1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường hồ chí minh qua vqg cúc phương

90 875 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 4,08 MB

Nội dung

Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) MỞ ĐẦU MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU……………………………………………………………… 1 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN………………………………………………. 3 1.1. Tổng quan tài liệu về đánh giá môi trường………………………. 3 1.2. Tổng quan các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn và vườn quốc gia……………………………………… 4 1.2.1. Các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trên thế giới……………………………. 4 1.2.2. Hiện trạng ở Việt Nam…………………………………………… 21 1.3. Khái quát về khu vực nghiên cứu ……………………………… 22 1.3.1. Quy mô xây dựng đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương…………. 22 1.3.2. Đặc điểm địa hình……………………………………………… 25 1.3.3. Khí hậu thủy văn……………………………………………… 25 1.3.4. Hệ sinh thái dọc đoạn tuyến ………………………………… 27 1.3.5. Phân bố dân cư dọc đoạn tuyến………………………………… 28 1.4. Các tác động chính đến môi trường đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương 29 1.4.1. Tác động đến môi trường không khí, ồn, rung………………… 29 1.4.2. Tác động tới thủy văn, chất lượng nước sông Bưởi…………… 30 1.4.3. Tác động tới hệ sinh thái………………………………………. 30 1.4.4. Tác động tới kinh tế, xã hội……………………………………. 31 CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…… 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………. 32 2.2.1. Phương pháp đánh giá môi trường…………………………… 32 2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu………………………………… 33 2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa………………………………… 34 2.2.4. Phương pháp phân tích, so sánh……………………………… 35 2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng…………………………………………………………… 36 CHƯƠNG III - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN…………. 38 3.1. Đánh giá các tác động đến môi trường khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương (giai đoạn khai thác) ……………… 38 1 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) 3.1.1. Tác động đến chất lượng không khí, ồn, rung động………… 38 3.1.2. Tác động tới chất lượng nước sông Bưởi…………………… 50 3.1.3. Tác động tới hệ sinh thái……………………………………… 55 3.1.4. Tác động tới kinh tế, xã hội…………………………………… 59 3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường đoạn tuyến qua VQG………………………………………………………………… 65 3.2.1. Thực trạng, tình trạng phục hồi và kế hoạch phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trong Vườn……………………………………… 65 3.2.2. Tổ chức quản lý Vườn Quốc gia, công tác quản lý tác động môi trường của Đường Hồ Chí Minh đoạn đường đi qua Vườn…… 69 3.2.3. Những khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ nguồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc Gia Cúc Phương đoạn qua đường Hồ Chí Minh………………………………………………………………… 70 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ rừng…… 71 3.4. Đánh giá mức độ chính xác về ĐTM dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương………………………………………… 71 3.4.1. Tác động đến chất lượng không khí, tiếng ồn…………………. 71 3.4.2. Tác động đến ngập lụt, xói lở bờ sông Bưởi………………… 72 3.4.3. Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học của VQG……… 73 3.4.4. Tác động đến kinh tế, xã hội………………………………… 74 3.5. Bài học kinh nghiệm trong công tác lập báo cáo ĐTM các dự án đường giao thông qua khu vực VQG, các khu BTTN để nâng cao hiệu quả của báo cáo ĐTM……………………………………………. 74 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 80 PHỤ LỤC………………………………………………………………. 83 2 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTTN: Bảo tồn thiên nhiên ĐTM: Đánh giá tác động môi trường GHCP: Giới hạn cho phép GTVT: Giao thông vận tải HCM: Hồ Chí Minh HST: Hệ sinh thái KHCN: Khoa học Công nghệ KTXH: Kinh tế xã hội TCMT: Tiêu chuẩn môi trường QCMT: Quy chuẩn môi trường QL: Quản lý VQG: Vườn quốc gia 3 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) DANH MỤC BẢN ĐỒ Tên bản đồ Bản đồ 1.1. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương Bản đồ 3.1. Các vị trí quan trắc chất lượng môi trường của dự án 4 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng Bảng 1.1 Các tuyến đường đi qua VQG và Khu BTTN ở Việt Nam Bảng 3.1. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại các vị trí A1, A2, A3 Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm môi trường không khí chuyển theo ô tô con Bảng 3.3. Kết quả dự báo ô nhiễm không khí do dòng xe năm 2020 Bảng 3.4. Kết quả đo mức ồn Bảng 3.5. Mức ồn tương đương trung bình của dòng xe với điều kiện chuẩn LA7 Bảng 3.6. Các trị số điều chỉnh độ ồn và mức ồn của dòng xe Bảng 3.7. Mức ồn giảm theo khoảng cách tại các điểm dự báo Bảng 3.8. Kết quả quan trắc độ rung Bảng 3.9. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước năm 2004 Bảng 3.10. Kết quả quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước năm 2010 Bảng 3.11. Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng ở VQG Cúc Phương Bảng 3.12. Uớc tính tổng diện tích đất chiếm dụng khi xây dựng đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc phương Bảng 3.13. Hiện trạng đời sống các hộ dân trước khi có dự án (năm 2001) Bảng 3.14. Hiện trạng đời sống các hộ dân sau khi có dự án (năm 2010) Bảng 3.15. Hiện trạng sử dụng đất của VQG 5 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) DANH MỤC HÌNH ẢNH Tên hình ảnh Hình 1.1. Đường cao tốc làm phân mảng sinh cảnh động vật Hình 1.2. Cầu chui qua khu vực động vật hoang dã đoạn qua VQG Banff Hình 1.3. Biến động số lượng tuần lộc và gấu Bắc mỹ tại VQG Denali Hình 1.4. Biến động số lượng cừu và nai sừng tấm tại VQG Denali Hình 1.5. Hình ảnh tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương Hình 3.1. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi chất lượng không khí Hình 3.2 . Biểu đồ nồng độ các chất ô nhiễm so với khoảng cách và QCVN Hình 3.3. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi tiếng ồn Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi rung động Hình 3.5. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi chất lượng nước (thông số DO và SS) Hình 3.6. Biểu đồ diễn biến về quá trình thay đổi chất lượng nước (thông số COD và BOD) Hình 3.7. Các giải pháp giảm thiểu tác động do sạt lở được xây dựng Hình 3.8. Phỏng vấn hiện trạng đời sống KTXH khu vực dự án Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh là trục xuyên Việt thứ 2, sau quốc lộ 1A, được xây dựng trên cơ sở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chiến tranh. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải trình Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 7: “Tuyến đường này sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình phân bổ lại cho lao động và bố trí lại cơ cấu kinh tế, khai thác và phát triển có hiệu quả trên một vùng đất rộng lớn ở phía Tây đất nước, đặc biệt là khu vực miền Trung và Tây Nguyên”. Lợi ích về phát triển kinh tế của tuyến đường Hồ Chí Minh là rõ ràng, tuyến đường sẽ là trục dọc Bắc - Nam chính yếu trong tương lai, góp phần thực hiện chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển 6 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) kinh tế - xã hội và là hành lang quan trọng ở phía Tây để góp phần đảm bảo sự ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng. Việc đánh giá môi trường trong giai đoạn hoạt động các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ là rất cần thiết, nhằm đánh giá môi trường sau giai đoạn thẩm định các báo cáo ĐTM và từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLMT. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện nay công việc này vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Đoạn tuyến đi qua Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc dự án đường Hồ Chí Minh qua khu vực có tính nhạy cảm đa dạng sinh học cao, là khu vực được quy định để bảo tồn. Cúc Phương là biểu tượng của Việt Nam về bảo tồn thiên nhiên, là niềm tự hào của dân tộc ta đối với thế giới, bởi lẽ nó ra đời từ năm 1962 và đã trải qua những chặng đường lịch sử vô cùng khó khăn gian khổ nhưng đến nay vẫn được bảo vệ, gìn giữ nguyên vẹn và trở thành mô hình mẫu trong hệ thống các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam. Vườn đã được Nhà nước trao tặng nhiều Huân chương Lao động, Huân chương độc lập và được Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng lao động. Cúc Phương là trọng điểm của thế giới về đa dạng sinh học bởi vì Cúc Phương có hệ sinh thái rất đa dạng. ¾ là núi đá vôi, ¼ là núi đất và thung lũng, có rừng nguyên sinh rộng lớn, rừng thứ sinh, có trảng cỏ xen kẽ và có dòng sông Bưởi chạy qua là nguồn nước duy nhất cung cấp cho động vật, thực vật của Vườn. Vườn có hành lang nối liền với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và tiếp nối với Bắc Trường Sơn tạo thành vành đai giao lưu thuận lợi cho động thực vật trên toàn vùng. Liên vùng Cúc Phương - Pù Lương là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi duy nhất còn sót lại của miền Bắc nước ta, có tính đa dạng sinh học rất cao. Nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm, loài đặc hữu được xếp loại và loài nguy cấp và rất nguy cấp của Việt Nam và thế giới. 7 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) Do vậy, đề tài luận văn chọn đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương trong giai đoạn khai thác để đánh giá môi trường và đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, nhằm bảo vệ đa dạng sinh học VQG Cúc Phương trong khu vực đoạn tuyến đi qua, đảm bảo sự phát triển bền vững giữa phát triển giao thông và môi trường. 8 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan tài liệu về đánh giá môi trường (EA - Environmental Assessment). Theo cơ quan đánh giá môi trường Canada, EA là một quy trình để dự báo những ảnh hưởng tới môi trường của dự án khi các dự án này được thực hiện. Một EA bao gồm: Xác định các tác động môi trường, đưa ra các giải pháp để giảm thiểu những tác động bất lợi và dự báo là liệu có ý nghĩa đối với các tác động môi trường bất lợi sau khi thực hiện các biện pháp giảm thiểu. [12] Các bước thực hiện một EA như sau: Theo Bộ Môi trường Ontario (Canada), EA là một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng và lợi ích môi trường tiềm tàng của một dự án hoặc một công việc kinh doanh đối với môi trường. Những hợp phần cơ bản của một EA bao gồm: bàn bạc, thảo luận trong quá trình chuẩn bị, đệ trình của một EA tới bộ với những cơ quan chính phủ, những thành viên quần chúng, chính quyền thành phố, những người giữ tiền đặt cược hoặc cộng đồng bản địa những người chịu tác động; xem xét sự lựa chọn giữ hai hay nhiều khả năng; sự giảm thiểu và quản lý của tác động môi trường. [12] Đánh giá môi trường (EA) là một quá trình mà chiều sâu, chiều rộng và loại đánh giá phụ thuộc vào tự nhiên, phạm vi, tác động tiềm tàng của dự án. EA đánh giá phạm vi các hiểm hoạ và các tác động môi trường tiềm tàng của dự án. [19] 1. Xác định yêu cầu 2. Xác định đối tượng 3. Lập kế hoạch 4. Kiểm soát 5. Xem lại 6. Ra quyết định 7. Thực hiện 9 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) 1.2. Tổng quan các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Mãi đến thế kỷ thứ XIX, cùng với nhịp độ phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá rất nặng nề, con người mới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến bảo tồn. Năm 1872, VQG đầu tiên trên thế giới có tên là Yellow Stone được thành lập ở Mỹ. Sau đó, năm 1879, VQG thứ 2 được thành lập ở Australia - VQG Hoàng Gia. Từ những năm 20 thế kỷ XX trở đi, các nước khác trên thế giới cũng lần lượt thiết lập các VQG và các khu bảo tồn của mình. Nhận thức về bảo tồn trên thế giới dần dần được nâng cao. 1.2.1. Các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia trên thế giới Có thể nói rằng quá trình xây dựng và vận hành đường giao thông có những tác động tiêu cực đến các loài động vật hoang dã và hệ sinh thái tại khu vực mà đường đi qua. Trong những thập niên qua, có nhiều nghiên cứu về các loại hệ sinh thái trên cạn và dưới nước đã chỉ ra rằng quá trình vận hành đường giao thông là những mỗi đe doạ đến sự đa dạng hệ sinh thái, sự phân mảng và phá huỷ môi trường sống, sự xâm nhập của các loài lạ, ô nhiễm và cả sự săn bắt quá mức. Đường giao thông được xem như là một nhân tố liên quan đến sự tử vong của các loài động vật như rắn hoặc chó sói; như là các nhân tố thay thế ảnh hưởng đến sự phân bố động vật, sự di chuyển của các loài; là nhân tố làm phân mảng số lượng động vật trong bầy; là nguồn gốc sản sinh chất thải làm tắc nghẽn các dòng sông và phá huỷ các thuỷ vực; là hành lang tiếp cận thúc đẩy các hoạt động phạm pháp như chặt phá rừng lấy gỗ, săn bắt trộm các loài động thực vật quý hiếm. Việc xây dựng đường trong các rừng Quốc gia và ở các khu vực đất công cộng khác đều đe doạ đến sự tồn tại của các loài động vật hoang dã vốn sống dựa vào các vùng hoang dã. [11] 10 [...]... số lượng các tuyến đường giao thông đi qua các KBT thiên nhiên hay VQG ở Việt Nam ngày càng tăng, tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua VQG Cúc Phương, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng; QL279 (đoạn Tuyên Quang Bắc Kạn) đi sát với VQG Ba Bể (đang tiến hành thi công); QL14C đi qua VQG YokĐon (chuẩn bị thi công), Bảng 1.1 Các tuyến đường đi qua VQG và Khu BTTN ở Việt Nam TT Tên VQG và khu Tuyến đường BTTN đi qua QL 279... KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) [6] Các tác động đến môi trường khu BTTN và VQG ở Việt Nam trong giai đoạn khai thác hiện chưa được đánh giá một cách đầy đủ, các đánh giá mới chỉ dừng lại ở mức dự đoán, ước tính trong các báo cáo ĐTM 1.3 Khái quát về khu vực nghiên cứu 1.3.1 Quy mô xây dựng đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương Đoạn tuyến qua vùng đệm phía tây Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương từ Km92+424 đến. .. 949,7 Lý trình Cúc Phương I Km94+525,00 Cúc Phương II Km95+430,11 Cúc Phương III Km97+916,010 Cúc Phương IV Km98+619,768 Cúc Phương V Km99+017,003 Cúc Phương VI Km99+322,500 Tổng cộng chiều dài 6 cầu: Nguồn: Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh [2] Đoạn đi sát sông Bưởi Đoạn qua bãi bồi của sông Bưởi Hình 1.5 Hình ảnh tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương 30 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá... bào địa phương ở mức trung bình (vẫn còn một số hộ nghèo), nhưng họ rất tích cực canh tác, ăn ở vệ sinh, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, tham gia bảo vệ rừng có hiệu quả Xu thế định cư lâu dài vẫn là đặc trưng xã hội của các thôn bản 1.4 Các tác động chính đến môi trường đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương 1.4.1 Tác động tới môi trường không khí, ồn rung - Tác động đến môi trường không... quả và các tác động, nảy sinh các câu hỏi có tính bất biến như: khi nào chúng ta biết được là xây dựng cầu vượt qua hay hầm chui? Cách thức để đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu này? Tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu này không chỉ được đánh giá dựa vào các con số đơn lẻ với loài báo Cuga hay chồn Gulo mà còn phải xem 22 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) xét đến. .. TCH đáng quan tâm bao gồm: phân tích ảnh hưởng của muối (dùng để tan băng) đến hệ sinh thái dưới nước gần khu vực đường cao tốc, đặc biệt là các loài lưỡng cư và các yêu cầu sống của chúng; các tác động của đường cao tốc đến việc liên kết sinh cảnh của các loài côn trùng bay với các yêu cầu sinh cảnh đặc biệt; ảnh hưởng của đường cao tốc đến các hệ động vật nhỏ và trung gian - Tác động của các phương. .. cho một con đường sẽ tạo thành một môi trường sống tương phản rõ nét Những tác động rào cản này thường gây tác động đến môi sinh mở [19] * Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường gây ra do hoạt động của đường giao thông chủ yếu là do khí thải và tiếng ồn Động vật phản ứng đối với tiếng ồn bởi sự thay đổi thói quen hoạt động và làm gia tăng nhịp tim cũng như sản sinh ra nhiều hóc môn stress Đôi khi, động. .. đến khả năng cho phép trao đổi nguồn gen Hệ thống chức năng của các công trình này phải cho phép các cá thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu sinh học và việc chiếm lại sinh cảnh của chúng ban đầu Một đánh giá có giá trị thực tiễn yêu cầu các thông tin thu được từ các nghiên cứu chính xác, lâu dài, quan trắc các di chuyển, xu hướng biến động số lượng cá thể và các hoạt động trong và xung quanh các công trình... này để vượt qua (Paquet) Để đánh giá hiện trạng này và mở rộng phạm vi nghiên cứu, cần thiết phải đánh giá các phản ứng của chó sói và các loài khác trong việc sử dụng các công trình bắc ngang trong khu vực có bán kính 100m từ điểm cuối cùng của công trình Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các công trình bắc ngang qua và các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc sử dụng của động vật hoang dã Khi phân tích... (Woods 1990) Cho đến hiện nay, biện pháp giảm thiểu trên TCH chủ yếu tập trung vào các loài động vật móng guốc và đánh giá hiệu quả của những biện pháp này Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả của những công trình ngang này đối với các loài động vật khác, ví dụ như các loài ăn thịt lớn, vẫn chưa được nghiên cứu Đánh giá việc sử dụng các công trình bắc ngang này và hiệu quả của nó được thực hiện khi tường . đoạn tuyến ……………………………… 28 1.4. Các tác động chính đến môi trường đường Hồ Chí Minh đoạn qua VQG Cúc Phương 29 1.4.1. Tác động đến môi trường không khí, ồn, rung………………… 29 1.4.2. Tác động tới. LUẬN…………. 38 3.1. Đánh giá các tác động đến môi trường khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương (giai đoạn khai thác) ……………… 38 1 Luận văn Thạc sỹ Khoa học Môi trường (khoá 2008 - 2010) 3.1.1. Tác động. trường ……………………. 3 1.2. Tổng quan các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn và vườn quốc gia……………………………………… 4 1.2.1. Các tác động đến môi trường do đường giao thông đi qua khu bảo tồn

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giao thông Vận tải (2001), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương, Km92-Km100, Giai đoạn thiết kế kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Báo cáo Đánh giá tác động môi trường đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương, Km92-Km100, Giai đoạn thiết kế kỹ thuật
Tác giả: Bộ Giao thông Vận tải
Năm: 2001
2. Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh (2009), Báo cáo kết quả công tác Bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả công tác Bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh
Năm: 2009
3. Cục Kiểm lâm (2010), Tổng hợp báo cáo hoạt động của các Chi cục Kiểm lâm năm 2008 - 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp báo cáo hoạt động của các Chi cục Kiểm lâm năm 2008 - 2009
Tác giả: Cục Kiểm lâm
Năm: 2010
4. Ngô Duy Bách (2002), Vấn đề chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái trong bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở 3 VQG Tam Đảo - Cúc Phương và Cát Bà, Luận văn Thạc sỹ Khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề chia sẻ lợi ích du lịch sinh thái trong bảo tồn và phát triển tài nguyên du lịch ở 3 VQG Tam Đảo - Cúc Phương và Cát Bà
Tác giả: Ngô Duy Bách
Năm: 2002
5. Trần Lâm Hạo (1999), Ảnh hưởng của khu nghỉ mát Tam Đảo đến Vườn Quốc Gia Tam Đảo, Luận văn Thạc sỹ Khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của khu nghỉ mát Tam Đảo đến Vườn Quốc Gia Tam Đảo
Tác giả: Trần Lâm Hạo
Năm: 1999
6. Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (2010), Điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ, Báo cáo kết quả thực hiện đề án, Viện Khoa học Công nghệ GTVT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ
Tác giả: Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT
Năm: 2010
7. Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (2006), Báo cáo tổng kết quan trắc và giám sát môi trường đoạn tuyến đi qua VQG Cúc Phương, dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết quan trắc và giám sát môi trường đoạn tuyến đi qua VQG Cúc Phương, dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh
Tác giả: Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT
Năm: 2006
8. Vườn Quốc Gia Cúc Phương (2001), Báo cáo các ảnh hưởng về tác động môi trường của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua VQG Cúc Phương, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo các ảnh hưởng về tác động môi trường của dự án đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua VQG Cúc Phương
Tác giả: Vườn Quốc Gia Cúc Phương
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w