1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lựa chọn và xây dựng tiến trình dạy học bài tập vật lí chương các định luật bảo toàn

132 469 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Trong dạy học vật lí, việc giảng dạy bài tập vật lí trong nhà trường không chỉgiúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trongchương trình mà còn phát tr

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

DÂN TỘC NỘI TRÚ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên nghành: Lý luận và phương pháp dạy học Vật lí

Mã số: 60 14 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.NGUYỄN VĂN KHẢI

THÁI NGUYÊN – 2010

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n

1.2.Tư duy và phát triển tư duy cho học sinh 12

1.3 Sáng tạo và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh 25

sinh

tạo cho HS

1.5 Đặc điểm học sinh THPT Dân tộc nội trú 46

1 6 Thực trạng dạy học vật lí, bài tập vật lí ở trường Dân tộc nội trú THPT hiện

1.7 Các biện pháp phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của học sinh 51

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n

3

Dân tộc nội trú THPT khi dạy bài tập vật lí

Chương II: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC BÀI TẬP VẬT LÍ 56

CHƯƠNG “ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”( Vật lí 10- cơ bản )

2.1 Phân tích nội dung kiến thức khoa học chương “ Các định luật bảo 56 toàn” (Vật lí 10 - cơ bản).

2 2 Các chủ đề bài tập chương “Các định luật bảo toàn”(Vật lí 10 - cơ bản) 57

2.3 Thiết kế tiến trình dạy học một số chủ đề bài tập chương 66

“Các định luật bảo toàn”(Vật lí - 10 cơ bản)

Bài 1: BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG 70

Bài 2: BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG 87

3.1 Mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 104

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên h tt p : // www l r c - t n u e d u v n

Nghị quyết hội nghị lần II Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản khóa VIII

đã chỉ rõ: “Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phươngpháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học…” Văn kiện đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Ưu tiên hàng đầu choviệc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung, phương phápdạy và học, …, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh, sinhviên.”[42]

Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các môn học trong trường phổ thông là phảilàm sao cho khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất hoặc lao động ởmột ngành khoa học kĩ thuật nào đó, học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được cáimới, nhanh chóng thích nghi với trình độ hiện đại của khoa học và kĩ thuật Do đó,trong giảng dạy các môn học trong trường phổ thông, việc áp dụng các phươngpháp dạy học tích cực trong dạy học nhằm phát triến tư duy, năng lực sáng tạo chohọc sinh là vô cùng quan trọng

Trong dạy học vật lí, việc giảng dạy bài tập vật lí trong nhà trường không chỉgiúp học sinh hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trongchương trình mà còn phát triển tư duy, sáng tạo cho học sinh Từ đó, giúp các emvận dụng những kiến thức đó để giải quyết tốt những nhiệm vụ của học tập vànhững vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra

Bản thân mỗi bài tập vật lí là một tình huống vận dụng vật lí tích cực Song tinh tính cực cua nó còn được nâng cao hơn khi nó được sử dụng như là nguồn kiến thức để

Trang 7

học sinh tìm tòi, rèn luyện khả năng tư duy, năng lực sáng tạo chư không phai chỉ đê tai hiên, củng cố kiến thức Vơi tinh đa năng cua minh, bài tập vật lí thật sự là một phương tiên hưu hiêu đê tich cưc hoa hoạt động, phát triển tư duy sáng tạo cua hoc sinh trong tưng bai hoc Hiêu qua cua no phu thuôc vao viêc sư dung cua giao viên tronqguá trình dạy học Bài tập vật lí với chức năng là một phương pháp dạy học có một vị trí đặc biệt trong dạy học vật lí ở trường phổ thông.

Nghiên cứu các vấn đề về bài tập vật lí đã có nhiều công trình đề cập đến Ở

đó, đề cập đến việc phân dạng bài tập, xây dựng hệ thống bài tập, các phương phápgiải bài tập, một số biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh Tuynhiên, về vấn đề phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động dạy -học bài tập vật lí ở trường phổ thông dân tộc nội trú còn chưa được nghiên cứu mộtcách đầy đủ

Thực tế giảng dạy ở trường phổ thông miền núi nói chung, trường THPT dântộc nội trú nói riêng hiện nay cho thấy, việc dạy học bài tập vật lí mới chỉ dừng lại

ở mức độ tái hiện, củng cố kiến thức Nhiều giáo viên gặp khó khăn trong việc lựachọn bài tập sao cho có hệ thống phù hợp với đối tượng học sinh mình dạy Cáchthức khai thác các tính năng của bài tập vật lí còn nhiều hạn chế

Là giáo viên giảng dạy bộ môn vật lí, chúng tôi mong muốn tìm ra những biệnpháp nhằm khắc phục phần nào những khó khăn và hạn chế của việc dạy học bài tậpvật lí ở trường THPT nói chung và trường DTNT THPT nói riêng Vì những lý dotrên tôi xác định đề tài nghiên cứu:

Lựa chọn và xây dựng tiến trình dạy học bài tập vật lí chương “Các định luật bảo toàn” (Vật lí 10 – Cơ bản) nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh trường Dân tộc nội trú trung học phổ thông.

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học bài tập chương “Các định luật bảo

toàn” (Vật lí 10 – Cơ bản) theo hướng phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho

học sinh trường DTNT THPT

Trang 8

III KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy và học bài tập vật lí ở trường

DTNT THPT

- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức các hoạt động dạy và học bài tập Vật lí cho

học sinh lớp 10 trường DTNT THPT

IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Nếu lựa chọn hệ thống bài tập và xây dựng được tiến trình giải bài tập hợp lý thì

có thể nâng cao hiệu quả phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh trườngTHPT Dân tộc nội trú

V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu lý luận về phát triển tư duy, năng lực sáng tạo trong dạy họcvật lí

- Nghiên cứu lý luận về bài tập vật lí trong trường THPT

- Điều tra thực trạng dạy, học bài tập vật lí ở trường Dân tộc Nội trú THPT

- Xây dựng tiến trình dạy - học bài tập vật lí theo hướng phát triển tư duy,năng lực sáng tạo cho học sinh

- Xây dựng một số giáo án theo phương án của đề tài

- Thực nghiệm sư phạm

VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

* Nghiên cứu lý luận

- Tham khảo các tài liệu về phát triển tư duy, sáng tạo; lý luận dạy học

- Bài tập vật lí và vai trò của bài tập vật lí trong dạy học

* Tổng kết kinh nghiệm, điều tra quan sát

- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học bài tập vật lí ở trường Dân tộc nội trú

THPT, từ đó chỉ ra những khó khăn và hạn chế trên cơ sở đó đề ra phương hướngkhắc phục

* Thực nghiệm

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá giả thuyết khoa học đã đề ra

Trang 9

- Dùng phương pháp thống kê toán học để xử lý và phân tích các số liệu thựcnghiệm.

VII ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của họcsinh trường Dân tộc Nội trú THPT qua rèn luyện giải bài tập vật lí

- Xây dựng tiến trình dạy học bài tập vật lí theo hướng nhằm phát triển tưduy, sáng tạo cho học sinh trường Dân tộc nội trú THPT

- Xây dựng được một số giáo án theo phương án đã nêu trong đề tài và vậndụng vào thực tế việc phát triển tư duy, sáng tạo của học sinh trường Dân tộc Nội

trú THPT thông qua tổ chức hoạt động giải bài tập vật lí chương “Các định luật

bảo toàn” (Vật lí 10 - cơ bản)

VII CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần chính củaluận văn gồm 117 trang được trình bày 3 chương gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài;

Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học BTVL chương “Các định luật bảotoàn” (Vật lí 10 – Cơ bản);

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 10

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 TỔNG QUAN

Việc dạy học bài tập vật lí trong nhà trường không chỉ giúp học sinh hiểu đượcmột cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức quy định trong chương trình mà còngiúp các em vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những nhiệm vụ của họctập và những vấn đề mà thực tiễn đã đặt ra

Muốn đạt được điều đó, phải thường xuyên rèn luyện cho học sinh những kỹnăng, kỹ xảo vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày Kỹ năng vận dụng kiếnthức trong bài tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc vàvững vàng của những kiến thức mà học sinh đã thu nhận được Với vai trò là mộtcách thức vận dụng, bài tập vật lí có một vị trí đặc biệt trong dạy học vật lí ở trườngphổ thông

Trước hết, vật lí là một môn khoa học giúp học sinh nắm được qui luật vậnđộng của thế giới vật chất và bài tập vật lí giúp học sinh hiểu rõ những qui luật ấy,biết phân tích và vận dụng những qui luật ấy vào thực tiễn Trong nhiều trường hợpmặt dù người giáo viên có trình bày tài liệu một cách mạch lạc, hợp lôgíc, phát biểuđịnh luật chính xác, làm thí nghiệm đúng yêu cầu, qui tắc và có kết quả chính xácthì đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để học sinh hiểu và nắm sâu sắc kiến thức.Chỉ thông qua việc giải các bài tập vật lí dưới hình thức này hay hình thức khácnhằm tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tìnhhuống cụ thể thì kiến thức đó mới trở nên sâu sắc và hoàn thiện

Trong qua trình giải quyết các tình huống cụ thể do các bài tập vật lí đặt ra,học sinh phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, kháiquát hóa, trừu tượng hóa …để giải quyết vấn đề, do đó tư duy của học sinh có điềukiện để phát triển Vì vậy có thể nói bài tập vật lí là một phương tiện rất tốt để pháttriển tư duy, năng lực sáng tạo, óc tưởng tượng, khả năng độc lập trong suy nghĩ vàhành động, tính kiên trì trong việc khắc phục những khó khăn trong cuộc sống củahọc sinh

Trang 11

Bài tập vật lí là cơ hội để giáo viên đề cập đến những kiến thức mà trong giờhọc lý thuyết chưa có điều kiện để đề cập qua đó nhằm bổ sung kiến thức cho họcsinh Đặc biệt, để giải được các bài tập vật lí dưới hình thức trắc nghiệm khách quanhọc sinh ngoài việc nhớ lại các kiến thức một cách tổng hợp, chính xác ở nhiềuphần, nhiều chương, nhiều cấp học thì học sinh cần phải rèn luyện cho mình tínhphản ứng nhanh trong từng tình huống cụ thể, bên cạnh đó học sinh phải giải thậtnhiều các dạng bài tập khác nhau để có được kiến thức tổng hợp, chính xác và khoahọc Do đó, trong dạy học và nghiên cứu lí luận dạy học đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu về bài tập vật lí và việc phát triển tư duy, năng lực sáng tạo trong dạyhọc vật lí.

1.1.1 Các nghiên cứu về phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho học sinh

Trong thời đại ngày nay, thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng,

đã đặt ra cho con người nhiều vấn đề mới không chỉ trong lĩnh vực khoa học - côngnghệ mà cả những vấn đề rất chung rất tổng quát như trong lĩnh vực tư duy và kinh

tế xã hội Việc đào tạo người lao động cho xã hội hiện đại, không chỉ học tập trongnhà trường mà còn có khả năng tự học, tự hoàn thiện mình, nghĩa là “học một biếtmười” Muốn vậy học sinh phải có tư duy phát triển, có năng lực sáng tạo, có trithức khoa học, sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của thời đại

Việc phát triển tư duy và năng lực sáng tạo có tác dụng thiết thực để học sinhchủ động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức, biết vận dụng kiến thức vào thực hành, từ

đó kiến thức của họ trở nên vững chắc và sinh động Đồng thời, giúp cho việc pháthiện và bồi dưỡng đội ngũ những người lao động có trình độ cao, những nhân tàicho đất nước

Kiến thức vật lí được hình thành, phát triển và ứng dụng vào thực tiễn luônluôn gắn liền với hoạt động tư duy và sáng tạo của con người trong hoàn cảnh xácđịnh Do đó, phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh vừa là mục đíchvừa là phương tiện trong nghiên cứu và dạy học vật lí ở trường phổ thông

Trong nghiên cứu về phương pháp dạy học Vật lí đã có rất nhiều công trìnhkhoa học đề cập đến cụ thể như: Phạm Thanh Bình-Phát triển tư duy HS bằng việc

Trang 12

vận dụng phương pháp tìm tòi từng phần trong giảng dạy một số bài chương “Daođộng điện, dòng điện xoay chiều” - Luận văn thạc sĩ ĐHSPHN, Ngô Văn Lý –

“Phát triển tư duy HS THCS miền núi khi tiến hành thí nghiệm biểu diễn” - Luậnvăn thạc sĩ ĐHSP Thái nguyên 1999, Nguyễn Thị Hải Yến – “Phát triển năng lựcphát hiện và giải quyết có vấn đề cho HS khi dạy một số kiến thức chương “Mắt vàcác dụng cụ quang học” Vật lý lớp 12THPT - Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái nguyên

2004, Tô Đức Thắng – “Tiến hành thí nghiệm biểu diễn nhằm phát triển tư duy HSTHPT miền núi khi dạy một số bài chương – Chất khí” - Luận văn thạc sĩ ĐHSPThái nguyên 2007, Lê Văn Huế - “Phát triển tư duy học sinh trung học phổ thôngmiền núi khi dạy các khái niệm vật lý của chương - Từ trường và Cảm ứng điệntừ”- Luận văn thạc sĩ ĐHSP Thái nguyên 2008

Các công trình này đã có những thành công nhất định trong việc phát triển tưduy HS khi dạy học kiến thức mới Song phát triển tư duy, năng lực sáng tạo cho

HS THPT Dân tộc Nội trú thông qua việc tổ chức hoạt động dạy học bài tập vật lícho học sinh thì chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ

1.1.2 Các nghiên cứu về bài tập Vật lí

Trong giai đoạn xây dựng kiến thức, học sinh đă nắm được cái chung, cáikhái quát của các khái niệm, định luật và cũng là cái trừu tượng Trong các bài tập,học sinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trườnghợp cụ thể rất đa dạng; nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện cụ thể củachúng trong thực tế, phát hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thuộc ngoại diêncủa các khái niệm hoặc chịu sự chi phối của các định luật hay thuộc phạm vi ứngdụng của chúng Quá trình nhận thức các khái niệm, định luật vật lí không kết thúc ởviệc xây dựng nội hàm của các khái niệm, định luật vật lí mà còn tiếp tục ở giaiđoạn vận dụng vào thực tế Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật, bài tậpvật lí sẽ giúp học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình, muôn vẻ trong thựctiễn của các kiến thức đã học Vì lí do trên, trong chương trình và SGK vật lí hiệnnay ở các cấp học quỹ thời gian giành cho giải bài tập vật lí cũng tăng lên Cácnghiên cứu khoa học về vấn đề này chiếm một vị trí đáng kể

Trang 13

Các nghiên cứu này khai thác khá nhiều mặt, nhiều góc cạnh khác nhau củabài tập vật lí với những mục đích khác nhau.

Các nghiên cứu đó có thể là những nghiên cứu với mục đích cung cấp mộtphương pháp dạy học hoặc lí luận dạy học về bài tập vật lí của từng đơn vị kiếnthức vật lí phổ thông Cụ thể như luận án tiến sĩ của Nguyễn Thế Khôi (1995) về

Một phương án xây dựng hệ thống bài tập phần Động lực học lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề; hay cuốn Bài tập về phương pháp dạy bài tập vật lí của GS - TS Phạm Hữu

Tòng (1994), … Ngoài ra còn có nhiều luận văn thạc sĩ khoa học nghiên cứu về vấn

đề này như: Đồng Thị Vân Thoa (2001) với Một số biện pháp tích cực hoá hoạt

động nhận thức của học sinh THPT miền núi khi giảng dạy bài tập vật lí, Nguyễn

Thị Mai Anh (2002) với Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh

lớp 10 THPT qua giải bài tập vật lí bằng phương pháp vectơ, Nguyễn Thị Nga

(2004) với Lựa chọn và phối hợp các giải pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học

tập của học sinh THPT trong giờ giải bài tập vật lí, Đỗ Thị Thúy Hà (2009) với Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú

và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập vật lí phần

cơ học (chương trình vật lí 10 nâng cao), hay gần đây nhất: Luận án tiến sĩ của

Nguyễn Thanh Hải với Nghiên cứu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính

trong dạy học cơ học vật lí 10 trung học phổ thông,

Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu về phân loại và các phương pháp giải bài tậpVật lí theo hình thức hệ thống các bài tập theo nội dung, theo phương pháp giải Đó

là các tài liệu tham khảo hữu ích về bài tập vật lí lớp 10 THPT như: Hướng dẫn giảibài tập và câu hỏi trắc nghiệm của các tác giả Bùi Quang Hân, Nguyễn Duy Hiền,Nguyễn Tuyến, Phương pháp giải toán vật lí 10- PGS.TS Vũ Thanh Khiết (chủ

biên), Giải toán vật lí 10 của tác giả Bùi Quang Hân, Bài tập chọn lọc vật lí 10 của tác giả Đoàn Trọng Căn (chủ biên), Bài tập vật lí sơ cấp của tác giả Vũ Thanh Khiết

Và Phạm Quý Tư, Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn vật lí của giáo sư

Dương Trọng Bái, … Các nghiên cứu về bài tập vật lí thực sự đã đem lại nguồn tài

Trang 14

liệu phong phú và thực sự hữu ích cho giáo viên vật lí và học sinh.Tuy nhiên,nghiên cứu về dạy học bài tập vật lí nhằm phát triển tư duy, năng lực sáng tạo chohọc sinh trường DTNT THPT chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ

1.2 TƯ DUY VÀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH

1.2.1 Tư duy và các loại tư duy

1.2.1.1 Tư duy

Theo cuốn “Lí luận dạy học vật lí ở trường phổ thông” của Nguyễn Văn Khải

(chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai

Tư duy là một quá trình nhận thức khái quát và gián tiếp những sự vật và hiệntượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính bản chất của chúng,những mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa chúng, đồng thời cũng là sự vậndụng sáng tạo những kết luận khái quát đă thu được vào những dấu hiệu cụ thể, dựđoán được những thuộc tính, hiện tượng, quan hệ mới [35]

Tư duy có những đặc điểm sau:

a) Tư duy phản ánh hiện thực khách quan vào trong óc Bởi vậy, tư duy có

quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính, sử dụng những tài liệu cảm tính, nhữngkinh nghiệm thực tế, những cơ sở trực quan sinh động

b) Tính trừu tượng và khái quát của tư duy: Tư duy phản ánh cái bản chất

chung cho nhiều sự vật hiện tượng, đồng thời đã trừu xuất khỏi những sự vật, hiệntượng đó Nhờ tính chất trừu tượng và khái quát, tư duy có thể cho phép ta đi sâuvào bản chất và mở rộng phạm vi nhận thức sang cả những sự vật, hiện tượng cụ thểmới mà trước đây ta chưa biết

c) Tính gián tiếp: Trong quá trình tư duy, quá trình hoạt động nhận thức của

con người nhanh chóng thoát khỏi những sự vật cụ thể cảm tính mà sử dụng nhữngkhái niệm để biểu đạt chúng, thay thế những sự vật cụ thể bằng những kí hiệu, bằngngôn ngữ

d) Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Ngôn ngữ là phương tiện, là hình

thức biểu đạt của tư duy Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy, nhờ đó làmkhách quan hoá chúng cho người khác và cho cả bản thân chủ thể tư duy Không có

Trang 15

ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không thể sử dụng được.

e) Tính “có vấn đề”: Hoạt động tư duy chỉ bắt đầu khi con người đứng trước

một câu hỏi về một vấn đề mà mình quan tâm nhưng chưa giải đáp được bằngnhững hiểu biết đã có của mình, nghĩa là gặp phải tình huống có vấn đề [36]

1.2.1.2 Các loại tư duy

Có nhiều cách phân biệt tư duy, dựa theo những dấu hiệu khác nhau Trongdạy học vật lí, người ta quan tâm đến những loại tư duy chủ yếu dưới đây:

a) Tư duy kinh nghiệm:

