Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
103,5 KB
Nội dung
Nguyễn Phương Thảo MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU Để được gia nhập WTO, bên cạnh những nhượng bộ về cắt giảm trợ cấp, mở cửa thị trường cho một loạt mặt hàng, mở cửa thị trường tài chính, Việt Nam cũng phải chấp nhận bị giữ lại trong danh sách các nước bị coi là có “nền kinh tế phi thị trường” trong vòng 12 năm (từ ngày 01/01/2007 đến chậm nhất là ngày 31/12/2018) với mục đích áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng. Cam kết này có những tác động như thế nào đến các quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam? Giải pháp nào để đối phó với vấn đề này? Trong bài viết này sẽ đưa ra những phân tích, nhận định để giải quyết các vấn đề vừa đặt ra. B. NỘI DUNG 1. Khái niệm kinh tế phi thị trường (NME) và vấn đề Việt Nam chấp nhận bị coi là một nước NME khi gia nhập WTO: 1.1. Khái niệm và đặc điểm của nền kinh tế phi thị trường: Khái niệm kinh tế phi thị trường được sử dụng từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 để chỉ nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác; theo đó, nền kinh tế phi thị trường được hiểu là nền kinh tế tập trung, mà trong đó, các hoạt động kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm (thường do một cơ quan nhà nước soạn thảo). Hiện nay WTO vẫn chưa hề có một quy định cụ thể để giải thích thế nào là nền kinh tế phi thị trường, mà chỉ là các thành viên cũng như cộng đồng quốc tế ngầm thừa nhận khái niệm được nêu tại Điều khoản bổ sung thứ hai vào đoạn 1.2 của Điều VI GATT 1947: “ một nước mà thương mại hoàn toàn mang tính chất độc quyền hoặc hầu như độc quyền hoặc toàn bộ giá trong nước do nhà nước định đoạt ” thì có thể bị coi là phi thị trường. Ngoài ra không hề có một tiêu chí cụ thể nào để xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị trường. Chính bởi WTO vẫn chưa có quy định rõ ràng, nên vấn đề xác định thế nào là một nền kinh tế phi thị trường sẽ do pháp luật của mỗi quốc gia thành viên tự xác định. Chẳng hạn, theo Đạo luật Thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ, việc một nước có bị coi là nền kinh tế phi thị trường hay không sẽ được Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định dựa trên các tiêu chí sau: Mức độ chuyển đổi của đồng nội tệ; mức độ theo đó mức lương được xác định thông qua đàm phán tự do giữa người lao động và đơn vị sử dụng lao động; mức độ theo đó việc liên doanh hoặc các dự án đầu tư nước ngoài được phép thực hiện; mức độ kiểm soát 2 các phương tiện sản xuất của Chính phủ; mức độ kiểm soát việc phân bổ nguồn lực; quyết định giá cả và sản lượng của Chính phủ; các tiêu chí khác do DOC đưa ra. Theo đó, nền kinh tế phi thị trường mang bản chất trái ngược hoàn toàn với bản chất của nền kinh tế thị trường. Nếu như ở nền kinh tế thị trường, sự biến động của cung cầu điều tiết giá cả của thị trường, người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả, thì ở nền kinh tế phi thị trường việc xác định giá cả sẽ do sự điều tiết của Nhà nước, chứ không đơn thuần dựa trên những biến động, quy luật của thị trường. Chính bởi đặc trưng này mà một nước bị coi là NME sẽ ở vào vị thế bất lợi hơn rất nhiều khi tham gia quna hệ thương mại quốc tế. 1.2. Nguyên nhân Việt Nam bị coi là một nước NME khi gia nhập WTO: • Nguyên nhân khách quan: Nhận thấy rằng khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng phát triển với nhiều mặt hàng xuất khẩu mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo đó, khi trở thành thành viên WTO, xóa bỏ hết các quy tắc phân biệt đối xử thì nguy cơ các mặt hàng Việt Nam tràn vào thị trường các nước là vấn đề tất yếu. Cho nên, các thành viên khác phải tìm mọi cách để hạn chế sự xâm nhập tràn lan của hàng Việt Nam vào thị trường nước họ. Lợi dụng các quy định của WTO về vấn đề NME, các thành viên buộc Việt Nam phải thừa nhận mình là nước có nền kinh tế phi thị trường, coi đó là điều kiện để Việt Nam có thể gia nhập WTO. Để có thể trở thành thành viên của WTO, Việt Nam buộc phải cam kết vấn đề này. Việc Việt Nam phải chấp nhận điều khoản cam kết này có tác động rất lớn từ phía Hoa Kỳ và EU, mà lý do các nước này yêu cầu điều khoản NME đối với Việt Nam chính là vì họ sợ sự nhập khẩu ồ ạt hàng Việt Nam vào thị trường nước họ, giống như hàng Trung Quốc trước đó. • Nguyên nhân chủ quan: Thẳng thắn nhìn nhận thì việc Việt Nam bị coi là một nước NME không phải là không có những nguyên nhân xuất phát từ chính Việt Nam. Trước hết, có thể nhận thấy rõ là trong những năm 1980 nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn là nền kinh tế tập trung, sự điều tiết của Nhà nước là chủ đạo; cho đến nay, trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta khẳng định rằng chúng ta đang thực hiện “chuyển đổi sang kinh tế thị trường”, nghĩa là chúng ta vẫn chưa là nền kinh tế 3 thị trường, và theo đó, việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường cũng không hoàn toàn là “gán ép” vô lý như nhiều ý kiến đưa ra. Đồng thời, từ Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định nước ta có “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” với một số đặc trưng cơ bản là: - Kinh tế vận hành theo quy luật khách quan của nó, đồng thời với sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; - Vai trò của nhà nước là hoàn thiện cơ chế, chính sách phân phối và phân phối lại nguồn lực. Rõ ràng là trong chính sách phát triển kinh tế của chúng ta thì vai trò điều tiết của Nhà nước là rất lớn, điều này tạo ra cơ sở để các nước khác không thừa nhận chúng ta là nền kinh tế thị trường. 1.3. Vài nét về cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về vấn đề NME: Mặc dù tranh cãi rất nhiều trong quá trình đàm phán, nhưng cuối cùng Việt Nam vẫn phải chấp nhận cam kết bị coi là NME trong vòng 12 năm (từ 01/01/2007 đến chậm nhất là 31/12/2018). Cam kết này được quy định chi tiết tại đoạn 255 của Báo cáo của Ban công tác về việc Viêt Nam gia nhập WTO: “Đại diện Việt Nam xác nhận rằng ngay cả khi gia nhập WTO, Điều IV của GATT 1994, Hiệp định Thực hiện Điều IV của GATT 1994 (Hiệp định chống bán phá giá) và Hiệp định về Trợ cấp về các biện pháp Chống trợ cấp(SCM) sẽ được áp dụng trong các điều kiện liên quan đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một Thành viên WTO phù hợp với các điểm sau: (a)Khi tiến hành so sánh theo Điều VI của GATT 1994 và Hiệp định chống bán phá giá, thành viên WTO là nước nhập khẩu phải sử dụng hoặc là giá hoặc là chi phí ở Việt Nam đối với ngành hàng đang được điều tra hoặc là phương pháp không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với chi phí hoặc giá cả ở Việt Nam. Quy tắc lựa chọn phương pháp phù hợp là: (i)Nếu các nhà sản xuất trong diện điều tra có thể chỉ ra rõ ràng rằng các điều kiện của nền kinh tế thị trường đang tồn tại trong nghành sản xuất mặt hàng tương tự liên quan đến sản xuất và bán mặt hàng đó, nước nhập khẩu là thành viên WTO khi xác định tương quan giá cả phải sử dụng giá và chi phí ở Việt Nam trong