1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu vấn đề di dân và tái định cư vùng lòng hồ thủy điện – trường hợp thủy điện tuyên quang

98 432 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN  TẠ THỊ THU HUYỀN VẤN ĐỀ DI DÂN VÀ TÁI ĐỊNH CƢ VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN TRƢỜNG HỢP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ Chuyên ngành: ĐỊA LÍ HỌC Mã số: 60.31.95 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THU HOA THÁI NGUYÊN – 2011 - 2 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập chƣơng trình cao học tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự chỉ dạy nghiêm túc và tận tình của các thầy cô giáo. Các thầy cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức cần thiết về chuyên môn và xã hội, mà thành quả ngày hôm nay là luận văn thạc sĩ. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới: PGS.TS. Lê Thu Hoa - cô giáo hƣớng dẫn khoa học, đã nhiệt tình hƣớng dẫn, góp ý, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Các GS, PGS, TS, các thầy cô giáo ở Khoa sau đại học, Khoa Địa lí đã giảng dạy và hƣớng dẫn tôi hoàn thành chƣơng trình học tập và thực hiện luận văn. Các đồng chí lãnh đạo, cán bộ ở UBND tỉnh Tuyên Quang, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Tuyên Quang, Ban Quản lý dự án thủy điện Tuyên Quang, Ban di dân thủy điện Tuyên Quang đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu cho luận văn. Những ngƣời thân trong gia đình đã động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2011 Học viên Tạ Thị Thu Huyền Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong 15 năm qua, nhiều công trình thủy điện thủy lợi Quốc gia đã và đang đƣợc xây dựng góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu năng lƣợng và nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Công tác di dân, tái định cƣ luôn gắn với việc xây dựng công trình đã và đang là thách thức trong thực hiện các loại công trình này. Tuy nhiên nhƣ nhận định của Hội nghị toàn quốc nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng, việc tổ chức di dân tái định cƣ phần lớn không đạt đƣợc mục tiêu đề ra. Nhiều ngƣời dân trong trƣờng hợp di dân, tái định cƣ còn sống trong cảnh nghèo nàn, cuộc sống nơi ở mới không phù hợp, cuộc sống còn bấp bênh không ổn định. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, chất lƣợng cuộc sống bị suy giảm… ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống của ngƣời dân nói riêng và ảnh hƣởng đến xã hội nói chung. Vì vậy cần thiết phải đánh giá lại chính sách và hoạt động di dân, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của công cuộc di dân tái định cƣ của tỉnh và đƣa ra giải pháp hợp lí. Xuất phát từ những lí do cấp thiết trên, tôi lựa chọn đề tài“Nghiên cứu vấn đề di dân và tái định cư vùng lòng hồ thủy điện – trường hợp thủy điện Tuyên Quang” 2. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục đích Phân tích và đánh giá thực trạng di dân và tái định cƣ vùng thủy điện Tuyên Quang thời kì từ 2004đến 2010, làm rõ những thành tựu, tồn tại và nguyên nhân,trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện di dân, tái định cƣ ổn định và nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân trong thời gian đến năm 2015. - 2 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lí luận và thực tiễn về di dân, TĐC để vận dụng vào việc nghiên cứu hoạt động di dân, TĐC tại Tuyên Quang. - Phân tích thực trạng di dân, tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang từ năm 2004 đến 2010. - Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện di dân, tái định cƣ của tỉnh đạt hiệu quả cao hơn trong những năm tiếp theo. 2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu thực tiễn, luận văn chỉ xem xét những vấn đề trong công tác di dân trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.Phân tích, đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của các hộ dân TĐCdự án thủy điện Tuyên Quang. - Về không gian: Đề tài đƣợc thực hiện ở một số điểm TĐCdự án thủy điện Tuyên Quang trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2004 -2010, đề xuất định hƣớng và giải pháp cho thời kỳ đến năm 2015. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều đề tài, nghiên cứu vần đề di dân, tái định cƣ nhƣ: - Giải pháp và chính sách về di dân, phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh miền núi phía Bắc của TS Ngô Thị Ngọc Anh và Hoàng Thị Tây Ninh (Vụ Gia đình - Ủy ban DSGĐTE) - Thực trạng di dân, tái định cƣ thủy điện Sơn La. Định hƣớng và giải pháp. ( luận văn thạc sĩ năm 2006 – Nguyễn Văn Hoàng)… Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu của các phóng viên, nhà báo… nghiên cứu về vấn đề di dân và tái định cƣ tự do hay có tổ chức. Vấn đề di dân và tái định cƣ của tỉnh Tuyên Quang đã đƣợc nghiên cứu nhƣng ở góc độ khác, đó là những bài báo, tiểu luận của sinh viên trƣờng đại học thủy lợi… - 3 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Tại Việt Nam đã có một số báo cáo, đề tài nghiên cứu về vấn đề đánh giá về thu nhập, đời sống, việc làm của ngƣời có đất bị thu hồi để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia (chủ yếu là khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội) thông qua số liệu điều tra trên địa bàn một số tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có báo cáo đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác di dân, tái định cƣ các công trình thủy điện, thủy lợi giai đoạn 1992 - 2006. Trên giác độ cơ quan quản lý Nhà nƣớc, báo cáo đánh giá về những thuận lợi, khó khăn, những mặt đƣợc và chƣa đƣợc của công tác di dân, tái định cƣ các công trình thủy điện, thủy lợi, chứ chƣa đề cập nhiều đến ảnh hƣởng của công tác di dân, tái định cƣ đến cuộc sống của ngƣời dân TĐC. Ngoài ra cũng có đề tài nghiên cứu về đời sống của ngƣời dân tái định cƣ trên góc nhìn tác động của chính sách tái định cƣ với cách đánh giá nghiêng về mặt đời sống xã hội của ngƣời dân. Đề tài đƣợc nghiên cứu ở một dự án cụ thể là dự án thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An. Những công trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích, đánh giá đƣợc những mặt tích cực và tiêu cực trong quá trình thu hồi đất hiện nay để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích quốc gia nói chung và công trình thủy điện nói riêng. Qua đó đã phản ánh đƣợc phần nào cuộc sống của ngƣời dân bị thu hồi đất đang sống tại các khu tái định cƣ, đời sống của họ đa số còn gặp rất khó khăn về vật chất và tinh thần. Mặc dù vậy hiện nay chƣa có một nghiên cứu nào đi sâu phân tích, đánh giá một cách toàn diện về đời sống của đối tƣợng bị thu hồi đất là đồng bào dân tộc thiểu số tại các điểm tái định cƣ miền núi phía Bắc, đặc biệt là một số lƣợng lớn ngƣời dân phải tái định cƣ trong Dự án thủy điện Tuyên Quang. Về mặt chính sách, các cơ chế về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ cho ngƣời dân bị thu hồi đất ở dự án này có thể nói là tốt nhất so với các dự án cùng loại khác. Vì vậy những khuyến nghị, giải pháp đƣợc nêu ra sau khi nghiên cứu đề tài sẽ là những kinh nghiệm thiết thực - 4 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn cho