Tư duy kinh nghiệm là một tư duy dựa chủ yếu trên kinh nghiệm cảm tính và

sử dụng phương pháp “thử và sai” Chủ thể phải thực hiện một nhiệm vụ nào đó, thử

mò mẫm thực hiện một số thao tác, hành động nào đó, ngẫu nhiên gặp một trườnghợp thành công, sau đó lặp lại đúng như thế mà không biết nguyên nhân vì sao Kiểu

tư duy này đơn giản, không cần phải rèn luyện nhiều, có ích trong hoạt động hàngngày để giải quyết một số vấn đề trong một phạm vi hẹp Thí dụ: Đứng trước mộtmáy thu hình có nhiều nút bấm, một học sinh bấm thử tất cả các nút Sau một số lầnbấm, em đó nhận ra rằng: ấn nút thứ nhất thì có hình ảnh, ấn nút thứ hai thì có tiếng

mà không hiểu tại sao Kinh nghiệm này không áp dụng được cho các loại máy thuhình khác, trong đó không có nút bấm mà có núm xoay hoặc cần gạt

b) Tư duy lí luận:

Tư duy lí luận là loại tư duy giải quyết nhiệm vụ được đề ra dựa trên sử dụngnhững khái niệm trừu tượng, những tri thức lí luận Đặc trưng của loại tư duy này là:

- Không dừng lại ở kinh nghiệm rời rạc mà luôn hướng tới xây dựng qui tắc,qui luật chung ngày một sâu rộng hơn;

- Tự định hướng hành động, suy nghĩ về cách thức hàn h động trước khihành động;

- Luôn sử dụng những tri thức khái quát đã có để lí giải, dự đoán những sựvật, hiện tượng cụ thể;

Trang 16

- Luôn lật đi, lật lại vấn đề để đạt đến sự nhất quán về mặt lí luận, xác địnhđược phạm vi ứng dụng của mỗi lí thuyết;

Tư duy lí luận rất cần thiết cho hoạt động nhận thức và phải rèn luyện lâu dàimới có được Nhờ có tư duy lí luận, con người mới có thể đi sâu được vào bản chấtcủa sự vật hiện tượng, phát hiện được qui luật vận động của chúng và sử dụngnhững tri thức khái quát đó để cải tạo bản thân và làm biến đổi thế giới tự nhiên,phục vụ lợi ích của mình

c) Tư duy lôgic:

Tư duy lôgic là tư duy tuân theo các qui tắc, qui luật của lôgic học một cáchchặt chẽ, chính xác, không phạm phải sai lầm trong các lập luận, biết phát hiện racác mâu thuẫn, nhờ đó mà nhận thức được đúng đắn chân lý khách quan

Lôgic học là một khoa học nghiên cứu những tư tưởng của con người về mặthình thức lôgic của chúng và xây dựng những qui tắc, qui luật mà việc tuân theochúng là điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình suy luận Con người bằngkinh nghiệm của mình đã suy nghĩ theo những qui luật nhất định rất lâu trước khinhững qui luật này được khoa học lôgic khám phá ra Những qui luật của lôgic học

mà mỗi người sử dụng trong quá trình hoạt động tư duy không phải là con người tự

ý tái tạo ra mà là sự phản ánh những mối liên hệ và quan hệ khách quan của các sựvật và hiện tượng quanh ta Bởi thế, dù chưa biết lôgic học, nhưng con người bằngkinh nghiệm sống của mình đã có thể trao đổi tư tưởng với nhau, thông hiểu nhau vàthống nhất được với nhau trong một số lập luận, phán đoán Tuy nhiên, điều đó chỉxảy ra trong một số trường hợp đơn giản, còn khi gặp những trường hợp phức tạp thìkhó có thể thông hiểu lẫn nhau hoặc khó phân biệt đúng hay sai, nếu không nắmvững và vận dụng đúng đắn những qui tắc, qui luật lôgic học Thí dụ như: học sinh

có thể dễ dàng tin rằng lập luận sau đây là đúng, dù không hiểu lí do vì sao:

Tất cả kim loại đều dẫn điện

Vật này là kim loại

Vậy: vật này dẫn điện

Trang 17

Nhưng họ khó có thể biết rằng lập luận dưới đây là đúng hay sai:

Tất cả kim loại đều dẫn điện

Vật này dẫn điện

Vậy: vật này là kim loại

Tuy nhiên, đối với học sinh ở trường phổ thông, không thể dạy cho họ lôgichọc để sau đó, họ mới vận dụng các qui tắc và qui luật lôgic để suy nghĩ, lập luận.Trái lại, ta có thể thông qua việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà tích luỹ dầnkinh nghiệm và đến một lúc nào đó sẽ tự tổng kết thành những qui tắc đơn giảnthường dùng

Tư duy lôgic được sử dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động nhận thức, cho nênphải thường xuyên rèn luyện cho học sinh

d) Tư duy vật lí

Ta hiểu tư duy vật lí là sự quan sát các hiện tượng vật lí, phân tích mộthiện tượng phức tạp thành những bộ phận đơn giản và xác lập giữa chúng nhữngmối quan hệ và những sự phụ thuộc xác định, tìm ra mối liên hệ giữa mặt địnhtính và mặt định lượng của các hiện tượng và các đại lượng vật lí, dự đoán các

hệ quả mới từ các lí thuyết và áp dụng những kiến thức khái quát thu được vàothực tiễn

Các hiện tượng vật lí trong tự nhiên rất phức tạp, nhưng những định luật chiphối chúng thường lại rất đơn giản, vì mỗi hiện tượng bị nhiều yếu tố tác độngchồng chéo lên nhau hoặc nối tiếp nhau mà ta chỉ quan sát được kết quả tổng hợpcuối cùng Bởi vậy, muốn nhận thức được những đặc tính bản chất và qui luật của tựnhiên thì việc đầu tiên là phải phân tích được hiện tượng phức tạp thành những bộphận, những giai đoạn bị chi phối bởi một số ít nguyên nhân, bị tác động bởi một số

ít yếu tố, tốt nhất là một nguyên nhân, một yếu tố Có như thế, ta mới xác lập đượcnhững mối quan hệ bản chất, trực tiếp, những sự phụ thuộc định lượng giữa các đạilượng vật lí dùng để đo lường những thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng.Muốn biết những kết luận khái quát thu được có phản ánh đúng thực tế khách quankhông, ta phải kiểm tra lại trong thực tiễn Để làm việc đó, ta phải xuất phát từ

Trang 18

những kết luận khái quát, suy ra những hệ quả, dự đoán những hiện tượng mới cóthể quan sát được trong thực tiễn Nếu thí nghiệm xác nhận hiện tượng mới đúngnhư dự đoán thì kết luận khái quát ban đầu mới được xác nhận là chân lí Mặt khác,việc vận dụng những kiến thức vật lí khái quát vào thực tiễn tạo điều kiện cho conngười cải tạo thực tiễn, làm cho các hiện tượng vật lí xảy ra theo hướng có lợi chocon người, thoả mãn được nhu cầu ngày càng tăng của con người [38]

Trong quá trình nhận thức vật lí như trên, con người sử dụng tổng hợp, xen kẽnhiều hình thức tư duy, trong đó có hình thức chung như tư duy lí luận, tư duy lôgic

và những hình thức đặc thù của vật lí học như thực nghiệm, mô hình hoá… Thí dụ:Quan sát hiện tượng các vật nổi hay chìm trong nước, ta thấy rất phức tạp Thôngthường, vật nặng thì chìm, vật nhẹ thì nổi, nhưng cũng có trường hợp vật nặng lạinổi mà vật nhẹ lại chìm Hai vật nặng như nhau cùng thả trong nước nhưng một vậtthì chìm, vật kia lại nổi Hình như cả trọng lượng, hình dạng, kích thước, bản chấtcủa vật, của chất lỏng đều ảnh hưởng đến hiện tượng nổi này Sự quan sát trực tiếpnhững hiện tượng đa dạng đó trong tự nhiên khó có thể rút ra được điều gì là chung,khó mà phát hiện được qui luật chi phối hiện tượng Ta phải phân tích xem có yếu tốnào ảnh hưởng đến hiện tượng nổi và xem xét từng yếu tố một Chẳng hạn: vậtnhúng trong nước chịu tác dụng của hai lực: trọng lượng kéo vật xuống và nước đẩyvật lên Lực đẩy của nước lên vật cũng là một hiện tượng phức tạp, phụ thuộc vào cảvật và cả chất lỏng: phụ thuộc vào thể tích của vật và vào trọng lượng riêng của chấtlỏng Cuối cùng thì hiện tượng nổi của một vật nhúng trong chất lỏng rất đa dạng vàphức tạp lại bị chi phối bởi một loạt những tính chất, qui luật đơn giản Trọng lượngcủa vật P = DV Lực đẩy của chất lỏng tác dụng lên vật nhúng trong nó bằng trọnglượng của khối chất lỏng bị chiếm chỗ: F=D’V Vật nổi hay chìm là do mối quan hệgiữa P và F quyết định:

P > F => vật chìm xuống

P = F => vật lơ lửng

P < F => vật nổi lên

Trang 19

1.2.2 Các biện pháp phát triển tư duy cho học sinh.

1.2.2.1 Tạo nhu cầu hứng thú, kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh

Tư duy là quá trình tâm lí diễn ra trong óc học sinh Tư duy chỉ thực sự cóhiệu quả khi học sinh tự giác mang hết sức mình để thực hiện Tư duy chỉ thực sựbắt đầu khi trong đầu học sinh xuất hiện một câu hỏi mà chưa có lời giải đáp ngay,khi họ gặp phải mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu, nhiệm vụ nhận thức mới phảigiải quyết và một bên là trình độ kiến thức hiện có không đủ để giải quyết nhiệm vụ

đó, cần phải xây dựng kiến thức mới, tìm giải pháp mới Lúc đó, học sinh vừa ởtrạng thái tâm lí hơi căng thẳng, vừa hưng phấn khao khát vượt qua được khó khăn,giải quyết được mâu thuẫn, đạt được một trình độ cao hơn trên con đường nhậnthức Ta nói rằng: học sinh được đặt vào “tình huống có vấn đề” Có thể tạo ra nhucầu, hứng thú bằng cách kích thích bên ngoài, chẳng hạn như: khen thưởng, sựngưỡng mộ của bạn bè, gia đình, sự hứa hẹn một tương lai tươi đẹp, thực tế xâydựng quê hương đất nước… Những sự kích thích này không được thường xuyên,bền vững và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh của mỗi học sinh

Nhu cầu, hứng thú có thể nảy sinh ngay trong quá trình học tập, nghiên cứumột môn học, một bài học, nghĩa là từ nội bộ môn học, từ mâu thuẫn nội tại của quátrình nhận thức

Những tình huống điển hình hay gặp trong dạy học vật lí là:

a) Tình huống phát triển

Học sinh đứng trước một vấn đề chỉ mới được giải quyết một phần, một bộphận, trong một phạm vi hẹp, cần phải được tiếp tục phát triển, hoàn chỉnh, mở rộngsang những phạm vi mới, lĩnh vực mới Phát triển hoàn thiện vốn kiến thức củamình luôn là niềm khao khát của tuổi trẻ Ngoài ra, như Risa Fâyman nói, đó cũng làcon đường phát triển của khoa học Quá trình phát triển, hoàn thiện vốn kiến thức sẽđem lại những kết quả mới (kiến thức mới, kĩ năng mới, phương pháp mới) nhưngtrong quá trình đó, vẫn có thể sử dụng những kiến thức, kĩ năng và phương pháp đãbiết cho đến lúc gặp mâu thuẫn không thể giải quyết được bằng vốn hiểu biết cũ.Thí dụ: học sinh lớp 10 đã biết rằng một vật có khối lượng m chịu tác dụng

Trang 20

của một lực F sẽ thu được một gia tốc a theo định luật thứ hai của Niutơn: F=ma.Nếu F không đổi thì a cũng không đổi và chuyển động của vật là chuyển động biếnđổi đều Đến lớp 12, đặt vấn đề áp dụng định luật hai của Niutơn cho trường hợp vậtchịu tác dụng của một lực biến đổi, thí dụ như lực đàn hồi: F=-kx thì vật sẽ chuyểnđộng như thế nào? Mặc dù vẫn tin tưởng rằng: định luật hai Niutơn vẫn đúng, nhưnghọc sinh không thể có ngay một câu trả lời đúng cho câu hỏi đó Cần phải thực hiện

Sau khi kiểm tra lại bằng thí nghiệm, ta rút ra được kiến thức mới: vật chịu tácdụng của lực có dạng F=-kx sẽ chuyển động theo một dao động điều hoà hình sin

b) Tình huống lựa chọn

Học sinh đứng trước một vấn đề có mang một số dấu hiệu quen thuộc có liênquan đến những kiến thức hay nhiều phương pháp giải quyết đã biết, nhưng chưabiết chắc chắn có thể dùng kiến thức nào hay phương pháp nào sẽ mang lại kết quảchắc chắn Học sinh cần phải lựa chọn, thậm chí còn phải làm thử mới biết đượccách nào đem lại kết quả như mong muốn

Thí dụ: ở lớp 10, khi nghiên cứu sự tương tác bằng va chạm giữa hai vật, vấn

đề được đặt ra là: ngoài khối lượng hai vật, còn đại lượng nào được bảo toàn trongkhi tương tác nữa không? Học sinh không thể trả lời ngay được, nhưng họ có thểcảm nhận được rằng có hai phương pháp để tìm câu trả lời:

- Một là, ở đây ta có bài toán hai vật va chạm, nghĩa là hai vật tương tác,chúngtác dụng vào nhau những lực, vậy có thể áp dụng định luật Niutơn để sống ở phầnxem trong quá trình tương tác thì vận tốc biến đổi, gia tốc cũng có thể biến đổi, hyvọng sẽ tìm ra một đại lượng mới không biến đổi

- Hai là, theo cách thông thường như vẫn làm từ khi học cơ học, có thể ápdụng phương pháp thực nghiệm, dựa vào thí nghiệm để tìm tòi

c) Tình huống bế tắc

Học sinh đứng trước một hiện tượng vẫn thường thấy nhưng không hiểu vìsao, vẫn coi như một điều bí mật của tự nhiên Bây giờ, họ được giao nhiệm vụ phải

Trang 21

tìm hiểu nguyên nhân, lí giải rõ ràng nhưng chưa biết dựa vào đâu.

Thí dụ: Trước khi học quang học, nhiều học sinh vẫn thường quan sát thấymột chiếu que thẳng nhúng vào nước thì thấy như nó bị gãy đi khi nhìn từ trênxuống, hoặc khi lội qua suối thì thấy hình như suối nông hơn khi đầy nước, cho nêntưởng nhầm là suối nông nhưng thực ra lại sâu Những điều đó các em vẫn thườngthấy hàng ngày, nhưng không hiểu tại sao

Cá vẫn sống ở dưới, khi nước ở phần trên ống nghiệm sôi

Chú ý rằng: với cùng một hiện tượng vật lí, giáo viên có thể tạo ra tình huống

Trang 22

này hay tình huống khác, tuỳ theo cách chuẩn bị cho học sinh, nghĩa là đưa học sinh đến chỗ nhận ra mâu thuẫn bằng cách nào.

Thí dụ: Cùng một trường hợp con cá bơi lội trong ống nghiệm có nước đunsôi, nếu giáo viên đưa ngay ra cho học sinh, cả lớp nhìn thấy một con cá đang bơilội trong ống nghiệm có nước sôi sùng sục, các em có thể reo hò vì lạ mắt, thì đó làtình huống lạ đã xuất hiện Nhưng nếu giáo viên dẫn dắt dần dần bằng những câugợi ý để cho học sinh tin tưởng chắc chắn ở sự hiểu biết của mình là con cá chỉ cóthể sống trong nước nguội rồi mới đưa ra thí nghiệm con cá bơi lội trong ốngnghiệm có nước đang sôi, làm cho học sinh phải nghi ngờ chính những điều mà chỉtrước đây mấy phút, họ tin chắc là đúng; như vậy là giáo viên đã đưa họ vào tìnhhuống bất ngờ

1.2.2.2 Xây dựng một lôgic nội dung phù hợp với đối tượng học sinh

Vật lí học đưa vào dạy học ở trường phổ thông không phải là vật lí họcđược trình bày dưới dạng hiện đại nhất của khoa học, bởi nếu như vậy thì nhiều khihọc sinh không thể hiểu được Hơn nữa, ta lại yêu cầu HS phải tự lực hoạt động đểxây dựng, để chiếm lĩnh kiến thức Bởi vậy, giáo viên phải tìm một con đường thíchhợp vừa với trình độ học sinh để họ có thể làm được việc ấy Mặc dù nhiều khi vật líhọc trong nhà trường phổ thông đơn giản, dễ hiểu hơn vật lí trong khoa học thực sựnhưng không được trái với tinh thần của khoa học hiện đại Trong quá trình học lêncác lớp trên, kiến thức của học sinh sẽ được hoàn chỉnh, bổ sung thêm, tiếp cận ngàycàng gần hơn với khoa học vật lí hiện đại

Sau khi chọn một yêu cầu thích hợp với một nội dung khoa học, còn cầnphải lựa chọn một con đường hình thành thích hợp Theo quan điểm hoạt động, dạyhọc là liên tiếp tổ chức cho học sinh tự lực hoạt động để giải quyết vấn đề, qua đó

mà chiếm lĩnh kiến thức Bởi vậy, giáo viên cần phải phân chia một vấn đề lớnthành một chuỗi những vấn đề nhỏ hơn mà học sinh có thể tự lực giải quyết đượcvới sự hướng dẫn cần thiết của giáo viên Trong chuỗi các vấn đề nhỏ ấy, có nhữngvấn đề HS có thể vận dụng kiến thức, phương pháp đã biết để giải quyết và cũng có

cả những vấn đề phải đòi hỏi kiến thức mới, phương pháp mới Trong chương trình

Trang 23

và sách giáo khoa hiện nay, đã đưa ra một lôgic trình bày kiến thức phù hợp vớitrình độ chung của đa số học sinh trong cả nước Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượnghọc sinh cụ thể ở từng vùng, từng trường, từng lớp, giáo viên vẫn có thể và cần thiết

tự hoạch định ra một con đường thích hợp, có những nét riêng phù hợp với HS củamình để có thể đưa họ đến một mục tiêu như qui định trong chương trình chung Xét

về mặt này thì công việc của người giáo viên luôn luôn đòi hỏi một sự sáng tạo, chứkhông phải chỉ nhắc đi nhắc lại như trong lối dạy học giảng giải minh họa, truyềnthụ một chiều

1.2.2.3 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hiện các thao tác tư duy, những hành động nhận thức phổ biến trong học tập vật lí

* Những hành động được dùng phổ biến trong quá trình nhận thức vật lí của học sinh ở trường phổ thông:

- Quan sát, nhận biết những dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng

- Phân tích một hiện tượng phức tạp ra thành những hiện tượng đơn giản

- Xác định những giai đoạn diễn biến của hiện tượng

- Tìm các dấu hiệu giống nhau của các sự vật, hiện tượng

- Bố trí một thí nghiệm để tạo ra một hiện tượng trong những điều kiện xác định

- Tìm những tính chất chung của nhiều sự vật, hiện tượng

- Tìm mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng

- Tìm mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng

- Mô hình hoá những sự kiện thực tế quan sát được dưới dạng những khái niệm, những mô hình lí tưởng để sử dụng chúng làm công cụ của tư duy

- Xây dựng một giả thuyết

- Từ giả thuyết, suy ra một hệ quả

Trang 24

- Lập phương án thí nghiệm để kiểm tra một giả thuyết (hệ quả).

- Tìm những biểu hiện cụ thể trong thực tế của những khái niệm, định luật vật lí

- Diễn đạt bằng lời những kết quả thu được qua hành động

- Suy luận qui nạp

- Suy luận diễn dịch

- Suy luận tương tự

Trong quá trình nhận thức vật lí, học sinh phải luôn thực hiện các thao tác chântay (bố trí dụng cụ, sử dụng các dụng cụ đo, thực hiện các phép đo), các thao tác tưduy (phân tích, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá), các hành độngnhận thức (xác định đặc tính bản chất của sự vật hiện tượng, tìm nguyên nhân, xácđịnh mối quan hệ)

Để cho học sinh có thể tự lực hoạt động nhận thức có kết quả và hoạt động vớitốc độ ngày càng nhanh thì giáo viên phải luôn luôn có kế hoạch rèn luyện cho họcsinh Chính trong quá trình tái tạo các khái niệm, phát hiện các định luật vật lí, họcsinh phải thực hiện các thao tác, hành động nhận thức phổ biến đó Những thao tác

tư duy lại diễn ra trong đầu học sinh, cho nên giáo viên không thể quan sát được màuốn nắn trực tiếp Mặt khác, học sinh cũng không thể quan sát được hành động trítuệ của giáo viên mà bắt chước Bởi vậy, giáo viên có thể sử dụng những cơ sở địnhhướng sau đây để giúp học sinh có thể tự lực thực hiện những thao tác tư duy đó:a) Giáo viên tổ chức quá trình học tập sao cho ở từng giai đoạn, xuất hiện

Trang 25

những tình huống bắt buộc học sinh phải thực hiện các thao tác tư duy và hànhđộng nhận thức mới có thể giải quyết được vấn đề và hoàn thành được nhiệm vụhọc tập.

b) Giáo viên được ra những câu hỏi để định hướng cho học sinh tìm nhữngthao tác tư duy hay phương pháp suy luận, hành động trí tuệ thích hợp.c) Giáo viên phân tích câu trả lời của học sinh, chỉ ra chỗ sai của họ trong khithực hiện các thao tác tư duy và hướng dẫn cách sửa chữa

d) Giáo viên giúp học sinh khái quát hoá kinh nghiệm thực hiện các suy luậnlôgic dưới dạng những qui tắc đơn giản

1.2.2.4 Tập dượt để học sinh giải quyết vấn đề nhận thức theo phương pháp nhận thức của vật lí

Quá trình nghiên cứu, thực nghiệm, giải các bài toán vật lí…thường sử dụngcác phương pháp nhận thức tổng quát của khoa học: Phương pháp giả thuyết,phương pháp thực nghiệm, phương pháp lý thuyết (toán học), phương pháp tương

tự, phương pháp mô hình hóa, phương pháp quy nạp- suy diễn Đồng thời, sử dụngcác phương pháp đặc thù của vật lí như phương pháp động học, phương pháp độnglực học, phương pháp năng lượng… Các phương pháp trên còn có thể sử dụng đểchỉ ra cách thức hoạt động xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức và vận dụng kiến thứcvật lí cho học sinh

Để rèn luyện tư duy vật lí cho học sinh thì tốt nhất là tập dượt cho họ giảiquyết các nhiệm vụ nhận thức bằng chính phương pháp của các nhà vật lí Việchiểu và vận dụng được một phương pháp khoa học là một điều khó khăn hơn cảviệc tiếp thu một định luật vật lí cụ thể Việc dạy cho học sinh phương pháp nhậnthức khoa học tách rời khỏi quá trình nghiên cứu chính môn học đó là rất ít hiệuquả Chính trong quá trình hướng dẫn học sinh tự lực hoạt động để tái tạo kiến thứcvật lí, giáo viên làm cho họ hiểu nội dung của các phương pháp vật lí và sử dụngcác phương pháp này ở những mức độ thích hợp, tuỳ theo trình độ của học sinh vàđiều kiện của nhà trường Sau một số lần áp dụng các phương pháp nhận thức cụthể, giáo viên có thể giúp học sinh khái quát hoá thành một trình tự các giai đoạn

Trang 26

của mỗi phương pháp, dùng làm cơ sở định hướng tổng quát cho hoạt động nhận thức vật lí của học sinh.

1.2.2.5 Rèn luyện ngôn ngữ vật lí cho học sinh

Như ta đã biết, ngôn ngữ là hình thức biểu hiện của tư duy Mỗi khái niệm vật

lí được biểu đạt bằng một từ, mỗi định nghĩa, định luật vật lí được phát biểu bằngmột mệnh đề, mỗi suy luận bao gồm nhiều phán đoán liên tiếp Tuy kiến thức vật lírất đa dạng nhưng những cách phát biểu các định nghĩa, qui tắc, định luật vật lí cũng

có những hình thức chung nhất định, giáo viên có thể chú ý rèn luyện cho học sinhquen dần

Để mô tả một loại hiện tượng, cần những thuật ngữ diễn tả những dấu hiệu đặctrưng của loại hiện tượng đó Thí dụ như: để mô tả chuyển động cơ học, cần đến cácthuật ngữ để chỉ quĩ đạo (thẳng, cong, tròn…), chỉ sự nhanh hay chậm của chuyểnđộng (vận tốc), chỉ sự thay đổi vận tốc (gia tốc), chỉ vị trí (toạ độ); để mô tả tươngtác cơ học giữa các vật, cần đến thuật ngữ lực

Định nghĩa một đại lượng vật lí thường gồm hai phần: một phần nêu lên đặcđiểm định tính (đại lượng này đặc trưng cho hay biểu thị một đặc tính nào của sự vậthiện tượng) và một phần nêu lên đặc điểm định lượng (đại lượng này đo bằng cáchnào, quan hệ với các đại lượng khác theo công thức nào)

Một định luật vật lí thường nêu lên mối quan hệ hàm số giữa hai đại lượnghoặc nêu lên những điều kiện để cho một hiện tượng có thể xảy ra Thí dụ như:định luật khúc xạ ánh sáng nêu lên mối quan hệ giữa sin của góc tới và sin của góckhúc xạ, còn định luật cảm ứng điện từ nêu lên điều kiện để xuất hiện dòng điệncảm ứng trong khung dây dẫn kín

Đặc biệt đáng chú ý là: nhiều khi trong vật lí, vẫn dùng những từ ngữ dùngtrong ngôn ngữ hàng ngày nhưng có một nội dung phong phú và chính xác hơn.Mỗi khi gặp một thuật ngữ mới diễn tả một khái niệm mới, cần giải thích rõ chohọc sinh và yêu cầu họ tập sử dụng nó một cách chính xác, thành thạo thay chongôn ngữ hàng ngày

Trang 27

1.3 SÁNG TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CHO HỌC SINH

1.3.1 Khái niệm năng lực

Trong khoa học tâm lí, người ta coi năng lực là những thuộc tính tâm líriêng của cá nhân; nhờ những thuộc tính này mà con người hoàn thành tốt đẹpmột loại hoạt động nào đó, mặc dù phải bỏ ra ít sức lao động nhưng vẫn đạt kếtquả cao Người có năng lực về một mặt nào đó thì không phải nỗ lực nhiều trongquá trình công tác mà vẫn khắc phục được những khó khăn nhanh chóng và dễ dànghơn những người khác hoặc có thể vượt qua được những khó khăn mới mà nhiềungười khác không vượt qua được [38]

Năng lực gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động tương ứng.Song kĩ năng, kĩ xảo liên quan đến việc thực hiện một loại hành động hẹp, chuyênbiệt, đến mức thành thạo, tự động hoá, máy móc Còn năng lực chứa đựng yếu tốmới mẻ, linh hoạt trong hành động, có thể giải quyết nhiệm vụ thành công trongnhiều tình huống khác nhau, trong một lĩnh vực hoạt động rộng hơn Thí dụ như:người có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện các phép đo lường thì có thể thực hiện nhanhchóng, chính xác các phép đo, khéo léo lắp ráp các thiết bị để đo lường Còn người

có năng lực thực nghiệm thì ngoài việc thực hiện các phép đo, còn có việc thiết kếcác thí nghiệm, xử lí các số liệu đo lường rút ra kết quả, giải thích, đánh giá các kếtquả đo được, rút ra kết luận khái quát

1.3.3 Khái niệm năng lực sáng tạo:

Theo Bách khoa toàn thư Liên Xô (Nga): “Sáng tạo là một loại hoạt động màkết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có ý nghĩa

xã hội, có giá trị”, hay Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 3): Sáng tạo là “hoạtđộng tạo ra cái mới” Như vậy, có thể hiểu năng lực sáng tạo là khả năng tạo ranhững giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụmới,vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới [37]

Năng lực sáng tạo có thể hiểu là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất

và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công

Trang 28

những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới Trong khoa học kĩ thuật, khi xem xét những phát kiến, phát minh, người ta dựa theo tiêu chuẩn sau đây:

Được thừa nhận là một phát kiến, nếu nó là một sự xác lập những qui luật,những thuộc tính, những hiện tượng chưa biết trước đây, tồn tại một cách kháchquan của thế giới vật chất Được thừa nhận là một phát minh, nếu đó là một cáchgiải quyết mới mẻ một nhiệm vụ trong bất kì lĩnh vực nào của kinh tế quốc dân,văn hoá, y tế hay quốc phòng mang lại một hiệu quả tích cực

Trong nghiên cứu vật lí, quá trình sáng tạo diễn ra theo chu trình gồm bốngiai đoạn

Mô hình - Giả thuyết

Các sự kiện khởi đầu

xuất phát

Kiểm tra - Thực nghiệm

Trong quá trình này khó khăn nhất, đòi hỏi sự sáng tạo cao nhất là giai đoạn từnhững sự kiện thực nghiệm khởi đầu đề xuất mô hình giả thuyết và giai đoạn đưa raphương án thực nghiệm để kiểm tra hệ quả suy ra từ lí thuyết

Trong hai giai đoạn này, không có con đường suy luận lôgic mà phải chủ yếudựa vào trực giác Vấn đề bản chất tâm lí học của trực giác là vấn đề về cơ chế giảiquyết các nhiệm vụ nhận thức mà không thể thực hiện được bằng con đường suyluận lôgic Đó là trường hợp mà chủ thể nhận thức không có đủ tri thức cần thiết choviệc biến cải tình huống dần dần để cuối cùng đi đến giải quyết được nhiệm vụ Ởđây, bắt buộc phải đưa ra một phỏng đoán mới, một giải pháp mới chưa hề có, mộthoạt động sáng tạo thực sự

Tư duy trực giác khác với tư duy biện giải lôgic là ở chỗ: những bước đi của

nó không thể hiện rõ một trình tự tất yếu chặt chẽ, việc giải quyết vấn đề lại giốngnhư một phỏng đoán đòi hỏi có một căn cứ lôgic

Trang 29

Nếu tri thức biện giải được đạt tới bằng con đường suy luận lôgic liên tục, liêntiếp, mà trong đó mỗi một tư tưởng tiếp theo đều xuất phát một cách lôgic từ cáitrước, phụ thuộc vào cái trước và là tiền đề cho cái tiếp theo, thì tư duy trực giác thunhận được một cách nhảy vọt, một cách trực tiếp, các giai đoạn của nó không thểhiện một cách minh bạch và người suy nghĩ không thể kể ngay ra làm thế nào màanh ta đi đến cái quyết định đó, con đường đó vẫn còn chưa nhận thức được, phảisau này mới xác lập được cơ sở lôgic của phỏng đoán trực giác đó.

Có hai dạng sáng tạo là: Phát minh ra cái mới và vận dụng vào tình huống mới.Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể.Trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, càng thành thạo và có kiến thức sâu rộngthì càng nhạy bén trong dự đoán, đề ra được nhiều dự đoán, nhiều phương án đểlựa chọn, càng tạo điều kiện cho trực giác phát triển Bởi vậy, không thể rènluyện năng lực sáng tạo tách rời, độc lập với học tập kiến thức về một lĩnh vựcnào đó

Đặc trưng tâm lí quan trọng của hoạt động sáng tạo là tính chất hai mặt chủquan và khách quan: chủ quan theo quan điểm của người nhận thức mà trong đầuđang diễn ra quá trình sáng tạo và khách quan theo quan điểm của người nghiên cứucái quá trình sáng tạo đó xem như là một quá trình diễn ra có qui luật, tác động qualại giữa ba thành tố: tự nhiên, ý thức của con người và sự phản ánh tự nhiên vào ýthức của con người

Đối với người đang hoạt động sáng tạo thì tính mới mẻ, tính bất ngờ, tính ngẫunhiên của phỏng đoán đều là chủ quan Người đó có thể không biết rằng: những điềumình đề xuất ra nhân loại đã biết rồi Tuy nhiên, sự phát minh, phát kiến mới xuấtphát từ nhu cầu xã hội đã chín muồi, không người này thì người khác sẽ đạt được,nhiều khi nhiều người cùng đạt được trong một thời gian

1.3.4 Các biện pháp hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cho học

Trang 30

khẳng định; tuy vậy, chúng luôn luôn là mới mẻ đối với học sinh Việc nghiên cứukiến thức mới sẽ thường xuyên tạo ra những tình huống đòi hỏi học sinh phải đưa ranhững ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ.

Tổ chức quá trình nhận thức vật lí theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho họcsinh trên con đường hoạt động sáng tạo dễ nhận biết được: chỗ nào có thể suynghĩ dựa trên những hiểu biết đã có, chỗ nào phải đưa ra kiến thức mới, giải phápmới Việc tập trung sức lực vào chỗ mới đó sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệuquả, rèn luyện cho tư duy trực giác nhạy bén, phong phú Trong nhiều trường hợp,giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh kinh nghiệm sáng tạo của các nhà bác học.Theo quan điểm hoạt động, giáo trình vật lí được xây dựng đi từ dễ đến khó,phù hợp với trình độ học sinh, tận dụng được những kinh nghiệm sống hàng ngàycủa họ, tạo điều kiện cho họ có cơ hội đề xuất ra được những ý kiến mới mẻ có ýnghĩa, làm cho họ cảm nhận được hoạt động sáng tạo là hoạt động thường xuyên cóthể thực hiện được với sự cố gắng nhất định Sự tự tin trong hoạt động sáng tạo làmột yếu tố tâm lí rất quan trọng làm cho chủ thể nhận thức thoát khỏi những sự ràngbuộc, hạn chế của những hiểu biết cũ hay bởi ý kiến của người khác, nhất là củanhững nhà bác học Như vậy, kiểu dạy học thông báo- minh họa về nguyên tắckhông thể rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo

1.3.4.2 Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết

Dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học Dự đoándựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc

về mỗi lĩnh vực Các nhà khoa học nói rằng: việc xây dựng giả thuyết dựa trên sựkhái quát hoá những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính Tuy nhiên,

sự khái quát hoá đó không phải là một phép qui nạp đơn giản, hình thức mà chứađựng một yếu tố mới, không có sẵn trong các sự kiện dùng làm cơ sở Dự đoánkhoa học không phải là tuỳ tiện mà luôn luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưathật là chắc chắn Có thể có các cách dự đoán sau đây trong giai đoạn đầu của hoạtđộng nhận thức vật lí của học sinh:

Trang 31

a) Dựa vào sự liên tưởng tới một kinh nghiệm đã có

Thí dụ: Quan sát một bình chứa không khí nối với một ống tiết diện nhỏ bêntrong có một giọt chất lỏng để ngăn cách không khí trong bình với bên ngoài Đem

hơ bình trên ngọn lửa hay để bình gần ngọn đèn điện, ta quan sát thấy: giọt chất lỏng

di chuyển, chứng tỏ thể tích khí nở ra Câu hỏi đặt ra là nguyên nhân vì sao mà chấtkhí trong bình nở ra Câu trả lời: vì khí bị hơ lửa, vì để gần đèn điện thì không phải

là dự đoán mà là một sự thật, ai cũng thấy Nhưng nếu câu trả lời là: “khí nở ra vìnóng lên” thì đó là một dự đoán, dựa trên sự liên tưởng đến một cái chung giữa ngọnlửa và cái đèn là “sự nóng”

b) Dựa trên sự tương tự

- Dựa trên một dấu hiện bên ngoài giống nhau mà dự đoán sự giống nhau vềbản chất

Thí dụ: quan sát hiện tượng xảy ra khi hai chùm sáng kết hợp giao nhau, tathấy: có những vân sáng và vân tối xen kẽ và cách đều nhau Hiện tượng này giốngnhư hiện tượng xảy ra khi hai sóng nước kết hợp giao nhau; ta cũng thấy có nhữngvân dao động với biên độ cực đại và những vân dao động với biên độ cực tiểu xen

kẽ nhau Từ đó, ta có thể dự đoán là: ánh sáng cũng có bản chất sóng như sóngnước Ở đây, biên độ của sóng ánh sáng biểu hiện ở cường độ sáng

- Dựa trên sự giống nhau về cấu tạo mà dự đoán sự giống nhau về tính chất Thí dụ: Chất khí, chất lỏng, chất rắn đều cấu tạo bởi các phân tử riêng biệtchuyển động hỗn loạn không ngừng, giữa chúng có những lực hút đẩy Thí nghiệmcho biết: chất khí nở ra khi nóng lên, có thể dự đoán: chất lỏng và chất rắn cũng nở

Trang 32

d) Dựa trên nhận xét thấy: Hai hiện tượng luôn luôn biến đổi đồng thời, cùng

tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân quả giữa chúng

Thí dụ: Quan sát các hạt phấn hoa hoà trong nước, ta thấy: chúng chuyểnđộng hỗn loạn không ngừng Khi hơ nóng làm tăng nhiệt độ của nước lên, ta thấy:vận tốc chuyển động của các hạt phấn hoa (hạt Braonơ) tăng lên; ngược lại, khi làmgiảm nhiệt độ của nước, lại thấy: vận tốc của các hạt phấn hoa giảm đi Ta có thể dựđoán: sự tăng giảm nhiệt độ là nguyên nhân làm tăng giảm vận tốc của các hạt Braonơ

e) Dựa trên sự thuận nghịch thường thấy của nhiều quá trình

Thí dụ: Ta quan sát thấy dòng điện sinh ra quanh nó một từ trường, vậy cóthể dự đoán ngược lại, từ trường cũng có thể sinh ra dòng điện

g) Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của một kiến thức đã biết sang một lĩnh vực khác

h)Dự đoán về mối quan hệ định lượng

Những hiện tượng vật lí xảy ra rất phức tạp, nhưng một điều đáng ngạc nhiên

là các định luật chi phối chúng lại rất đơn giản và có thể biểu diễn bằng những côngthức toán học đơn giản Mối quan hệ giữa hai đại lượng vật lí trong chương trìnhphổ thông thường được biểu diễn bằng các hàm số bằng nhau Thí dụ: định luậtphản xạ ánh sáng: i = r, tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch, hàm số bậc nhất, tỉ lệ bậc hai, tỉ

lệ theo hàm số lượng giác Thí dụ: định luật khúc xạ ánh sáng sini = nsinr, sự bảotoàn của một đại lượng Thí dụ: định luật bảo toàn cơ năng

Trong vật lí, còn sử dụng một số không nhiều những hàm số khác để biểudiễn mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí nhưng học sinh chưa được học ở trườngphổ thông

Muốn dự đoán được mối quan hệ định lượng, cần phải thực hiện các phép

đo Thực hiện các phép đo với số các giá trị khác nhau càng nhiều thì càng dựđoán được chính xác Tuy nhiên, ở trường phổ thông không có thời gian để làmviệc đó nên ít nhất cũng phải làm ba lần với ba giá trị khác nhau của một đạilượng

Trong nhiều trường hợp, nếu biểu diễn các cặp số đo trên một đồ thị thì việc

Trang 33

dự đoán sẽ dễ dàng hơn Tuy nhiên, sự dự đoán về mối quan hệ định lượng bao giờ cũng phải chú ý đến sai số có thể phạm phải.

1.3.4.3 Luyện tập đề xuất phương án kiểm tra dự đoán

Trong nghiên cứu vật lí, một dự đoán, một giả thuyết thường là một sự kháiquát các sự kiện thực nghiệm nên nó có tính chất trừu tượng, tính chất chung, khôngthể kiểm tra trực tiếp được Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thuyết có phù hợp vớithực tế không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tế như thế nào, cónhững dấu hiệu nào có thể quan sát được Điều đó có nghĩa là từ một dự đoán, giảthuyết, ta phải suy ra được một hệ quả có thể quan sát được trong thực tế, sau đótiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quảthí nghiệm không

Hệ quả suy ra được phải khác với những sự kiện ban đầu dùng làm cơ sở cho

dự đoán thì mới có ý nghĩa Số hệ quả phù hợp với thực tế càng nhiều thì dự đoáncàng trở thành chắc chắn, sát với chân lí hơn

Quá trình rút ra hệ quả thường áp dụng suy luận lôgic hay suy luận toán học

Sự suy luận này phải đảm bảo là đúng qui tắc, qui luật, không phạm sai lầm Nhữngqui tắc, qui luật đó đều đã biết; cho nên, về nguyên tắc, sự suy luận đó không đòi hỏimột sự sáng tạo thực sự, có thể kiểm soát được

Vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo ở đây là đề xuất được phương án kiểm tra hệ quả đãrút ra được Thí dụ như: sau khi dự đoán rằng “tương tự như chất lỏng, chất rắncũng nở ra khi nóng lên”, ta suy ra một hệ quả về một vật rắn cụ thể như một thanhđồng chẳng hạn thanh đồng cũng sẽ nở ra khi bị hơ nóng Cần phải bố trí một thínghiệm như thế nào để biết được thanh đồng có thực sự nở ra khi bị làm nóng lênkhông? Có những cách nào để làm nóng thanh đồng lên, có những cách nào để biếtđược thanh đồng có nở ra không? Cần đưa ra một thiết bị thích hợp để phối hợp haicách đó, khiến ta có thể đồng thời làm nóng thanh đồng và nhận biết được nó nở ra.Trước đây, học sinh chưa bao giờ làm việc này Thực tế cũng có nhiều cách làmkhác nhau, học sinh có thể đưa ra một vài phương án mà họ cho là hợp lí Giáo viên

là người có nhiều kinh nghiệm hơn, sẽ hướng dẫn học sinh phân tích tính khả thi của

Trang 34

mỗi phương án và chọn ra phương án có triển vọng nhất Việc tổ chức thực hiệnphương án kiểm tra đó ngay trong lớp học cần có thiết bị thích hợp Điều này giáoviên phải chuẩn bị trước, dựa vào kinh nghiệm dạy học của mình Chẳng hạn nhưhọc sinh đưa ra ý kiến sau:

- Làm nóng thanh đồng lên bằng cách nhúng nó vào nước nóng hoặc hơ nótrên ngọn lửa của que diêm, cây nến, bật lửa hay ngọn lửa đèn cồn

- Nhận biết sự nở của thanh đồng bằng cách để nó bên cạnh một thanhkhác, có cùng chiều dài mà không bị hơ nóng; đặt hai vật chắn ở hai đầu thanh,nếu thanh nở ra nó sẽ đẩy vật chắn dịch chuyển; đặt thanh đồng vừa khít vào hai vậtchắn cố định ở hai đầu nhưng vẫn lấy ra, đưa vào được, nếu thanh nở ra nó sẽ chặtkhít vào hai vật chắn không lấy ra được, không đưa vào được

Giáo viên biết rằng: chất rắn nở rất ít, có thể sơ bộ làm cho học sinh biếtđiều ấy để họ lực chọn phương án nào có thể giúp phát hiện được một sự nở ra rất

ít của thanh đồng Về sau, còn cần kiểm tra các chất rắn giãn nở khác nhau Muốnthế, còn cần phải đưa ra một thiết bị có thể khuyếch đại sự dịch chuyển thêm củađầu các thanh đồng, sắt, nhôm để so sánh Điều này đòi hỏi ở học sinh vừa phải cókinh nghiệm trong cuộc sống và có sáng kiến vận dụng tổng hợp các kinh nghiệm

đó vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể này Để có thể đề ra được một phương án thínghiệm kiểm tra, học sinh không những phải huy động những kiến thức vật lí đã

có mà còn cả những kinh nghiệm trong đời sống hàng ngày hay từ những môn họckhác nữa

Nhiều khi để có thể suy ra được một hệ quả có thể kiểm tra được trong thựctiễn, ta phải thực hiện một chuỗi nhiều phép suy luận liên tiếp Thí dụ như để kiểmtra giả thuyết cho rằng: lực tương tác giữa hai vật chuyển động là hai lực bằng nhau

và ngược chiều, ta phải đo lực bằng cách dựa trên biểu hiện gây ra gia tốc của lực,nghĩa là dựa vào công thức F = ma Nhưng bởi vì ta không có một dụng cụ để đotrực tiếp lực trong trường hợp này nên phải tiếp tục thực hiện các phép suy luận chođến khi thu được những đại lượng có thể quan sát được trong các thí nghiệm vềđộng lực học, đó là đường đi và thời gian chuyển động Cụ thể là, cần phải thực hiện

Trang 35

các phép suy luận sau:

Theo công thức F = ma, muốn đo lực, ta phải đo khối lượng của vật và gia tốc

mà vật thu được khi tương tác Khối lượng của vật đo được bằng cân Vì ta không

có dụng cụ đo trực tiếp gia tốc nên để xác định được gia tốc của vật chuyển động

đường mà vật đi được trước tương tác, sau tương tác và các khoảng thời gian tương

t Đến đây, tuỳ theo trình độ của học sinh mà học sinh có thể đề xuất nhiều phương

án thí nghiệm khác nhau Thí dụ như: để khử ma sát phải dùng vật lăn được (bi, xelăn) hoặc đệm không khí; còn để đo được đồng thời s và t phải áp dụng biện phápghi tự động vị trí của vật theo thời gian

1.3.4.4 Giải các bài tập sáng tạo

Ở trên, ta đã xem xét việc rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong quátrình xây dựng kiến thức mới Ngoài ra, trong dạy học vật lí, người ta còn xây dựngnhững loại bài tập riêng với mục đích này và được gọi là bài tập sáng tạo Trong loạibài tập sáng tạo này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắtbuộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách lôgic từnhững kiến thức đã học

Khi khảo sát chu trình sáng tạo khoa học, ta đã biết: hai giai đoạn khó khăn

Trang 36

hơn cả đòi hỏi sự sáng tạo là giai đoạn từ sự kiện cảm tính tới việc xây dựng môhình giả thuyết trừu tượng và giai đoạn chuyển từ một tiên đề lí thuyết, những quiluật nhất định của hiện tượng sang việc kiểm tra bằng thực nghiệm Giai đoạn thứnhất đòi hỏi sự giải thích hiện tượng, trả lời câu hỏi: tại sao? Còn giai đoạn thứ hailại đòi hỏi thực hiện một hiện tượng thực, đáp ứng với những yêu cầu đã cho, nghĩa

là trả lời câu hỏi làm thế nào? Tương ứng với hai trường hợp trên là hai bài tập sángtạo: bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế chế tạo

Thí dụ: với đề tài “lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều”, có thể đưa

ra hai bài tập sáng tạo sau: Bài tập nghiên cứu: Một miế ng gỗ nhỏ đặt ở rìa mộtđĩa tròn nằm ngang Cho đĩa quay từ từ quanh một trục xuyên qua tâm đĩa vớivận tốc góc tăng từ từ Đến một lúc nào đó, miếng gỗ bị văng ra khỏi đĩa Giảithích tại sao?

Bài tập thiết kế: Hãy thiết kế một thiết bị trong đó sử dụng trọng lực với tư cách làmột lực hướng tâm để giữ cho một vật chuyển động tròn đều trong một mặt phẳng nằmngang

1.4 BÀI TẬP VẬT LÍ

1.4.1.Khái niệm bài tập vật lí

Trong thực tế dạy học, người ta thường gọi một vấn đề hay một câu hỏi cầnđược giải đáp nhờ lập luận lôgic, suy luận toán học hay thực nghiệm vật lí trên cơ

sở sử dụng các định luật và các phương pháp của vật lí học là bài toán vật lí

Bài toán vật lí, hay đơn giản gọi là các bài tập vật lí, là một phần hữu cơ củaquá trình dạy học vật lí vì nó cho phép hình thành và làm phong phú các khái niệmvật lí, phát triển tư duy vật lí và thói quen vận dụng kiến thức vật lí vào thựctiễn.[79]

1 4.2 Vai trò của bài tập trong dạy học vật lí

a) Bài tập giúp cho việc ôn tập đào sâu, mở rộng kiến thức

Trong giai đoạn xây dựng kiến thức, học sinh đã nắm được cái chung, cái kháiquát của các khái niệm, định luật và cũng là cái trừu tượng Trong các bài tập, họcsinh phải vận dụng những kiến thức khái quát, trừu tượng đó vào những trường hợp

cụ thể rất đa dạng; nhờ thế mà học sinh nắm được những biểu hiện cụ thể của chúng

Trang 37

trong thực tế, phát hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thuộc ngoại diên của cáckhái niệm hoặc chịu sự chi phối của các định luật hay thuộc phạm vi ứng dụng củachúng Quá trình nhận thức các khái niệm, định luật vật lí không kết thúc ở việc xâydựng nội hàm của các khái niệm, định luật vật lí mà còn tiếp tục ở giai đoạn vậndụng vào thực tế Ngoài những ứng dụng quan trọng trong kĩ thuật, bài tập vật lí sẽgiúp học sinh thấy được những ứng dụng muôn hình, muôn vẻ trong thực tiễn củacác kiến thức đã học.