ngành sản xuất trong điều kiện điều tra. (ii)Nước nhập khẩu là Thành viên WTO có thể sử dụng một phương pháp không dựa trên sự so sánh chặt chẽ với giá cả và chi phí tại Việt Nam nếu nhà sản xuất trong diện điều tra không thể chỉ ra rõ ràng rằng các điều kiện 4 trong nền kinh tế thị trường đang tồn tại trong ngành sản xuất mặt hàng tương tự liên quan đến sản xuất và bán mặt hàng đó. (b)Trong các điều kiện tiến hành theo phần II, III và V của Hiệp định SCM, khi xử lý vấn đề trợ cấp, các quy định của Hiệp định SCM sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, nếu có khó khăn đặc biệt việc cản trở việc áp dụng các quy định đó, nước nhập khẩu là Thành viên WTO có thể sử dụng các biện pháp khác nhằm xác định và đo lường tác động của trợ cấp, có cân nhắc đến khả năng các điều kiện đang tồn tại phổ biến ở Việt Nam có thể là không phải là những cơ sở đối chiếu phù hợp. (c)Nước nhập khẩu là Thành viên WTO phải thông báo phương pháp sử dụng theo mức tiêu mục (a) trên đây cho ủy ban chống bán phá giá và thông báo phương pháp được áp dụng theo tiêu mục (b) cho Ủy ban về trợ cấp và các biện pháp chống trợ cấp. (d)Một khi Việt Nam khẳng định được rằng nền kinh tế mình là nền kinh tế thị trường chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là Thành viên WTO, các quy định tại tiêu mục (a) sẽ hết hiệu lực với điều kiện luật quốc gia của nước Thành viên có quy định các tiêu chí về kinh tế thị trường tại thời điểm gia nhập. Trong trường hợp, các quy định trong tiêu mục (a)(ii) sẽ hết hiệu lực vào ngày 31/12/2018. Ngoài ra, nếu Việt Nam khẳng định được rằng các điều kiện của nền kinh tế thị trường đã tồn tại tại một ngành cụ thể chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là Thành viên WTO, các quy định trong tiểu mục (a) liên quan tới kinh tế phi thị trường sẽ không còn áp dụng cho ngành đó ”. Như vậy, vấn đề NME sẽ chỉ tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam trong hai lĩnh vực là chống bán phá giá và các biện pháp đối kháng. Và trong thời gian này, nếu Việt Nam chứng minh được cho đối tác nào đó là chúng ta có nền kinh tế thị trường chiểu theo các quy định của nước đó, thì đối tác đó sẽ không được áp dụng quy định này. Hoặc là, khi một ngành sản xuất cụ thể nào đó của chúng ta đảm bảo các điều kiện của nền kinh tế thị trường, thì các quy định này sẽ hết hiệu lực với ngành đó. 2. Tác động của NME đối với quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam: 2.1. Nguyên nhân của việc các nước NME thường bị áp thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng: 5 Sở dĩ cần phải làm rõ nội dung này bởi tác động của việc bị coi là NME đối với Việt Nam cũng như các nước NME nói chung chủ yếu là liên quan đến vấn đề bán phá giá và các biện pháp đối kháng. Trước hết là tác động của NME tới vấn đề bán phá giá, chính là ở giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết, căn cứ để xác định một mặt hàng bán phá giá là dựa trên cơ sở các so sánh về giá cả. Trong khi đó, nếu là một nền kinh tế phi thị trường thì vấn đề giá cả là do sự điều tiết (chủ quan) của Chính phủ, chứ không phải dựa trên cơ sở tính toán hợp lý các chi phí sản xuất đầu vào – đầu ra (khách quan). Do vậy mà sự so sánh về giá cả sẽ trở nên bất công bằng. Cho nên, theo quy định tại Điều VI GATT 1994 cho phép nước nhập khẩu trong trường hợp này được bỏ qua cách thức tính giá thông thường nêu tại Hiệp định chống bán phá giá (ADA) mà tự mình xác định một cách thức tính giá mà mình cho là hợp lý. Khi mà các nước nhập khẩu