1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận vận tải giao nhận về thực trạng và giải pháp phát triển của hoạt động logistics trong giao nhận vận tải biển

29 454 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 562 KB

Nội dung

Từ khi thương mại quốc tế hình thành và phát triển, lực lượng tàu biển luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia. Cũng từng ấy thời gian trôi qua, với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển vẫn không mất đi giá trị của nó bất chấp sự xuất hiện của tàu hoả, máy bay, xe tải…. Năm 2007 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Trở thành thành viên chính thức của WTO đồng nghĩa với tự do hoá thương mại giữa Việt Nam và bạn bè trên thế giới. Tuy nhiên, ngoại thương không chỉ là kết quả của việc đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu, mà nó còn là kết quả của quá trình vận tải và giao nhận hàng hoá giữa các vùng lãnh thổ. Và thế là, phương thức vận tải ra đời hàng trăm năm trước nay lại là mối quan tâm của nhiều người khi tham gia thương mại quốc tế. Nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về lĩnh vực này, bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá hiện trạng dịch vụ logisitcs nghiên cứu trong vận tải đường biển của Việt Nam dựa trên cơ sở lý luận và các thông tin, số liệu liên quan, qua đó chỉ rõ ưu khuyết điểm và rút ra một số giải pháp khắc phục.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi thương mại quốc tế hình thành và phát triển, lực lượng tàu biểnluôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trao đổi hàng hóa giữa các quốcgia Cũng từng ấy thời gian trôi qua, với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật,vận chuyển hàng hoá bằng đường biển vẫn không mất đi giá trị của nó bất chấp

sự xuất hiện của tàu hoả, máy bay, xe tải… Năm 2007 đã đánh dấu một sự kiệnquan trọng đối với Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nóiriêng Trở thành thành viên chính thức của WTO đồng nghĩa với tự do hoáthương mại giữa Việt Nam và bạn bè trên thế giới Tuy nhiên, ngoại thươngkhông chỉ là kết quả của việc đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu, mà nó còn

là kết quả của quá trình vận tải và giao nhận hàng hoá giữa các vùng lãnh thổ

Và thế là, phương thức vận tải ra đời hàng trăm năm trước nay lại là mối quantâm của nhiều người khi tham gia thương mại quốc tế Nhằm giúp người đọchiểu rõ hơn về lĩnh vực này, bài tiểu luận của nhóm chúng tôi sẽ phân tích, đánhgiá hiện trạng dịch vụ logisitcs nghiên cứu trong vận tải đường biển của ViệtNam dựa trên cơ sở lý luận và các thông tin, số liệu liên quan, qua đó chỉ rõ ưukhuyết điểm và rút ra một số giải pháp khắc phục Để đảm bảo tính thống nhấtcủa bài tiểu luận và cũng là để tiện cho việc nghiên cứu, phần nội dung bài tiềuluận sẽ được chia ra làm các phần sau:

- Phần 1: Cơ sở lý luận

- Phần 2: Thực trạng phát triển của hoạt động Logistics nghiên cứu trongvận tải biển tại Việt Nam

- Phần 3: Các giải pháp đề xuất đề khắc phục những tồn tại của hoạt độnglogistics nghiên cứu trong vận tải biển tại Việt Nam

Mặc dù đã rất cẩn thận và tỉ mỉ nhưng bài tiểu luận vẫn khó mà tránh khỏinhững sai sót, khiếm khuyết và chúng tôi mong sẽ nhận được sự thông cảm vàủng hộ từ phía người đọc

NỘI DUNG CHÍNH

Trang 2

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Khái niệm về Logistics

1.1.1 Logistic là gì?

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics vàvẫn chưa có khái niệm thống nhất Trong các từ điển, logistics có nghĩa là tổchức lo việc cung ứng dịch vụ cho mọi cuộc hành quân hỗn hợp Mặc dùlogistics là một thuật ngữ khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng thật ra nó đã có khálâu trên thế giới

- Theo tạp chí logisticworld thì: logistics là một môn khoa học của việchoạch định, tổ chức, quản lý và thực hiện các hoạt động cung ứng hàng hoá vàdịch vụ

