phương pháp tu dưỡng để hoàn thiện bản thân và xây dựng hạnh phúc gia đình theo kinh thiện sinh

27 506 0
phương pháp tu dưỡng để hoàn thiện bản thân và xây dựng hạnh phúc gia đình theo kinh thiện sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 PHAÄT LÒCH 2552 LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN -2- Lời Thưa… NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT - Kính thưa Quý anh chò Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Bà Ròa – Vũng Tàu. - Kính thưa Quý anh chò Hội đồng Giám Khảo Bậc Trì khóa 10. Với một trình độ học vấn không cao và một sở học Phật pháp nông cạn như bản thân em mà thực hiện một “Luận văn kết khóa” thật là một việc làm lực bất tòng tâm. Lại không may cho em, học nhằm vào khóa đầu tiên mà Ban Hướng Dẫn Bà Ròa – Vũng Tàu (em nghi là phải nói GĐPTVN mới đúng!) áp dụng việc thực hiện Luận văn kết khóa kể từ bậc KIÊN, TRì trong chương trình tu học Huynh Trưởng GĐPT. Tuy vậy, trong cái rũi có cái may, nhờ được huân tập từ môi trường Gia Đình Phật Tử, được tiếp cận với giáo lý Phật Đà, được sự hướng dẫn, dắt dìu của lớp Huynh Trưởng đàn anh đàn chò, được khuyến khích bởi Ban Huynh Trưởng GĐPT Khánh Hỷ cũng như anh chò em đồng sự áo lam và nhất là vì thấu triệt tinh thần “Tuân kỷ luật, chòu huấn luyện” của hàng Huynh Trưởng GĐPT mà em mạnh dạn thực hiện nhiệm vụ nặng nể nầy của Khối Giảng Huấn và Ban Điều Hành khoá học giao phó mặc dù biết rằng Phật pháp thì thâm thâm vi diệu, không thể nghó bàn… trong khi sở học bản thân còn quá ư nông cạn, kiến giải còn hạn hẹp, văn chương thì kém cỏi vụng về. Nguyện mong qúy anh chò hiểu và thương lớp đàn em đang chập chững bước những bước mới vào nghề Huynh Trưởng mà hoan hỷ cho những gì khiếm khuyết. Phật lòch 2552, ngày 15 tháng 10 năm 2008 Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………  -3- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN -4- Xin vô vàn cảm tạ Xin vô vàn cảm tạ Quý anh chò Ban Huynh Trưởng GĐPT Khánh Hỷ đã hết lòng khuyến tấn, hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình sinh hoạt, tu học và thực hiện tập Luận văn nầy. Quý anh Tâm Hoài - Võ Văn Thọ, Nguyên Phước – Vương Bội Long, Tâm Triển - Hoàng Kim Liên, Phước Hòa - Lê Văn Sinh cùng tất cả các anh chò Giảng Viên đã tận tình hướng dẫn cho chúng em trong suốt hai năm dài của khóa học và đặc biệt đã chỉ bày cho em ý thức được thế nào là hạnh phúc tự thân và hạnh phúc gia đình. Người bạn đời Trung Đức – Lê Văn Phước đã kham nhẫn chia sẻ ngọt bùi trong quảng đường mười lăm năm chung sống, đã hoan hỷ cảm thông, tạo nhiều thuận duyên cho em được toàn tâm, toàn ý sinh hoạt và phục vụ lý tưởng Gia Đình Phật Tử. Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN BẬC TRÌ KHÓA X (2006-2008) PHƯƠNG PHÁP TU DƯỢNG ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN VÀ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH THEO KINH THIỆN SINH D À N B À I I/ DẪN NHẬP II/ NỘI DUNG .A Giới thiệu Kinh Thiện Sinh. )1 Xuất xứ Kinh Thiện Sinh. )2 Đại ý Kinh Thiện Sinh. .B Hoàn thiện bản thân. )1 Quan điểm của Nhân thừa Phật Giáo. )2 Quan điểm của Kinh Thiện Sinh. .C Xây dựng hạnh phúc gia đình. )1 Hạnh phúc gia đình theo quan niệm thế gian. )2 Hạnh phúc gia đình theo quan điểm Phật Giáo. )a Những yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình. )b Vai trò của người vợ trong gia đình. )3 Hạnh phúc gia đình theo quan điểm Kinh Thiện Sinh. )a Tương quan cha mẹ, con cái. )b Tương quan vợ chồng. III/ KẾT LUẬN -5- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN I/ DẪN NHẬP: Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên mà mục đích và lý tưởng đã được quy đònh rõ ràng trong chương I Nội Quy: “Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật Tử chân chánh. Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo”. Nếu phân tích mục đích này ta thấy GĐPT có hai nhiệm vụ rõ ràng: 1) Nhiệm vụ thứ nhất được Nội Quy xác đònh là: “Đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật Tử chân chánh”. Đây là nhiệm vụ giáo dục các đối tượng là “Đoàn Sinh” mà thành phần có trách nhiệm hướng dẫn là hàng ngũ “Huynh Trưởng” các cấp của chúng ta. Muốn giáo dục các em thành Phật Tử chân chánh thì trước tiên và điều chính yếu là bản thân người Huynh Trưởng phải là Phật Tử chân chánh. Nghóa là có một lối sống đúng theo chánh pháp, thực hành Phật pháp trong đời sống tự thân để chuyển hoá gia đình và xã hội. Thực hành Phật pháp tức là hoàn thiện bản thân mình theo những tiêu chí luân lý, đạo đức theo lời Phật dạy để đạt được một nhân cách hoàn thiện. Theo quan niệm giản đơn của tôi thì đó là một con người biết sống, khéo sống, sống thiện lành xứng đáng với danh xưng con Phật. Vậy, là người Phật Tử (con Phật) và là Huynh Trưởng (người anh, chò trưởng) chúng ta phải tư duy và hành động như thế nào để hoàn thiện bản thân mình theo chiều hướng đó? 2) Nhiệm vụ thứ hai: “Góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo”. Đây là nhiệm vụ đối với tha nhân, đối với cộng đồng xã hội chung quanh hay nói rộng ra là đối với đồng bào trong quê hương, đất nước và cộng động nhân loại toàn cầu. Ta biết rằng cá nhân là nhân tố của gia đình, mà gia đình là nền tảng của xã hội, do đó xậy dựng một xã hội tốt đẹp theo tinh thần Phật Giáo thì không thể thiếu những gia đình sống đạo theo tiêu chuẩn Phật Giáo (tức là những gia đình được Phật hoá). Việc Phật hoá gia đình, làm thế nào cho gia đình có được hạnh phúc dưới ánh sáng của tinh thần Phật Giáo là việc làm của tất cả các Phật Tử thành viên trong gia đình đó, mà chủ chốt là những người đang nắm vai trò chính yếu về tinh thần và vật chất của gia đình, tức là người vợ hoặc người chồng trong gia đình. -6- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN Là Huynh Trưởng đang theo học bậc Trì (một bậc học trong chương trình tu học trường kỳ Huynh Trưởng GĐPTVN), chúng ta đang chòu trách nhiệm về sự thònh suy của cấp Đoàn GĐPT; Chúng ta cũng đang phải chòu trách nhiệm về sự thònh suy, hưng phế của gia đình riêng trong cộng đồng xã hội; Chúng ta đang ở vào lứa tuổi chững chạc của những người đang gánh vác trách nhiệm đối với xã hội (độ tuổi học viên bậc Trì được quy đònh từ 22 tuổi trở lên); Chúng ta đã và đang làm chủ một gia đình, làm vợ, làm chồng hoặc đang làm cha, làm mẹ các con ở gia đình. Do đó, việc hoàn thiện gia đình riêng sao cho gia đình mình thực sự an lạc hạnh phúc, trên thuận dưới hoà phải được xem là một trách nhiệm của chúng ta, những người Phật Tử – Huynh Trưởng. Điều này đòi hỏi ở công phu tu trì, khả năng và tài nghệ áp dụng đạo Phật vào đời sống tự thân cũng như sinh hoạt gia đình. Nghệ thuật hành xử khéo léo trong gia đình để kiến lập một gia đình hạnh phúc nhằm góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo phải được bắt đầu từ mỗi một anh chò em Huynh Trưởng chúng ta. Để tìm câu giải đáp cho hai vấn đề nêu trên (xuất xứ từ việc thực hiện mục đích GĐPT), làm thế nào để hoàn thiện bản thân và xây dựng hạnh phúc gia đình theo giáo lý Đức Phật, tôi nghó rằng kinh điển Phật Giáo đã đề cập đến rất nhiều trong những bộ kinh thuộc hệ Nhân Thừa như: Kinh NGỌC GIA NỮ, Kinh ƯU BÀ TẮC, Kinh HIỀN NHÂN, Kinh NHÂN VƯƠNG, Kinh THIỆN SINH… Ở đây, trong phạm vi bài luận khoá này, bản thân tôi không đủ kiến giải để khai triển hai vấn đề nầy một cách rộng rãi và chi tiết, chỉ xin được phép trình bày cái sở học nông cạn của mình trong phạm vi Kinh Thiện Sinh theo yêu cầu của đề tài: “Hoàn thiện bản thân và xây dựng hạnh phúc gia đình theo Kinh Thiện Sinh”. -7- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN II/ NỘI DUNG: A. Giới thiệu Kinh Thiện Sinh: 1) Xuất xứ: Kinh Thiện Sinh thuộc hệ A hàm, được Phật thuyết trong khoảng 12 năm đầu, sau khi thành đạo, nằm trong hệ thống kinh điển Phật Giáo nguyên thủy, được trích từ Trường Bộ Kinh (Digha Nikaya) Hoà Thượng Thích Minh Châu dòch từ Phạn ngữ sang Việt ngữ dưới tiêu đề “Giáo Thọ Thi Ca La Việt”, kinh được chuyển qua hệ Đại Thừa, Hán dòch dưới hai tên: “Phật Thuyết Thiện Sanh Tử” (Phật dạy chàng Thiện sinh) và “Lễ Bái Lục Phương Kinh”. 2) Đại ý: Kinh được mở đầu từ một khung cảnh sôi động lạ mắt: Nhân một buổi sáng, Đức Thế Tôn cùng đại chúng đắp y, mang bát vào thành Vương Xá khất thực. Đức Phật thấy chàng thanh niên Thiện Sanh (Simgalo Vada) tắm gội, y phục sạch sẽ, chỉnh tề tay cầm lá câu xá còn tươi, hướng về phía cửa thành, đến bên bờ sông cung kính chắp tay lễ bái 6 phương: đông, tây, nam, bắc, thượng, hạ theo như lời cha trăn trối trước lúc lâm chung. Đức Phật thấy chàng thanh niên hành lễ trên đường lớn với nghi thức kỳ lạ như thế, bèn hỏi và được chàng trả lời như vậy. Sau đó thể theo lời thưa kính của Thiện Sanh, Đức Phật vì chàng mà dạy cách lễ lạy 6 phương đúng chánh pháp và khéo sống để có một đời sống hạnh phúc, an lạc, thanh cao trong đời hiện tại và mai sau. Bài dạy của Đức Phật gồm các nội dung chính sau:  Sống một đời sống thiện sanh: Là khéo thực hành đời sống đúng chánh pháp gồm những yếu tố:  Xa lìa 4 nghiệp oán kết với chúng sanh: tham, sân, si, khủng bố.  Không làm 4 điều ác: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ.  Bỏ 6 tật xấu là nguyên nhân gây hậu quả tài sản khánh kiệt: nghiện rượu, cờ bạc, sống phóng đãng, say mê kỹ nhạc, giao du bạn xấu, lười biếng.  Không thân cận với 4 hạng bạn bè xấu ác: hạng uý phục, hạng mỹ ngôn, hạng không kính thuận, hạng ác hữu.  Kết giao với 4 loại ngøi tốt: người ngăn mình làm điều quấy, người xót thương, người ích lợi, người đồng sự. -8- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN  Ý nghóa và cách lễ lạy 6 phương:  Lễ lạy 6 phương là thực hành 6 pháp Ba-la-mật trong đời sống để đem lại an lạc, hạnh phúc cho chính mình và tha nhân: o Bố thí là phương Đông. o Trì giới là phương Nam. o Nhẫn nhục là phương Tây. o Tinh tấn là phương Bắc. o Thiền đònh là phương Dưới. o Trí huệ là phương Trên.  Lễ lạy 6 phương là hoàn thành trách nhiệm và biết cách cư xử với người thân trong gia đình và xã hội để có những tương quan tốt, phát triển hạnh phúc trong đời sống hiện tại và mai sau: o Thay vì lễ phương Đông là lễ trời Đế Thích thì phải hoàn thành trách nhiệm đối với cha mẹ, con cái. o Thay vì lễ phương Nam là lễ vua Diêm La thì phải hoàn thành trách nhiệm đối với thầy trò. o Thay vì lễ phương Tây là lễ trời Bà-la-môn Thiên thì phải hoàn thành trách nhiệm đối với vợ chồng. o Thay vì lễ phương Bắc là lễ trời Câu-ty-la Thiên thì phải hoàn thành trách nhiệm đối với bạn hữu. o Thay vì lễ phương Dưới là lễ trời Vu Hỏa Thiên thì phải hoàn thành trách nhiệm đối với chủ và người giúp việc. o Thay vì lễ phương Trên là lễ trời Vu Phong Thiên thì phải hoàn thành trách nhiệm đối với các bậc trưởng thượng: Sa-môn, Bà-la-môn, chư Tăng Ni xuất gia ly tục. B. Phương pháp hoàn thiện bản thân: Đạo Phật đặt nền tảng ở con người, vì con người mà tồn tại. Phật dạy: “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh”. Con người và tác nhân của nó là nguyên nhân gây đau khổ hay hạnh phúc, là con đường dẫn đến luân hồi sanh tử qua 6 trạng thái: tái sanh, đòa ngục hay thiên đường, Thánh nhân hay kẻ bần cùng, ngạ quỹ -9- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN súc sanh hay an lạc niết bàn. Tất cả đều bắt nguồn từ những hành vi của con người trong hiện tại, dẫn đến quả báo vò lai. Bởi vậy công phu hàm dưỡng tự thân để hoàn thiện một nhân cách tương đối khả dó xứng đáng làm người và mở đường bước lên thành đạo mai sau là vấn đề trọng yếu trong giáo lý đạo Phật. Bước đầu của người Phật tử tại gia, Phật dạy căn bản là phải hành trì pháp Tam Quy - Ngũ Giới, tức là thực hành các pháp Nhân Thừa trước khi đặt chân lên những bước cao hơn là Thiên Thừa và Thanh Văn, Duyên Giác Thừa. 1) Quan điểm của Nhân Thừa Phật Giáo: Điều kiện bắt buộc của một người Phật Tử tại gia mở đầu cho một đời sống chân chánh là phải thọ trì Tam Quy - Ngũ Giới. Vậy, Tam Quy - Ngũ Giới là nền tảng đầu tiên để người Phật Tử hoàn thiện bản thân mình. Tam Quy: là 3 nơi nương tựa vững chắc cho nếp sống tâm linh của người Phật Tử. Tam Quy là Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng. Quy y Phật: là nương tựa, y cứ vào người đã giác ngộ hoàn toàn bản thể vũ trụ vạn hữu, các phép hữu tình cũng như vô tình, các phép thế gian cũng như xuất thế gian, các phép hữu vi cũng như vô vi. Quy y Pháp: là nương tựa, y cứ vào những lời dạy của Đức Phật về phương pháp giác ngộ, các pháp trong vũ trụ đưa đến giải thoát khổ đau và đạt an vui tòch diệt Niết Bàn. Quy y Tăng: là nương tựa, y cứ vào một đoàn thể Tăng Già, hoà hợp thanh tònh, là những người kế thừa hạt giống trí tuệ của chư Phật, đại diện cho chư Phật truyền giảng chánh pháp lại cho mọi người, khiến cho mọi người cùng giác ngộ như chư Phật. Ngũ giới: là 5 nguyên tắc sống, 5 phạm trù đạo đức luân lý mà người Phật Tử phải luôn thực hiện trong nếp sống hàng ngày, vừa để phòng hộ 3 nghiệp thân, miệng, ý không gây tội ác, vừa thiết lập nền tảng cho một đời sống đạo đức thanh cao trong tương quan với tha nhân và môi trường xã hội xung quanh. Năm giới gồm có: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Không sát sanh: Không làm tổn thương người xung quanh, không giết hại những sinh vật có mạng sống. Không trộm cắp: Không lấy của người về làm của mình, mà phải sống chân thật, thanh bạch. -10- [...]... đồng 2) Hạnh phúc gia đình theo quan điểm Phật Giáo: a) Những yếu tố xây dựng hạnh phúc gia đình theo quan điểm Phật Giáo : Thiểu dục – Tri túc: Theo đạo Phật, một gia đình hạnh phúc không hẵn là một gia đình phải phú quý vinh hoa, vì giàu sang chưa chắc đã mang lại cho ta sự sung sướng hoàn toàn Một gia đình hạnh phúc phải là một gia đình mà mọi thành viên biết thương yêu, thông cảm, vui vẽ, chia sẽ... phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác Không vọng ngữ: Không nói những lời không thật, nói láo, nói lời thêu dệt, nói hai lưỡi Không uống rượu: Không say sưa rượu chè trác táng làm trí tu không còn minh mẫn, làm buồn lòng người thân thích, gây phiền nhiễu đến xóm giềng, khiến mọi người chê cười 2) Quan điểm của Kinh Thiện Sinh: Trong bài dạy Thiện Sinh về phương pháp tu dưỡng để hoàn thiện bản thân, ... là trụ cột gia đình, cho nên mối quan hệ này cần được mọi thành viên trong gia đình quan tâm để cải thiện hoàn chỉnh nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc theo tiêu chuẩn Phật giáo: kính trọng, hoà hợp, thng yêu, bao dung và trí tu Đây là hạnh phúc -24- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN chân thật xuất phát từ trách nhiệm, từ sự tương kính lẫn nhau chứ không phải là hạnh phúc ảo tưởng... nghóa là tham đắm, cố thủ vào tiền của vật chất mà là thực hiện một sinh hoạt gia đình được nuôi sống bằng những thu nhập trong sạch; không làm các việc phi pháp (giáo pháp và luật pháp) tổn hại đến sinh mạng và tài lợi người khác; tự mình bằng lòng với những thành quả do lao lực bằng trí óc hay chân tay mà có; gìn giữ thành quả đó để nuôi sống thân mạng và kiến lập hạnh phúc gia đình một cách chơn chánh... cận 4 hạng bạn hiền thiện Thực hành được như vậy là bảo đảm được đời sống tinh thần an lạc, hạnh phúc, làm nấc thang nền tảng vững chắc cho những bước đầu tiên để bước lên đỉnh cao là thành đạo sau này Vấn đề xây dựng hạnh phúc gia đình, trong lời dạy Thiện Sinh về cách lễ bái phương Tây – tượng trưng ý nghóa tương giao phu phụ – vợ chồng phải đối xử với nhau như thế nào để gia đình yên ấm, trên thuận... minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” Khi có một sức khỏe tốt thì cho dù gặp hoàn cảnh kinh tế gia đình có khó khăn đến đâu chúng ta cũng có thể bình tỉnh và sáng suốt để xoay chuyển, cải thiện tình thế Trong một gia đình, kinh tế có một vai trò quan trọng và có sự liên quan rất mật thiết giữa kinh tế và sức khỏe Thiếu sức khỏe hay thường xuyên bệnh tật sẽ không thể làm kinh tế gia đình tăng trưởng,... từng ngày để hoàn thiện tự thân, để có một cuốc sống đạo đức thanh cao hòng làm gương cho các em, tạo uy tín cho tổ chức và hoàn thành sứ mạng của một Huynh Trưởng đối với Đạo Pháp và Dân Tộc Việc hoàn thiện bản thân được quy về các điểm cốt lõi: Thực hành Tam Quy - Ngũ Giới trong đời sống, tránh xa các nghiệp oán kết, lìa xa 4 điều ác, trừ bỏ 6 thói hư tật xấu, đoạn giao 4 hạng bạn xấu ác và thân cận... trước hết phải hoàn thiện chính mình -13- LUẬN VĂN KẾT KHÓA BẬC TRÌ Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN rồi sau mới hướng dẫn cho người khác cùng thực hành để đạt được kết quả an lạc như chính mình Đây cũng chính là điều mà tổ chức GĐPT đòi hỏi ở chúng ta, những người Huynh Trưởng đang thực hiện sứ mệnh giáo dục đàn em C Xây dựng hạnh phúc gia đình: 1) Hạnh phúc gia đình theo quan niệm thế gian: Trong khi... rằng trong Kinh Thiện Sinh, Đức Phật đòi hỏi một người tại gia phải hành trì như thế nào để xứng đáng là một Phật Tử chơn chánh, một Thiện Sinh (biết khéo sống), sống đúng chánh pháp đối với tự thân và đối với cộng đồng xã hội Chúng ta là những Huynh Trưởng GĐPT đã phát nguyện trước Tam Bảo và tổ chức nhận lãnh trách nhiệm giáo dục Đoàn Sinh Chúng ta phải nổ lực sống đúng chánh pháp, thúc liễm thân tâm... hòa hợp trong gia đình, cần nhất là mọi người phải sống chân thật, không che giấu, không ngụy trang và không biện minh cho những sai lầm của bản thân mình Phải lấy lợi ích chung của gia đình làm tiêu chí cho mọi ý nghó, lời nói, việc làm Sức khoẻ và Kinh tế: Muốn có một nền kinh tế dồi dào, phát triển, trước hết phải quan tâm giữ gìn sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình Ngạn ngữ Tây phương có câu . DƯỢNG ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN THÂN VÀ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH THEO KINH THIỆN SINH D À N B À I I/ DẪN NHẬP II/ NỘI DUNG .A Giới thiệu Kinh Thiện Sinh. )1 Xuất xứ Kinh Thiện Sinh. )2 Đại ý Kinh Thiện. Thiện Sinh. .B Hoàn thiện bản thân. )1 Quan điểm của Nhân thừa Phật Giáo. )2 Quan điểm của Kinh Thiện Sinh. .C Xây dựng hạnh phúc gia đình. )1 Hạnh phúc gia đình theo quan niệm thế gian. )2 Hạnh phúc. C. Xây dựng hạnh phúc gia đình: 1) Hạnh phúc gia đình theo quan niệm thế gian: Trong khi Phật Giáo đánh giá hạnh phúc là sự an lạc tự tâm thì người thế gian lại quan niệm hạnh phúc gia đình theo

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan