3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI HIỆN NAY CỦA HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ TẠI VIỆT
3.2.2. Các giải pháp vi mô
Tăng cường nội lực các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics
Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành logistic với nhau và giữa các doanh nghiệp với chủ hàng nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài vì mục tiêu cùng phát triển (các doanh nghiệp nên tham gia vào VIFFAS để tận dụng tối đa hiệu quả của giải pháp này ).
Doanh nghiệp cần có chính sách đầu tư cho đội ngũ quản lý, những người có kiến thức nghiệp vụ tương đối cao thuộc tất cả các phòng, ban, hay những người trực tiếp tham gia cung ứng dịch vụ. Cho họ tham dự các cuộc hội thảo chuyên để do các giáo sư danh tiếng hay cử đi du học ở nước ngoài luôn luôn cần thiết. Các nhân viên Việt Nam sau khi tham gia đào tạo ở nước ngoài đều được đánh giá có chất lượng rất cao nên chắc chắn sẽ đóng góp đáng kể cho thành công của các doand nghiệp.Đây cũng là phương pháp đơn giản nhằm học hỏi các kĩ năng quản lý, áp dụng công nghệ thông tin hay chiếm lĩnh thị trường…. từ phía nước ngoài, tránh trường hợp sau khi mở cửa hoàn toàn theo qui định WTO thi các doanh nghiệp Việt Nam mất thị trường, thiếu khả năng cạnh tranh và bị đào thải.
Củng cố và thiết lập hệ thống đại lí, từng bước chuyển sang thiết lập văn phòng đại diện và chi nhánh ở nước ngoài. Văn phòng đại diện ở nước ngoài giúp các doanh nghiệp kiểm soát thông tin hiệu quả và kịp thời hơn, tránh trường hợp thông tin bất cân xứng gây bất lợi cho bản thân. Sau đó từng bước thiết lập chi nhánh theo điều kiện cho phép của tập quán từng nước, trước tiên là những nước có mối quan hệ ngoại thương tốt đẹp với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ… và các trung tâm logistic lớn của khu vực như Singapore, Hongkong.
Nâng cao chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp logistics : Rõ
ràng, khách hàng sẽ không thể mãi sử dụng một dịch vụ giá rẻ nhưng chất lượng kém trong bối cảnh cạnh tranh ngảy một gay gắt như hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, cụ thể là:
nhận vận tải biển tại Việt Nam
Chú ý tới tốc độ cung ứng dịch vụ và độ tin của dịch vụ được cung cấp. Giao nhận hàng hoá đúng giờ, cũng như phục vụ khách hàng nhanh nhất có thể, đi kèm với việc đảm bảo chất lượng trong bất cứ hoàn cảnh nào chính là phương thuốc hữu hiệu để thu hút khách hàng. Đồng thời phải luôn luôn dự báo chính xác và thông báo ngay cho khách hàng khi có bất cứ sự cố gây chậm chễ nào, giúp bản thân họ kịp thời khắc phục rủi ro tối đa có thể.
Sự an toàn của hàng hoá phải được ưu tiên hàng đầu, tránh tối đa những trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hoá trừ phi là bất khả kháng. Khi xảy ra sự cố cần tuân thủ nghiêm túc những qui định đã thoả thuận trong hợp đồng hay nguồn luật điều chỉnh, không để nảy sinh tranh cãi phải dùng tới trọng tài hay toà án gây mất uy tín, thời gian, công sức và tiền bạc.
Thái độ tác phong làm việc của nhân viên phải chu đáo, ân cần, lịch sự, hoà nhã. Nhân viên cũng phải biết càng nhiều ngoại ngữ càng tốt nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Mở rộng và đa dạng hoá các loại hình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, hướng tới phát triển toàn diện. Cung ứng đa dạng các dịch vụ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết kiệm kho bãi, nhân sư, phương tiện vận chuyển trong dòng chu chuyển hàng hoá.
Đảm bảo việc đóng gói, phân loại hàng hoá cho các doanh nghiệp xuất khẩu, cung cấp dịch vụ kiểm kê, phân phối hàng hoá, giúp khách hàng tính toán đúng lượng hàng dự trữ cần thiết, đảm báo tiến trình sản xuất kinh doanh, tránh thiếu hụt hay tồn đọng sản phẩm.
Cung cấp các dịch vụ tư vấn, quản trị chuỗi cung ứng, chủ động tư vấn cho khách hàng về luật pháp quốc tế, thị trường tiềm nay, hay đối thủ trong lĩnh vực của họ ở nước ngoài, nhằm giúp khách hàng kinh doanh hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh cho riêng mình.
Đẩy mạnh marketing tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics
Khai thác tối đa thế mạnh của internet để quảng bá thương hiệu đến với khách hàng tiềm năng, cách làm này vừa nhanh, hiệu quả, ít tốn kém và có phạm vi rộng khắp trên toàn thế giới. Trang web nên thiết kế ngắn gọn, rõ ràng, súc
nhận vận tải biển tại Việt Nam
tích, phải có đủ các loại ngôn ngữ khác nhau, quan trong nhất là tiếng Anh và tiếng Việt để phục vụ nhiều đối tương truy cập. Đặt quảng cáo trên những trang thông tin nổi tiếng như Vnexpress hay Vietnamnet, đăng kí trên các công cụ tìm kiếm thông tin doand nghiệp như Google, Yahoo,.. luôn luôn nhớ in tên trang web lên báo, danh thiếp, thư mời… là các phương pháp nên được xem xét áp dụng và mở rộng.
Email là cách tiếp cận nhanh nhất đến từng đối tượng khách hàng. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể gửi thông tin về công ty, dịch vụ, lịch trình… tới danh sách khách hàng từ nhiều nguồn như :danh bạ doanh nghiệp, tạp chí Vietnam Shipper, Yellow pages, hoặc mua lại từ các nhà cung ứng dịch vụ internet. Soạn thảo nội dung cũng phải thận trọng, sử dụng lời văn lịch sự, trân trọng, mang đúng khuôn mẫu một bức thư thương mại quốc tế.
Sử dụng các hội trở triển lãm hàng năm để quảng bá dịch vụ, tìm kiếm khách hàng và nghiên cứu tiềm năng của thị trường. Xem xét mức độ tài chính để đăng quảng cáo trên các báo có uy tín như Vietnam logistic review của VIFFAS, tạp chí Vietnam Shipper, Vietnam Shipping Gazette, thời báo kinh tế Sài Gòn,… Các công ty cũng nên lưu ý thời gian và tuần suất quảng cáo, nếu quảng cáo quá ít, không thường xuyên thì cũng không thể đạt hiệu quả như mong muốn.
Xây dựng logo và slogan thật ấn tượng, phải tạo được một thương hiệu dễ nhớ, dễ liên tưởng, dễ khắc khi vào đầu của khách hàng, đồng thời để chúng hiện diễn trên tất cả các bao bì đóng gói, phương tiện vận tải, bìa thư, công văn, đồng phục nhân viên,..
Chăm sóc khách hàng chu đáo, trao nhiều quà tặng khuyến mãi cho khách hàng vào các dịp lễ, tết, khi cần thiết cử nhân viên đến tận cơ sở kinh doanh của họ để tư vấn, đáp ứng các nhu cầu phát sinh và chiếm được tình cảm của họ.
nhận vận tải biển tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, chúng ta đang chứng kiến một Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ về kinh tế nói chung và thương mai quốc tế nói riêng. Các hoạt động ngoại thương diễn ra liên tục và rộng khắp, giúp Việt Nam tận dụng tối đa nguồn lực trong nước để tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, vừa đem lại lợi nhuận lớn hơn và cung ứng hàng hoá trong nước đa dạng hơn so với thời kì tự cung tự cấp. Cũng chính từ hoàn cảnh đó, những hiểu biết, dù ít dù nhiều, về Logistics, vận tải và giao nhận trong ngoại thương, đặc biệt là qua đương biển là vô cùng cần thiết đối với bất cứ cá nhân nào. Bài luận “Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistic trong giao nhận vận tải biển tại Việt Nam” đã ra đời trong hoàn cảnh như vậy.
Nhìn chung, các doanh nghiệp logistics Việt Nam đã và đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức khi cố gắng chiếm lĩnh thị trường vận tải biển trong nước và mở rộng phạm vi hoạt động trong sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty nước ngoài cùng các tập đoàn logistics đa quốc gia, nhất là khi thời hạn mở của hoàn toàn đang đến gần. Những giải pháp chúng tôi đưa ra trên đây dù sao còn mang nặng tính lý thuyết, để đến được thực thi trong thực tế là cả quãng đường dài. Mong rằng nó có thể là các gợi ý giá trị cho tất cả mọi người mà có khả năng và có mong muốn cải thiện lĩnh vực logistic bằng đường biển tại Việt Nam. Chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai Việt Nam sẽ có những đội tàu biển lớn mạnh, những doanh nghiệp logistics lớn mạnh đủ sức cạnh tranh, vận chuyển hàng hoá tới khắp các lục địa trên thế giới, đưa nền kinh tế tiến nhanh, tiến mạnh, và tiến xa hơn nữa.