PREBIOTIC ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

7 822 16
PREBIOTIC ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤCB. PREBIOTIC.1.Khái niệm prebiotic.sda2.Yêu cầu để xếp vào nhóm prebiotic.sda3.Tính chất prebiotic.sadsa4.Cơ chế tác dụng Prebiotic.5.Tác động của prebiotic.1. Khái niệm prebiotic Khái niệm prebiotic lần đầu tiên được Gibson GR, Roberfroid MB định nghĩa vào năm 1995 Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic (vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột vật chủ). Nhờ có prebiotic mà vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ. Prebiotic chủ yếu là oligosaccharides. Các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là InulinFructooligosaccharides (FOS) và Galactooligosaccharides (GOS). Prebiotic có nhiều trong sữa mẹ (Sữa mẹ có 1523gl prebiotic trong sữa non và 812gl prebiotic trong sữa thường). Những nguồn thức ăn có chứa prebiotic thường gặp là đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám và lúa mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, atisô, nho…

MỤC LỤC B. PREBIOTIC. 1. Khái niệm prebiotic.sda 2. Yêu cầu để xếp vào nhóm prebiotic.sda 3. Tính chất prebiotic.sadsa 4. Cơ chế tác dụng Prebiotic. 5. Tác động của prebiotic. 6. ĐẶT VẤN ĐỀ Probiotic là một thành phần thức ăn bổ sung gồm các vi khuẩn sống để cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh vật của vật chủ. Prebiotic là một thành phần thực phẩm không tiêu hóa được nhằm kích thích hoạt động của vi khuẩn trong đường ruột một cách có chọn lọc và nhờ đó cải thiện sức khỏe vật chủ. Nghiên cứu đã cho thấy các thành phần probiotics và prebiotics có thể hỗ trợ điều hòa các đáp ứng stress, tăng cường đề kháng bệnh, hiệu suất tăng trưởng, quá trình sử dụng thức ăn, thành phần thân thịt và các đặc điểm khác bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch bẩm sinh của động vật. Do lệnh cấm của Liên minh Châu Âu về việc sử dụng các chất kháng sinh kích thích tăng trưởng nên phải tìm kiếm các lựa chọn khác thân thiện môi trường để ngăn ngừa bệnh tật và thúc đẩy tăng trưởng cho cá nuôi. Các phương pháp để kiểm soát quần thể vi khuẩn có liên quan đến động vật thủy sản và môi trường nuôi của chúng để giảm thiểu các cấp độ mầm bệnh cơ hội đang trở thành một lĩnh vực nghiên cứu nổi bật. 1. Khái niệm prebiotic - Khái niệm prebiotic lần đầu tiên được Gibson GR, Roberfroid MB định nghĩa vào năm 1995 Prebiotic là nguồn thức ăn cho probiotic (vi sinh vật sống hữu ích trong đường ruột vật chủ). Nhờ có prebiotic mà vi sinh hữu ích có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, do đó cải thiện hệ tiêu hóa cho vật chủ. Prebiotic chủ yếu là oligosaccharides. Các prebiotic được nghiên cứu nhiều nhất là Inulin/Fructo- oligosaccharides (FOS) và Galacto-oligosaccharides (GOS). Prebiotic có nhiều trong sữa mẹ (Sữa mẹ có 15-23g/l prebiotic trong sữa non và 8-12g/l prebiotic trong sữa thường). Những nguồn thức ăn có chứa prebiotic thường gặp là đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám và lúa mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, a-ti-sô, nho… - GOS: là một prebiotic có nguồn gốc từ động vật. GOS được chiết xuất từ lactose có trong sữa bò, dê… Cấu trúchóa học của GOS bao gồm galactose và lactose liên kết với nhau. - FOS: là một prebiotic có nguồn gốc từ thực vật. FOS hiện diện trong nhiều loại thực phẩm như măng tây, chuối, yến mạch, tỏi, atisô và rau diếp xoăn nhưng hàm lượng lại khá thấp. Cấu trúc hóa học của FOS bao gồm glucose và fructose liên kết với nhau. Tùy vào độ dài của mạch liên kết này mà FOS được chia thành 2 loại: • FOS có cấu trúc mạch ngắn được gọi là oligofructose • FOS có cấu trúc mạch dài được gọi là inulin. 2.Yêu cầu để xếp vào nhóm prebiotic. - Theo Gibson và Roberfroid(2007) khẳng định không phải bất cứ loại nào cũng có thể xếp vào nhóm prebiotic mà chúng cần thoả mãn các yêu cầu sau: + Chống chịu được môi trường acid của dạ dày, không bị phân giải bởi enzyme động vật và không bị hấp thu ở ruột. + Có khả năng lên men bởi các vi khuẩn đường ruột, kích thích có chọn lọc sự phát triển hoặc hoạt tính của các vi khuẩn có lợi cho sức khoẻ. + Prebiotic không nhất thết phải là các chất không bị tiêu hoá mà chỉ cần khi đến ruột già chúng vẫn còn một lượng đủ lớn để làm cơ chất cho quá trình lên men ở đây. Cũng theo Gibson và Roberfroid hiện nay chỉ có hai chất đáp ứng được các yêu cầu đối với prebiotic: đó là inulin và trans-galactooligosaccharides (TOS). 3. Tính chất prebiotic - Là những chất khó tiêu vì cấu trúc hoá học của nó. - Prebiotic vẫn giữ nguyên một lượng lớn (86 – 89%) khi đến ruột già (Bach Knudsen và cộng sự (1995) và Ellegard (1997) ) - Prebiotic là nguồn dinh dưỡng của vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Khi đến ruột già prebiotic trở thành nguồn dinh dưỡng cho hệ vi sinh vật ở đây. Lúc này prebiotic được lên men. Các kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ prebiotic được lên men bởi hệ vi sinh vật tại ruột già. - Sản phẩm của quá trình lên men prebiotic là acid béo mạch ngắn, sinh khối vi sinh vật, CO 2 , H 2 .Tuy nhiên chỉ một chủng vi sinh vật thì chưa đủ để lên men tuyệt đối prebiotic mà cần sự phối hợp của nhiều chủng khác nhau. Ví dụ như các chủng Bacteroides có khả năng sử dụng carbohydrate có chỉ số polymer hoá (DP) cao, trong khi các chủng Bifidobacteria chỉ sử dụng được các loại carbohydrate với chỉ số DP thấp. + Khả năng lên men của prebiotic còn phụ thuộc vào cấu trúc của nó. Prebiotic mạch thẳng thì dễ lên men hơn prebiotic mạch nhánh. Prebiotic có cấu trúc càng giống tự nhiên thì càng dễ tiêu thụ bởi các vi sinh vật đường ruột. + Cấu trúc hoá học của inulin là chất có vị ngọt có thể dùng thay cho đường, bột và chất béo. + Inulin đã được chứng minh có vai trò như prebiotic. Cấu trúc hoá học của inulin: Inulin là một polymer mạch thẳng được cấu tạo từ các đơn phân là fructose, các monomer này liên kết với nhau bằng liên kết b-(2-1) glycosidic, và mạch polymer thường tận cùng bằng gốc glucose. Inulin tận cùng bằng gốc glucose được gọi là alpha-D-glucopyranosyl-[beta-D-fructofuranosyl](n-1)-D-fructofuranosides (GpyFn). Inulin tận cùng không có gốc glucose được gọi là beta-D- fructopyranosyl-[D-fructofuranosyl](n-1)-D-fructofuranosides. - Do được tạo thành bởi các liên kết b-glucosidic nên inulin không bị thuỷ phân bởi các enzyme có trong đường tiêu hoá mà chỉ bị thuỷ phân một phần bởi enzyme endoinulinase thành oligofructose. 