Tuy nhiên, khác với biểu tượng địa lí và khái niệm địa lí, mối liên hệ địa lí không được trình bày rõ ràng, cụ thể trong sách giáo khoa. Việc giảng dạy mối liên hệ nhân quả đòi hỏi giáo viên phải phát hiện, tổng hợp, xâu chuỗi kiến thức đồng thời phải kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ khác. Các kiến thức được sử dụng nhiều khi lại không nằm ngay trong nội dung một bài giảng mà phải huy động kiến thức cũ, đặc biệt là những kiến thức mang tính khái quát, lí luận và cả thực tiễn cuộc sống. Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có một vốn kiến thức nhất định về mối quan hệ nhân quả trong Địa lí và phải có một số kĩ năng cơ bản để nhận biết và giảng dạy mối quan hệ nhân quả.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
A ĐẶT VẤN ĐỀ 2
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ 4
1 Mục đích 4
2 Nhiệm vụ 4
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
I CÁC DẠNG MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THCS 5
1 Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ nhân quả 5
2 Bản chất của mối quan hệ nhân quả 6
3 Cơ sở phân loại các mối liên hệ nhân quả 7
II CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HS THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ…………13
II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY MỐI LIÊN HỆ ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS 16
1.Phương pháp sơ đồ 16
2.Phương pháp giảng giải 21
3 Phương pháp đàm thoại gởi mở 26
4 Phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ 30
5 Phương pháp nêu vấn đề 34
C KẾT LUẬN 40
I.NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 40
II KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 40
III KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Địa lí nghiên cứu chủ yếu các mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượngĐịa lí về mặt không gian, vì vậy hầu hết các kiến thức Địa lí chính là các mốiliên hệ Địa lí Hiện nay, các mối liên hệ Địa lí có thể phân ra hai loại: các mốiliên hệ Địa lí bình thường và các mối liên hệ địa lí nhân quả
- Mối liên hệ địa lí bình thường là những mối liên hệ vốn có giữa các yếu tố
Địa lí với nhau về một mặt nào đó, chẳng hạn như mối liên hệ về số lượng (vídụ: nước ta có trên 2360 con sông), về cấu trúc (ví dụ: thổ nhưỡng là một thànhphần tự nhiên của lãnh thổ), hoặc về mặt so sánh (ví dụ: diện tích nước ta nhỏhơn diện tích nước Pháp)
- Mối liên hệ nhân quả: đó là những mối liên hệ biểu hiện mối tương quan
phụ thuộc một chiều giữa các sự vật, hiện tượng Địa lí
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của môn Địa lí trong nhà trường là phảigiải thích các đối tượng, các hiện tượng, các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội
có tính không gian Vì vậy, nội dung kiến thức của nó có rất nhiều mối liên hệnhân quả Trong giảng dạy Địa lí, việc phát hiện những mối liên hệ nhân quảcũng vì thế mà có ý nghĩa quan trọng nhất Nếu không nhận thức được đúng mốiliên hệ nhân- quả thì sẽ dẫn đến giải thích sai, khó hiểu, không làm cho học sinhnắm được chính xác mọi diễn biến của hiện tượng
“ Thực chất của việc hình thành các mối quan hệ nhân quả là việc tìm ra cácnguyên nhân của sự vật, hiện tượng Việc vạch ra nguyên nhân hình thành đốivới các hiện tượng, đối tượng tự nhiên và kinh tế- xã hội là một trong những mặtquan trọng nhất trong dạy học của giáo viên Địa lí Vấn đề về mối liên hệ củacác hiện tượng là vấn đề quan trọng nhất đối với phương pháp luận địa lí với tưcách là một khoa học và cả đối với phương pháp luận địa lí với tư cách là mộtmôn học trong nhà trường”.N.N.Branxiki
Trang 3Ở chương trình Địa lí THCS, việc trình bày các mối quan hệ nhân quả làbước tiếp theo sau khi trình bày các khái niệm Các khái niệm chỉ “sống” trongtrí nhớ của học sinh nếu chúng được trình bày không phải một cách cô lập, đơn
lẻ mà trong những mối liên hệ với các khái niệm khác
Ngay trong việc lĩnh hội một khái niệm, chỉ sau khi học sinh tìm được cácmối liên hệ giữa các dấu hiệu cơ bản của khái niệm thì mới có thể coi việc hìnhthành khái niệm ở học sinh đã hoàn thành về cơ bản Việc xác định được cácmối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng của quá trình tự nhiên và kinh tế- xãhội trên lãnh thổ còn là con đường để phát triển tư duy Địa lí cho học sinh
Việc dạy học sinh xác lập các mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa to lớn đốivới thực tiễn dạy học hiện nay ở trường THCS:
- Giúp hình thành những kiến thức Địa lí cho học sinh (các khái niệm, biểutượng, mối quan hệ nhân quả ) trong đó khái niệm là kiến thức cơ sở
- Thông qua việc hình thành mối quan hệ nhân quả làm cho năng lực học tậpnói chung và năng lực tự học Địa lí nói riêng của học sinh có điều kiện pháttriển Đây là mục tiêu quan trọng của cải cách giáo dục môn Địa lí Những kiếnthức Địa lí ngày càng nhiều khi khoa học ngày càng phát triển Thời gian dànhcho môn Địa lí có hạn nên việc phát triển năng lực tự học của học sinh được đặcbiệt quan tâm
- Việc hình thành mối quan hệ nhân quả còn là mục tiêu của dạy học Địa lí.Khả năng xác định được các mối quan hệ nhân quả là thước đo trình độ pháttriển tư duy của học sinh
Thiết lập mối quan hệ nhân quả trong SGK cho học sinh là một biện pháphết sức
quan trọng để phát triển tính tích cực, tính logic và tính khái quát cao trong họctập địa lí của học sinh Phương pháp này đòi hỏi học sinh phải biết khai thác tất
cả các nguồn kiến thức từ kênh chữ đến kênh hình để tự học, tự rèn luyện nângcao trình độ kiến thức, kĩ năng kĩ xảo nhằm trau dồi thế giới quan khoa học vàphẩm chất đạo đức vốn đã được thấm sâu vào trong nội dung kiến thức khoahọc
Trang 4Tuy nhiên, khác với biểu tượng địa lí và khái niệm địa lí, mối liên hệ địa líkhông được trình bày rõ ràng, cụ thể trong sách giáo khoa Việc giảng dạy mốiliên hệ nhân quả đòi hỏi giáo viên phải phát hiện, tổng hợp, xâu chuỗi kiến thứcđồng thời phải kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ khác Các kiếnthức được sử dụng nhiều khi lại không nằm ngay trong nội dung một bài giảng
mà phải huy động kiến thức cũ, đặc biệt là những kiến thức mang tính khái quát,
lí luận và cả thực tiễn cuộc sống Công việc này đòi hỏi giáo viên phải có mộtvốn kiến thức nhất định về mối quan hệ nhân quả trong Địa lí và phải có một số
kĩ năng cơ bản để nhận biết và giảng dạy mối quan hệ nhân quả
Mặc dù là một mảng kiến thức quan trọng của Địa lí nhưng hiện nay trongcác tài liệu hướng dẫn giảng dạy, mối quan hệ nhân quả cũng như phương phápgiảng dạy mối quan hệ nhân quả ít được đề cập một cách có hệ thống
Qua thực tế áp dụng một số phương pháp giảng dạy mối quan hệ nhân quả,tôi nhận thấy khả năng tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức và kết quả học tập của họcsinh được nâng lên Tôi xin được trình bày đề tài này và mong muốn nhận đượcnhững góp ý của đồng nghiệp
II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ
1 Mục đích
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, vận dụng một số phương pháp thích hợp
để dạy học các mối quan hệ nhân quả trong chương trình địa lý THCS nhằm gópphần nâng cao chất lượng dạy học địa lý ở trường THCS
2 Nhiệm vụ
Đề tài của tôi thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
- Đưa ra khái niệm, các dấu hiệu nhận biết và phân loại mối quan hệ nhânquả trong bộ môn Địa lí làm cơ sở cho giáo viên xác định mối liên hệ nhân quảtrong từng bài học cụ thể và lựa chọn phương pháp giảng dạy thích hợp
- Giới thiệu các bước cơ bản để giáo viên hướng dẫn học sinh thiết lập mốiliên hệ nhân quả
- Giới thiệu một số phương pháp có thể áp dụng để giảng dạy mối liên hệnhân quả
Trang 5III PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng kiến thức trong sách Giáo khoa Địa lí lớp 6, 7, 8, 9 bậcTrung học cơ sở (THCS) Đối tượng áp dụng là học sinh khối 6,7,8,9 THCS
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CÁC DẠNG MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ THƯỜNG GẶP TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ THCS.
1 Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ nhân quả
a Khái niệm mối liên hệ
Theo quan niệm của các nhà triết học thì mối liên hệ được hiểu là “Sự tácđộng và sự ràng buộc lẫn nhau, quy định sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt,các yếu tố, các bộ phận trong sự vật hoặc giữa các sự vật và hiện tượng vớinhau” Song dựa vào tính chất, phạm vi, trình độ, vai trò của các mối liên hệ màchúng được phân chia thành:
- Mối liên hệ bên trong- mối liên hệ bên ngoài: Mối liên hệ bên trong biểu
hiện mối liên hệ giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng Mối liên hệ bênngoài là liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau
- Mối liên hệ bản chất và không bản chất: Mối liên hệ bản chất là mối liên
hệ có tính chất quyết định sự vận động và phát triển của sự vật – hiện tượng.Mối liên hệ không bản chất là mối liên hệ phụ thuộc thứ yếu, đôi lúc nó đóngvai trò như là điều kiện không quyết định đến đến sự chuyển hóa của sự vật,hiện tượng
- Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp: Mối liên hệ trực tiếp là mối
liên hệ gần gũi tác động trực tiếp làm chuyển hóa, thay đổi các sự vật, hiệntượng Mối liên hệ này dễ nhận biết và là mối liên hệ chủ yếu Mối liên hệ gián
Trang 6tiếp phải thông qua điều kiện trung gian hoặc mối liên hệ trung gian (Ví dụ mốiliên hệ giữa khí hậu và sự hình thành thổ nhưỡng.) Song tùy thuộc vào vai trò, vịtrí của các thành phần trong mối liên hệ đó mà có thể phân ra:
+ Mối liên hệ tương hỗ: Hai hoặc nhiều thành phần có tác dụng qua lại với
nhau Ví dụ: Mối liên hệ giữa xã hội và môi trường
+ Mối liên hệ nhân quả: Có thành phần là nguyên nhân sinh ra kết quả
b Mối liên hệ nhân quả
Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ trong đó có sự tương quan, phụ thuộcmột chiều giữa các sự vật và hiện tượng Chỉ có nguyên nhân mới sinh ra kếtquả, không có kết quả nào lại không bắt đầu từ nguyên nhân trước đó, trong khi
đó kết quả không thể sinh ra nguyên nhân ban đầu sinh ra nó, mà kết quả chỉ cóthể trở thành nguyên nhân khác của một kết quả khác
+ Địa hình và các khối khí tác động lên lãnh thổ Bắc Mĩ là nguyên nhân tạinên sự phân bố khác nhau của lượng mưa trên lãnh thổ Bắc Mĩ Tuy nhiênkhông thể có mối liên hệ ngược lại
2 Bản chất của mối liên hệ nhân quả
- Xét về bản chất của mối liên hệ nhân quả ta thấy một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả Ngược lại một kết quả có thể tạo bởi nhiều nguyên nhân.
Trang 7+ Sự lũng đoạn của các công ty tư bản nước ngoài Sự mất cân đối trong cơcấu sản xuất
+ Tình trạng gia tăng dân số nhanh
+ Đại dịch AIDS
Tất cả là nguyên nhân nghèo đói của lục địa đen
- Trong một điều kiện nào đó kết quả là của nguyên nhân trước, nhưng ở trong một hoàn cảnh khác nó lại trở thành một nguyên nhân của một kết quả khác.
Do đó, muốn xác định đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả thì phải xem xét
sự tác động lẫn nhau giữa chúng trong một quan hệ nhất định và trong một thờiđiểm nhất định
- Vai trò của nguyên nhân đối với kết quả không ngang bằng nhau.
Có những nguyên nhân đóng vai trò quyết định đến sự xuất hiện của kết quả
Có những nguyên nhân đóng vai trò thứ yếu, kém quan trọng hơn Do đó cầnphải phân biệt nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân thứ yếu
+ Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng (nguyên nhânthứ yếu)
Trang 8Như vậy, việc xác định nguyên nhân chủ yếu là vấn đề hết sức quan trọngtrong việc khám phá bản chất, nguồn gốc của sự chuyển hóa nhân quả của sựvật, hiện tượng.
- Nguyên nhân khác với điều kiện hay nguyên do.
Nguyên do là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệvới kết quả nhưng là sự liên hệ bên ngoài, không bản chất
Nguyên nhân và điều kiện lại là hai khái niệm khác nhau có vai trò khônggiống nhau trong quá trình sinh ra kết quả Đièu kiện là tổng hợp những hiệntượng, không phụ thuộc vào nguyên nhân, nhưng lại có khả năng sinh ra kết quảđược chứa đựng trong nguyên nhân để trở thành hiện thực Điều kiện khôngtham gia vào bản thân kết quả nhưng lại tham gia một cách tất yếu vào quá trìnhsinh ra kết quả Điều kiện thường hướng đến nguyên nhân, đến quá trình nhânquả, quy định cả nguyên nhân dẫn đến kết quả
Tóm lại, trong quá trình dạy học mối quan hệ nhân quả, cần nắm vững bản chất mối quan hệ nhân quả để nhận rõ được vấn đề và có cách thức dạy học hợp lí.
3 Cơ sở phân loại các mối liên hệ nhân quả.
a Dựa vào tính chất đơn giản hay phức tạp của mối liên hệ nhân quả.
Các mối liên hệ nhân quả được phân thành 2 loại:
- Mối liên hệ nhân quả đơn giản: Một nguyên nhân sinh ra một kết quả.
Ví dụ: Do nhận được phù sa của sông Mê Kông (nguyên nhân) nên đồng
bằng sông Cửu Long hằng năm được bồi đắp thêm (kết quả)
- Mối liên hệ nhân quả phức tạp: Nhiều nguyên nhân phối hợp lại sinh ra
một kết quả hoặc ngược lại nhiều kết quả sinh ra từ một nguyên nhân
Ví dụ: Nguyên nhân: Vùng Đông Bắc Hoa Kì có mỏ than, sắt , có khí hậu
ôn đới hải dương; định cư đầu tiên và đông dân; có hệ thống giao thông thuậnlợi; có phương thức sản xuất tư bản đều là nguyên nhân dẫn đến kết quả vùngĐông Bắc trở thành vùng kinh tế chủ yếu của Hoa Kì
b Dựa vào mức độ liên hệ trực tiếp hay gián tiếp của nguyên nhân và kết quả
Trang 9Có thể phân ra:
- Mối liên hệ nhân quả trực tiếp: nguyên nhân sinh ra kết quả không thông
qua mối liên hệ trung gian
Ví dụ: Ở môi trường đới lạnh, khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt, đất đai bị đóng
băng gần như quanh năm nên ngành trồng trọt kém phát triển Như vậy, khí hậuảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất
Mối liên hệ giữa khí hậu với sự hình thành đất Các yếu tố khí hậu ảnhhưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm Tác động của nhiệt và ẩmlàm cho đá gốc bị phá hủy (về mặt vật lí và hóa học) thành những sản phẩmphong hóa, rồi sau đó tiếp tục bị phong hóa thành đất Nhiệt và ẩm còn ảnhhưởng tới sự hòa tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thờitạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất
- Mối liên hệ nhân quả gián tiếp: là phải thông qua các mối liên hệ khác.
Thường thì mối liên hệ dạng này khó thấy và khó phát hiện hơn
Ví dụ: Mối liên hệ giữa khí hậu với sự hình thành đất Trong mối liên hệ này
có cả mối liên hệ nhân quả trực tiếp và mối liên hệ nhân quả gián tiếp
Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thựcvật Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấpnhiều chất hữu cơ cho đất
c Phân loại dựa vào nội dung của bộ môn Địa lí
Do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí mà kiến thức củamôn Địa lí bao gồm kiến thức thuộc về tự nhiên và kinh tế, xã hội Ba mảngkiến thức này không phải riêng rẽ, độc lập mà có quan hệ tác động qua lại vớinhau Có thể nói rằng học Địa lí chính là học những vấn đề tác động qua lại giữa
tự nhiên với tự nhiên; giữa tự nhiên với kinh tế; giữa tự nhiên với dân cư; giữa
tự nhiên – dân cư – kinh tế Xuất phát từ những mối quan hệ tác động qua lạigiữa tự nhiên – kinh tế - xã hội, có thể phân các mối quan hệ nhân quả ra làmnhiều loại:
- Mối liên hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên
Trang 10Mối liên hệ nhân quả giữa tự nhiên với tự nhiên là mối liên hệ giữa cácthành phần tự nhiên Mối liên hệ này xảy ra trong thể tổng hợp lãnh thổ tựnhiên, trong đó các thành phần, các yếu tố tự nhiên này ở một hoàn cảnh, mộtđiều kiện cụ thể là nguyên nhân Nguyên nhân đó sinh ra một kết quả tự nhiêntương ứng thông qua một loạt mối liên hệ nhân quả Thường trong lĩnh vực tựnhiên nguyên hân sinh ra kết quả, thông qua sự tác động tương hỗ, nhân quả vềmặt vật lí, hóa học hoặc sinh học Những mối liên hệ nhân – quả đó biểu thịdưới dạng một chuỗi liên tục, bao trùm toàn bộ cơ chế tác động qua lại của mộthay nhiều nhân tố để tạo ra một kết quả hay nhiều kết quả.
Ví dụ: Sự thất thường của thời tiết ở vùng nội địa Bắc Mĩ là do địa hình Bắc
Mĩ chạy theo hướng kinh tuyến là chính Học sính sẽ thấy dãy Cooc-đi-e và dãyA-pa-lat như là hai bức tường thành hai bên đón gió lạnh từ phương Bắc xuống
bổ sung lạnh đến tận phía Nam Hoa Kì đồng thời tạo điều kiện cho không khínóng ẩm xâm nhập đến Ngũ Hồ trong mùa hè Do đó tính chất cận nhiệt đới ởphía Nam trong mùa đông bị xóa nhòa hoặc tính ôn đới hải dương phía Bắc bịthay đổi Ở đây “nhân” chủ yếu là địa hình và các khối khí (tự nhiên), “quả” làthời tiết thất thường (hiện tượng tự nhiên)
Các mối liên hệ giữa tự nhiên và tự nhiên thường gặp:
+ Các mối liên hệ trong một tổng thể của thể tổng hợp tự nhiên
Ví dụ: Khi học về khí hậu, các nhân tố nhiệt độ, độ ẩm, độ bốc hơi, lượng
mưa, hướng gió có mối liên hệ với nhau hay mối liên hệ giữa sự hình thànhlớp vỏ Trái Đất với nguồn tài nguyên khoáng sản
Dưới ảnh hưởng của gió phơn (gió Lào), miền Bắc Trung Bộ (Việt Nam)vào thời kì đầu mùa hạ nhiệt độ không khí thường cao, độ ẩm hạ thấp
+ Các mối liên hệ giữa hai hợp phần của tổng thể tự nhiên
Ví dụ: Giữa địa hình với khí hậu, giữa khí hậu với sông ngòi, giữa đất với
thực vật
Việt Nam có lượng mưa trung bình năm tương đối lớn, tập trung vào mộtmùa→mạng lưới sông ngòi dày đặc, thủy chế sông ngòi có hai mùa lũ – cạn rõrệt
Trang 11+ Các mối liên hệ giữa các hợp phần trong thể tổng hợp tự nhiên.
Trong thể tổng hợp tự nhiên mỗi một hợp phần chịu sự tác động của một loạthợp phần khác như mối liên hệ giữa khí hậu với địa hình, sông ngòi và hệ sinhvật
Ví dụ: Trung du miền núi Bắc Bộ địa hình cao, mưa lớn tập trung vào một
mùa, thảm thực vật bị chặt phá nhiều → lũ trên các sông miền này thường rất
dữ dội, thường xuyên có lũ quyét, lũ ống vào mùa mưa
- Mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế
Mối liên hệ giữa tự nhiên với kinh tế là mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiênvới hoạt động sản xuất kinh tế của xã hội xảy ra trên điều kiện tự nhiên đó Tựnhiên có thể ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế, sự phân bố sản xuất,
cơ cấu ngành kinh tế
Ví dụ: Sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt ở khu vực Đông Nam Á là lúa
gạo, các cây công nghiệp nhiệt đới (“quả” - đối tượng kinh tế) Điều này liênquan chặt chẽ đến đặc điểm khí hậu của vùng là tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa
và đất đai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ trên các đồng bằng rộng lớn, đất badantrên các cao nguyên (“nhân” - đối tượng tự nhiên)
- Mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên
Mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên là mối liên hệ giữa các ngànhkinh tế với quá trình khai thác lãnh thổ Nếu hoạt động kinh tế của xã hội đượcđịnh hình trên khả năng cung cấp các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thì việc hìnhthành các hoạt động kinh tế cũng xuất phát từ việc tác động tự nhiên Hoạt độngkinh tế làm cho tự nhiên biến đổi, có thể tự nhiên càng phát triển hoặc tự nhiên
bị suy thoái
Trong mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với tự nhiên, nguyên nhân là một sựkiện, hiện tượng kinh tế, kết quả xuất hiện là hiện tượng tự nhiên bị biến đổi bởihiện tượng kinh tế thông qua hoạt động sản xuất xã hội tác động đến tự nhiên
Ví dụ:
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường có tính toàn cầu do nguyên nhân chủ yếu làchất thải của hoạt động sản xuất công nghiệp
Trang 12+ Quá trình phát triển của hệ thống giao thông vận tải đã làm cho tự nhiên bịbiến đổi.
- Mối liên hệ giữa tự nhiên – xã hội và ngược lại
Mối liên hệ giữa tự nhiên – xã hội được thể hiện qua vai trò của tự nhiên đốivới sự phát triển của xã hội như ảnh hưởng của tự nhiên đến sự phân bố dân cư,
tự nhiên là cơ sở vật chất của sự sống và sự tồn tại xã hội Môi trường tự nhiênthuận lợi giúp cho xã hội phát triển nhanh Ngược lại, môi trường tự nhiênkhông thuận lợi sẽ giới hạn sự phát triển của xã hội Việc dạy học phân tích mốiliên hệ giữa hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội cần chỉ rõ những tác hạihay hỗ trợ của tự nhiên đối với sự phát triển của xã hội, để từ đó học sinh có thểvận dụng cải tạo tự nhiên một cách có hiệu quả
Mối liên hệ nhân quả giũa xã hội – tự nhiên là mối liên hệ giữa các yếu tố xãhội như dân cư, chế độ xã hội, chính sách, chủ trương của một nước, kết cấu vềtôn giáo đến tự nhiên, làm cho tự nhiên có sự thay đổi
- Mối liên hệ nhân quả giữa xã hội với xã hội
Trong Địa lí kinh tế - xã hội mối quan hệ này được thể hiện khá đậm nét, đặcbiệt mối liên hệ giữa dân cư với chất lượng cuộc sống, với trình độ học vấn, vớiđiều kiện sinh hoạt ở từng bài Địa lí các nước, các khu vực
Trang 13Đây là mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị xã hội với tính chất của nềnkinh tế, mối liên hệ giữa lao động với sản xuất, mối liên hệ giữa phân bố dân cưvới phân bố sản xuất.
Ví dụ: Chế độ thực dân là nguyên nhân mang lại cho các nước ở châu Phi và
châu Mĩ Latinh một nền kinh tế mất cân đối giữa các ngành và trong nội bộngành
- Mối liên hệ nhân quả giữa kinh tế với kinh tế
Mối liên hệ này được biểu hiện qua sự tác động tương hỗ và nhân quả giữanội bộ ngành, giữa các ngành, trong cơ cấu ngành và qua sự phân bố các ngànhkinh tế với nhau trên lãnh thổ Mối liên hệ đó còn thể hiện qua sự trao đổi vềkinh tế giữa các nước, các khu vực khác nhau trên thế giới
Mối liên hệ nhân quả kinh tế - kinh tế, cả nguyên nhân và kết quả cùng làmột hiện tượng mang tính chất kinh tế
+ Sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong công nghiệp là nguyên nhân làm giảmvai trò của vùng Đông Bắc và xuất hiện vành đai công nghiệp “Mặt Trời” ở Hoa
Kì vào những năm 60 của thế kỉ XX
Khi phân loại mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng kinh tế với nhaucũng cần thấy được và loại bỏ các mối liên hệ máy móc Ví dụ: Quan hệ trao đổihàng hóa giữa các nước, quan hệ trao đổi nguyên vật liệu giữa các cơ sở kinh tếbởi lẽ đó là quan hệ thực nhưng không phải là nhân quả
- Mối liên hệ nhân quả giữa tự nhiên- kinh tế- xã hội
Vai trò của vị trí địa lí và những điều kiện tự nhiên cụ thể rất quan trọngtrong sự phát triển kinh tế xã hội đến lượt mình, các nhân tố kinh tế xã hội lạitác động đến tự nhiên làm cho tự nhiên biến đổi trong điều kiện thuận chiều hay
Trang 14nghịch chiều Một tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất bao giờ cũng dựa vào sự gầngũi nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội để hình thành trên đó một số ngànhchuyên môn hóa Mối liên hệ giữa yếu tố tự nhiên và xã hội là nguyên nhân đểchuyên môn hóa sản xuất, trong đó yếu tố tự nhiên là điều kiện không thể thiếuđược.
Mỏ khoáng sản là một yếu tố có liên hệ đến sự phát triển và bố trí của cácngành công nghiệp Việc có đầy đủ nguyên liệu cho công nghiệp hay không gópphần thúc đẩy hoặc hạn chế phần nào sự phát triển của công nghiệp Dân cư,trình độ phát triển, chế độ chính trị lại là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sảnxuất, sự phát triển của sản xuất lại là nguyên nhân dẫn đến sự tập trung dân cư.Việc phân loại mối liên hệ nhân quả giữa ba thành phần tự nhiên – kinh tế-
xã hội chính là thể hiện kiến thức trọn vẹn của bài Địa lí một nước, một khu vực.Tuy nhiên, sự phối hợp tác động của ba thành phần này diễn ra ở mỗi nơi, mỗilúc, trong từng khu vực, từng quốc gia luôn có sự khác nhau Phân tích chínhxác sự khác nhau đó chính là tăng giá trị kiến thức Địa lí, phát triển được tư duylãnh thổ, tư duy logic ở học sinh
II CÁC BƯỚC HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT LẬP MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ
Trong việc dạy học mối quan hệ nhân quả, bên cạnh việc xác định các mốiquan hệ nhân quả thì cách thức hướng dẫn học sinh hình thành các mối quan hệnhân quả là cần thiết và quan trọng
Các mối quan hệ hân quả được phân làm nhiều loại, có loại đơn giản, loạiphức tạp Mặt khác không phải bao giờ chúng cũng được thể hiện rõ ràng, cónhiều mối quan hệ nhân quả ở dạng tiểm ẩn, có thể tiềm ẩn về nguyên nhân, cóthể tiềm ẩn về kết quả Do đó, cách hình thành mỗi loại, mỗi dạng cũng có sựbiến đổi linh hoạt
Tuy nhiên, cách chung nhất cho việc hình thành mối quan hệ nhân quả Địa lícho học sinh nên đi theo trình tự các bước sau:
Bước 1 Định hướng cho học sinh mục đích tìm các nguyên nhân
Trang 15Từ bài học đầu tiên của lớp 6, giáo viên giới thiệu cho học sinh nhiệm vụcủa khoa học Địa lí và nhấn mạnh rằng: Địa lí hiện đại không chỉ mô tả tự nhiên
mà chính là giải thích vì sao tự nhiên không giống nhau ở các vị trí khác nhautrên Địa Cầu.Vậy nguyên nhân nào đến những sự khác nhau đó? Như vậy giáoviên định hướng cho HS phải tìm nguyên nhân
Cách tốt nhất để lôi cuốn và tập trung sự chú ý của học sinh vào nhiệm vụ làđưa ra các câu hỏi tại sao, đặt ra các câu hỏi có vấn đề
Ví dụ: Gió là gì? Những nguyên nhân nào sinh ra gió? Sự khác nhau của cácloại gió?
Bước 2 Dạy cho học sinh kĩ năng phân biệt đâu là nguyên nhân, đâu là kết quả và mối liên hệ của chúng bằng sơ đồ đơn giản.
Nguyên nhân: Đó là hiện tượng bất kì, nó gây ra sự thay đổi của các đốitượng, hiện tượng khác nhau
Ở lớp 6 và 7 người ta thường gọi tên các nguyên nhân bằng các nhân tố Vídụ: Các nhân tố hình thành khí hậu, các nhân tố hình thành Trái Đất
- GV cần giải thích: tác động của nguyên nhân thường dẫn đến kết quả Đểtìm hiểu, phải luôn luôn đặt câu hỏi “Tại sao?”
- Để giúp HS hiểu khái niệm “nguyên nhân” và “kết quả”, cần biểu hiệnmối liên hệ giữa chúng bằng sơ đồ liên hệ nhân – quả Có thể sự dụng sơ đồ đểchỉ ra một chuỗi những nguyên nhân và kết quả trong tự nhiên
- Học sinh thường gặp khó khăn khi tìm đầy đủ các nguyên nhân tác độngđến hiện tượng, quá trình tự nhiên Vì vậy cần hệ thống hóa các tác động trong
tự nhiên hay mối quan hệ nguyên nhân và kết quả
Chú ý: Khi học sinh trả lời các nguyên nhân, giáo viên nên ghi câu trả lờicủa các em lên bảng giáo viên và các học sinh khác có thể bổ sung để đưa racác nguyên nhân đầy đủ hơn
Bước 3 Đưa ra các bài tập để học sinh tìm ra mối các mối liên hệ nhân quả.
Các dạng bài tập thông dụng:
Trang 16- Bài tập nêu vấn đề: trong nội dung bài tập này thường chứa đựng việc giảithích các nguyên nhân xuất hiện.
- Bài tập sử dụng các kiến thức đã học Ví dụ “ Tìm xem giữa nhiệt độ củakhông khí và áp suất không khí có sự phụ thuộc nào không”
- Bài tập xác định mối liên hệ nhân quả theo mẫu Ví dụ: Hãy giải thích vìsao ở hoang mạc Xahara mưa lại ít, còn ở bồn địa Cônggô mưa nhiều (học sinh
đã biết sự phụ thuộc của lượng mưa vào dải áp suất khí quyển) Trong bài tậpnày đỏi hỏi đặt nó vào một lãnh thổ cụ thể của lục địa
Tính phức tạp của bài tập là ở chỗ: So sánh hai lãnh thổ mà từ trước đến nayhọc sinh chưa thiết lập mối liên hệ giữa hướng gió và lượng mưa rơi
Bước 4 Dạy học sinh tự lực tìm ra các nguyên nhân cần thiết
Có thể theo quy trình sau:
a Mối đối tượng hay hiện tượng có một loạt các dấu hiệu nhận biết Hãyphân tích dấu hiệu đầu tiên cần giải thích
b Hãy chỉ ra những đặc điểm của nó
c Hãy nhớ lại hay phát hiện ra các nguyên nhân mà những nguyên nhân đó
có thể giải thích các đặc điểm của dấu hiệu
d Hợp nhất dấu hiệu cần giải thích với những nguyên nhân cần thiết
Vận dụng:
a.Giáo viên chỉ ra rằng: Khi nghiên cứu các đối tượng và hiện tượng, trướctiên cần chú ý đến các dấu hiệu như: kích thước, hình dạng, màu sắc, vị trí củachúng trên bề mặt đất
Một trong những dấu hiệu của núi là độ cao Vì vậy khi hoc sinh học về núichúng ta hãy tìm trên bản đồ xem chúng cao bao nhiêu
Trang 17b Tìm đặc điểm của dấu hiệu cần giải thích, dấu hiệu nào để phân biệt cácđối tượng với nhau.
Ví dụ: Dựa vào độ cao người ta phân biệt núi thấp, núi cao và núi trung bình
c Giải thích đặc điểm đối tượng
Vì sao có núi cao và núi thấp
d GV đặt câu hỏi cho HS (hoặc tự mình nêu ra những nguyên nhân phùhợp) để giải thích đặc điểm đối tượng
Ví dụ: Độ cao của núi phụ thuộc vào một vài nguyên nhân:
- Tuổi của núi
- Quá trình phá hủy
- Sự trẻ lại (vận động kiến tạo nâng lên)
- Loại đá cấu tạo nó
Nếu núi xuất hiện lâu thì khả năng sau này nó bị nâng lên
Nếu cùng tuổi, nhưng khác nhau về độ cao thì dường như núi núi cấu tạobởi các loại đá có độ cứng khác nhau (trên bản đồ kiến tạo, người ta xác địnhtuổi của địa hình; trên bản đồ địa chất người ta xác định thành phần của đá cấutạo nên)
II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỐI LIÊN HỆ NHÂN QUẢ
TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG THCS
Dưới đây là một số phương pháp mà tôi thường áp dụng trong dạy học Địa lí ỏ THCS:
1 Phương pháp sơ đồ - Grap
2 Phương pháp giảng giải
3 Phương pháp đàm thoại gởi mở
Trang 18Bản chất của phương pháp này là thể hiện mối liên quan giữa các kiến thứcđịa lí vì vậy sử dụng sơ đồ để thiết lập mối liên hệ nhân quả là thích hợp hơn cả.Các sơ đồ sẽ giúp cho HS nhận biết được những nét khái quát, cơ bản của mốiliên quan giữa các kiến thức với nhau; khi thể hiện thường kết hợp việc biểuhiện thức kiến thức với các hình vẽ (mũi tên, các ô, các khung ) làm cho họcsinh ghi nhớ dễ dàng hơn bằng hình ảnh trực quan
Bên cạnh đó việc giảng dạy bằng phương pháp sơ đồ sẽ đem lại cho học sinhmột cách học mới mẻ, khác với cách học truyền thống trước đây Xa hơn, nếuhọc sinh từng bước lập sơ đồ của bài học thì tính tích cực, sáng tạo của học sinh
sẽ phát triển Như vậy phương pháp sơ đồ không những giúp học sinh lĩnh hộikiến thức mà còn giúp phát triển tư duy
Phương pháp này hỗ trợ được tất cả các khâu của quá trình dạy học (đặc biệt
là khâu hình thành kiến thức mới, ôn tập, củng cố
- Cách 2: Sử dụng sơ đồ để trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả Cáchnày thích hợp với học sinh khá, giỏi Giáo viên nên bắt đầu bằng việc đưa rakhung sơ đồ, sau đó vừa trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả vừa hoànchỉnh sơ đồ
c Mẫu bài áp dụng
- Phương pháp sơ đồ hiệu quả nhất khi biểu hiện các mối liên hệ nhân quảphức tạp, tổng quát như:
+ Mối liên hệ giữa các nhân tố tự nhiên
+ Mối liên hệ giữa các nhân tố tự nhiên với đặc điểm kinh tế
+ Mối liên hệ giữa các nhân tố xã hội với các nhân tố kinh tế
- Những bài học thích hợp nhất để sử dụng phương pháp này:
Trang 19+ Thiên nhiên các châu lục, các khu vực của châu lục
+ Ôn tập khái quát đặc điểm tự nhiên- xã hội- kinh tế một châu lục
d Các bài dạy minh họa
Ví dụ 1:
Tiết 7 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất và các hệ quả
( lớp 6)
Hình thành mối quan hệ nhân quả giữa vận động tự quay quanh trục với một
số hiện tự nhiên trên Trái đất là trọng tâm của toàn bài học Ở bài này, giáo viênnên sử dụng phương pháp đàm thoại gởi mở để các em khai thác kiến thức, sau
đó sử dụng sơ đồ với mục đích hệ thống kiến thức mục 2
Ví dụ 2: Tiết 30: Bài 27: Thiên nhiên châu Phi – Tiết 2 ( lớp 7 )
Nội dung bài này có liên quan chặt chẽ với Bài 26: Thiên nhiên châu Phi
(tiết1) Mục tiêu là phải thiết lập được cho học sinh mối quan hệ giữa các nhân
tố hình thành nên đặc điểm tự nhiên châu Phi Mối quan hệ này được biểu diễnqua sơ đồ sau:
Sự luân phiên
ngày đêm
Trái đất tự quayquanh trục
Sự lệch hướngchuyển độngcủa vật thể
Giờ trên Tráiđất
Trang 20Mối quan hệ nhân quả này tương đối phức tạp và nội dung kiến thức lại nằm
ở hai bài học khác nhau
- Đối với học sinh trung bình, việc thiết lập mối quan hệ này không đơngiản Bằng nhiều phương pháp khác nhau, giáo viên hình thành cho học sinhtrọng tâm kiến thức Đến phần củng cố, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ trống vớicác mảnh ghép kiến thức cho sẵn, để học sinh hoàn chình sơ đồ
- Đối với học sinh khá, giỏi giáo viên có thể từng bước thiết lập sơ đồ nàyngay trong bài dạy Bằng các phương pháp khác nhau, giáo viên lần lượt hìnhthành đặc điểm của từng nhân tố tự nhiên và sắp xếp chúng một cách có chủđịnh trên bảng Ở bước tiếp theo, giáo viên đóng khung nội dung kiến thức vàyêu cầu học sinh lên bảng vẽ các mũi tên thiết lập mối quan hệ
Ví dụ 3:
Tiết 9: ÔN TẬP TỪ BÀI 1 BÀI 7 ( lớp 8 )
Mục tiêu của bài học này là hệ thống lại đặc điểm tự nhiên châu Á Và cách
hệ thống hiệu quả nhất là hệ thống thông qua sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa
Môi trường tự nhiên đa
dạng
Cận nhiệtĐTHHoang mạc
Nhiệt đới
Xíchđạo ẩm
Môi trường tự nhiên đa
dạng
Nhân tố hình
Trang 21các nhân tố tự nhiên Tổng kết Thiên nhiên châu Á có 2 mối quan hệ nhân quả
Hoang mạc và bán hoang mạc
Cảnh quan núi cao
Khí hậu
- Phân hóa đa dạng
- Có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu
Nhiều sông lớn, chế độ nước
Trang 22Để hình thành sơ đồ này, giáo viên có thể ra các bài tập:
- Trình bày bằng sơ đồ đặc điểm vị trí, hình dạng lãnh thổ, địa hình và ảnhhưởng của chúng tới khí hậu cảnh quan Châu Á
- Trình bày bằng sơ đồ đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, đia hình,khí hậu và ảnh hưởng của chúng tới sông ngòi châu Á
Giáo viên có thể cho trước khung sơ đồ, yêu cầu học sinh điền nội dung vàđánh mũi tên chỉ mối quan hệ để hoàn chỉnh sơ đồ Hoặc cho các mảnh ghépkiến thức với các mũi tên, yêu cầu học sinh hình thành sơ đồ dựa vào nhữngkiến thức đã được học
Ví dụ 4:
Tiết 34: Bài 29: Vùng Tây Nguyên – Tiết 2 ( lớp 9 )
Mối quan hệ giữa điều kiện phát triển và thực trạng phát triển cây côngnghiệp ở Tây Nguyên có thể biểu diễn bằng sơ đồ đơn giản:
Với học sinh trung bình, giáo viên sử dụng sơ đồ này để chốt kiến thức chocác em Còn với học sinh khá, giỏi, giáo viên nên đưa ra sơ đồ chưa hoàn chỉnh,sau đó yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học ở bài 28 để hoàn thành sơ đồ
2 Phương pháp giảng giải
a Cơ sở lựa chọn phương pháp
Phương pháp giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời để giải thích các
sự kiện, hiện tượng địa lí Ví dụ như giải thích nguyên nhân sinh ra thủy triều,nguyên nhân gây nên sự đình đốn của một ngành sản xuất
Cao nguyênxếp tầngbằng phẳng
Khí hậu cậnxích đạo Lao động cókinh nghiệm
Hệ thống co
sở chế biếnphát triển
Đất bazan
màu mỡ
Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm
(lớn thứ 2 cả nước)
Trang 23Đây là phương pháp truyền thống nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho phương pháp
sơ đồ trong những trường hợp sơ đồ chưa làm rõ mối liên quan giữa các kiếnthức, không làm rõ ý nghĩa, bản chất của mối quan hệ đó Bằng các dẫn chứng
và ví dụ minh họa, phương pháp giảng giải sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc cụthể hóa mối quan hệ nhân quả, giúp học sinh khắc sâu kiến thức
b Cách thiết kế
Phương pháp giảng giải thường kết hợp với các phương tiện trực quan (tranhảnh, số liệu, bản đồ, biểu đồ ) để minh họa cho lời giải thích Trong khi giảithích, giáo viên có thể dùng biện pháp quy nạp, trước tiên đưa ra các số liệu, sựkiện, hiện tượng địa lí cụ thể rồi sau đó mới đi tìm nguyên nhân, rút ra kết luậnhoặc ngược lại cũng có thể dùng biện pháp diễn dịch, đưa ra các kết luận trướcrồi sau đó mới trình bày nguyên nhân
Với xu hướng tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh,phương pháp giảng giải thường kết hợp với phương pháp đàm thoại để trở thànhmột biện pháp yêu cầu học sinh tìm và phát biểu về mối quan hệ nhân quả Việcgiải thích trước đây thường do giáo viên chủ động thực hiện, nay được chuyểnthành các câu hỏi để cho học sinh trả lời
c Mẫu bài áp dụng
Phương pháp giảng giải tương đối thông dụng Nó được sử dụng trong việc
lí giải mọi mối liên hệ nhân quả Trong một bài dạy, giáo viên có thể sử dụngphương pháp này nhiều lần
d Bài dạy minh họa
Ví dụ 1:
Tiết 23: Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí ( lớp 6 )
Sơ đồ sau đây được sử dụng để biểu hiện mối quan hệ giữa nhiệt độ khôngkhí với các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nó trong một lãnh thổ:
lí
Vị trí gần
hay xa biển