Vật lí học không phải chỉ tồn tại trong óc chúng ta dưới dạng những mô hìnhtrừu tượng do ta nghĩ ra, mà là sự phản ánh vào trong óc chúng ta thực tế phongphú, sinh động Tuy nhiên, các khái niệm, định luật vật lí thì rất đơn giản, còn biểuhiện của chúng trong tự nhiên thì lại rất phức tạp, bởi vì các sự vật, hiện tượng cóthể bị chi phối bởi nhiều định luật, nhiều nguyên nhân đồng thời hay liên tiếp chồngchéo lên nhau Bài tập sẽ giúp luyện tập cho học sinh phân tích để nhận biết đượcnhững trường hợp phức tạp đó Thí dụ: Định luật thứ hai của Niutơn có dạng rất đơngiản F = ma nhưng qua bài tập, học sinh sẽ thấy được rằng định luật này có thể ápdụng để xác định chuyển động của tất cả các vật ta gặp hàng ngày từ các vật cựcnhỏ như hạt bụi đến các vật cực lớn như các hành tinh, những vật chịu tác dụng củamột lực hay đồng thời của nhiều lực

Bài tập vật lí là một phương tiện củng cố, ôn tập kiến thức sinh động Khigiải bài tập, học sinh phải nhớ lại các kiến thức đã học, có khi phải sử dụng tổnghợp những kiến thức thuộc nhiều chương, nhiều phần của chương trình

b) Bài tập có thể là điểm khởi đầu để dẫn dắt đến kiến thức mới

Ở những lớp trên của bậc trung học phổ thông, với trình độ toán học đã kháphát triển, nhiều khi các bài tập được sử dụng khéo léo có thể dẫn học sinh đếnnhững suy nghĩ về một hiện tượng mới hoặc xây dựng một khái niệm mới để giảithích hiện tượng mới do bài tập phát hiện ra

Thí dụ như trong khi vận dụng định luật thứ hai của Niutơn để giải bài toánhai vật tương tác, có thể thấy một đại lượng luôn không đổi là tích v.m của hai vậttương tác Kết quả của việc giải bài tập đó dẫn đến việc cần thiết phải xây dựng khái

Trang 38

niệm động lượng và định luật bào toàn động lượng.

c) Bài tập vật lí là một trong những phương tiện rất quí báu để rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, rèn luyện thói quen vận dụng kiến

thức khái quát đã thu nhận được để giải quyết các vấn đề của thực tiễn Có thể xâydựng rất nhiều bài tập có nội dung thực tiễn, trong đó yêu cầu học sinh phải vậndụng kiến thức lí thuyết để giải thích các hiện tượng thực tiễn hoặc dự đoán các hiệntượng có thể xảy ra trong thực tiễn ở những điều kiện cho trước

d) Giải bài tập là một trong những hình thức làm việc tự lực cao của học sinh Trong khi làm bài tập, do phải tự mình phân tích các điều kiện của đầu bài, tự

xây dựng những lập luận, kiểm tra và phê phán những kết luận mà học sinh rút rađược nên tư duy học sinh được phát triển, năng lực làm việc tự lực của họ đượcnâng cao, tính kiên trì được phát triển

Cần lưu ý rằng: việc rèn luyện cho học sinh giải các bài tập vật lí không phải làmục đích của dạy học Mục đích cơ bản đặt ra khi giải bài tập vật lí là làm sao chohọc sinh hiểu sâu sắc hơn những qui luật vật lí, biết phân tích và ứng dụng chúngvào những vấn đề thực tiễn, vào tính toán kĩ thuật và cuối cùng phát triển được nănglực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề

e) Giải bài tập vật lí góp phần làm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh

Có nhiều bài tập vật lí không chỉ dừng lại trong phạm vi vận dụng những kiếnthức đã học mà còn giúp bồi dưỡng cho học sinh tư duy sáng tạo Đặc biệt là nhữngbài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm, bài tập thiết kế dụng cụ rất có ích

1.4.3 Phân loại bài tập vật lí

1.4.3.1 Phân loại theo phương thức giải

a) Bài tập định tính

Trang 39

- Bài tập định tính là những bài tập mà khi giải học sinh không cần thực hiệncác phép tính phức tạp hay chỉ làm những phép tính đơn giản, có thể tính nhẩmđược Muốn giải những bài tập định tính, học sinh phải thực hiện những phép suyluận logic, do đó phải hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lý, nhận biếtđược những biểu hiện của chúng trong những trường hợp cụ thể Đa số các bài tậpđịnh tính yêu cầu học sinh giải thích hoặc dự đoán một hiện tượng xảy ra trongnhững điều kiện cụ thể.

Thí dụ: Một em bé đang thổi hơi vào một quả bóng bay, khi bóng bay căng, do sơ ýquả bóng bay tuột khỏi tay Hỏi quả bóng sẽ chuyển động như thế nào? Tại sao?

- Bài tập định tính làm tăng sự hứng thú của học sinh đối với môn học, tạođiều kiện phát triển óc quan sát ở học sinh, là phương tiện rất tốt để phát triển tưduy của học sinh, và dạy cho học sinh biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn

b) Bài tập định lượng

Bài tập định lượng là loại bài tập mà khi giải học sinh phải thực hiện một loạtcác phép tính để xác định mối liên hệ phụ thuộc về lượng giữa các đại lượng và kếtquả thu được là một đáp án định lượng Có thể chia bài tập định lượng làm hai loại:bài tập tính toán tập dượt và bài tập tính toán tổng hợp

- Bài tập tính toán tập dượt: là loại bài tập tính toán đơn giản, trong đó chỉ đềcập đến một hiện tượng, một định luật và sử dụng một vài phép tính đơn giản nhằmcủng cố kiến thức cơ bản vừa học, làm học sinh hiểu rõ ý nghĩa của các định luật vàcác công thức biểu diễn chúng Thí dụ: Sau khi học xong khái niệm động lượng,xung của lực GV có thể đưa ra bài tập “Một quả bóng gôn có khối lượng m = 46 gđang nằm yên Sau một cú đánh, quả bóng bay lên với vận tốc 70m/s Tính xunglượng của lực tác dụng và độ lớn trung bình của lực tác dụng , biết thời gian tác

- Bài tập tính toán tổng hợp: là loại bài tập mà khi giải thì phải vận dụng nhiều kháiniệm, định luật, nhiều công thức Loại bài tập này có tác dụng đặc biệt giúp họcsinh đào sâu, mở rộng kiến thức, thấy rõ những mối liên hệ khác nhau giữa các phầncủa chương trình vật lí Ngoài ra bài tập tính toán tổng hợp cũng nhằm mục đích

Trang 40

làm sáng tỏ nội dung vật lí của các định luật, quy tắc biểu hiện dưới các công thức.

Vì vậy, giáo viên cần lưu ý học sinh chú ý đến ý nghĩa vật lí của chúng trước khi đivào lựa chọn các công thức và thực hiện phép tính toán Thí dụ: Hòn bi thép m =100g rơi tự do từ độ cao h = 5m xuống mặt phẳng ngang Tính độ biến thiên độnglượng của bi nếu sau va chạm

- Viên bi bật lên với vận tốc cũ

- Viên bi dính chặt với mặt phẳng ngang

- Trong câu a, thời gian va chạm t = 0,1s Tính lực tương tác trung bình giữa bi

và mặt phẳng ngang

c ) Bài tập thí nghiệm

- Bài tập thí nghiệm là bài tập đòi hỏi phải làm thí nghiệm để kiểm chứng lờigiải lý thuyết hoặc để tìm những số liệu cần thiết cho việc giải bài tập Những thínghiệm này thường là những thí nghiệm đơn giản Bài tập thí nghiệm cũng có thể

có dạng định tính hoặc định lượng

- Bài tập thí nghiệm có nhiều tác dụng về cả ba mặt giáo dưỡng, giáo dục, vàgiáo dục kĩ thuật tổng hợp, đặc biệt giúp làm sáng tỏ mối quan hệ giữa lý thuyết vàthực tiễn Thí dụ: Sau khi học phần Định luật bảo toàn năng lượng GV có thể đưa

ra bài tập: Cho các dụng cụ sau

- Một viên bi sắt đặc, đường kính khoảng 2 – 3 cm

- Một thước đo có độ chia tới mm

- Một giá đỡ và dây treo

Hãy trình bày và giải thích một phương án thí nghiệm để xác định tỉ lệ tiêuhao cơ năng trong va chạm không đàn hồi của hai viên bi

- Lưu ý: trong các bài tập thí nghiệm thì thí nghiệm chỉ cho các số liệu để giảibài tập, chứ không cho biết tại sao hiện tượng lại xảy ra như thế Cho nên phần vậndụng các định luật vật lí để lý giải các hiện tượng mới là nội dung chính của bài tậpthí nghiệm

Ngày đăng: 19/12/2014, 14:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) cùng nhóm tác giả (2006), Vật lí 10, Bài tập Vật lí 10, Sách giáo viên Vật lí 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 10, Bài tập Vật lí 10, Sách giáo viên Vật lí 10
Tác giả: Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) cùng nhóm tác giả
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 – Môn Vật lí - Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 – Môn Vật lí -
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2006
3. Phạm Kim Chung (2006), Bài giảng phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Hà Nội [79] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông
Tác giả: Phạm Kim Chung
Năm: 2006
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NxB Chính trị quốc gia, Hà Nội.[42] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2006
5. Đỗ Thị Thuý Hà (2008), Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập vật lí phần cơ học (Chương trình vật lí 10 nâng cao), Luận văn thạc sĩ KHGD, ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại để phát triển hứng thú và năng lực tự lực học tập cho học sinh qua các hoạt động giải bài tập vật lí phần cơ học (Chương trình vật lí 10 nâng cao)
Tác giả: Đỗ Thị Thuý Hà
Năm: 2008
6. Bùi Quang Hân, nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến (2006), Hướng dẫn giải bài tập và câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10, Nxb giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn giải bài tập và câu hỏi trắc nghiệm vật lí 10
Tác giả: Bùi Quang Hân, nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Tuyến
Nhà XB: Nxb giáo dục
Năm: 2006
7. Đào Hữu Hồ (2001), Xác suất thống kê, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác suất thống kê
Tác giả: Đào Hữu Hồ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
8. Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông – Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.[35], [37] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông –
Tác giả: Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục
Năm: 2008
9. Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Vũ Thanh Hải (2002), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế - Vật lí 10, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập định tính và câu hỏi thực tế - Vật lí 10
Tác giả: Vũ Thanh Khiết (Chủ biên), Vũ Thanh Hải
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2002
10. Võ Hiếu Nghĩa (2009), “Dạy học theo nhóm nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Đừng huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học theo nhóm nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở trường THCS Nguyễn Văn Đừng huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp”, "Tạp chí nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Võ Hiếu Nghĩa
Năm: 2009
11. Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp (1995), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục
Tác giả: Nghiêm Xuân Nùng, Lâm Quang Thiệp
Năm: 1995
12. Phạm Hồng Quang (2002), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi, Nxb Đại học sƣ phạm. [25], [26] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miềnnúi
Tác giả: Phạm Hồng Quang
Nhà XB: Nxb Đại học sƣ phạm. [25]
Năm: 2002
13. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí, tích cực, tự chủ và sáng tạo, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động nhận thức Vật lí, tích cực, tự chủ và sáng tạo
Tác giả: Phạm Xuân Quế
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w