-Theo Hội đồng quản lý logistics, logistics là sự quản lý kiểm soát cácnguồn lực ở trạng thái động và tĩnh, là một bộ phận của chuỗi cung ứng, baogồm quá trình hoạch định, quản lý thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệmnhất về chi phí và thời gian các dòng chảy xuôi chiều cũng như ngược chiều, từđiểm tiền sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng với mục tiêu đáp ứng nhu cầukhách hàng, qui trình này bao hàm cả các hoạt động đầu vào, đầu ra, bên trongcũng như bên ngoài của tổ chức

-Theo quan điểm của GS TS Đoàn Thị Hồng Vân thì: “ Logistics là quátrình tối ưu hoá về vị trí và thời điểm vận chuyển và dự trưc nguồn tài nguyên từđiểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng,thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế” ( Quản trị logistics – NXB Thống kê2006)

Tóm lại: Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa, nguyênvật liệu từ khi mua sắm, qua các quá trình lưu kho, sản xuất, phân phối chođến khi đưa đến tay người tiêu dùng

1.1.2 Dịch vụ Logistics:

Theo Luật thương mại Việt Nam 2005- Điều 233

Trang 3

« Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chứcthực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho,lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đónggói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đếnhàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao Dịch vụ logisticsđược phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc »

Với khái niệm như vậy thì Luật Thương mại Việt Nam 2005 chỉ giới hạnđiều chỉnh Logistics ở dịch vụ giao nhận vận tải và một số dịch vụ phụ trợ, trongkhi bản chất của Logistics là nghệ thuật tổ chức sự vận động của hàng hóa vànguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất đến khâu phânphối đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng

1.1.3 Các bộ phận cơ bản của dịch vụ logistics

Trang 4

1.1.4 Nội dung của dịch vụ logistics

Vận tải : Các công ty dù lớn hay nhỏ cũng không thể tự cung cấp tất cả

các dịch vụ cần thiết mà đều phải dựa vào môi trường bên ngoài để tồn tại, duytrì hoạt động Vận tải chuyên chở những nguyên liệu từ nguồn cung cấp đếndoanh nghiệp rồi lại từ doanh nghiệp chuyên chở sản phẩm phân phối tới ngườitiêu dùng Vận tải là một yếu tố của logistics, là mạch máu lưu thông toàn bộhoạt động của doanh nghiệp

Lưu kho, dự trữ: Quản trị dự trữ, lưu kho cũng là một bộ phận quan

trọng trong quản trị logistics Doanh nghiệp cần dự trữ đến mức tối ưu để tốithiểu hoá chi phí nhưng vẫn phục vụ được khách hàng với chất lượng tốt, giữchân khách hàng cũ đồng thời thu hút khách hàng mới Hoạt động logistics tíchluỹ vật liệu, hàng hoá đủ về số lượng, chủng loại, chất lượng nhưng vẫn đảmbảo quay vòng vốn và giảm thiểu tối chí

Bộ phận sửa chữa và dự phòng: Sửa chữa và dự phòng bao gồm tất cả

các bộ phận liên quan đến sản phẩm để có thể sửa chữa hay thay thế khi có yêucầu Xác định các bộ phận này là hoạt động dự trù, một trong những hoạt độngchính của logistics Khả năng dự trù bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khả năng vàhậu quả xảy ra hư hỏng, mức sẵn có của các bộ phận dự trù, môi trường hoạtđộng sản xuất, chi phí dự trù trong mối tương quan với chi phí sản xuất

Nhân sự và đào tạo: Đào tạo phải được thiết kế phù hợp với sản phẩm

cung cấp, phù hợp với tài liệu kĩ thuật được sử dụng, với hướng dẫn bảo dưỡng,với các thiết bị hỗ trợ và kiểm tra Đào tạo là thành phần tốn nhiều chi phí nhấtcủa logistics Các công ty cung cấp sản phẩm công nghệ cao, phức tạp thườngđòi hỏi cao về nhân sự có trình độ và khả năng đào tạo chuyên sâu

Tài liệu kĩ thuật: Tài liệu kĩ thuật phục vụ chức năng thông tin giúp

người đọc tiếp thu nhiều nhất những thông tin trong đo và sau khi đọc xong cóthể vận hành tốt sản phẩm Tài liệu kĩ thuật hỗ trợ, thoả mãn yêu cầu của kháchhàng khi sử dụng sản phẩm, nhờ đó góp phần đạt mục tiêu của Logistics

Thiết bị hỗ trợ và kiểm tra: Logistics trong thiết kế và phát triển sản

phẩm thực sự rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bảo dưỡng và các đặc tính vềkhả năng bảo dưỡng được quan tâm chú ý đúng mức Hoạt động logistic lập kếhoạch, đưa ra quyết định về mặt hàng thiết bị, số lượng và thời gian trong thiết

kế và kiểm tra sản phẩm

Trang 5

Cơ sở vật chất: Hoạt động logistics bao gồm quyết định về quy mô của

cơ sở vật chất, lựu chọn địa điểm hợp lý và kết hợp cơ sở vật chất với các thànhphần khác của logistics Bao trùm lên toàn bộ các thành phần là hợp nhất, kiểmsoát thông tin để kết nối liên lạc, giúp các mắt xích trong dây chuyền cung ứngnắm rõ thực trạng của hàng hoá cũng như tình hình thực hiện các hoạt độnglogistic

1.2. Phân loại Logistics

Theo hình thức khai thác Logistics

First Party Logistics: Logistics tự cung cấp:

Các công ty tư thực hiện các hoạt động logistics của mình Công ty sở hữu cácphương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm

cả con người để thực hiện các hoạt động logistics

Second Party Logistics (2PL)

Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận.Công ty không sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể thuêngoài các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị haydịch vụ cơ bản Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu

Third Party Logistics (3PL) hay logistics theo hợp đồng

Là người cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh, thay khách hàng quản lý vàthực hiện các hoạt động logistics đến từng bộ phận chức năng, có sự kết hợpthống nhất ở các khâu

Fourth Party Logistics (4PL)

Là người tích hợp Logistics, chịu trách nhiệm quản lý, vận hành toàn bộ hoạtđộng Logistics nhằm một mục tiêu định trước của khách hàng

Fifth Party Logistics : Logistics bên thứ 5

Là sự phát triển cao nhất của hoạt động logistics cho đến thời điểm hiện nay.Nhà cung cấp các dịch vụ Logistics là các chuyên gia hàng đầu trong việc ứngdụng các công nghệ khoa học tiên tiến nhất, không những xử lý hệ thống thôngtin linh hoạt mà họ còn phát ra các thông tin giúp các khách hàng xử lý một cáchhoàn hảo nhất về quản lý nguồn cung ứng lẫn nhu cầu sản phẩm Nâng tầm quản

lý Logistics lên một tiêu chuẩn mới, họ có thể thiết kế và vận hành toàn bộ dây

Trang 6

chuyền cung ứng sản phẩm Thậm chí một công ty không cần có bất cứ một thiết

bị nào, chỉ cần có ý tưởng và hành động, mọi công việc được nhà cung cấp dịch

vụ 5PL thực hiện

1.3. Giao nhận vận tải và Logistics

 Đặc điểm của mua bán quốc tế là người mua và người bán ở những nướckhác nhau Sau ki ký kết hợp đồng, để quá trình vận chuyển hàng hóa từ nướcngoài bán sang nước người mua được bắt đầu cần phải thực hiện một loạt cáccông việc khác liên quan tới quá trình chuyên chở như bao bì, đóng gói, lưu kho,đưa hàng hóa ra cảng, làm các thủ thục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, vận tải hànghóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng… Nhữngcông việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa

 Mối quan hệ giao nhận và Logistics :

 Logistics là khâu phát triển cao hơn của dịch vụ giao nhận Từ chỗ chỉthay mặt khách hàng thực hiện từng khâu đơn lẻ trong mua bán quốc tế như thuêtàu, lưu cước, làm thủ tục thông quan cho tới cung cấp dịch vụ trọng gói Door

to Door…Người kinh doanh giao nhận sẽ quản lý hệ thống đồng bộ từ giao nhậntới vận tải cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh tới lưu kho,phân phối hàng hóa…và dần trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics đườngbiển

 Giao nhận vận tải đường biển là khâu quan trọng nhất trong Logistics bằngđường biển Giao nhận vận tải đường biển tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm chíphí, tiết kiệm thời gian, tránh tồn kho do đó giảm chi phí Logistics nói chung Như vậy dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế vừa là sự pháttriển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận vận tải trên cơ sở sử dụng nhữngthành tựu của công nghệ thông tin để điều phối hàng hoá từ khâu tiền sản xuấtđến tay người tiêu dùng cuối cùng, vừa nêu lên được ưu điểm nổi bật của nó sovới dịch vụ giao nhận vận tải Đó là sự tối ưu hoá dịch vụ giao nhận vận tảinhằm đảm bảo giao hàng đúng lúc với chi phí thấp nhất

Trang 7

2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS NGHIÊN CỨU TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

2.1. Hoạt động và hiệu quả kinh doanh cung ứng của doanh nghiệp logistics Việt Nam

Khái quát chung : Tại Việt Nam thị trường logisitics là một mảng thị

trường khá là mới mẻ, mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới, và đang phát triểnnhanh Theo thống kê dịch vụ logistics ở Việt Nam đóng gop 8-12 tỷ USDchiếm khoảng từ 15-20% GDP Theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới năm

2007 về hiệu quả logistics của các quốc gia, Việt Nam xếp thứ 53 trên tổng số

150 quốc gia được đánh giá – một thứ hạng khá cao, trên Philiipines (65), Nga

(99), thua Thái Lan (31), thua Malaysia (27), và hơn phần lớn các quốc gia Châu

Phi Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất nhập khẩu, thịtrường logistics Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và hiện đang hấp dẫnnhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nhà đầu tư nước ngoài

2.1.1 Số lượng các công ty

Hiện nay Việt Nam có khoảng trên 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnhvực cung cấp dịch vụ Logistics, đa số là ở TP HCM do đây là trung tâm củahoạt động logistics Trong số đó có 82 doanh nghiệp là hội viên chính thức của

Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) – một hiệp hội được thành lập

vào 5/1994 với mục đích liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp logisticsphát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Theo ước tính của Sở Kế hoạch vàĐầu tư Tp.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận, logistics đượccấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics Tuy số lượng các doanhnghiệp tương đối nhiều nhưng phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân vừa vànhỏ, chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics, vớivốn đăng ký bình quân 1.5 tỷ đồng, thời gian hoạt động bình quân 5 năm Thậmchí, có doanh nghiệp chỉ đăng ký vốn 300-500 triệu đồng

Bảng 1: Bảng quy mô vốn của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

Trang 8

(Nguồn : Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam – VIFFAS, tính đến tháng 5/2008 )

Một số doanh nghiệp logistics lớn, hoạt động lâu năm của Việt Nam baogồm: Tổng công ty hàng hải Việt Nam – VINALINES, công ty kinh doanh vậntải giao nhận đường biển – VOSCO, VINATRANS, VICONSHIP SAIGON,

….Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam hiện tại đã có sự tham gia của những tậpđoàn Logistics nước ngoài có khả năng cung cấp dịch vụ vận tải đa phươngthức trình độ cao như : Maersk Logistics, APL Logistics, MOL Logistics…

2.1.2 Phạm vi hoạt động

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp sinhsau đẻ muộn so với rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài vốn có lịch sử pháttriển kinh doanh vận tải rất lâu đời như APL (có kinh nghiệm trên 100 năm),Maersk (gần 100 năm)…Vì vậy, tầm bao phủ của các công ty logistics ViệtNam thường chỉ trong phạm vi nội địa hoặc một vài nước trong khu vực Cáccông ty thực hiện cung cấp dịch vụ ở nước ngoài chủ yếu thông qua đại lýnhưng thường có quan hệ khá lỏng lẻo và không đồng nhất Chỉ có một vài công

ty quy mô lớn như GEMADEPT, SOTRANS…đã thực hiện đầu tư ra nướcngoài với hình thức chi nhánh hoặc công ty con Trong khi đó, tầm phủ của cáccông ty nước ngoài chẳng hạn như APL Logistics là gần 100 quốc gia, MaerskLogistics là 60 quốc gia, Exel cũng vậy Do đó, việc cung ứng dịch vụ trọn góicho khách hàng thường rơi vào tay các công ty nước ngoài Một số ít doanhnghiệp lớn của Việt Nam cũng mới chỉ đạt đến mức độ đơn vị cung cấp dịch vụlogistics thứ 3, tức cung cấp dịch vụ làm cầu nối giữa nhà cung cấp và người sửdụng bao gồm vận tải, dịch vụ kho bãi, gom hàng nhanh, quản lí tồn kho, đónggói hay giao nhận vận tải Nói cách khác, chúng ta còn thiếu những nhà cungcấp dịch vụ logistics trọn gói “Door to Door” (dịch vụ logistics thứ 4) cho hàng

Trang 9

hóa xuất nhập khẩu Còn lại đa số chỉ đủ khả năng cung cấp dịch vụ logistics thứ

2, nghĩa là chỉ làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài và cung cấp các dịch

vụ logistics cơ bản như khai quan, giao nhận, bán cước Có thể thấy rõ hơn sựkhác biệt về số lượng dịch vụ giữa các công ty logistics Việt Nam và nước ngoàitrong bảng dưới đây :

Bảng 2 : So sánh dịch vụ logistics tại doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài

Doanh

nghiệp

Dịch vụlogisticshàngnhập

Khobãi

Quản lýhàngtồn kho

Lắpráp

Quản trịtrungtâm phânphối

Dịch vụkháchhàng

Vậnchuyểnnội địa

(Nguồn: Tạp chí Việt Nam shipper, số tháng 7/2008)

Thêm vào đó, tính tới nay thì các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hoạtđộng còn rất độc lập, thiếu hẳn sự liên kết cần thiết Trong xu hướngoutsourcing (thuê ngoài), sự liên kết sẽ rất hữu ích nếu doanh nghiệp biết tậndụng nó trong việc thuê ngoài các dịch vụ không phải là thế mạnh để tập trungvào thế mạnh của mình

2.1.3 Hiệu quả kinh doanh

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics Việt Namnói chung còn mang tính chất nhỏ lẻ, manh mún, số lượng dịch vụ cung cấp ít

Trang 10

Trong khi đó, dịch vụ nào mà các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng thì cácdoanh nghiệp nước ngoài cũng có thể thực hiện với chất lượng tốt hơn Vì thế,hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam luôn thấp hơn sovới các đối thủ nước ngoài, chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu trong nước Và theotính toán của Cục Hàng hải Việt Nam năm 2007, lĩnh vực quan trọng nhất tronglogistics là vận tải biển thì doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyênchở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chiphối bởi các doanh nghiệp nước ngoài Điều này thực sự là một thua thiệt lớncho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vậnchuyển bằng đường biển

Thứ hai, khả năng quảng bá, xây dựng và tiếp thị hình ảnh của các công tylogistics Việt Nam gần như là không có Các doanh nghiệp chưa thực sự quantâm trong khi đây lại là nhân tố chính khiến khách hàng biết đến và tin tưởng sửdụng dịch vụ Theo khảo sát ở bảng sau:

Bảng 3: Các nguồn khách hàng tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam

mờ hơn

Để thấy rõ thị phần nhỏ bé của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, ta

có thể thấy rằng chỉ riêng doanh thu hàng năm của một công ty logistics toàn

Trang 11

cầu như Excel, DHL cũng đã tương đương GDP Việt Nam như số liệu ơbàng dưới đây:

Bảng 4: Xếp hạng 20 công ty 3PL toàn cầu theo doanh thu năm 2007-2008

Thứ 3, trong quan hệ thương mại quốc tế, các nhà xuất nhập khẩu ViệtNam phần lớn xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB trong incoterms (người muaquyết định người chuyên chở), và nhập khẩu theo điều kiện CIF (người bánquyết định người chuyên chở) Như vậy quyền định đoạt về vận tải đều do cácđối tác nước ngoài và dĩ nhiên họ sẽ chỉ định một công ty nước họ để thực hiệnđiều này Còn các công ty logisitics của Việt Nam sẽ là người ngoài cuộc Bấtcập này không phải dễ dàng giải quyết vì phần lớn các nhà xuất khẩu của ViệtNam đều gia công hoặc xuất hàng cho những khách hàng lớn - người mà đã cónhững hợp đồng dài hạn và toàn cầu với các công ty logisitics

Tóm lại, tốc độ tăng trưởng bình quân của các doanh nghiệp logisticsViệt Nam sẽ biến động mạnh khi sắp tới chúng ta phải cạnh tranh bình đẳng vớicác doanh nghiệp logistics nước ngoài Việc xây dựng lợi thế cạnh tranh riêng

về dịch vụ cung ứng là một điều rất cần thiết cho các doanh nghiệp logistics Việt

Trang 12

Nam để có thể tự mình đứng vững trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệp hiệnnay.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty logistics Việt Nam

2.2.1 Các nhân tố bên trong

2.2.1.1 Cơ sở hạ tầng

Trong bối cảnh tòan cầu hóa về thương mại, cảng biển được xem làmột mắt xích quan trọng không thể thiếu được của chuỗi logistics toàn cầu.Hiện nay hàng hóa ngọai thương của Việt Nam được thông qua bằng các conđường như đường biển, đường bộ và đường hàng không Trong đó đến 90%được thông qua bằng đường biển và cảng biển được xem là điểm triển khaiquan trọng trong tòan hệ thống của chuỗi dịch vụ logistics Do vậy sự thiếu hụthay yếu kém của hệ thống cảng biển sẽ là những trở ngại lớn cho sự phát triểncủa ngành dịch vụ logistics vốn còn non trẻ nhưng nhiều tiềm năng này

a Cơ sở vật chất cầu cảng

Phần lớn hệ thống các cảngđều không được thiết kế để xử lý tất cả các loạihàng container, chưa có khả năng phục vụ các tàu có trọng tải hơn 30.000DWT và phải đối mặt với nhiều thử thách như thiếu cảng nước sâu, thiếutrang thiết bị xếp dỡ hiện đại (cầu cảng, xe nâng, cẩu giàn…) để phục vụ cáctàu có trọng tải lớn khi sản lượng chuyên chở bằng container tăng trưởngtrung bình hơn 20%/năm

Bảng 5: Sản lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng Việt Nam năm 2006/2007

Sản lượng xếp

dỡ

Tân Cảng Sài Gòn

Cảng Sài Gòn

Trang 13

sẽ làm giảm đi sức cạnh tranh của dịch vụ logistics ảnh hướng đến chi phícũng như chất lượng của chuỗi cung ứng tòan cầu.

Theo tính tóan của Cục Hàng hải Việt Nam, nếu mỗi năm có 1 triệu

container hàng hóa Việt Nam phải trung chuyển qua các cảng của Singapore, HongKong thì Việt Nam sẽ phải chi thêm từ 101 đến 231 triệu USD Ngòai việc tốn thêm một khỏang chi phí không nhỏ đó, hàng hóa xuất phát từ Việt Nam còn phải mất thêm từ 3-4 ngày mới có đến được các cảng ở Châu Âu hay Châu Mỹ Như đã biết, trong điều kiện hội nhập hiện nay bất kỳ sự chậm trễ nào trong chuỗi cung ứng cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí logistics

do phải tăng lượng lưu kho, phí xếp dỡ tăng cao hơn và có thể chi phí hàng không bổ sung đối với các sản phẩm có yêu cầu cao

Theo thống kê thì chi phí vận tải ở Việt Nam, trong đó chủ yếu là vận tải

1TEU (viết tắt của twenty-foot equivalent units trong tiếng Anh, tức "đơn vị tương đương 20 foot") TEU là đơn vị đo của hàng hóa được côngtenơ hóa tương đương với một côngtenơ tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích)

Trang 14

biển, chiếm đến 60% tổng chi phí logistics, và cước vận tải biển của Việt Nam hiện cao hơn 30% so với các nước trong khu vực Vì vậy với một mức cước

vận tải cạnh tranh sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics

Điều này chỉ có thể có được khi Việt Nam có cảng trung chuyển quốc tế

Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp logistics đang phải chịu sức ép rấtlớn vì tốc độ đầu tư vào cơ sở hạ tầng tăng chậm hơn tốc độ lưu chuyểnhàng hóa mà hậu quả là tình trạng kẹt xe, kẹt cầu cảng, bến bãi đang xảythường xuyên Hiện nay, hai cảng chính ở TP.HCM (cảng Cát Lái và VICT)hoạt động gần như hết công suất Ví dụ như cảng Cát Lái với công suất thiết

kế 1,2 triệu TEU/ năm thì hiện tại tổng sản lượng container năm 2008 đã vượtquá con số 2 triệu TEU Tình trạng ách tắc tại cảng Cát Lái đã liên tục diễn ravào mùa cao điểm gây không ít thiệt hại cho hoạt động logistics của Việt Nam

Bảng 6: Cơ sở hạ tầng các cảng chính ở Việt Nam

CSHT

Tân Cảng Sài Gòn

Sài Gòn Bến Nghé

Đà Nẵng

Hải Phòng

Ngày đăng: 19/12/2014, 16:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w