3.Cơ chế tác dụng - Cho đến nay cơ chế tác dụng của inulin lên sự phát triển của các vi khuẩn có lợi vẫn chưa được làm rõ.Tuy nhiên người ta đã đưa ra phỏng đoán, các vi sinh vật này có khả năng tiết ra enzyme ngoại bào inulinase có khả năng phân giải inulin, sử dụng inulin như là một nguồn dinh dưỡng của chúng. 4. Tác động của prebiotic. (*) Tích cực. - Tái tạo sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột (Chống tại các vi khuẩn gây bệnh): các vi khuẩn hữu ích sống trong đường ruột như bifidobacteria và lactobacilli có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Escherichia coli, Campylobacter, và Salmonella spp. - Các sản phẩm thuộc nhóm Oligosaccharides không tiêu hóa chẳng hạn như Fructooligisaccharides khi cho tôm thẻ ăn sẽ thay đổi được thành phần và hàm lượng vi khuẩn, làm gia tăng hệ thống miễn dịch cho tôm (Li và ctv, 2007). - GroBiotics-A gia tăng hiệu quả tỉ lệ sống đến 80% - Các khí gas sinh ra trong quá trình lên men prebiotic có tác dụng tăng nhu động ruột, làm nhuận tràng giảm táo bón. - Không làm tăng cholesterol trong máu, tăng khả năng hấp thụ khoáng đặc biệt là Ca và Mg và chống lại một số bệnh ung thư do vi khuẩn đường ruột gây ra - Prebiotic đóng vai trò như một cái bẫy đối với vi khuẩn gây hại. Nhiều vi khuẩn gây hại có cơ chế sử dụng thụ thể (receptor) oligosaccharide trong ruột để liên kết với bề mặt niêm mạc ruột và gây nên các bệnh về dạ dày. Các prebiotic có thể mô phỏng các thụ thể ở ruột và do đó, các vi khuẩn gây hại sẽ liên kết với prebiotic thay vì niêm mạc ruột. (*)Tiêu cực - Prebiotic chỉ tác động tích cực khi cơ thể đã có sẵn các vi sinh vật hữu ích, bản thân prebiotic không sản sinh ra các vi sinh vật này. Các mặt hạn chế của prebiotic như sau: + Tiêu thụ một lượng lớn (> 20g) inulin mỗi ngày có thể gây tình trạng nhuận tràng. Những người tham gia thử nghiệm sử dụng prebiotic đi vệ sinh thường xuyên hơn và phân nhiều hơn. + Các loại đường có nguồn gốc từ FOS có thể kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn Klebsiella là một vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. + Tiêu thụ prebiotic làm tăng vi khuẩn tạo khí gas trong hệ tiêu hóa, tăng lượng nhiều quá gây ra hiện tượng trướng hơi. - Prebiotic có ích cho sức khỏe nhưng không phải là chất thiết yếu nên không có khái niệm “thiếu prebiotic” trong cơ thể. 5. Ứng dụng của prebiotic trong nuôi trồng Thủy Sản. - Chất phụ gia cho thức ăn để tăng tác dụng và hiệu quả của thức ăn. - Tăng khả năng miễn dịch. . MỤC LỤC B. PREBIOTIC. 1. Khái niệm prebiotic. sda 2. Yêu cầu để xếp vào nhóm prebiotic. sda 3. Tính chất prebiotic. sadsa 4. Cơ chế tác dụng Prebiotic. 5. Tác động của prebiotic. 6. ĐẶT VẤN. liên quan đến động vật thủy sản và môi trường nuôi của chúng để giảm thiểu các cấp độ mầm bệnh cơ hội đang trở thành một lĩnh vực nghiên cứu nổi bật. 1. Khái niệm prebiotic - Khái niệm prebiotic. prebiotic được lên men bởi hệ vi sinh vật tại ruột già. - Sản phẩm của quá trình lên men prebiotic là acid béo mạch ngắn, sinh khối vi sinh vật, CO 2 , H 2 .Tuy nhiên chỉ một chủng vi sinh vật

Ngày đăng: 21/12/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan