1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn vietgap của tỉnh bình thuận đến năm 2020

62 728 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 477,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU 2 MỞ ĐẦU 3 1.Tính cấp thiết của đề tài 3 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 5 1.1.Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 5 1.2.5.Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư 8 Bảng 2.1: Liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi 26 Bảng 2.2: Thời gian bón và liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi 26 Đơn vị tính: g/trụ 26 Bảng 2.3: Thời gian bón và liều lượng bón phân NPK khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi 27 2.2.4. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 33 2.2.5. Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu 37 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thống kê diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay 39 Biểu đồ 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay 43 KẾT LUẬN 60 Trang 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi Error: Reference source not found Bảng 2.2: Thời gian bón và liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi Error: Reference source not found Bảng 2.3: Thời gian bón và liều lượng bón phân NPK khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi Error: Reference source not found Biều đồ 2.1: Biểu đồ thống kê diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay. Error: Reference source not found Biểu đồ 5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay Error: Reference source not found Trang 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể và đã có những thay đổi quan trọng trong cơ cấu sản xuất, trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu chính một số loại nông sản như gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu và đặc biệt là thanh long. Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn đã xác định trong hội nghị trái cây có lợi thế cạnh tranh tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/6/2004.Tỉnh Bình Thuận được coi là “ thủ phủ” thanh long của cả nước. Hằng năm, xuất khẩu thanh long đã đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, không những góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn hộ dân mà còn góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh. Tính đến nay, trái thanh long đã được xuất khẩu đến 14 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới: Châu Á ( Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…), Châu Âu ( Hà Lan, Anh, Pháp…), Châu Mỹ ( Hoa Kỳ, Canada ) trong đó, thị trường tiêu thụ chính là các nước Châu Á. Trước những cơ hội lớn của thị trường, mặt hàng thanh long cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: tồn tại trong nguồn cung, sản xuất, xuất khẩu và phân phối sản phẩm, chưa quy hoạch được vùng trồng thanh long nên khó cho thương lái tổ chức thu gom trái chín. Chất lượng sản phẩm không đồng đều, thanh long chưa được đóng gói đúng cách, chưa có cùng một thương hiệu, phải trải qua nhiều khâu trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng, thiếu sự hợp tác giữa các bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn xuất xứ của người tiêu dùng ngày càng cao, trong lúc người sản xuất vẫn chưa có ý thức Trang 3 đầy đủ về vấn đề này. Trong những năm gần đây, thanh long đang gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan… do yêu cầu phải xử lý nhiệt hoặc chiếu xạ vào sản phẩm trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có rất ít nhà máy chiếu xạ và hoạt động với công suất rất thấp (có nhà máy chỉ hoạt động tối đa 4 tấn / ngày) mà yêu cầu cấp bách hiện nay tại địa bàn Bình Thuận cần phải đầu tư một nhà máy công suất lớn để xử lý chiếu xạ thanh long nhằm phục vụ đủ cho xuất khẩu. Mặt khác, cần có đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cường độ chiếu xạ áp dụng trên trái thanh long để vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi chiếu xạ để không ảnh hưởng đến khâu bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, Nhà nước đã đàm phán để miễn áp dụng rào cản kỹ thuật bằng phương pháp chiếu xạ hoặc xử lý nhiệt đến thời điểm thích hợp theo hướng sản phẩm đã được sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP, EureoGAP, GlobalGAP. Do đó, từ năm 2009 tỉnh Bình Thuận đã khuyến khích nông dân toàn tỉnh trồng thanh long theo quy trình an toàn VietGAP để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long ra thị trường thế giới. Chính những lý do trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020”. 2. Phương pháp nghiên cứu Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tôi vận dụng là thu thập, xử lý thông tin, đánh giá và phân tích số liệu, thống kê bên cạnh đó là dựa vào những lý luận kinh tế làm cơ sở. 3. Phạm vi nghiên cứu Trang 4  Phạm vi không gian: nghiên cứu mặt hàng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận.  Phạm vi thời gian: thực trạng xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2009 đến 10/2011. 4. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu gồm ba chương:  Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa  Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến 10/2011.  Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hóa Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Trang 5 Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau. 1.2. Các loại hình xuất khẩu hàng hóa Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn hàng hóa xuất khẩu…Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành một số hình thức xuất khẩu như: 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa mà trong đó các doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số công đoạn gia công chế biến). Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng hóa để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản Trang 6 xuất trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thông thường có hiệu quả kinh doanh cao hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì doanh nghiệp có thể mua được những hàng hóa có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với giá cả mua vào thấp hơn. Tuy nhiên, đây là hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng hóa có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hóa. 1.2.2. Xuất khẩu ủy thác Hoạt động xuất khẩu ủy thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa cho các đơn vị có hàng hóa ủy thác. Trong hình thức này, hàng hóa trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị ủy thác. Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng hóa và được hưởng một khoản tiền gọi là phí ủy thác mà đơn vị ủy thác trả. Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, doanh nghiệp ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hóa và cũng không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng. Tuy nhiên, phí ủy thác mà doanh nghiệp nhận được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh. 1.2.3. Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế Gia công quốc tế đó là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng - giao nguyên liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công. Để xuất ra môt mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa sau khi sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công được trả tiền công. Trang 7 Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công quốc tế. Theo hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp ngoại thương đứng ra nhập nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm về cho các đơn vị nhận gia công từ các khách hàng nước ngoài đặt gia công. Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ nhận thành phẩm từ các đơn vị nhận gia công và xuất sản phẩm này sang cho khách hàng nước ngoài đặt gia công. Hoạt động gia công xuất khẩu có đặc điểm là doanh nghiệp ngoại thương không muốn bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả cũng khá cao, ít rủi ro và khả năng thanh toán bảo đảm vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thực hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải quan hệ được với các khách hàng đặt gia công có uy tín. Đây là một hình thức phức tạp, nhất là trong quá trình thỏa thuận với bên khách hàng gia công về số lượng, chất lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm, giám sát quá trình gia công. Do đó, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về các nghiệp vụ và quá trình gia công sản phẩm. 1.2.4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hóa khác tương đương với trị giá của lô hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu những loại hàng hóa mà thị trường đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba. 1.2.5. Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa thường là hàng trả nợ được thực hiện theo Nghị định thư giữa hai Chính phủ của hai nước. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu Trang 8 điểm như: khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng. 1.2.6. Một số loại hình xuất khẩu khác Theo Nghị định số 33/CP của Chính phủ ngày 14/04/1994 về Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu có quy định các hình thức dưới đây cũng được coi là xuất khẩu hàng hóa:  Tạm nhập tái xuất Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác ( nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm các thủ tục nhập khẩu rồi lại làm các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến. Đối với những hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng một thời gian sau, vì một lý do nào đó nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra nước ngoài thì không được coi là hàng hóa kinh doanh theo hình thức tái nhập tái xuất. Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tạm xuất được luân chuyển ở Việt Nam là 60 ngày.  Chuyển khẩu hàng hóa Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam.  Quá cảnh hàng hóa Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam, có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều Trang 9 kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được xem xét cho thực hiện dịch vụ này để tăng thêm thu nhập. 1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đều thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ. Do vậy, để có vốn và công nghệ nước ta phải thông qua xuất khẩu.  Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu chậm phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu nước ta có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:  Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ  Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước  Thu từ hoạt động xuất khẩu Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này. Bởi vì vậy, xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Nó tạo tiền đề cho nhập khẩu và quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Trang 10 [...]... xuất 1.4 Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa Trang 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA TỈNH BÌNH THUẬN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 2.1 Giới thiệu về Thanh Long Bình Thuận 2.1.1 Quá trình phát triển của trái Thanh long Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được biết đến từ đầu thế kỉ 20 Tuy nhiên thanh long chỉ thực sự phát triển... cư Bình Thuận từ những năm 1989-1990 trở lại đây Ban đầu cây thanh long do một số hộ nông dân trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng Đến năm 1985, người nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế Đến năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh. .. dài hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu thụ -Về chỉ tiêu hóa học: thanh long Bình Thuận có hàm lượng Protein, Vitamin C, Canxi, Photpho, Magie, Natri cao nhưng hàm lượng đường Glucose, Fructose, Carbonhydrat thấp Trang 15 -Về giá cả: thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn các loại thanh long khác do mẫu mã và hình thức của thanh long Bình Thuận đẹp hơn Ngòai ra, còn do vùng Bình Thuận nổi... nguồn gốc của sản phẩm  Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất thanh long tại Bình Thuận 2.2.3 Quy trình sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP  Yêu cầu sinh thái Trang 18 • Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho thanh long sinh trưởng và phát triển từ 2034oC Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây thanh long • Ánh sáng: Cây thanh long chịu... hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt Nam Trang 13 2.1.2 Giống và chủng loại Cây Thanh Long (tên khoa học: Hylocerut undatus) thuộc họ xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ Thanh long là loại cây... loại chính  Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ (giống chính): nổi tiếng nhất với dòng thanh long Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền giang)  Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ là giống của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam nghiên cứu  Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: do viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam nhập từ Colombia từ 1994 Ngoài các giống trên, quả Thanh Long Bình Thuận ngoài vỏ màu đỏ, hiện đã có loại thanh long vỏ xanh... Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ một nước nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu câu tiêu dùng nội địa Trong trường... Bình Thuận nổi tiếng với thanh long nhất trong cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi thế cạnh tranh quan trọng cho thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ 2.1.4 Vai trò của Thanh Long đối với Bình Thuận Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích đất tự nhiên là 782,846 ha, trong đó 219,741 ha đất nông nghiệp Điều kiện thời tiết tại Bình Thuận hầu như nóng nhất trong... chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu Nó thể hiện: • Xuất khẩu tạo tiền đề... sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế  Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân  Xuất khẩu . xuất khẩu hàng hóa  Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến 10/2011.  Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thanh long. gian: nghiên cứu mặt hàng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận.  Phạm vi thời gian: thực trạng xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP từ năm 2009 đến 10/2011. 4. Cấu trúc. đặc điểm của sản xuất 1.4. Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa Trang 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP CỦA TỈNH BÌNH THUẬN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY 2.1.

Ngày đăng: 20/12/2014, 20:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w