Nhưng dù thế nào thì dân chủ ở phường, xã cũng phải dựa trên cơ sở của hiến pháp, pháp luật của nhà nước, và theo đúng đường
Trang 16hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Đây là quy trình
phản ánh quá trình từ nhận thức đến hành động: qua kiểm tra, đánh giá kết quá hành động, rồi tiếp tục nhận thức và hành động với kết quả cao hơn
Khác với dân chủ tư sản, tính ưu việt của nền dân chủ XHCN thể hiện ở
cả bốn nội dung của phương châm trên đều là lấy dân làm gốc, dân làm chủ thẻ
Khái niệm “dân” ở đây, cần được nhận thức trong mối quan hệ được quy định theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; mặt khác, “nhân đân làm chủ” là mục tiêu của Đảng lãnh đạo, quản lý của Nhà nước đều hướng tới mục tiêu phát huy quyền làm chủ, sáng tạo của nhân dân một cách
rộng rãi Cơ chế đó cũng có nghĩa là: Đảng lãnh đạo nhưng dân phải được biết
được bàn, được tham gia ý kiến và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng;
phải cùng tham gia kiểm tra cán bộ, đảng viên
“Biết”, “bàn”, “làm”, “kiểm tra” ở đây đặt trong mối quan hệ với đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước Biết ở đây là quyền được
thông tin một cách đầy đủ và trung thực Qua sự nhận biết từ thông tin, dân biết
được quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó mới hiểu, mới có cơ sở để bàn, dé 1am
và để kiểm tra Do vậy, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và hệ thống chính trị cơ sở là phải thông báo thường xuyên, đầy đủ đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề kinh tế, xã hội của địa phương
một cách sâu rộng trong nhân dân Quy chế quy định những điều dân được biết
là một bước cụ thể hoá quyền được thông tin của công dân quy định tại Điều 59,
Hiến pháp 1992
“Dân bàn” - là một khái niệm để chỉ quyền tham gia ý kiến của nhân dân,
bàn đề đi đến những quyết định trực tiếp; bàn đề thực hiện; bàn để tham gia ý kiến, để từ đó cơ quan đại điện quyết định
“Dân làm” — dân là chủ thé trực tiếp của quá trình thực hiện —- khi được biết, được bàn,được tham gia ý kiến, thì việc thực hiện sẽ thuận lợi Tư tướng là
cái gốc của hành động; tư tưởng thông, hành động cách mạng của nhân dân sẽ
Trang 17sách của Đảng và Nhà nước sẽ trở thành phong trào thi đua sâu rộng và có hiệu
quả trong nhân dân
“Dân kiểm tra” — đây là vấn đề thuộc bản chất của nền dân chủ XHCN,
nhân dân có quyền kiểm tra, thanh tra hoạt động của các tô chức, cơ quan Nhà
nước trong khuôn khổ pháp luật; từ công tác kiểm tra để có kiến nghị chấn
chỉnh, bổ sung với mục đích là làm cho hoạt động của các cơ quan này lành
mạnh hơn, dân chủ và hiệu quả hơn
Cả bốn khâu “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là một quy trình
“kín”, có mối liên hệ chặt chẽ, thúc đây, tác động lẫn nhau nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân ở cơ sở Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được thực hiện đưới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại điện Để phát huy chế độ dân chủ đại diện, phải nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các
cấp, đồng thời thực hiện từng bước vững chắc chế độ dân chủ trực tiếp
Nghị quyết Hội nghị Trung ương ba, khoá VIII đã nhấn mạnh: “Điều quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng đân chủ trực tiếp một cách thiết
thực, đúng hướng và có hiệu quả” Dân chủ trực tiếp đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân là phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong quá trình xây đựng nhà nước và xã hội, giải quyết những vấn đề lớn từ quốc kế dân
sinh đến những việc của đời sống cộng đồng, đời sống dân cư Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân có điều kiện tham gia ý kiến, có điều kiện để tập dượt, trưởng thành, trở thành người chủ thực hiện
Dân chủ trực tiếp tạo nên cơ chế đối trọng, kiểm tra, giám sát đối với hình
thức dân chủ đại diện, với bộ máy nhà nước, giảm bớt được sự tuỳ tiện, lộng quyền, phát huy được tính tự giác, tích cực của mỗi thành viên trong tập thẻ,
khắc phục được tính trì trệ; phát huy truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ
Trang 18lực, hiệu quả của các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước đề kịp thời sửa chữa, bổ sung
Dân chủ nói chung, dân chủ ở cơ sở nói riêng là nội dung quan trọng của
nền dân chủ XHCN Lênin nói: “Chủ nghĩa xã hội sẽ không có nếu không có dân chủ với hai nghĩa: Thứ nhất, giai cấp vô sản khơng thể hồn thành cách mạng XHCN nếu nó không tự chuẩn bị dân chủ cho mình thông qua cuộc đấu
tranh vì đân chủ Thứ hai, chủ nghĩa xã hội chiến thắng sẽ không giữ được thắng lợi và không dẫn đến sự tiêu vong của nhà nước nếu thiếu thực hiện dân chủ một
cach tron ven” [17, 28]
Lênin cũng khẳng định: “Toàn thể công dân, không trừ một ai đều phải
tham gia vào việc xét xử và quản lý đất nước, và điều quan trọng đối với chúng
ta là thu hút toàn thể những người lao động, không trừ một ai tham gia vào việc quản lý đất nước” [17, 128] Thắm nhuần tư tưởng Lênin, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh nước ta, Đảng ta chủ trương xây dựng thiết chế dân chủ ở cơ sở
nói chung và ở xã, phường nói riêng nhằm không ngừng phát huy nền dân chủ XHCN, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân Do vậy, thực hiện dân chủ ở
xã, phường là nội dung quan trọng, thiết yếu của dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay Đây là sự tìm tòi, sáng tạo, bổ sung quý báu vào kho tàng lý luận chủ nghĩa
xã hội khoa học của Đảng ta
1.2 Thực hiện QCDC ớ cơ sở với quá trình đối mới xã Phống Lang
hiện nay
1.2.1 Những điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội tác động đến quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng
Phống Lăng là một xã nằm ở phía bắc huyện Thuận Châu, cách trung tâm
huyện 4 km, có đường quốc lộ 6 đi qua, được xác định là một vùng động lực của
huyện và tỉnh Xã Phống Lăng có đường địa giới hành chính như sau: phía Bắc giáp với xã Chiềng Pha, phía Tây giáp xã Phéng Lap va Chiéng Bom, Phia Nam và Đông nam giáp xã Chiềng Ly Tổng diện tích đất tự nhiên là 1620 ha Trong
Trang 19trong xã), diện tích đất chuyên dùng là 34,90 ha (chiếm khoảng 2.1% diện tích đất trong xã), đất khác 231,86 ha (chiếm khoảng 14.9% diện tích đất trong xã) Địa hình chủ yếu của xã Phống Lăng là đồi núi cao xen các thung lũng bằng phẳng nên thuận lợi cho sản xuất các loại cây trồng khí hậu nhiệt đới, có sự
phân hoá mùa màng rõ rệt Ngoài ra, có thể thấy khí hậu ở Sơn La nói chung va xã Phống Lăng nói riêng là rất khắc nghiệt Biểu hiện như mùa hè hay có gió
lào, mùa đông hay có sương muối, mùa mưa hay có lũ quét và sạt lở đất Dân cư chủ yếu của xã chủ yếu là người Thái; họ sống tập trung chủ yếu ở hai bên bờ suối Muội với 14 bản và 857 hộ dân, 4519 khẩu [10, 2]
Trên địa bàn xã, người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng sắn, ngô và lúa
nước nên cuộc sống nhìn chung còn kém phát triển Song nhờ có sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ trang thiết bị kĩ thuật và kiến thức trong trồng trọt và chăn nuôi
của nhà nước nên nền kinh tế, xã hội đang ngày càng được mở rộng và phát
triển Cụ thể: diện tích lúa được đưa vào sử dụng cả hai vụ đông xuân và vụ mùa lên tới 195.8 ha, sản lượng lúa cả hai vụ đạt 1035.8 tan, dat 96% chỉ tiêu Ngoài ra, còn kế tới xã đã thực hiện được 100% chỉ tiêu trong trồng ngô, sẵn (tổng diện
tích trồng ngô và sắn là 64.5 ha đã đạt sản lượng cao); về chăn nuôi: đã đây mạnh phát triển chăn nuôi gia súc và gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản cũng được chú trọng đầu tư và phát triển; về lâm nghiệp: đã chia cho từng hộ dân trông nom,
thực hiện giao đất, giao rừng đến từng hộ, bên cạnh đó còn trồng được 1.2 ha (năm 2009) [10, 2 — 3]; về đầu tư xây dựng: nhiều dự án đầu tư vào xã được triển khai kịp thời và thực hiện đúng tiến độ, bên cạnh đó còn tu sửa nhiều công
trình quan trọng như: giao thông, thuý lợi, lớp học, đặc biệt là dự án đầu tư cho hai bản khó khăn (Noong Pồng, Huổi Luông) về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết
Trang 20chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, góp phần quan trọng bảo đảm sự bình
yên và phát triển lành mạnh của xã Phống Lăng
Tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã nhìn chung là tốt, tuyệt đại bộ phận kiên định với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, niềm
tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ từng bước được củng cố và nâng cao Các tổ chức, đoàn thê hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu, và có hiệu quả hơn
Những đặc điểm trên, là điều kiện thuận lợi cho xã Phống Lăng từng bước phát triển kinh tế, xã hội nói chung cho thực hiện QCDC ở cơ sở nói riêng
Song, bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn, trở ngại đáng kể, xin nêu lên một vài
khó khăn, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Nền kinh tế còn nghèo nàn, sản xuất phát triển chậm, đất sản xuất nhiều nhưng manh mún, nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng còn nhiều mặt hạn chế, tỷ lệ
hộ nghèo còn cao (chiếm 25.5%) Về các tệ nạn xã hội vẫn còn một sồ tiềm ẩn chưa triệt để, đây chính là nỗi lo của xã
Thứ hai: ý thức học tập, nghiên cứu nghị quyết của một bộ phận đáng viên còn yếu Tình trạng mất dân chủ, đoàn kết ở một số đơn vị chậm khắc phục và xử lý chưa đứt điểm, chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì còn nhiều bất cập Một bộ phận cán bộ thoái hoá, biến chất, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm
minh, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước
Thứ ba: điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là gió Lào Tầng lớp nhân dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số ít học tập nên nhìn chung tay nghề còn thấp Tình trạng lao động nông nghiệp là chủ yếu, các ngành nghề
thương mại, dịch vụ hầu như còn kém phát triển
Thứ tư: đó là tình trạng dân trí thấp, kém hiểu biết Vì vậy, quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã còn bị vi phạm ở nhiều nơi, dân ít nắm được
quyền cũng như nghĩa vụ của mình
Trang 21nghiên cứu một cách đúng đắn quá trình xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa ban xa Phong Lang hiện nay
1.2.2 Thực hiện QCDC ở cơ sở - mục tiêu và động lực của quá trình đổi mới trên dia ban x4 Phong Lang hién nay
Mục tiêu tổng quát của xã Phống Lăng được thông qua trong Báo cáo trình kỳ họp lần thứ 13 - HĐND xã khố 1§ (Về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội an ninh quốc phòng năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu đến năm 2010) đó chính là: “Tranh thủ thời cơ, huy động và sử dụng các nguồn lực, thúc đầy phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường,
tập trung tháo gỡ những vướng mắc, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ồn
định và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực gắn với ồn
định đời sống nhân dân Nâng cấp giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực; phát triển y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Áp dụng khoa học kĩ thuật công nghệ vào sản xuất, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tăng cường các chính sách xoá đói - giảm nghèo bền vững, hoàn thành vượt mức các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 — 2010); tạo tiền đề động lực cho phát triển và thực hiện tiêu kinh tế xã hội 5 năm tiếp theo
(2011 — 2015)” [10, 9]
Để thực hiện được những mục tiêu trên, xã Phống Lăng phải phát huy cả
nội lực và ngoại lực, cả yếu tố vật chất và tinh thần Đặc biệt là phát huy nguồn
lực con người trên địa bàn xa Phong Lang
Một trong những yếu tố nhằm phát huy cao độ của nguồn nhân lực, là phát huy tính chủ động, sáng tạo Muốn vậy, phải xoá bỏ chế độ quan liêu, cửa
quyền , thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi trong nhân dân
Việc thực hiện QCDC ở cơ sở được tiền hành dưới nhiều hình thức, nhiều
Trang 22Dân chủ cơ sở, trong đó dân chủ ở phường, xã đóng vai trò hết sức quan
trọng: bởi vậy mà QCDC ở cơ sở ra đời rất đúng lúc, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ Mục đích của QCDC là phát huy quyền làm chủ và tinh thần sáng tạo của quần chúng nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần của
nhân dân nhằm phát triển kinh tế, ồn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết, ngăn chặn tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng; góp phần vào sự
nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhh” theo định
hướng XHCN
Việc ban hành, xây đựng và thực hiện QCDC ở cơ sở tạo điều kiện để cho
nhân dân mở mang tri thức trên nhiều lĩnh vực Khắc phục được tình trạng dân “mù luật”, “mù thông tin”, không nắm được quyền và nghĩa vụ của các cá nhân
— đây chính là một trong những nguyên nhân của tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân, đồng thời nó cũng khắc phục tình trạng yếu kém trong chính bản
thân của mỗi người; sự hiểu biết của mỗi người sẽ tạo điều kiện cho nhân dân chủ động, sáng tạo, tự giác, và với ý nghĩa đân là chủ sẽ đi vào cuộc sống của người dân, trở nên hoàn thiện và thực tế
QCDC ở cơ sở cũng quy định những việc nhân dân bàn, đóng góp ý kiến
ở các cấp, trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Việc dân bàn, dân
tham gia ý kiến trước khi các cơ quan nhà nước có thắm quyền quyết định có
một vai trò rất quan trọng trong việc giúp các cơ quan nhà nước cấp xã, phường
ra quyết định một cách đúng đắn, hợp lòng dân hơn - đó cũng là một trong những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng quan liêu, bỏ qua ý kiến đóng góp,
xây dựng của dân; khắc phục được tình trạng thiếu dân chủ đang con nang né,
khá phố biến trên địa bàn xã Phống Lăng hiện nay
Quy định về những việc nhân dân giám sát, kiểm tra các hoạt động của
chính quyền, tổ chức của Đảng, MTTQ và các đoàn thẻ trên địa bàn xã Phống
Lăng có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự phát triển, đổi mới trên địa bàn xã hiện nay
Trang 23công đân; dự toán và quyết toán ngân sách xây dựng công trình do nhân dân
đóng góp và các chương trình của Nhà nước, các tô chức đầu tư; các khoản thu và đóng góp của dân; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực liên quan đến cán bộ xã; việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ
thương, bệnh binh, gia đình có công với cách mạng Với những quy định này, nhân dân được giám sát, kiểm tra nhưng trong khuôn khổ của pháp luật và với
tỉnh thần xây dựng Kiểm tra, giám sát để phát hiện ra những vi phạm, những sai trái, lệch lạc, từ đó có kiến nghị, chấn chỉnh, ký luật những cá nhân hoặc những
tổ chức làm sai trái, nhằm làm cho các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thé, của
các cán bộ quản lý lành mạnh hơn, dân chủ hơn; ngăn chặn được tình trạng quan liêu, tham nhũng, thoái hoá, biến chất; kịp thời bố sung, sửa đối những quyết định sai trái, kém hiệu quả Việc kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch sẽ tạo điều kiện cho việc khen thưởng, xử phạt đúng người, đúng tội Nhờ những quy
định này, mà các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở trên địa bàn xã Phống
Lăng hoạt động hiệu quả và năng động hơn, hiệu quả hơn, dân chủ hơn, gây
được niềm tin của nhân dân với Đảng và chính quyền Nhà nước nói chung, với cấp uỷ Đảng, chính quyền xã Phổng Lăng nói riêng
Việc thực hiện QCDC ở cơ sở có ý nghĩa vô cùng to lớn, vừa cấp bách, vừa xây dựng, hoàn thiện lâu đài đối với sự nghiệp đổi mới trên địa bàn xã Phong Lăng, góp phần én định, phát triển kinh tế - xã hội của xã, góp phần cải cách hành chính, nâng cao năng lực, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị xã
Phống Lăng
Như vậy, có thể nói rằng, thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống
Lăng vừa có ý nghĩa là mục tiêu, vừa có ý nghĩa là động lực trong quá trình đổi
Trang 24Chương 2
KÉT QUÁ BƯỚC ĐÀU CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẺ DÂN CHỦ Ở CO SO TREN DIA BAN XA PHONG LANG VA NHUNG VAN DE DAT
RA 2.1 Quá trình tố chức, triển khai
2.1.1 Xây dựng kế hoạch triển khai QCDC ớ cơ sớ trên địa bàn xã
Thực hiện chỉ thị 30 CT/TW ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị; Nghị định 29 NĐ/CP ngày 11/2/1998 về Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Chỉ thị số
22/1998 CT/TTg ngày 18/5/1998 của Thủ tướng Chính phủ; đặc biệt là Thông tư 03/1998 ngày 6/7/1998 của Ban Tổ chức cán bộ chính phủ hướng dẫn áp
dụng quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Tài liệu “Triển khai quy chế dân
chủ ở buôn làng” (in song ngữ Việt - Thái) của Ban Dân vận Trung ương,
01/2003 Các văn bản hướng dẫn của tỉnh uỷ Sơn La, như: Thông tư 24 TT- TU ngày 22/9/2006 của Thường trực Tỉnh uÿ về việc tiếp tục thực hiện và phát huy tinh thần Chỉ thị số 30 CT/TW của Bộ Chính trị; Tiếp đó, ngày 20/4/2007, pháp lệnh số 34/2007/PL - UBTVQHII về việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã,
phường, thị trấn của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã tạo cơ sở vững chắc để
huyện Thuận Châu có công văn tiếp tục chỉ đao việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên toàn huyện, trực tiếp đó là công văn số 319 CV/TC
của Ban Tổ chức chính quyền huyện để tiếp tục chỉ đạo việc thực hiện quy chế
dân chủ trên toàn huyện
Đảng uý, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân xã Phôỏng Lăng
đã nhận thức sâu sắc rằng: Đây là nội dung quan trọng để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng hệ thống chính trị; đặc biệt là xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh Do vậy, việc thực hiện QCDC ở cơ sở
là hết sức quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài Xã Phống Lăng ngày
Trang 25tịch xã làm phó ban chỉ đạo và các trưởng khối bộ phận của Đảng uỷ và chính
quyền xã
Ban chỉ đạo đã tổ chức triển khai vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên phạm vi toàn xã (bao gồm: 14 chi bộ dân cư trực thuộc sinh hoạt) Phương châm chỉ đạo đó là tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, sự lãnh đạo của cấp trên đối với vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và nắm được những quyền và nghĩa vụ công dân của mình; tổng kết, rút kinh nghiệm 2 lần trên một năm
2.1.2 Tố chức thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã
Để đảm bảo cho việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã đúng với tỉnh thần của Chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị, của Thủ tướng Chính phủ, của
Ban Thường trực Tỉnh uỷ, của Ban tổ chức huyện uỷ; đồng thời, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn xã miền núi mà chủ yếu là vùng dân tộc còn thấp
kém về sự hiểu biết về vấn đề chính trị, văn bản chỉ đạo của các cấp chính quyền, ít được tiếp xúc với những văn bản quy định về quyền và nghĩa vụ của cơng dân Do vậy, ngồi tuyên truyền, tiếp xúc đân cư, Ban chỉ đạo đã tiến hành phô tô, in ấn tài liệu để cung cấp cho các bí thư chỉ bộ, các trưởng khối, tiếp đó,
là in nội dung thực hiện quy chế đân chủ ở cơ sở với nội dung dễ hiểu (nhất là tài liệu của Ban Dân vận Trung ương) phát cho nhân dân, trước hết đó là gia đình
Với những tài liệu đó, các bí thư chi bộ, trưởng bản được giao trách nhiệm
hướng dẫn người dân trong các bộ phận dân cư (bản) hiểu rõ về thực hiện QCDC ở cơ sở, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai
Qua 11 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 29 của "Thủ tướng Chính phủ, trên địa bàn xã Phống Lăng, 14/14 chi bộ đã triển khai và tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở, và theo đó, trên toàn xã, ở các bản dân cư đã
11 năm thực hiện QCDC ở cơ sở theo tính thần của Chỉ thị và Nghị quyết trên
2.2 Những kết quá và hạn chế của quá trình thực hiện quy chế dân chú ở xã Phống Lăng
Trang 26* Những kết quả đạt được
Phéng Lăng là một xã miền núi, có điều kiện tự nhiên khó khăn Tuy nhiên, cùng với các xã, thị trấn thuộc huyện Thuận Châu, xã đã vượt qua những điều kiện khó khăn của một địa phương đặc trưng miễn núi Trong thời gian 3
nam (2007 — 2009), với sự nỗ lực, cố gắng của các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, các ban ngành, đoàn thể nhân dân, quy chế đã tiếp tục được phát huy
Việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, thể hiện ở trên các lĩnh vực sau:
- Trên lĩnh vực kinh tế: Qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở, nhân dân có
quyền được biết, được thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước, của chính quyền xã về các vấn đề kinh tế, đó chính là các vấn đề liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân, như: luật lao động, luật vay vốn, luật kinh tế hay các chủ trương phát triển kinh tế của địa phương, các khoản thuế, định
hướng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp, kinh tế rừng
Thực hiện QCDC ở cơ sở, người dân cũng được trực tiếp bàn bạc một cách dân chủ các khoản đóng góp, xây dựng trường học, trạm xá, đường, điện, mương phai, cầu cống, xây dựng cơ sở hạ tầng Không chỉ như vậy, mà nhân dân còn được phô biến kinh nghiệm làm ăn, nắm được các chương trình hỗ trợ vay vốn, xoá đói, giảm nghèo, giúp đỡ các hộ khó khăn về kinh tế phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo
Trong thời gian qua, nhân dân trong toàn xã đã tích cực, hăng hái tham gia vào các hoạt động sản xuất, xây dựng và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở
Trang 27đường sá [26, 5] Tất cả các công trình, cơ sở hạ tầng được tu sửa, xây đựng với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”
Qua việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng, nhân dân được biết, được bàn các nội dung thu, chi, định mức cụ thể từng khoản đóng góp
tuỳ tiện tràn lan, quá khả năng thực tế đã ngăn chặn Nhân dân không những
biết, bàn, mà còn trực tiếp tham gia, trực tiếp kiểm tra, giám sát các hoạt động
chỉ tiêu, quản lý nguồn tài chính mà mình đóng góp Họ cử người vào quản lý
công trình để kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng, nghiệm thu chất lượng
công trình Điều đó khắng định rằng, khi người dân được tham gia trực tiếp
vào quá trình kinh tế như là chủ thể, từ khâu bàn bạc đến thực hiện, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của chính quyền cơ sở thì việc huy động nguồn lực của người dân mới nhanh chóng phục vụ cho lợi ích thiết thực của nhân dân
-Trên lĩnh vực chính trị: Việc triển khai, thực hiện QCDC ở cơ sở đã bước
đầu nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng trong nhân dân, mà trước hết là ý thức dân chủ
Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở bước đầu đã tạo ra sự chuyên biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí,
vai trò và ý nghĩa của việc thực hiện QCDC ở cơ sở với việc phát huy quyền làm
chủ của nhân dân Sinh hoạt chính trị của nhân dân đã bình đẳng hơn; nhân dân nhiệt tình tham gia sinh hoạt chính trị, hưởng ứng các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước Họ cũng sôi nổi, hăng hái, tự giác bàn và quyết định
nhiều công việc quan trọng, thiết thực; được tự do phát biểu ý kiến xây dựng, được quyền gia nhập, sinh hoạt trong các tô chức xã hội phù hợp với lợi ích thiết
thực của bản thân; được tham gia đóng góp ý kiến vào các văn kiện quan trọng
của Đảng và Nhà nước khi còn là dự thảo; được yêu cầu bãi miễn cán bộ dân cử
có sai phạm quyền làm chủ trên lĩnh vực chính trị của nhân dân ở cơ sở còn được phát huy, trước hết các quyền bầu cử và ứng cử, lựa chọn những người đại
Trang 28đó, số trưởng bản được bầu mới là 2/14 = 14,28%, trưởng bản tái cử là 12/14 = 85,72% [26, 6]
Việc nhân dân bầu trưởng, phó bản một cách trực tiếp là phù hợp với
nguyện vọng của quần chúng nhân dân, thể hiện dân chủ một cách sâu sắc, hợp lòng dân, được nhân dân quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng với trách nhiệm cao, vì
lợi ích thiết thực của đân chúng
Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài, tác giả đã cố gắng thực hiện phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi Vì thời gian còn hạn chế, và một số điều kiện do liên quan tới hoạt động học tập, địa hình đôi núi của địa bàn xã Do
vậy, vào tháng 12/2009, tác giả mới xây dựng phiếu hỏi ở 12/14 bản dân cư, với
160 phiếu (xem Phụ lục) dành cho các đối tượng là: Đoàn viên, nông dân, đảng
viên, Ở đây, tác giả đã chọn dung lượng mẫu trên tông thể là 2994/4519 khẩu là công dân đủ 18 tuổi trở lên trên địa bàn (Nguôn: Báo cáo điều tra dân số theo
định kỳ xã Phống Lăng, 2009), với yêu cầu mức độ tin cậy là 99%, sai số không vượt quá 10% Xử lý mẫu phiếu hỏi bước đầu thu được các kết quả về thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn xã như sau:
Trả lời câu hỏi: “Ông (bà), anh (chị) có thái độ như thế nào trước việc thực hiện quy chế dân chủ trên địa bàn xã?”, tỉ lệ trả lời như sau:
“Phấn khởi”: 102/160 phiếu, chiếm 64% “Bình thường”: 43/160 phiếu, chiếm 27% “Khó trả lời”: 15/160 phiếu, chiếm 9%
Việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng có tác động
tích cực đến việc xây dựng Đảng, củng cố chính quyền xã Các lĩnh vực hoạt
động của Đảng, chính quyền xã đều được công khai, dân chủ; nhiều công việc,
kỳ họp quan trọng đều được đưa ra thảo luận, thăm dò ý kiến của nhân dân trước khi đưa ra quyết định Đó cũng chính là một điều khẳng định sự tham góp của quần chúng nhân dân vào công việc của chính quyền nhà nước ở cơ sở, thể hiện tinh than dan chủ cao
Trang 29vào Đảng, vào Nhà nước XHCN càng được củng cố và được nâng cao hơn Hơn nữa, cán bộ quản lý, đại diện cho Nhà nước, Đảng cũng do nhân dân tín nhiệm bầu ra, vì thế việc thực hiện QCDC ở cơ sở càng làm cho mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền thêm gắn bó, sâu sắc; hạn chế được tình trạng quan liêu, phạm luật, ngăn chặn được tình trạng biến chất thoái hoá trong bộ phận cán bộ,
đảng viên Theo đó, đội ngũ của cán bộ đảng viên cũng đã tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững phẩm chất; giám tiêu cực, không được lòng dân Điều đó đã được nhân
dân đánh giá cao
Trả lời câu hỏi: “Theo ông (bà), anh (chị) thực hiện tốt quy chế dân chú ở
cơ sở, thì trình độ, năng lực, phẩm chất của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân như thế nào?” Trả lời câu hỏi này có tỉ lệ như sau:
“Được nâng cao”: 133/160 phiếu, chiém 83%
“Bình thường”: 27/160 phiếu, chiếm 17%
“Không được nâng cao”: 0/160 phiếu, chiếm 0%
Như vậy, việc thực hiện QCDC ở cơ sở đã giúp chính quyền, Đảng bộ xã Phong Lăng có căn cứ để đánh giá đúng và sâu sát về đội ngũ cán bộ chủ chốt trên địa bàn về trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức Việc thông qua các đoàn thể đại diện, nhân dân đã thực sự được kiểm tra, giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước, cụ thể đó là giám sát bầu cử Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân, các trưởng phó bản, từ đó được lựa chọn cho mình những đại biểu
xứng đáng, tin cậy
-Trên lĩnh vực văn hoá — xã hội: Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực này thể hiện tập trung ở sự nâng cao trình độ dân trí, xây dựng đời sống văn
hoá, tỉnh thần lành mạnh, tăng cường củng cố tình đoàn kết làng xóm, cộng
đồng; giáo dục truyền thống văn hoá, nâng cao ý thức chính trị cho nhân dân Ở
đây, nhân dân ở tất cả các bản trong xã đã xây dựng những quy ước, hương ước phù hợp với điều kiện từng bản, trong khuôn khổ của pháp luật, nhằm xây dựng, củng có khối đoàn kết toàn dân, xây dựng môi trường văn hoá văn minh, lành
Trang 30dân đi vào ổn định, ít xảy ra sự mất đoàn kết trong nhân dân trong bản, trên
phạm vi địa bàn xã
Trả lời cho câu hỏi: “Trong bản ông (bà), anh (chị), tình hình xây dựng nếp sống văn hoá như thế nào?” Tí lệ số phiếu cho kết quả như sau:
“Đã xây dựng”: 124/160 phiếu, chiếm 77.5%
“Đang xây dựng”: 36/160 phiếu, chiếm 22.5%
“Chưa đặt ra”: 0/160 phiếu, chiếm 0%
Việc xây dựng bản văn hoá là một công tác thường xuyên của chính quyền địa phương, cũng là tỉnh thần chung của nhân dân, dân tộc xã Phống Lăng Đây là một mục tiêu khang định tính tích cực, chủ động của nhân dân trong việc góp phần đưa đân cư vào nếp sinh hoạt văn hoá tích cực, lành mạnh Đến nay, mặc dù điều kiện khó khăn, kinh tế - xã hội cũng mới chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định, toàn xã có 5/14 bản được công nhận là bản văn hoá (Nà Thái, Bản Dửn, Phiêng Cại, Bản Coòng, Bản Bia) Kết quả ấy đánh giá sự nỗ lực, phấn đấu của chính quyền, Đảng bộ, nhân dân xã nói chung và nhân đân ở
các bản đạt đanh hiệu “Bản văn hoá” nói riêng; phần nào đánh giá được những
thành tựu bước đầu của việc thực hiện QCDC ở cơ sở đem lại
Thành tựu trên lĩnh vực văn hoá - xã hội còn phải kể đến sự đóng góp của
nhân dân trong việc xây dựng trạm y té, lớp hoc cho con em của mình; đầu năm học, mỗi phụ huynh học sinh đều có trách nhiệm đi tu sửa trường lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất cho việc học tập của học sinh, con em mình; Mỗi bản đều thành lập một đội văn nghệ không chuyên, để giao lưu, sinh hoạt với bản bạn, hay đem ra biéu dién trong các dịp lễ, tết - tạo nên những nét văn hoá đi sâu vào đời sống
của nhân dân
Như vậy, từ thành tựu đạt được trong 3 năm tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở, ta có thể khẳng định rằng: Việc thực hiện QCDC ở cơ sở không chỉ nâng cao ý thức chính trị, góp phần cải cách hệ thống chính trị, thúc đây phát triển
kinh tế; mà còn góp phần cải tạo mơi trường văn hố, giáo dục, làm lành mạnh hoá các mối quan hệ xã hội, quan hệ ứng xử trong từng gia đình, cộng đồng; nếp
Trang 31thực sự là kết quả không nhỏ đối với quá trình đổi mới, xây dựng xã Phống Lăng hiện nay, và với quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội trên phạm vi toàn
địa bàn
Tóm lại, từ năm 2007 đến năm 2009, ba năm tiếp tục triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở theo tinh thần Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị và Nghị định số 29 của
Thủ tướng Chính phủ, xã Phống Lăng đã đạt được những kết quả bước đầu đáng
ghi nhận Đây sẽ là nền táng, cơ sở vững chắc cho việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, và việc xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh trên địa bàn xã
Phong Lang
* Nguyên nhân của những kết quả trên
Những kết quả trên trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở đạt được là
do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thứ nhất, QCDC ở cơ sở đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của thực tiễn cuộc sống hàng ngày của nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, nhiệt tình tham gia, hưởng ứng cao
- Thứ hai, quá trình thực hiện quy chế được sự quan tâm chỉ đạo sát sao,
đầy trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền xã, MTTQ, các đoàn thể quần chúng nhân đân Điều đó thể hiện qua 100 ý kiến khi được hỏi: “Vai trò của Đảng bộ,
chi bộ trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở như thế nào?” Tỉ lệ câu trả
lời như sau:
“Đã phát huy vai trò”: 111/160 phiếu, chiếm 69%
“Chưa phát huy vai trò”: 49/160 phiếu, chiếm 31% “Khó trả lời”: 0/160 phiếu, chiếm 0%
- Thứ ba, công tác tổ chức chuẩn bị, tuyên truyền, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của quá trình thực hiện QCDC trên địa bàn được tiến hành đúng
quy trình, chu đáo
- Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý, các đảng viên đã thực sự trở thành
Trang 322.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân của nó * Những hạn chế
Trong ba năm (2007 - 2009) tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phong Lăng (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) bên cạnh những mặt đã đạt được thì còn có những mặt hạn chế sau:
- Vấn đề thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng tuy đã
được triển khai từ lâu, song ở một số bộ phận cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân về mặt nhận thức vẫn còn hạn chế, chưa nắm rõ tỉnh thần Chỉ thị, Nghị
quyết của Bộ chính trị và Thủ tướng Chính phủ Trong 100 ý kiến trả lời cho câu
hỏi: “Ông (bà), anh (chị) hiểu được quy chế dân chủ ở cơ sở như thế nào?” Tỉ lệ
trả lời câu hỏi như sau:
“Hiểu được”: 93/160 phiếu, chiếm 58% “Hiểu ít”: 38/160 phiếu, chiếm 24% “Không hiểu”: 29/160 phiếu, chiếm 18%
Như vậy, tỉ lệ người trả lời là “hiểu” chỉ chiếm tỉ lệ khá, còn ngoài ra là chưa kế đến những người không được hỏi hoặc không quan tâm tới vấn đề này Đây là một hạn chế trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã
Phéng Lăng, dé dẫn tới việc vi phạm nguyên tắc dân chủ, vi phạm pháp luật đo
chưa hiểu rõ luật
- Vai trò của chỉ bộ Đảng ở một số nơi chưa thực sự phát huy tính gương
mẫu, đi đầu trong các hoạt động, công tác xã hội Tĩnh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình chưa cao; một số bộ phận chưa hiểu rõ được, chưa nhận thức
đầy đủ vai trò, vị trí chiến lược của vấn đề đân chủ, chưa phát huy quyền làm
chủ của nhân dân Công tác chỉ đạo chưa thực hiện thường xuyên, liên tục - Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở chưa đạt được hiệu quả như mong
muốn, chủ yếu là công tác dân vận, tuyên truyền còn mang tính hình thức, chiếu
lệ; chưa đi sâu vào bản chất của vấn đề Trả lời cho câu hỏi: “Việc tuyên truyền
quy chế dân chủ ở địa phương ông (bà), anh (chị) được thực hiện ra sao?”, tỉ lệ
lựa chọn phương án như sau:
Trang 33“Tuyên truyền lấy lệ”: 39/160 phiếu, chiếm 24%
“Không tuyên truyền”: 11/160 phiếu, chiếm 7%
Như vậy, có thé thấy tỉ lệ khá cao khẳng định việc tuyên truyền không hiệu quả về vấn để thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã
- Hiệu quả quản lý của chính quyền địa phương chưa được tốt Tệ quan liêu, cửa quyền vẫn còn tồn tại ở chính quyền xã Quyền làm chủ của nhân
dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, nhân dân chưa thực sự phát huy được phương châm “dân biết, đân bàn, dan làm, dân kiểm tra”, hiệu quả còn thấp
Vai trò làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở
cũng chưa cao Nhân dân thẻ hiện vai trò làm chủ của mình thông qua hai hình
thức: dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp Dân chủ đại điện là hình thức thể
hiện ý chí không trực tiếp từ chủ thể quyền lực mà thông qua đại diện có thâm quyền do chủ thể bầu ra như Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội Trong thời gian qua, các tổ chức này còn chưa thé hiện được
tính đặc thù trong hoạt động của tổ chức mình, mà còn dựa vào chính quyền là phần nhiều, chưa có phương thức phù hợp để vận động và tập hợp dân chúng
Bản thân nhân dân cũng chưa ý thức được sâu sắc quyền làm chủ của mình; vì
thế mà một số bộ phận còn coi nhẹ quyền “biết, bàn, làm, kiểm tra” Tình hình
đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân Quyền
làm chủ của nhân dân còn hạn chế không chỉ do vai trò của các tổ chức Đảng,
chính quyền ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức; mà còn một phần là còn xuất phát chính bản thân người dân, họ còn thờ ơ với chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; chưa biết bảo vệ quyền làm chủ của mình trong cộng đồng Trình độ học vấn thấp, vì thế trình độ văn hoá dân chủ, pháp luật còn thấp, chưa đủ cho họ niềm tin, mạnh dạn đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực một cách hiệu quả
Những vi phạm về dân chủ, về một số tệ nạn (rượu chè, cờ bạc ) trên địa
bàn xã chủ yếu là do nhận thức chưa đúng đắn về pháp luật, hành động cảm tính,
Trang 34vừa lâu dài, vừa quanh co, phức tạp Những hạn chế đó xuất phát từ những
nguyên nhân nhất định, điều kiện nhất định
* Nguyên nhân của những hạn chế
Những thành tựu đạt được hay những khiếm khuyết, hạn chế đều xuất
phát từ nhiều nguyên nhân Trong những nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phốỏng Lăng phải kế đến những nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng cơ sở (các chỉ bộ),
chính quyền, các đoàn thể nhân dân còn chưa thật tốt, nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của QCDC ở cơ sở chưa sâu sắc Đội ngũ cán bộ của toàn bộ hệ thống chính trị xã còn nhiều bắt cập, chưa đồng đều Một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thoái hoá, biến chất, hách dịch, sách nhiễu nhân dân, làm ảnh hưởng
không nhỏ tới mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân
- Thứ hai, trình độ dân trí còn thấp, nhân dân chưa hiểu biết nhiều về dân chủ, về pháp luật; chưa hiểu hết nội dung, ý nghĩa, mục đích của QCDC Vì vậy, chưa chủ động, tự tin trong sinh hoạt và hành động của mình, làm hạn chế đến hiệu quả của quá trình thực hiện dân chủ
Trả lời câu hỏi: ““Theo ông (bà), anh (chị), nguyên nhân nào làm hạn chế
việc thực hiện dân chủ trên địa bàn xã?” Tỉ lệ câu trả lời nhận được như sau: “Do tổ chức thực hiện”: 91/160 phiếu, chiếm 57%
“Do cán bộ chưa gương mẫu”: 34/160 phiếu, chiếm 21%
“Do dân chưa hiểu”: 35/160 phiếu, chiếm 22%
- Thứ ba, do kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm; tình trạng vi phạm quyền
làm chủ của nhân dân của một số cán bộ xã vẫn còn diễn ra; công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, sâu sát Do vậy, không kịp thời ngăn chặn, uốn nắn
những lệch lạc, không tháo gỡ được những vướng mắc, vấn đề mới nảy sinh
Trong Báo cáo kết quả lãnh đạo, chỉ đạo chi uỷ chi bộ nhiệm kỳ 2007- 2009,
Đảng bộ xã Phống Lăng đã thăng thắn nhận định: “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Trang 35cán bộ đảng viên, công chức chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được thường xuyên; vai trò của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phát huy Một số bộ phận
đảng viên còn thiếu ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống; còn có dấu
hiệu vi phạm chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”.[I1, 6-
7]
- Thứ tư, công tác sơ kết, tổng kết chưa thành nề nếp, còn chậm, sơ sai, nên không rút được những bài học bổ ích cho quá trình chỉ đạo Kinh nghiệm
giải quyết khiếu nại những tình huống phức tạp ở một số nơi còn thấp Phương
châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hoá thành quy chế, thành luật, nên chậm đi vào cuộc sống
- Thứ năm, điều kiện vật chất, tài liệu, kinh phí phục vụ cho quá trình thực hiện QCDC còn thiếu và yếu
Trên đây là những thành tựu đã đạt được cũng như hạn chế của việc thực
hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng Việc xác định rõ những thành tựu, hạn chế và những nguyên nhân của nó, giúp ta thấy được mặt mạnh đề phát huy và khắc phục những mặt còn hạn chế; hơn nữa là xác định được những vấn đề trước mắt đặt ra cần giải quyết đề thực hiện hiệu quả hơn QCDC ở cơ sở nói
chung và trên địa bàn xã Phong Lang hiện nay nói riêng 2.3 Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Trong 3 năm tiếp tục thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng, kết quả đạt được là rất đáng ghi nhận Việc thực hiện QCDC đã nâng cao
nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân, cán bộ, đáng viên về phát huy dân chủ, làm chuyên biến một bước phương thức lãnh đạo
của các cấp uỷ Đảng, phương thức điều hành và lề lối làm việc của các cấp
chính quyền theo hướng sát dân và tôn trọng dân; tạo thêm động lực mới thúc
day việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa
phương, tác động tới việc xây dựng Đảng và củng cố chính quyền, xây dựng
Trang 36quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền; góp phần khắc phục tình
trạng suy thoái, quan liêu, mắt dân chủ, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân Để thực hiện tốt QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng, đòi hỏi xã
phải giải quyết được những vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất, phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị trên địa bàn xã; phát huy tính chủ
đạo, sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trước hết là trong các bước thực hiện QCDC ở cơ sở Đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết, hoàn thiện
các bước thực hiện QCDC ở cơ sở Đảng uỷ xã phải tập trung chỉ đạo, củng có, phát triển các chi bộ Đảng ở các bản yếu kém Nâng cao chất lượng sinh hoạt
Đảng cấp uỷ, cấp chi bộ; phân công hướng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành
nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, giữ mối liên hệ với quần chúng, với chi bộ và nhân dân nơi cư trú, phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng Tăng cường chế độ lãnh đạo đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng
tạo, và trách nhiệm của từng cá nhân Nâng cao năng lực công tác của cán bộ quản lý chủ chốt, thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến của nhân dân, nâng
cao phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên
- Thứ hai, quán triệt nhận thức sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân
dân về thực hiện QCDC ở cơ sở Khắc phục mọi sai trái, lệch lạc, phiến diện về dân chủ và thực hiện QCDC ở cơ sở, đề từ đó người dân sẵn sàng, tự giác, chủ động thực hiện sáng tạo Xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN, và càng quan trọng hơn đối với một nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chế độ tư bản chủ nghĩa như Việt Nam; hơn nữa, tư tưởng trong xã hội cũ còn tồn tại sâu đậm Nhận thức của nhân dân về vấn đề dân chủ, vai trò, phạm vi, tính chất của dân chủ còn yếu
Việc tuyên truyền về văn hoá chính trị nói chung, văn hoá dân chủ nói riêng
Trang 37thức sâu sắc về vấn đề này trong cán bộ, đảng viên và đặc biệt là trong nhân dân là yêu cầu đang đặt ra mà các cấp uỷ Đảng, chính quyền trên địa bàn xã Phống Lăng cần giải quyết
- Thứ ba, đó là về đội ngũ cán bộ chủ chốt Cán bộ chủ chốt gồm các chức danh: Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
Chủ tịch MTTQ đây là đội ngũ cán bộ chủ chốt quan trọng đối với các cấp uỷ
Đảng, chính quyền của một nước XHCN và càng đặc biệt quan trọng hơn đối với cấp cơ sở Chú tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Cán bộ là những người đem
chính sách của Đảng và Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Chính phủ, cho Đảng hiểu
rõ, để đặt chính sách cho đúng Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc” Cán bộ chủ chốt là rất quan trọng, vì họ sống gần dân, va chạm với dân, và từ dân mà ra, mọi hoạt động của họ đều không tránh khỏi sự chú ý của nhân dân
Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay xấu Do vậy, cán bộ
chủ chốt phải vững về tư tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn, là tắm gương của đoàn kết, đân chủ, trực tiếp ở đây, phải nắm vững QCDC ở cơ
sở, là người gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở Nhưng trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ này cũng còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế Như nhận định của Đảng uỷ xã Phống Lăng trong Báo cáo kiểm điểm chỉ uỷ chỉ
