Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013

25 542 3
Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NIÊN LUẬN Đề tài: Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 Người thực hiện: Lê Huyền Trang Lớp : QH2011E- TCNH MSV : 11050607 Giảng viên : Th. Lê Trung Thành Khoa : Tài chính – Ngân hàng Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 2014 MỤC LỤC GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 KẾT LUẬN 24 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, đất nước bước sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng, tất cả các ngân hàng, dù là các ngân hàng lớn hay nhỏ phải đối mặt với những khó khăn và chấp nhận quy luật đào thải thị trường. Mặt khác, nếu kịp thời nắm bắt được cơ hội, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý nguồn nhân lực của mình thì ngân hàng đó không ngừng lớn mạnh và vững chắc. Một trong những yếu tố quan trọng đó là hiệu quả sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh. Song song đó, nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh đó là hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Vì thế việc đánh giá phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp là rất cần thiết và cấp bách. Mục tiêu của việc nghiên cứu là Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng SHB. Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh, đánh giá, phân tích dựa trên những thông tin thứ cấp như báo, internet Niên luận tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng Hà Nội- Sài Gòn giai đoạn 2013. Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết bài, tài liệu tham khảo, niên luận gồm 2 chương như sau: Chương 1: Một số lý luận liên quan đến nguồn vốn trong ngân hàng thương mại Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng TMCP SHB Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS: Lê Trung Thành đã tạo điều kiện chỉ dẫn giúp đỡ em hoàn thành bài niên luận này. Tuy nhiên do còn thiếu bề dày kĩ năng phân tích tổng hợp nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những lời đóng góp, bổ sung để bài niên luận hoàn chỉnh hơn. GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Nguồn vốn trong ngân hàng 2.1.1. Khái niệm nguồn vốn trong ngân hàng Nguồn vốn trong ngân hàng là toàn bộ các nguồn tiền mà ngân hàng tạo lập và huy động để đầu tư vào cho vay và đáp ứng nhu cầu các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn hiện nay cho sự phát phát triển chung củ nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề qua trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. 2.1.2. Các loại nguồn vốn cơ bản trong ngân hàng 2.1.2.1. Vốn tự có Vốn tự có còn được gọi là vốn chủ sưor hữu của ngân hàng, bao gồi giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số nguồn vốn khác của ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Trung Ương. Vốn tự có của ngân hàng bao gồm: a. Vốn điều lệ Vốn điều là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng thương mại. nguồn vốn này dao các chủ sở hữu của ngân hàng đóng góp. Mức vốn điều lệ của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào mức độ đóng góp của các chủ sưor hữu ngân hàng, song nhìn chung không được thấp hơn mức vốn pháp định mà chính phủ quy định. Trong quá trình hoạt động ngân hàng có thể tăng thêm vốn điều lệ nhưng phải được sự đồng ý chấp thuận của Ngân hàng Trung Ương. Mặc dù vốn điều lệ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại nhưng nó có ý nghĩa rất lớn, là căn cứ pháp lý để thành lập GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 ngân hàng, là một chỉ tiêu phản ánh quy mô cũng như năng lực hoạt động của ngân hàng thương mại. b. Các quỹ dự trữ Các quỹ của ngân hàng thương mại được hình thành và tạo lập trong quá trình hoạt động của ngân hàng nhằm sử dụng cho những mục đích nhất định. Theo quy định, hàng năm tổ chức tín dụng phải trích từ lợi nhuận sau thuế đê lập và duy trì các quỹ sau: - Quỹ dự trữ bổ sug vốn điều lệ được trích hàng năm theo tỷ lệ 5% trên lợi nhuận ròng. Mức tối đa của quỹ do chính phủ quy định. - Các quỹ khác: quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ phát triển nghiệp vụ ngân hàng… các quỹ này cũng được trích lập và được sử dụng theo quy định của Pháp luật. Các quỹ dự trữ sau khi trích lập, các ngân hàng thương mại được sử dụng theo mục đích lập quỹ. Tuy nhiên, khi số tiền của quỹ chưa sử dụng đến thì các ngân hàng thương mại có thể tạm thời huy động theo nguyên tắc hoàn trả làm vốn kinh doanh. c. Các nguồn vốn khác Một số nguồn vốn khác được coi như vốn tự có của ngân hàng, bao gồm: - Lợi nhuận giữ lại - Khấu hao tài sản cố định - Thu nhập lớn hơn chi phí… Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại được sử dụng nguồn vốn này làm vốn kinh doanh. 2.1.2.2. Vốn huy động a. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Hình thức gửi tiền cả các tổ chức kinh tế vào ngân hàng: GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 - Tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi mà khi gửi vào, khách hàng gửi tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không phải báo trước cho ngân hàng và ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán cho khách hàng - Tiền gửi có kỳ hạn: loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào có sự thỏa thuận về thời gian rút ra giữa ngân hàng và khách hàng. Tuy nhiên trên thực tế, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước thời hạn nhưng không được hưởng lãi suất hoặc chỉ được hưởng mức lãi suất thấp hơn. b. Tiền gửi của dân cư Tiền gửi trong dân cư là một bộ phân thu thập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân hàng, bao gồm: - Tiền giử tiết kiệm: người gửi tiền nhận được một sổ tiết kiệm, sổ này được coi như giấy chứng nhận gửi tiền vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng. Và được chia thành 2 loại : tiết kiệm có thời hạn và tiết kiệm không thời hạn. - Tài khoản tiền gửi cá nhân: cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng. Khoản tiền gửi cá nhận góp phần làm tăng trưởng nguồm vốn cho các ngân hàng. c. Vốn huy động qua các chứng từ có giá Các ngân hàng thương mại phát hành các chứng từ có giá như kỳ phiếu ngân hàng có mục đích và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn. Ngân hàng chủ động đúng ra thu gom vốn trong xã hội bằng việc phát hành các chững từ có giá nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng d. Vốn vay Vốn vay của ngân hàng là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nguồn Vốn đi vay bao gồm: - Nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng khác - Nguồn vốn vay của Ngân hàng Trung Ương - Nguồn vốn trong thanh toán GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 - Các nguồn vốn khác… 2.2. Các chỉ tiêu phân tích và sử dụng nguồn vốn 2.2.1. Các chỉ tiêu phân tích nguồn vốn • Tỷ lệ phần trăm từng khoản nguồn vốn Chỉ số này sẽ giúp nhà phân tích biết được cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động tốt nhất cho từng thời kỳ nhất định. • Vốn huy động trên vốn tự có Chỉ số này có ý nghĩa là giúp các nhà phân tích xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của Ngân hàng. • Tỷ lệ phần trăm từng loại tiền gửi Đây là chỉ số xác định cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Việc xác định rõ cơ cấu vốn huy động sẽ giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro có thể gặp phải và tối thiểu hóa chi phí đầu tư cho ngân hàng. • Vốn tự có trên tổng tài sản Chỉ số này nhằm đánh giá khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng. Đây chính là khả năng trang trải tất cả các khoản nợ của một ngân hàng khi ở trạng thái tồi tệ nhất. Người ta thường xuyên đánh giá nó để xác định mức độ an toàn của một ngân hàng. 2.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thông qua các chỉ số tài chính a. Hệ số thu nợ Chỉ số này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ vay cảu khách hàng. Cho biết số tiền mà ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. b. Các chỉ tiêu phân tích nghiệp vụ cho vay • Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (lần) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. • Tổng dự nợ trên tổng tài sản (%) Là chỉ số thanh toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng này cao. • Dư nợ ngắn ( trung, dài) hạn trên tổng dư nợ (%) Chỉ số này dung để xác định cơ cấu tín dụng theo thời hạn. Từ đó giúp nhà phân tích đánh giá được cơ cấu đầu tư như vậy có hợp lý hay chưa và có cách giải pháp điều chỉnh kịp thời. 2.2.3. Phân tích vấn đề quản lý nợ trong ngân hàng SHB Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu trên tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có dấu hiệu rủi ro trong việc thanh toán trả nợ cho ngân hàng và có khả năng dẫn đến không thu hồi được, bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.  Chỉ tiêu này phán ánh tốt nhất chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG SHB 1.1. Phân tích cơ cấu vốn và tình hình biến động của nguồn vốn Mỗi loại nguồn vốn đều có những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác nhau,… Do đó, Ngân hàng cần phải quan sát đánh giá chính xác từng loại nguồn vốn để đồng thời có những chiến lược huy động tôt nhất từng loại thờ kỳ nhất định. Để hiểu rõ hơn cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng SBH được sử dụng từ nguồn nào, ta xét bảng số liệu sau: Bảng 1: TÌNH HÌNH CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA HAI NĂM 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 Số tiền % Số tiền % Vốn điều lệ 8,865,795 5.79 8,865,795 7.03 Các quỹ 517,732 0.34 642,480 0.51 Vốn huy động 140,830,815 92.05 113,252,210 89.85 Vốn ủy thác 476,390 0.31 385,245 0.31 Tài sản nợ khác 2,309,549 1.51 2,897,397 2.30 GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 Tổng nguồn vốn 153,000,281 100.00 126,043,127 100.00 ( Trích và tính toán từ bảng cân đối kế toán từ 2012-2013) Nhìn vào tổng nguồn vốn cua ngân hàng ta có thể nhận thấy được sự gia tăng trong nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2012 nguồn vốn là 126,043,127 triệu đồng sang năm 2013 tăng lên 153,000,281 triệu đồng và tăng 26,957,154 triêu đồng . Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng qua hai năm Nhìn vào bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy được nguồn vốn chủ yếu trong ngân hàng là vốn huy động. Nguồn vốn này có xu hướng gia tăng từ năm 2012 đến năm 2013. Năm 2013 nguồn vốn huy động là 140,830,815 triệu đồng và chiếm tới 92.05% tổng nguồn vốn tại ngân hàng. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn vốn là vốn điều lệ. Vốn điều lệ của ngân hàng cao bởi vì: - Thứ nhất: vốn điều lệ của ngân hàng phả bằng mức vốn pháp định do Chính phủ quy định; - Thứ hai: vốn điều lệ của ngân hàng lớn sẽ tạo được lòng tin của khác hàng đối với ngân hàng. Vốn điều lệ của ngân hàng qua hai năm 2012 và 2013 không có sự thay đổi vẫn giữ ở mức 8.865.795 triệu đồng nhưng tỷ trọng trong nguồn vốn lại có sự giảm đi từ 7.03% vào năm 2012 xuống còn 5.79 vào năm 2013. Đứng sau cùng trong khoản mục nguồn vốn của ngân hàng là các khoản mục: các quỹ, vốn ủy thác và các tài sản nợ khác chúng chiếm không quá 5% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. 1.2. Phân tích tình hình huy động vốn Có thể nói huy động vốn là hoạt động quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn huy động càng lớn càng giúp cho ngân GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô tín dụng. Nhằm đáp ứng được nhu cầu vay tiền của các thành phần kinh tế hiện nay. Kết quả huy động vốn của ngân hàng trong hai năm qua: Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG HAI NĂM QUA 2012-2013 Đơn vị tính: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tiền gửi tổ chức tín dụng khác 12,155,603 8.63 15,505,603 13.69 -3,350,000 -21.61 Tiền gửi khách hàng 90,761,017 64.45 77,598,520 68.52 13,162,497 16.96 Phát hành giấy tờ có giá 16,909,575 12.01 4,370,389 3.86 12,539,186 286.91 Vốn vay 21,004,620 14.91 15,777,698 13.93 5,226,922 33.13 Tổng vốn huy động 140,830,815 100.00 113,252,210 100.00 27,578,605 24.35 ( Trích và tính toán từ bảng cân đối kế toán từ 2012-2013) Biểu đồ 2: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng qua hai năm Dựa vào số liệu thực tế ta thấy, tổng nguồn vốn huy động của ngan hàng năm 2012 là 113,252,210 triệu đồng.Sang năm 2013, nguồn vốn huy động tăng 27,578,605 triệu đồng hay 24.35% so với năm 2012. Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu từ các nguồn sau: Tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trong cao nhất trong nguồn vốn huy động của GVHD: TS. Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 [...]