được trao cho quyền được “tự xác định một cách thức tính giá hợp lý” thì các nước xuất khẩu NME sẽ không thể có cơ hội thắng trong các vụ kiện về bán phá giá, bởi tất yếu là nước nhập khẩu sẽ lựa chọn một cách thức tính giá có lợi nhất đối với họ. Đó là lý do vì sao mà các nước NME trở thành “mục tiêu” cho các vụ kiện bán phá giá. Tương tự đối với các biện pháp đối kháng – liên quan đến vấn đề trợ cấp. Để bị áp thuế đối kháng thì phải xem xét “liệu trợ giúp tài chính có làm cho đơn vị được nhận ở vị thế có lợi hơn” hay không. Và theo quan điểm của Ban phúc thẩm WTO (dựa vào tiền lệ vụ kiện giữa EC và Hoa Kỳ) thì: “nền tảng hợp lý duy nhất để xác định vị thế của đơn vị nhận trong trường hợp không có trợ giúp tài chính là thị trường. Theo đó một trợ giúp tài chính sẽ chỉ mang lại “lợi ích”, nghĩa là, một lợi thế, nếu nó mang lại lợi ích hơn các tác động khác của thị trường” (1) . Điều này được hiểu là, bất cứ trợ giúp tài chính nào khác với các tác động của thị trường thì đều bị coi là đem lại “lợi ích” cho doanh nghiệp được nhận, và theo đó sẽ đều bị áp thuế đối kháng. Trong khi đó, Chính phủ các nước NME luôn có những khoản hỗ trợ, ưu đãi dành cho các doanh nghiệp của mình. Và do vậy, các nước nhập khẩu sẽ mặc nhiên coi các khoản hỗ trợ này là căn cứ để áp thuế đối kháng, bất kể trên thực tế nó có làm cho đơn vị được nhận “ở vị thế có lợi hơn” hay không. 2.2. Tác động đối với Việt Nam: 1 Theo bài viết “Vòng đàm phán Doha và quyền lợi của Việt Nam” tại: http://wto.nciec.gov.vn/Lists/Vng%20DOHA/Backup/DispForm.aspx?ID=93 6 2.2.1. Tác động tích cực: Thẳng thắn nhìn nhận thì cam kết về NME của Việt Nam cũng đem lại những tác động tích cực nhất định, chứ không hoàn toàn là bất lợi như quan điểm của rất nhiều người. Thứ nhất, trước khi có cam kết điều khoản về NME trong WTO, Việt Nam vẫn bị một số quốc gia coi là nền kinh tế phi thị trường với thời hạn không xác định. Cam kết trong WTO đưa ra thời hạn tối đa cho việc áp dụng quy chế này là 12 năm. Hết thời hạn này, dù có công nhận hay không thì các thành viên khác cũng phải xóa bỏ các quy định NME đối với Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam có cơ hội kết thúc sớm thời hạn này nếu chứng minh được tính chất thị trường của nền kinh tế, phù hợp các tiêu chí quy định trong nội luật của nước thành viên WTO. Thứ hai, trong các vụ việc trước đây, Hoa Kỳ đã điều tra và kết luận tính chất phi thị trường của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, mặc dù các vụ kiện chỉ liên quan đến một ngành sản xuất nhất định. Điều này làm hạn chế cơ hội của các ngành chứng minh những ưu thế sản xuất do điều kiện đặc thù về tự nhiên, lao động của ngành mình. Tuy nhiên, theo cam kết trong WTO, nếu Việt Nam khẳng định được rằng các điều kiện của kinh tế thị trường đã tồn tại trong một ngành cụ thể chiểu theo luật quốc gia của nước nhập khẩu là thành viên WTO, các quy định trong tiểu mục liên quan tới kinh tế chưa phải là kinh tế thị trường sẽ không còn áp dụng được cho ngành đó. Điều này có nghĩa một số ngành kinh tế của Việt Nam có cơ hội chứng minh tính chất thị trường của mình ngay cả khi Việt Nam vẫn chịu quy chế phi thị trường. Đó là cơ hội quan trọng cho các doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi vướng vào các vụ kiện phá giá. Thứ ba, quy định này sẽ là yếu tố khách quan thúc đẩy quá trình chuyển dịch kinh tế của Việt Nam hoàn toàn sang kinh tế thị trường (đương nhiên vẫn có định hướng xã hội chủ nghĩa), xóa bỏ hoàn toàn sự ảnh hưởng của cơ chế