bộ công chức xã nhiệm kỳ 2007 — 2009: “Phong cách làm việc của một số cán bộ, của ban lãnh đạo đôi khi còn bị động, lúng túng Trong một số công việc của
Đảng, trong chỉ đạo chính quyền, đoàn thể, tinh thần trách nhiệm của chỉ uỷ,
nhất là ban lãnh đạo còn chưa cao, và nhất là năng lực lãnh đạo tập thé con nhiều mặt hạn chế, ngại va chạm, thiếu gương mẫu Việc cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng vào một số công việc chưa sát với thực tế, dẫn đến hiệu quả thấp” [11,
5]
Trang 38tra, giám sát có ý nghĩa to lớn, quyết định tới hiệu quả của việc thực hiện QCDC ở cơ sở Một trong những nguyên nhân làm hạn chế trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng là do công tác kiểm tra, đôn đốc đã tiến
hành nhưng chưa thường xuyên, chưa hiệu quả; khi kiểm tra, giám sát, phát hiện sai trái thì xử lý còn thiếu cương quyết
Để đáp ứng yêu cầu của quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở, cần tăng
cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trên địa bàn xã, nhất là VIỆC giám sát các tố chức, đoàn thé, chính quyền; khắc phục tình trạng thực hiện công tác kiểm tra qua loa, chiếu lệ Một số bộ phận cán bộ, đảng viên còn chưa nắm được, hiểu được quy chế, còn chần chừ, né tránh, không muốn thực thi Cho nên, việc kiểm tra, giám sát, kịp thời bố sung, sửa chữa là điều rất cần thiết để thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phong Lang hién nay
- Thứ năm, đó là vấn đề tông kết, sơ kết phải là việc làm thường xuyên,
theo định kỳ Có tổng kết, đánh giá mới phát hiện đúng, sai, những điều đã làm được và những điều chưa làm được nhằm điều chỉnh, bổ sung, sát với yêu cầu thực tiễn, tạo bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện QCDC ở cơ sở
Quá trình tổng kết, sơ kết tuy đã được thực hiện Song chưa thường xuyên
và định kỳ; hơn nữa chất lượng tổng kết chưa cao, còn nặng hình thức, có khi qua loa, chiếu lệ Nên ý nghĩa thực tiễn của nó chưa cao, chưa rút ra được nhiều bài học có giá trị lớn cho công tác chỉ đạo, thực hiện Với 14 bản trực thuộc mà
phần lớn là có những đặc điểm tương đồng về văn hoá, phong tục, tập quán,
trình độ nhận thức Bên cạnh đó, trong đân cư phần nhiều còn tồn tại nhiều nét lạc hậu, dân trí thấp; vấn đề mức sống chưa cao cũng ảnh hưởng tới nhận thức và quá trình thực hiện QCDC trên địa bàn xã, thêm vào đó là tình trạng xuất hiện các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, trộm cắp ; dân phần nhiều lo “cơm gạo”, ít quan tâm tới vấn đề chính trị - xã hội Đó là sự tác động nhiều mặt tới quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng Vì vậy, để thực hiện tốt quy chế, xã Phông Lăng cần phải tiến hành tổng kết, sơ kết một
Trang 3903/1998 hướng dẫn áp dụng QCDC ở cơ sở (đối với xã, phường), hay là Pháp lệnh thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn (4/2007) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định những quyền, nghĩa vụ của người dân được và phải thực hiện Tuy nhiên, đặc điểm của mỗi địa phương lại có sự khác nhau, và
Phống Lăng cũng có những đặc điểm khác biệt nhất định, mang đặc trưng của một xã miền núi Tây Bắc Do vậy, vấn đề đặt ra cần giải quyết ở đây nữa là
Đảng bộ và chính quyền xã phải chỉ đạo sâu sát hơn, cụ thể, chỉ tiết hơn việc thực hiện quy chế dân chủ trong thời gian tới
- Thứ sáu, đề thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, đòi hỏi phải có các điều kiện về con người, vật chất, tỉnh thần là hết sức quan trọng Về con người, nhất là đối với cán bộ, đảng viên phải có tư cách đạo đức, nhân phẩm tốt; phải phan dau vi lợi ích của nhân dân Còn đối với nhân dân, phải động viên sự nhiệt tình, với ý thức, trách nhiệm công dân của họ, cả về quyền lợi và nghĩa vụ của họ Tuy nhiên, muốn thực sự đạt được phương châm dân chủ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì phải bảo đảm được cơ sở vật chất, phải có ngân sách và chế độ phụ cấp đối với cán bộ phụ trách, đầy đủ tư liệu, sách báo, các phương
tiện thông tin đại chúng; phải khen thưởng, xử phạt thoả đáng, nghiêm minh và kịp thời
Đây là những vấn đề đặt ra, đòi hỏi các cấp Đảng, chính quyền cơ sở phải
tích cực, chủ động đề từng bước tháo gỡ Đây cũng là vấn đề khó khăn, lâu dài
Nhưng giải quyết tốt, sẽ là điều kiện để thực hiện QCDC ở cơ sở, phát huy ngày càng sâu rộng quyền làm chủ của nhân dân đề từng bước xây dựng, hoàn thiện
quá trình phát triển trên mọi lĩnh vực, nhất là quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở
Trang 40Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YÊU NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUY CHÉ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
PHONG LANG
3.1 Những phương hướng cơ bản
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân là tư tưởng chỉ đạo mọi lĩnh vực
hoạt động của Đảng và Nhà nước Chỉ thị 30 CT/TW về xây dựng QCDC ở cơ
sở đã nhấn mạnh: “Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng,
của công cuộc đôi mới” [6, 1]; theo đó, Chi thi cũng khắng định: “Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở”
Việc chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn xã Phống Lăng đã bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ Tuy vậy, vẫn còn nhiều hạn
chế, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cần giải quyết Thông báo 304 TB/TW của Bộ
Chính trị khẳng định: “Tiếp tục thúc đây, mở rộng việc xây đựng và thực hiện
quy chế dân chủ ở tất cả các loại hình cơ sở, coi đây là một trong những tiêu chí
hàng đầu đề đánh giá các don vi” [7, 2]
Để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 30 CT/TW của Bộ Chính trị, Nghị định
29 NĐ/CP của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo của Bộ Chính trị, xã Phống Lăng phải thực hiện tốt các phương hướng cơ bản sau:
3.1.1 Thực hiện QCDC ớ cơ sở gắn liền với các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn xã
Quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, trong mối quan hệ giữa chính trị