việc lập và thực hiện các dự án tái định cƣ công trình thủy điện khác nói riêng và dự án tái định cƣ các công trình công cộng nói chung ở nƣớc ta. 4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống – lãnh thổ Đây là một trong những quan điểm đƣợc sử dụng rộng rãi trong di dân và TĐC do tính chất tổng thể của đối tƣợng nghiên cứu. theo quan điểm này, khi nghiên cứu một vấn đề cụ thể nào đó phải đặt nó trong vị trí tƣơng quan với các vấn đề, các yếu tố trong hệ thống cao hơn và trong cấp phân vị thấp hơn. Di dân và TĐC tỉnh Tuyên Quang đƣợc coi là bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống di dân, TĐC của cả nƣớc, nên chúng có mối liên hệ gắn bó mật thiết với nhau. Tuyên Quang là một lãnh thổ có những mối quan hệ qua lại với các hệ thống khác và vận động theo quy luật của toàn hệ thống. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Vấn đề di dân, TĐC đƣợc xêm là một vấn đề có đặc điểm tổng hợp nhƣ bất kì vấn đề nào, là một vấn đề đƣợc tạo thành bởi các nhân tố: tự nhiên, kinh tế, lịch sử, con ngƣời có mối quan hệ qua lại, mật thiết gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề di dân, TĐC đƣợc nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt đƣợc những giá trị đồng bộ về các mặt KT- XH và môi trƣờng. Để mang lại hiệu quả đối với vấn đề di dân, TĐC cần tìm hiểu kĩ mối quan hệ giữa các yếu tố trong lãnh thổ. 4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Thủy điện hiện nay là một nmgành kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ trực tiếp cho đời sống của nhân dân. Tuy nhiên để công trình thủy điện xây dựng đƣợc thành công, đạt mục đích phải gắn liền với vấn đề di dân và TĐC, phát triển bền vững. Từ đó có những kế hoạch và biện pháp phù hợp để thực hiện di dân, TĐC có hiệu quả. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí số liệu, tài liệu - 5 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Phƣơng pháp này thực hiện nhằm nghiên cứu, xử lí các tài liệu trong phòng, dựa trên co sở các số liệu, tƣ liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau và từ thực tế. Các tƣ liệu có thể là những công trình nghiên cứu trƣớc đó, các bài viết, các báo cáo…Phƣơng pháp này giúp tiết kiệm đƣợc thời gian, tiền bạc mà vẫn có đƣợc một tầm nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu. Số liệu thống kê là một dạng tài liệu cần thiết trong quá trình thu thập tài liệu. Các bảng biểu với những số liệu tƣơng đối cũng nhƣ tuyệt đối chính là nguồn tài liệu nói lên thực trạng hoạt động cũng nhƣ phát triển của đối tƣợng. số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài đƣợc lấy từ: cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang… 4.2.2. Phương pháp thực địavà điều tra xã hội học. Đây là phƣơng pháp nghiên cứu nhằm góp phần làm cho kết quả mang tính xác thực, khắc phục hiệu quả những hạn chế của phƣơng pháp thu thập, xử lí số liệu trong phòng. Các hoạt động chính khi tiến hành phƣơng pháp này bao gồm: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh, phỏng vấn… tại các điểm nghiên cứu; gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan quản lí, các nhà hoạch định chính sách và những ngƣời dân tại các điểm TĐC. 4.2.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ Để kết quả nghiên cứu đƣợc thể hiện một cách trực quan, đề tài đã áp dụng phƣơng pháp bản đồ, biểu đồ trên cơ sở phân tích, đánh giá các chỉ tiêu định lƣợng, định tính. Đây là phƣơng pháp quan trọng xác định sự phân bố, mức độ tập trung theo lãnh thổ của đối tƣợng. 5. Nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu và phụ lục. nội dung chính của luận văn đƣợc chia lam 3 chƣơng: Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn về di dân, tái định cƣ trong quá trình xây dựng hồ thủy điện. Chương II: Thực trạng di dân và tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. - 6 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Chương III: Định hƣớng và các giải pháp di dân, tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang đến năm 2015. Chƣơng I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DI DÂN, TÁI ĐỊNH CƢ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HỒ THỦY ĐIỆN 1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề di dân 1.1.1. Khái niệmdi dân Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch bất kỳ của con ngƣời trong một không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cƣ trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với khái niệm này di dân đồng nhất với sự di động dân cƣ. Theo nghĩa hẹp, di dân là sự di chuyển dân cƣ từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cƣ trú mới trong một khoảng thời gian nhất định. Định nghĩa này đƣợc Liên Hợp Quốc sử dụng nhằm khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất định qua một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cƣ trú. Sự vận động và phát triển của xã hội loài ngƣời luôn gắn liền với các cuộc di chuyển dân cƣ. Trong hầu hết các quốc gia trên thế giới, do sự phân bố dân cƣ không đồng đều nên Chính phủ mỗi nƣớc đều có những biện pháp khác nhau để phân bố lại dân cƣ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sẵn có. Tại Việt Nam, trong suốt 4.000 năm lịch sử, trải qua các triều đại khác nhau, đặc biệt là triều đại nhà Nguyễn, đã tổ chức nhiều cuộc di dân về phía Nam để phát triển kinh tế, xã hội và củng cố Nhà nƣớc của mình. Từ sau khi giành đƣợc chính quyền năm 1945, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã chú ý đặc biệt đến vấn đề phân bố lại lao động và dân cƣ để phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy trong bốn thập kỷ qua, di dân đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội quan trọng với quy mô và thành phần ngày càng phức tạp. 1.1.2. Một số loại hình di dân Tại Việt Nam, di dân giữa các vùng hay nội vùng/ nội tỉnh từ năm 1960 đến nay có các hình thức nhƣ sau : a. Di dân có tổ chức - 7 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Là hình thái di chuyển dân cƣ theo kế hoạch và các chƣơng trình, dự án do nhà nƣớc, chính quyền các cấp vạch ra, tổ chức và chỉ đạo thực hiện với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội. b. Di dân tự do Là hình thái di dân mang tính cá nhân do bản thân ngƣời di chuyển hoặc bộ phận gia đình quyết định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của nhà nƣớc và các cấp chính quyền. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, sẽ đề cập đến hình thức di dân có tổ chức và là di dân nội vùng, cụ thể là di dân để thực hiện dự án xây dựng nhà máy thủy điện, phục vụ mục tiêu quốc gia về an ninh năng lƣợng. Di dân có tổ chức gắn liền với quá trình tái định cƣ không tự nguyện (hay TĐC bắt buộc). 1.1.3. Định nghĩa điểm tái định cư, khu tái định cư và vùng tái định cư. + Điểm TĐC là điểm dân cƣ đƣợc xây dựng theo quy hoạch bao gồm: đất ở, đất sản xuất, đất chuyên dùng, đất xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng để bố trí dân TĐC. + Khu TĐC là địa bàn đƣợc quy hoạch để bố trí các điểm TĐC, hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, vùng sản xuất. Trong khu TĐC có ít nhất một điểm TĐC. + Vùng TĐC là địa bàn các huyện, thị xã đƣợc quy hoạch để tiếp nhận dân TĐC. Trong vùng TĐC có ít nhất một khu TĐC. 1.1.4. Các hình thức di dân, tái định cư. + TĐC tập trung: Là hình thức di chuyển các hộ TĐC đến nơi ở mới tạo thành một điểm dân cƣ mới. Những hộ TĐC theo hình thức tập trung sẽ đƣợc cấp nhà, đất ở, đất canh tác cũng nhƣ đƣợc cung cấp những hỗ trợ cần thiết trong giai đoạn đầu ổn định cuộc sống. Điểm TĐC tập trung đƣợc nhà nƣớc xây dựng cơ sở hạ tầng, mạng lƣới giao thông, các công trình công cộng nhằm đảm bảo điệu kiện tốt nhất cho ngƣời dân TĐC. Ƣu điểm cơ bản của phƣơng thức này là chủ động trong việc sắp xếp, quy hoạch, thiết kế các điểm dân cƣ phù hợp với nguyện vọng ngƣời dân, có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhanh. Tuy nhiên một khó khăn lớn khi - 8 - Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thực hiện phƣơng thức di dân tập trung này là việc định hƣớng sản xuất cho ngƣời dân tại nơi ở mới. + TĐC xen ghép: Là hình thức mà các hộ TĐC đƣợc quy hoạch di chuyển đến ở xen ghép với hộ dân sở tại tại một điểm dân cƣ đã có trƣớc. Cái lợi lớn nhất của phƣơng thức di dân này là giữ đƣợc tính cộng đồng nhƣng đòi hỏi phải có sự thông cảm chia sẻ quyền lợi. Hộ TĐC tự nguyện di chuyển: Đây là những hộ gia đình di chuyển không theo quy hoạch TĐC mà tự thu xếp đến nơi ở mới. + Di vén: tức là hình thức di chuyển lên cốt địa hình cao hơn mực nƣớc hồ nhƣng vẫn bám lấy vùng lòng hồ. Điểm mạnh của di vén là ngƣời dân không phải chuyển đi xa, đồng thời có thể tận dụng vùng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp bằng các tập đoàn cây ngắn ngày. Ngoài ra, ngƣời dân vùng di vén có thể chuyển sang làm các nghề nhƣ: đánh bắt, nuôi thủy sản; làm dịch vụ trên hồ (du lịch, giao thông, phân phối hàng hóa ). Đặc biệt, còn góp phần quản lý, đảm bảo giữ gìn trật tự, an ninh xã hội v.v Hạn chế lớn nhất của hình thức di vén là thiếu mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, đi lại khó khăn, giao lƣu hạn chế vv. 1.2. Nội dung công tác di dân, tái định cƣ. Trong việc xây dựng hồ thủy điện, công tác đƣợc quan tâm đầu tiên và quan trọng nhất là công tác di dân và tái định cƣ cho ngƣời dân. Để thực hiện đƣợc công tác này thành công, Ban chỉ đao, đầu tƣ phải xây dựng và thực hiện kế hoạch theo sơ đồ nhƣ sau: Sơ đồ 1.1: Nội dung công tác di dân, tái định cƣ [...]... tập trung vào các nội dung: cụ thể hóa các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ: Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 07/8/2007 quy định về đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thủy điện Tuyên Quang 2.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ di dân tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang 2.2.2.1 Mục tiêu Di dân TĐC dự án thủy điện Tuyên Quang phải tạo đƣợc các điều kiện để đồng bào TĐC sớm ổn định chỗ ở và có đời... từng ban Ban di dân, tái định cƣ thủy điện Tuyên Quang cấp tỉnh (tiền thân là Ban di dân, tái định cƣ thủy điện Nà Hang) đƣợc thành lập theo quyết định số 103/2002/QĐ-UB ngày 26/4/2002 của UBND tỉnh, là cơ quang trực thuộc UBND tỉnh; Ban di dân, tái định cƣ các huyện trực thuộc UBND huyện có nhiệm vụ tham mƣu cho UBND huyện tổ chức thực hiện công tác di dân, tái định cƣ thủy điện Tuyên Quang trên địa... dân phải di dời lớn nhất, và thiệt hại về đất ngập cũng là lớn nhất Chƣơng II: THỰC TRẠNG DI DÂN VÀ TÁI ĐỊNH CƢ VÙNG LÒNG HỒ THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG Giới thiệu chung về Tuyên Quang và công trình thủy điện Tuyên Quang 2.1.1 Giới thiệu chung về Tuyên Quang 2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1 Tuyên Quang là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có toạ độ địa lý 21030‟ - 22040‟ vĩ độ Bắc và 104053‟... mùa kiệt cho Đồng bằng sông Hồng - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc 2.2 Giới thiệu về dự án di dân thủy điện Tuyên Quang 2.2.1 Cơ sở pháp lí quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư dự án thủy điện Tuyên Quang - Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đầu tƣ Dự án thủy điện Tuyên Quang; - Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 20 tháng... ninh và bảo vệ môi trƣờng sinh thái 2.2.2.2 Nhiệm vụ Tổ chức thực hiện bồi thƣờng, di chuyển và TĐC cho hộ gia đình và cá nhân thuộc đối tƣợng di dân tái định cƣ; bồi thƣờng di chuyển và xây dựng lại kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc - văn hóa xã hội của các tổ chức, đơn vị trong mặt bằng thi công và vùng ngập của hồ chứa Dự án thủy điện Tuyên Quang 2.2.3 Phương án quy hoạch di dân tái định cư. .. sinh vùng chuyển dân sông Đà và từ đó xác định nhiệm vụ cấp bách là giải quyết những vấn đề tồn đọng sau khi chuyển dân, tiếp tục hình thành và củng cố các điểm dân cƣ Sau khi đã di chuyển, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, ổn định đời sống nhân dân nhất là các xã ven hồ Tóm lại, từ thực tiễn di dân, tái định cƣ công trình thủy điện Hòa Bình cho thấy di dân và quy... cho di dân và tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang Lợi ích của các công trình thủy điện là rất lớn, nhƣng cái giá phải trả cũng không nhỏ, một phần do chƣa nhận thức đầy đủ "mặt trái" của công trình Nhiều tác động tiêu cực đã xảy ra, trong đó, di dân tái định cƣ đã trở thành một "vấn đề bức xúc", thậm chí có công trình để lại hậu quả khá nặng nề vì tính chất phức tạp, nhạy cảm của vấn đề Nhằm... về việc Quy định tạm thời về bồi thƣờng, di dân, tái định cƣ Dự án thủy điện Tuyên Quang; - Quyết định số 08/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cƣ Dự án thủy điện Tuyên Quang; Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - 28 - - Quyết định Số : 675/QĐ-TTg Về việc đổi tên Quyết định và sửa đổi,... thực hiện di dân tái định cƣ, khi xây dựng thủy điện Tuyên Quang cần quan tâm làm tốt những vấn đề sau đây: Từ trƣớc đến nay, di dân tái định cƣ đƣợc thực hiện trong phạm vi của dự án xây dựng công trình thủy điện Chính vì vậy, nhiều vấn đề hết sức quan trọng nhƣng đã không đƣợc quan tâm đúng mức nhƣ: Tìm hiểu nguyện vọng của ngƣời dân trong việc lựa chọn nơi đến, xác định giá trị tài sản đƣợc đền bù,... lớn nên chƣa có kinh nghiệm và gặp nhiều lúng túng Địa bàn di chuyển và tái định cƣ các hộ dân di n ra trong phạm vi 25 xã, phƣờng ven hồ và sát ven hồ cùng 18 điểm đón nhân dân di chuyển ra ngoài vùng Phƣơng thức di dân, tái định cƣ đƣợc áp dụng là: chuyển đến xen ghép với các điểm dân cƣ cũ; tổ chức hình thành những điểm dân cƣ mới theo quy hoạch trong nội bộ tỉnh; di vén dân tại chỗ lên khu vực cao . tỉnh và đƣa ra giải pháp hợp lí. Xuất phát từ những lí do cấp thiết trên, tôi lựa chọn đề tài Nghiên cứu vấn đề di dân và tái định cư vùng lòng hồ thủy điện – trường hợp thủy điện Tuyên Quang . các vấn đề lí luận và thực tiễn về di dân, TĐC để vận dụng vào việc nghiên cứu hoạt động di dân, TĐC tại Tuyên Quang. - Phân tích thực trạng di dân, tái định cƣ vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. các phóng viên, nhà báo… nghiên cứu về vấn đề di dân và tái định cƣ tự do hay có tổ chức. Vấn đề di dân và tái định cƣ của tỉnh Tuyên Quang đã đƣợc nghiên cứu nhƣng ở góc độ khác, đó là những

Ngày đăng: 20/12/2014, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w