... quốc tế 3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng 3.3.1 Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng thông qua các chỉ GVHD: TS Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 tiêu tài chính Ta có thể nhận thấy, trong suốt qua trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần SHB đã không... 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 Bản đồ 3: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng lớn trong năm2 013 (Theo nguồn báo bizelive.vn) Biểu đồ thấy rõ, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần SHB là khá cao Và đứng đầu trong các ngân hàng từ 9% thời điểm cuối quỹ II về còn 4.10% vào cuối năm, đây cũng được xem là một dấu hiệu tốt của ngân hàng Chiếm tỷ.. .Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 ngân hàng Cụ tể năm 2012, tiền gửi dân cư là 77,598,520 triệu đồng, chiếm 68,52% trong tổng nguồn vốn huy động Sang năm 2013, chiếm 90,761,017 triệu đồng chiếm 64.45% tăng 16.69% tương đương 13,162,497 triệu đồng Điều này cho thấy ngân hàng đã có những hính sách hấp dẫn và chiến lược marketing hợp lý để thu hút khách hàng. .. lượng sử dụng vốn luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của SHB mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay Ngân hàng Thương mại cổ phần SHB đang có tiềm năng phát triển rất lớn, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế đang từng bước phát triển, ngân hàng đã GVHD: TS Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm. .. đến năm 2013 tổng doanh số cho vay của ngân hàng 76,363,375 triệu đồng đã tăng 19,558,074 triệu đồng (tăng 25.61%) so với năm 2012 Chiếm tỷ trọng cao nhất là vay ngắn hạn chiếm trên GVHD: TS Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 50%, trong khi nợ ngắn hạn và trung hạn chiếm khoảng 45% trong tổng nguồn vốn. .. bảng số liệu sau: GVHD: TS Lê Trung Thành Sinh viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2012 -2013 Đơn vị tính: Triệu đồng NĂM 2013 CHỈ TIÊU CHÊNH LỆCH NĂM 2012 Số tiền % Số tiền % 2013/ 2012 Số tiền % Nợ ngắn hạn 39,577,428 51.83 32,093,150 56.50 7,484,278 38.27 Nợ trung... viên : Lê Huyền Trang MSV : 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 hình thực tế phải thường xuyên thay đổi và ban hành các sản phẩm mới 3.4.3 Nguyên nhân 3.4.3.1 Nguyên nhân chủ quan • Chính sách trong vấn đề sử dung vốn còn nhiều bất cập như quy định khách hàng phải có hệ số nợ phải trả /vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính theo báo cáo tài chính... 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 Dư nợ ngắn hạn/ Tổng dư nợ ( %) 51.83 56.50 Dư nợ trung hạn/ Tổng dư nợ (%) 24.97 22.48 Dư nợ dài hạn/ Tổng dư nợ (%) 21.59 21.02 Nợ cho vay chờ xử lý - Vinashin/ Tổng dư nợ 1.61 - (Trích và tính toáng từ báo cáo tài chính riếng lẻ 2013) 3.3.1.1 Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động Chỉ số này thể hiện hiệu quả của việc sử dụng. .. mô của công tác tín dụng Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ Do bản chấ của tín dụng là “đi vay để cho vay”, vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu ích để sử dụng nguồn vốn đó một cách hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn Những chuyển biến tích cực cả ngân hàng được thể hiện... việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng Năm 2012, chỉ tiêu này là 0.50 lần, sang năm 2013 chỉ tiêu này đã tăng so với năm trước và đạt 0.54 lần Có thể thấy ngân hàng chưa sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình để cho vay, vì thế ngân hàng cần phải cho vay nhiều hơn để mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Nhưng sang năm 2013 ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi thu hút nhiều khách hàng vay tiền . 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NIÊN LUẬN Đề tài: Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân. 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1. Nguồn vốn trong ngân hàng 2.1.1 11050607 4 Phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng TMCP SHB năm 2013 ngân hàng. Cụ tể năm 2012, tiền gửi dân cư là 77,598,520 triệu đồng, chiếm 68,52% trong tổng nguồn vốn huy

Ngày đăng: 20/12/2014, 17:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan