Của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn vietgap của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 39)

Năm 2009 là một năm đầy khó khăn đối với người nông dân cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu giảm, thị trường bị thu hẹp, giá cả xuất khẩu bấp bênh. Đầu tháng 7/2009, trái thanh long vấp phải yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng từ phía Trung Quốc, khiến hàng tấn thanh long bị tiêu hủy, giá xuất khẩu giảm mạnh, giá bán bình quân dao động từ (2,000-11,000 đồng/kg). Tương tự, thị trường Đài Loan là nơi mang về kim ngạch xuất khẩu lớn cho thanh long Bình Thuận hàng chục năm qua cũng ngừng nhập khẩu thanh long kể từ tháng 3/2009 do yêu cầu phải xử lý triệt để hiện tượng ruồi đục quả. Nhưng khi nông dân đang tìm các biện pháp diệt loại côn trùng này thì lại vướng tiếp yêu cầu sản phẩm phải qua xử lý nhiệt trước khi xuất sang Đài Loan. Cũng vì rào cản kỹ thuật này mà đến nay các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận chưa thể mở lại thị trường này.

Vì vậy, trong năm 2009, giá trị kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của Bình Thuận chỉ đạt hơn 11 triệu USD.

Trước những khó khăn trên, để tìm đầu ra ổn định cho trái thanh long, các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long đã kết hợp với các tổ chức thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm thanh long ra thị trường thế giới. Mặt khác, tỉnh ủy Bình Thuận cũng đẩy mạnh áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng VietGAP tại vùng chuyên canh thanh long nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng xuất khẩu mà phía đối tác yêu cầu.

Chính nhờ biện pháp trên, nên đầu tháng 10/2009, Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh cấp nhập khẩu thanh long và đến giữa tháng 11/2009, lô hàng thanh long đầu tiên đã được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Nếu như năm 2009, xuất chính ngạch đạt hơn 11 triệu USD thì đến năm 2010 xuất khẩu chính ngạch đạt 17.75 triệu USD. Châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu, việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Mỹ, Châu Âu vẫn gặp nhiều khó khăn, do

vận chuyển xa, bảo quản lâu dài khó khăn và rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện nay trên địa bàn Bình Thuận có 14 cơ sở thu mua thanh long xuất khẩu, hàng năm xuất khẩu chính ngạch trên dưới 30.000 tấn.

Trong các nước Châu Á, Trung Quốc là thị trường chính tiêu thụ thanh long Bình Thuận, tuy nhiên lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này chỉ chiếm khoảng 2-3%. Nguyên nhân chính là phía Trung Quốc khuyến khích ngoại thương biên giới, hình thức áp dụng chủ yếu là “mua dứt bán đoạn” giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Việt Nam.Với phương thức này độ rủi ro rất lớn, phần thiệt hại hầu hết phía đối đối tác Việt Nam chịu.

Đối với thị trường Đài Loan sau các cuộc đàm phán, được biết sẽ mở cửa trở lại trong năm 2011 này với giải pháp hơi nước nóng, nhưng hiện nay vẫn chưa thấy có tiến triển.

Đối với thị trường Châu Âu, sau khi đã thâm nhập được thị trường Hà Lan, thanh long Bình Thuận tiếp tục xuất khẩu vào thị trường Pháp, Anh, Đức. Để xuất khẩu qua thị trường Châu Âu, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến thương mại và thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với thị trường Mỹ, lượng thanh long xuất khẩu qua thị trường này năm 2010 là 858 tấn, tăng 8,5 lần so với 2009. Hiện nay, mỗi tuần có 3 container ( 30 tấn) thanh long xuất khẩu đi Mỹ, hiện từ đầu năm đến nay gần 1,000 tấn. Vừa qua trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II đã xác nhận mã số trồng thanh long có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Mỹ với diện tích trên 1.439 ha.Đây là điều kiện tốt để đẩy mạnh xuất khẩu qua thị trường này trong thời gian tới.

Thị trường Nhật Bản đã mở cửa trở lại đối với thanh long Việt Nam. Năm 2011, thanh long xuất khẩu qua Nhật khoảng 600 tấn trong khi đó năm 2010 là 420 tấn. Đây là thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên lượng xuất khẩu vào chưa được nhiều do Việt

10/2010, Hàn Quốc đã mở cửa cho thanh long Việt Nam nhập khẩu.Hàn Quốc cũng được đánh giá là thị trường đầy triển vọng cho việc xuất khẩu thanh long trong thời gian tới.

Như vậy, triển vọng xuất khẩu thanh long Bình Thuận là khá sáng sủa. Tuy nhiên, để việc xuất khẩu được ổn định và phát triển cần phải đẩy mạnh công tác quảng bá,giới thiệu mặt hàng chiến lược này trên thế giới và khu vực. Mặt khác, đề vượt qua rào cản kỹ thuật các nước nhập khẩu đề ra, không có con đường nào khác phải phát triển thanh long an toàn, tuyên truyền vận động người dân để từng bước đưa toàn bộ diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP. Mặt khác, nhà nước cần quan tâm đầu tư hoặc có chính sách kêu gọi đầu tư xây dựng các trung tâm mua bán, đóng gói, sơ chế kho lạnh bảo quản, nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ để đáp ứng yêu cầu của đối tác nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thanh long trong tương lai.

Nhiều năm nay,trái thanh long ở Bình Thuận tiêu thụ ở thị trường trong nước chỉ khoảng 15-20% sản lượng, chủ yếu là xuất khẩu. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hơn 15.000 tấn, đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu hơn 11 triệu USD. Tuy nhiên, trong số 80-85% sản lượng xuất khẩu, thì lượng xuất khẩu chính ngạch chỉ chiếm 15-20%, số còn lại được vận chuyển ra biên giới phía bắc để bán cho thương nhân Trung Quốc theo hình thức biên mậu.

Giá xuất khẩu trong quý 3 giảm so với những tháng đầu năm, song vẫn tăng 11.8% so với kế hoạch đề ra, vượt 3.9% so với năm trước,vẫn chưa có hướng chế biến nước ép, đóng hộp để bảo quản lâu dài, nên thường bị đối tác ép giá (chủ yếu là thị trường Trung Quốc).

Điều đó, cho thấy để việc xuất khẩu được ổn định và phát triển cần đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu mặt hàng chiến lược này trên thị trường thế giới và khu vực, đồng thời phải phát triển thanh long an toàn, tuyên truyền vận động người dân từng bước đưa toàn bộ diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP để vượt qua rào cản kỹ thuật các nước nhập khẩu đặt ra.

Biểu đồ 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn vietgap của tỉnh bình thuận đến năm 2020 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w