Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
202,95 KB
Nội dung
[Type text] TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Đề tài : Giảng viên hướng dẫn: Lương Bảo Linh Sinh viên thực hiện : Lê Anh Duy – XNK14A Từ Trấn Lâm – XNK14A 1 Đinh Nguyễn Kim Thanh – XNK14B Phạm Thị Thu Thảo – XNK14B Nguyễn Thị Thu Trâm – XNK14B Nguyễn Minh Hiếu – XNK14B Năm học :2011-2012 MỤC LỤC Lời mở đầu 1 I. Lịch sử thị trường hối đoái có kỳ hạn 1 II. Khái niệm 2 1. Ưu điểm 3 2. Nhược điểm 3 III. Đặc điểm 4 IV. Các th.phần tham gia trên thị trường ngoại hối kỳ hạn 4 1. Các ngân hàng thương mại 4 2. Các công ty đa quốc gia 5 3. Các nhà đầu tư trên thị trường tcqt 5 4. Các công ty xuất nhập khẩu 5 V. Loại hợp đồng có kỳ hạn 6 1. Hợp đồng outright 6 2. Hợp đồng swap 6 VI. Thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn 6 VII. Yết giá có kỳ hạn 6 VIII. Tình hình ở Việt Nam 8 IX. Kết luận 10 Rủi ro hối đoái giao dịch là một vấn đề mà các doanh nghiệp luôn phải đối đầu trong kinh doanh quốc tế. Rủi ro hối đoái giao dịch xảy ra khi doanh nghiệp có dòng tiền mặt ràng buộc bằng hợp đồng được định giá bằng ngoại tệ. Để quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế, doanh nghiệp có thể tìm cách đẩy các rủi ro này cho đối tác thông qua các kỹ thuật hoạt động hoặc tạo ra trạng thái đóng bằng ngoại tệ cho doanh nghiệp bằng các hợp đồng tài chính. Nội dung chính của bài tiểu luận là đi sâu phân tích về hợp đồng hối đoái có kỳ hạn - một trong những biện pháp quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Mặt khác, bài tiểu luận cũng trình bày những hạn chế của thị trường hối có kỳ hạn và thực tiễn ở Việt Nam. Do thời gian và kiến thức nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sơ sót, mong cô thông cảm và nhận xét để bài tiểu luận được tốt hơn. I. Lịch sử về thị trường hối đoái có kỳ hạn của Việt Nam Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối gắn liền với nhu cầu giao dịch và trao đổi ngoại tệ giữa các quốc gia nhằm phục vụ cho các hoạt động kinh tế và xã hội, đặc biệt là phục vụ cho sự phát triển của ngoại thương. Để phục vụ cho những nhu cầu đó, năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động. Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch chủ yếu là giao dịch giao ngay. Kể từ năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi mới chính thức được đưa vào giao dịch. Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số LỜI MỞ ĐẦU 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998. Lúc mới cho phép giao dịch chỉ có 28 ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngoại hối kỳ hạn, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 7 ngân hàng thương mại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần). Trải qua quá trình phát triển từ khi xuất hiện năm 1998, đến nay hầu hết các NHTM cổ phần, NHTM liên doanh và chi nhánh NHTM nước ngoài đều có kinh doanh các giao dịch kỳ hạn. II. Khái niệm Thị trường ngoại hối kỳ hạn là thị trường mà ở đó, hai bên cam kết mua bán với nhau một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai (tối thiểu 03 ngày làm việc so với ngày giao dịch). Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá thỏa thuận hôm nay, nhưng thanh toán xảy ra sau đó từ 3 ngày làm việc tiếp theo. Lý do xuất hiện thị trường này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh do sự biến động bất thường của tỷ giá. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng có kỳ hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường. Tỉ giá kỳ hạn (áp dụng đối với giao dịch hối đoái kỳ hạn) là tỉ giá do Ngân hàng và khách hàng hoặc đối tác tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đảm bảo phù hợp với thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định về tỉ giá kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm giao dịch. Ví dụ: Nhà xuất khẩu từ Nhật căn cứ vào hợp đồng và biết rằng mình sẽ nhận tiền đô từ nhà Nhập khẩu Mỹ trong 6 tháng tới. Nhưng để bảo vệ mình khỏi biến động của tỷ giá ngoại hối thì họ sẽ bán kỳ hạn đồng đô la cho ngân hàng để lấy đồng Yen. Việc thanh toán và giao tiền sẽ được thực hiện sau 6 tháng. Tỷ giá được chốt ngay tại thời điểm bán (ký hợp đồng). ♣ Theo hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Tỷ giá Ngân hàng nhà nước áp dụng khi bán lại Đôla Mỹ cho các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn ngoại tệ bằng tỷ giá bán giao ngay của Ngân hàng Nhà nước tại ngày ký hợp đồng (hoặc tại ngày xác nhận giao dịch qua mạng REUTERS) cộng với mức gia tăng quy định đối với từng kỳ hạn cụ thể như sau: • 0,80% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng đối với kỳ hạn 7 ngày. • 0,85% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng đối với kỳ hạn 15 ngày. • 1,00% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng đối với kỳ hạn 30 ngày. • 1,35% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng đối với kỳ hạn 60 ngày. • 1,70% của tỷ giá bán giao ngay của NHNN tại ngày ký hợp đồng đối với kỳ hạn 90 ngày. 1. Ưu điểm Tự do thỏa thuận giữa 2 bên về loại, số lượng ngoại tệ, thời hạn hợp đồng, phí giao dịch. a/ Đối với khách hàng mua ngoại tệ: - Có được ngoại tệ trong tương lai để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại tệ đối với các đối tác nước ngoài. Giảm thiểu rủi ro chuyển đổi. - Phòng ngừa được rủi ro về tỷ giá và đảm bảo phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả khi tỷ giá tăng… b/ Đối với khách hàng bán ngoại tệ: - Phòng ngừa được rủi ro về tỷ giá và đảm bảo phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả khi tỷ giá giảm. - Đáp ứng mục đích đầu tư hoặc cất trữ dưới dạng ngoại tệ khác. - Tối đa hóa lợi nhuận. 2. Nhược điểm - Có thể bị tổn thất nếu tỷ giá biến động không như dự đoán. Do giao dịch kỳ hạn là giao dịch bắt buộc nên khi đến ngày đáo hạn dù bất lợi hai bên vẫn phải thực hiện hợp đồng. - Chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm thỏa thuận và thanh toán. - Hợp đồng có kỳ hạn là hợp đồng bắt buộc. - Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu khi nào khách hàng chỉ cần mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ. Vì thế không đáp ứng được khách hàng có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở hiện tại đồng thời vừa có nhu cầu mua bán ngoại tệ ở tương lai III. Đặc điểm Vì là thị trường mua bán các loại hàng hóa đặc biệt – đồng tiền của các nước– nên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt mà các thị trường khác không có được Thứ nhất: thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế. Phạm vi hoạt động của nó không đóng khung trong một quốc gia mà lan rộng ra khắp toàn cầu, nhằm phục vụ cho nhu cầu mua bán, giao dịch về ngoại tệ. Thứ hai: thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động 24/24. Đặc điểm này xuất phát từ sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực địa lý khác nhau. Kế đến, các giao dịch ngoại tệ sở dĩ có thể thực hiện liên tục là nhờ vào các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như điện thoại, fax, telex, mạng vi tính khiến cho các giao dịch có thể thực hiện tức thời và bất cứ lúc nào nhà giao dịch cũng có thể mua bán ngoại tệ với các thị trường ngoại hối trên thế giới. Kết quả là thị trường ngoại hối quốc tế nói chung có thể giao dịch liên tục. IV. Các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối kỳ hạn: Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. 1. Các ngân hàng thương mại : Các ngân hàng thương mại có ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối. Họ kinh doanh trên danh nghĩa thay mặt cho khách hàng hay cho chính bản thân. Ngân hàng tham gia mua bán ngoại tệ cho chính họ khi thực hiện mục tiêu kinh doanh hay mua bán thay cho khách hàng khi thực hiện vai trò môi giới. Các ngân hàng thương mại là hạt nhân của thị trường hối đoái, giữ vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái. Các ngân hàng thương mại có các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, họ kinh doanh ngoại hối là chủ yếu. Còn các ngân hàng khác đóng vai trò phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh dưới sự chỉ đạo của các ngân hàng thương mại lớn. Các ngân hàng này có nhiệm vụ điều chỉnh mức dự trữ của từng loại ngoại tệ khác nhau. Một số các ngân hàng có giao dịnh ngoại hối kỳ hạn ở Việt Nam : • Ngân hàng Hong Leong Việt Nam ( Ngân hàng 100% vốn nước ngoài ). • Ngân hàng quốc tế VIB Bank • Ngân hàng ANZ • Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội – HABUBANK • Ngân hàng Vietcombank • Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội • Ngân hàng TMCP Nam Việt • Ngân hàng TMCP Toàn Cầu • Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) 2. Các công ty đa quốc gia : Trong nhiều năm trở lại đây, vai trò của các công ty xuyên quốc gia trên thị trường ngoại hối đã tăng lên mạnh mẽ, do các công ty này thi hành chính sách mở rộng các nguồn dự trữ ngoại tệ, giảm bớt nguy cơ thiệt hại do sự mất giá của nguồn vốn tính bằng các đồng tiền ko ổn định, đồng thời tích cực chạy đua vì lợi nhuận trên cơ sở chênh lệch tỷ giá. 3. Các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế : Bao gồm các nhà đầu tư ra nước ngoài, những người có nhu cầu cần mua bán, chuyển đổi từ ngoại tệ ra nội tệ và ngược lại. Các doanh nghiệp thực hiện giao dịch thương mại nước ngoài. Các công ty tham gia vào giao dịch quốc tế, đã thiết lập nhu cầu ổn định tiền tệ nước ngoài (nhập khẩu) và cung cấp các loại tiền tệ nước ngoài (xuất khẩu), đồng thời sắp xếp hoặc thu hút số ngoại tệ nhàn rỗi tiền gửi trong ngắn hạn. Ngoài ra, các tổ chức này trực tiếp tiếp cận với thị trường ngoại hối , tổ chức chuyển đổi và tiền gửi giao dịch thông qua ngân hàng thương mại. 4. Các công ty xuất nhập khẩu : Họ vừa là chủ thể cầu ngoại tệ,vừa là chủ thể cung ngoại tệ. Nói tóm lại, tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thỏa thuận giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. V. Loại hợp đồng có kỳ hạn: 1. Hợp đồng outright Hợp đồng outright là sự thỏa thuận giữa một ngân hàng và khách hàng không phải ngân hàng (nonbank customer) nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro hối đoái cho khách hàng. Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng đến hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng kí quỹ với một mức tối thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ trong phạm vi tối thiểu, theo thỏa thuận, không được hưởng lãi nhưng khách hàng có thể được hưởng phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản tài chính) phát sinh từ tài sản thế chấp. 2. Hợp đồng swap Ngày nay phần lớn các hợp đồng có kỳ hạn là loại hợp đồng swap. Hợp đồng swap là loại hợp đồng có kỳ hạn giữa 2 ngân hàng theo đó 2 bên đồng ý hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhát định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy hợp đồng swap gồm 2 lần hoán đổi ngoại tệ, trong đó phần lớn hoán đổi lần đầu là giao dịch giao ngay và hợp đồng swap như vậy gọi là hợp đồng hoán đổi giao ngay-kỳ hạn (spot-forward swaps). VI. Thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn Trên thị trường hối đoái có kỳ hạn tỷ giá thường được niêm yết theo bội số của 30 ngày nên thời hạn của hợp đồng có kỳ hạn thường là một tháng, hai tháng, ba tháng v.v… Tuy nhiên, trên thị trường liên ngân hàng (Interbank Market) có thể có những hợp đồng với thời hạn dưới một tháng. Ở Việt Nam do thị trường hối đoái có kỳ hạn chưa phát triển mạnh nên thời hạn giao dịch theo bội số của 30 ngày chưa được áp dụng phổ biến, thay vào đó thời hạn giao dịch thường là do thỏa thuận giữa 2 bên nhưng nói chung không quá 180 ngày… Hầu hết ở các ngân hàng thương mại có giao dịch hối đoái kỳ hạn như Vietcombank, Eximbank, ACB, Techcombank… thời hạn giao dịch hợp đồng kỳ hạn đều do ngân hàng thoả thuận tùy theo nhu cầu của khách hàng VII. Yết giá tỷ giá hối đoái kỳ hạn Tỷ giá kỳ hạn thường được yết theo hai cách: yết giá theo kiểu outright và yết giá theo kiểu swap. Tỷ giá kỳ hạn theo kiểu outright đơn giản là giá cả của một đồng tiền này tính bằng một số đơn vị đồng tiền kia. Nó cũng được niêm yết tương tự như tỷ giá giao ngay chỉ khác một điều là tỷ giá được hai bên xác định và thoả thuận ở hiện tại nhưng sẽ được áp dụng trong tương lai. Tỷ giá theo kiểu swap chỉ yết phần chênh lệch theo số điểm căn bản (basic points) giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng. Ví dụ tại một ngân hàng có tỷ giá kỳ hạn 30 ngày theo kiểu outright USD/JPY : 134,36–50, có nghĩa là ngân hàng sẵn sàng mua ở mức 134,36 và bán ở mức 134,50 JPY cho 1USD. Giả sử rằng tỷ giá giao ngay của ngân hàng đó là USD/JPY: 135,85 – 95. Dựa trên cơ sở thông tin này chúng ta có tỷ giá kỳ hạn 30 ngày theo kiểu swap là USD/JPY: 49 – 45, tức là chênh lệch tuyệt đối giữa tỷ giá kỳ hạn theo kiểu outright và tỷ giá giao ngay tương ứng. Yết giá theo kiểu swap thường được sử dụng trên thị trường liên ngân hàng, tức là trong giao dịch giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác. Dưới đây sẽ minh họa cách yết giá trên thị trường kỳ hạn ở bảng 3.1. Bảng này giúp chúng ta có thể so sánh tỷ giá được yết theo kiểu swap và theo kiểu outright để thấy rõ sự khác biệt giữa hai kiểu yết giá này. Ngoài ra, nó còn cho thấy sự khác biệt giữa tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn. Bảng 3.1: Yết giá kỳ hạn 1 ở thị trường Chicago Yết giá kiểu swap Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng GBP/USD 1,6440 – 50 99 – 97 278 – 275 536 –530 1 USD/CHF 1,7140 – 50 4 – 2 0 – 3 13 – 19 USD/CAD 1,1720 – 30 40 – 43 105 – 109 175 – 181 USD/JPY 145,80 – 90 22 – 20 48 – 45 136 –130 Yết giá kiểu outright Giao ngay 1 tháng 3 tháng 6 tháng GBP/USD 1,6440 – 50 1,6341 – 53 1,6162 – 75 1,5904 – 20 USD/CHF 1,7140 – 50 1,7136 – 48 1,7140 – 53 1,7153 – 69 USD/CAD 1,1720 – 30 1,1760 – 73 1,1825 – 39 1,1895 – 911 USD/JPY 145,80 – 90 145,58 – 70 145,32 – 45 144,44 – 60 Ở Việt Nam do số lượng khách hàng có nhu cầu giao dịch kỳ hạn chưa nhiều nên các ngân hàng thương mại chưa thường xuyên niêm yết tỷ giá kỳ hạn như ở các nước mà chỉ xác định và chào cho khách hàng khi nào khách hàng có nhu cầu giao dịch. Khi có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ kỳ hạn, khách hàng có thể liên hệ với ngân hàng. Dựa vào nhu cầu về loại ngoại tệ giao dịch, kỳ hạn giao dịch và lãi suất của hai đồng tiền giao dịch ngân hàng sẽ xác định và chào tỷ giá kỳ hạn cho khách hàng. VIII. Tình hình thị trường hối đoái có kỳ hạn của Việt Nam Trên thế giới hiện có rất nhiều các nghiệp vụ phát sinh bên trong giao dịch ngoại hối kỳ hạn, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay thì chỉ có nghiệp vụ hoán đổi lãi suất (LS) và hoán đổi tiền tệ chéo là tương đối dễ áp dụng và thực hiện. Từ trước đến nay, thị trường ngoại hối của Việt Nam sử dụng rất ít các nghiệp vụ phát sinh do các nguyên nhân sau: • Trình độ dân trí của khách hàng về công cụ phát sinh còn thấp, dẫn đến tâm lý ngại sử dụng; [...]... mục tiêu của thị trường ngoại hối kỳ hạn là hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đồng thời trợ giúp nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước trong việc quản lý rủi ro ngoại hối; Giảm thiểu nhu cầu tích trữ đồng USD hoặc các đồng ngoại tệ khác, qua đó giảm thiểu tình trạng đôla hoá; Phát triển thị trường tài chính bản địa Việc phát triển thị trường ngoại hối kỳ hạn và... giao dịch hoán đổi, nhưng theo đại điện Ngân hàng Standard Chartered thì khối lượng giao dịch hàng ngày trên thị trường ngoại hối kỳ hạn hiện tại của Việt Nam vào khoảng 150 triệu USD • Những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ của thế giới và tác động của nó đến Việt Nam trong thời gian qua cho thấy rủi ro về LS và tỉ giá luôn là một thách thức đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp... sản phẩm phái sinh ở Việt Nam là rất cần thiết để hỗ trợ phòng ngừa rủi ro Thị trường phái sinh một mặt giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính phòng ngừa những rủi ro vốn có trên thị trường, mặt khác cũng đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có sự quản lý, giám sát và tạo lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp Trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều biến động hiện nay, Việt Nam mong muốn học hỏi... kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trường ngoại hối, khi ấy rủi ro tỷ giá đáng lo ngại và nhu cầu giao dịch hối đoái kỳ hạn sẽ gia tăng Do vậy, các ngân hàng và công ty xuất nhập khẩu nên làm quen với loại... nước hạn chế năng lực nghiệp vụ phát sinh vì bản thân họ khi giúp khách hàng bảo hiểm rủi ro tỉ giá thông qua giao dịch cũng đồng nghĩa là nhận rủi ro ngoại hối về mình • Bên cạnh đó, việc ngân hàng nhà nước đưa ra tỉ giá trần cũng gây trở ngại tới khả năng làm giá khi các ngân hàng không thể quản lý rủi ro thị trường một cách hiệu quả Mặc dù hiện nay các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài đều... phát triển giao dịch ngoại hối kỳ hạn ở Việt Nam đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư, giảm bớt tình trạng tích trữ ngoại tệ và hỗ trợ tích cực tiến trình chuyển quan hệ vay-mượn ngoại tệ sang quan hệ mua-bán ngoại tệ mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra Việc mở rộng thị trường kỳ hạn có thể giúp tăng khả năng thanh khoản của thị trường và giảm thiểu sự... định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu Chính lý do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi kí kết hợp đồng xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn... hàng Standard Chartered để xây dựng một thị trường ngoại hối kỳ hạn phát triển bền vững, hiệu quả và lành mạnh IX Kết luận Ở Việt Nam hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998 nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều Một mặt là khách hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong suốt . điểm Vì là thị trường mua bán các loại hàng hóa đặc biệt – đồng tiền của các nước– nên thị trường ngoại hối có những đặc điểm riêng biệt mà các thị trường khác không có được Thứ nhất: thị trường. tệ với các thị trường ngoại hối trên thế giới. Kết quả là thị trường ngoại hối quốc tế nói chung có thể giao dịch liên tục. IV. Các thành phần tham gia giao dịch trên thị trường ngoại hối kỳ hạn: Tham. mại là hạt nhân của thị trường hối đoái, giữ vai trò quan trọng trên thị trường hối đoái. Các ngân hàng thương mại có các chi nhánh, đại lý ở nước ngoài, họ kinh doanh ngoại hối là chủ yếu. Còn