kinh tế tập trung quan liêu trước đây tới nền kinh tế nước ta. 2.2.2. Tác động tiêu cực: Trong WTO có hai thành viên chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường, đó là Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn nhận những hậu quả mà Trung Quốc đã phải gánh chịu về vấn đề này, chúng ta có thể thấy rằng, cả về lý luận lẫn về thực tiễn thì Việt Nam không thể tránh khỏi những tác động tiêu cực vô cùng to lớn từ cam kết này. Trước hết, sẽ vô cùng khó khăn và bất lợi cho Việt Nam khi phải đối phó với các vụ kiện bán phá giá và trợ cấp Chính phủ. Bởi Việt Nam bị coi là NME nên hầu hết các nước đi kiện thường không quan tâm đến việc liệu chúng ta có thực sự bán phá giá hay không, có trợ cấp hay không, vì theo các phân tích nêu trên thì chỉ cần là nước NME, có sự tác động nhất định của Chính phủ đến kinh tế là coi như đã đủ căn cứ, vấn đề của họ chỉ còn là chứng minh các thiệt hại xảy ra. Và thực tế cho thấy chúng ta bị kiện nhiều hơn trong lĩnh vực bán phá giá, bởi: một là, chủ thể bị kiện trong bán phá giá là các doanh nghiệp xuất khẩu, chứ không phải là Chính phủ nước xuất khẩu (với các quyền ưu đãi và miễn trừ xét xử tư pháp) như trong vụ kiện về các biện pháp đối kháng; hai là, trong các vụ kiện bán phá giá thì nước xuất khẩu sẽ được tự mình đưa ra cách thức xác định 7 giá thông thường hoặc tự mình lựa chọn giá thông thường tại một nước thứ ba nào đó để so sánh, và đương nhiên họ sẽ lựa chọn giá cả của một nước thứ ba mà chắc chắn sẽ dẫn đến việc họ thắng kiện. Không những vậy, việc nước nhập khẩu tự chọn một nước thứ ba để tính toán giá thông thường cho sản phẩm của chúng ta, sẽ gây ra cho chúng ta những thiệt hại vô cùng to lớn, có thể kể đến như: + Giá cả tại nước thứ ba được chọn sẽ khác xa giá cả tại Việt Nam, điều này sẽ dẫn tới mức thuế chống bán phá giá chúng ta phải chịu sẽ càng cao. Những nền kinh tế thị trường được chọn làm thay thế thường có nền kinh tế phát triển cao hơn so với các nước chuyển đổi. Ví dụ, năm 2004, GNI trên đầu người của Việt Nam tính theo ngang bằng sức mua (PPP) là 2.700 USD nhưng của Mexico, nước thay thế cho Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá xe đạp là 9.640 USD và của Brazil, trong vụ giày dép vào thị trường châu Âu là 7.940 USD… (2) Trong khi đa số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay cạnh tranh chủ yếu trên cơ sở chi phí nhân công rẻ, khi chọn một nước kinh tế phát triển cao hơn, chắc chắn chi phí nhân công của họ sẽ cao hơn nhiều so với các nhà sản xuất của Việt Nam. + Thêm nữa, có thể các nhà sản xuất sản phẩm tương tự của nước thứ ba được chọn là những đối thủ cạnh tranh của các nhà sản xuất Việt Nam, và vì thế mà họ khai báo mức giá khiến kết quả so sánh giá xuất khẩu với giá thông thường gây bất lợi cho nhà sản xuất của chúng ta Theo thống kê của Cục quản lý cạnh tranh – Bộ công thương Việt Nam thì tính từ năm 1994 đến tháng 12/2008 Việt Nam là bị đơn của 29 vụ kiện bán phá giá, và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2009 thì Việt Nam bị kiện 5 vụ bán phá giá, nâng tổng số vụ bị kiện lên con số 34 vụ. (3) Theo đà này, thử tính xem con số sẽ là bao nhiêu trong vòng 12 năm bị coi là NME nếu chúng ta không có những giải pháp hợp lý? Không chỉ là vấn đề số lượng mà còn cả về chất lượng, trong số 29 vụ bị kiện tính đến tháng 12/2008 thì có đến 20 vụ chúng ta bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Nguyên nhân của tình trạng này, một phần là do các nước kiện có nhiều ưu thế hơn như đã phân tích ở trên, nhưng phần lớn là do chúng ta vẫn còn bỡ ngỡ, thiếu hiểu biết khi tham gia vào thị trường toàn cầu. 2 Số liệu từ: http://ftu-forum.net/forums/showthread.php?t=6630 3 Số liệu từ: http://chongbanphagia.vn/beta/tonghopsolieu/20090514/so-lieu-cap-nhat-cac-vu- kien-cbpg-lien-quan-den-viet-nam-tinh-tu-012009-den-n 8 Vấn đề còn trở nên khó khăn hơn nữa nếu như một sản phẩm của chúng ta vừa bị kiện chống bán phá giá vừa bị kiện về các biện pháp đối kháng. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi, khi chúng tiến hành trợ cấp nội địa (loại trợ cấp này không ảnh hưởng đến giá xuất khẩu nên không là đối tượng áp dụng các biện pháp đối kháng), cả giá xuất khẩu lẫn giá trị thông thường của hàng hóa đều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vì bị coi là NME nên chi phí và giá cả nội địa của chúng ta đều bị từ chối và chúng được thay thế bằng chi phí và giá cả nội địa của một nước thứ ba thay thế. Và giá cả nội địa tại nước thứ ba này (luôn luôn) thấp hơn giá xuất khẩu. Do đó, các nhà điều tra sẽ tự động coi giá nội địa là một phương thức trợ cấp xuất khẩu vì chúng làm giảm giá xuất khẩu. Và vì thế, sản phẩm sẽ đồng thời bị coi là bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Thực tế vụ Hoa Kỳ kiện mặt hàng túi nhựa PE của Việt Nam hiện nay là một ví dụ cho vấn đề này. Thứ hai, việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường làm giảm hình ảnh của Việt Nam trong thương mại quốc tế. Nhiều nước dựa vào lý do Việt Nam chưa có nền kinh tế thị trường để đưa ra những điều kiện phi lý trong buôn bán với Việt Nam, làm cho nước ta ở vào thế bất lợi trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Chúng ta có quyền được chứng minh nền kinh tế của chúng ta là theo cơ chế thị trường theo quy định của nước đối tác, nhưng vấn đề này không dễ nếu như họ vẫn cố tình không thừa nhận, với lý do này hay lý do khác, bởi việc chúng ta là một nước NME sẽ tạo cho họ ở vị thế thuận lợi hơn trong khi đàm phán, hợp tác thương mại. 3. Giải pháp đối phó với NME trong thời gian tới: 3.1. Đối với các doanh nghiệp: Như đã phân tích, một trong những yếu tố khiến chúng ta liên tục bị thua trong các vụ kiện chống bán phá giá là bởi các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu hiểu biết về vấn đề này, sự minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp còn thấp. Điều đó khiến chúng ta không có cơ hội để chứng minh cho bất cứ đối tác nào, trong bất cứ ngành sản xuất nào là chúng ta đã thực hiện cơ chế thị trường trong hoạt động của mình. Bởi vậy, giải pháp trước mắt để các doanh nghiệp hạn chế tình trạng bị kiện và thua kiện trong vấn đề này là chúng ta cần nâng cao tầm hiểu biết của mình về các biện pháp khắc phục thương mại nói riêng (biện pháp chống bán phá giá và biện pháp đối kháng) và các nguyên tắc thương mại quốc tế nói chung. Song song với hoạt động này, là cần phải minh bạch hóa mọi hoạt động của doanh nghiệp. 9 Trong giải pháp này cũng cần được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc cung cấp các thông tin cần thiết, cũng như phương án xử lý để tư vấn cho các doanh nghiệp khi bị kiện. 3.2. Đối với Chính phủ: Để đối phó với NME, có thể có 3 vấn đề chúng ta có thể giải quyết: Thứ nhất, chấp nhận những thách thức mà một nước bị coi là kinh tế phi thị trường sẽ phải đối mặt khi tham gia thương mại quốc tế, đặc biệt trong quan hệ thương mại với những nước thường xuyên sử dụng công cụ chống bán phá giá. Xác định rõ những khó khăn có thể sẽ gặp phải khi xuất khẩu ra thị trường quốc tế để chuẩn bị sẵn các giải pháp đối phó. Như vậy, doanh nghiệp và Chính phủ phải chấp nhận những thách thức nảy sinh từ việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường để chuẩn bị các biện pháp đối phó với tình trạng áp đặt thuế chống bán phá giá và trợ cấp của các nước như Hoa Kỳ, EU và các nước khác đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Mục tiêu là bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường các nước nói trên. Theo đó, chúng ta “chờ” cho hết thời hạn 12 năm để mặc nhiên được công nhận là kinh tế thị trường. Cách này thực sự không phải là giải pháp hiệu quả và nó không phù hợp với chính sách phát triển của đất nước ta cũng như xu hướng chung của kinh tế thế giới là chủ động, tích cực hội nhập. Thứ hai, đẩy mạnh cải cách theo định hướng thị trường. Đồng thời tích cực vận động các thành viên WTO sớm công nhận quy chế thị trường và không áp dụng điều khoản trong Nghị định thư gia nhập WTO về kinh tế phi thị trường. Đẩy mạnh cải cách kinh tế thị trường là cách đối phó tích cực và lâu dài nhất trong trường hợp bị coi là kinh tế phi thị trường. Hướng đi này cũng phù hợp với mục tiêu phát triển của Việt Nam trong những năm tới. Thứ ba, với tư cách thành viên WTO, yêu cầu xem xét lại và sửa đổi các điều khoản liên quan kinh tế phi thị trường trong Hiệp định Chống bán phá giá của WTO. Tích cực vận động các nước công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam đồng thời nâng cao vai trò của mình trong các cuộc đàm phán sắp tới để có tiếng nói quan trọng trong vấn đề kinh tế phi thị trường trong WTO. Tuy nhiên, nếu nhìn vào kết quả của Trung Quốc trong thời gian qua thì có thể thấy giải pháp này cũng không giúp chúng ta hoàn toan xóa bỏ được quy chế NME, bởi Trung Quốc đến nay đã được hơn 50 quốc gia thừa nhận là có nền kinh tế thị trường, song Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, cùng với Liên hiệp châu Âu và Nhật Bản vẫn không công nhận Trung Quốc là nền kinh tế 10 [...]... ta xóa bỏ hoàn toàn quy chế NME thì cũng giúp chúng ta hạn chế được tối đa những thiệt hại không đáng có C KẾT LUẬN Trên đây là những phân tích cũng như nhận định về tác đông của quy chế NME đối với thương mại quốc tế của Việt Nam, đồng thời là những giải pháp mà doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam cần tiến hành để đối phó với vấn đề này Do điều kiện cũng như khả năng còn hạn chế nên bài viết còn...11 thị trường Ba thị trường lớn này tiêu thụ 50% hàng xuất khẩu của Trung Quốc song các xung đột thương mại luôn xảy ra Việt Nam chúng ta trong thời gian tới cũng sẽ gặp phải những trở ngại tương tự, nó sẽ gây cho chúng ta những thiệt hại rất lớn Nhìn chung, chúng... giải pháp mà doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam cần tiến hành để đối phó với vấn đề này Do điều kiện cũng như khả năng còn hạn chế nên bài viết còn rất nhiều thiếu sót, rất mong được sự thông cảm của các thầy cô . nào đó của chúng ta đảm bảo các điều kiện của nền kinh tế thị trường, thì các quy định này sẽ hết hiệu lực với ngành đó. 2. Tác động của NME đối với quan hệ thương mại quốc tế của Việt Nam: 2.1 như ở nền kinh tế thị trường, sự biến động của cung cầu điều tiết giá cả của thị trường, người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả, thì ở nền kinh tế phi thị trường việc. nền kinh tế phi thị trường: Khái niệm kinh tế phi thị trường được sử dụng từ cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 để chỉ nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam