Phương pháp khảo sát thực địa

Một phần của tài liệu đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường hồ chí minh qua vqg cúc phương (Trang 41 - 42)

Đây là phương pháp thu thập thông tin qua tiếp cận trực tiếp địa bàn nhằm hiểu rõ được hoàn cảnh thực tế của đối tượng điều tra. Phương pháp này còn giúp cho việc kiểm tra và điều chỉnh các số liệu đã thu thập.

Những nội dung chính quan tâm trong quá trình thực địa gồm:

- Phỏng vấn lãnh đạo VQG, cán bộ kiểm lâm và các hộ dân sống trong khu vực vườn.

Phương pháp này chủ yếu dựa vào hình thức trò chuyện thân mật giữa người phỏng vấn và người dân địa phương và cán bộ lãnh đạo của địa phương. Mục đích nhằm thu thập, bổ sung thông tin, kiểm tra các thông tin đã phỏng vấn trước đó. Ngoài ra, người phỏng vấn có thể học thêm các tri thức, kinh nghiệm, tìm hiểu được nguyện vọng của cộng đồng trong quá trình phỏng vấn.

Có thể nói lúc đó người phỏng vấn đóng vai trò là người đi học còn người phỏng vấn là những người thông thạo những vấn đề tại địa phương.

- Quan trắc lấy mẫu một số thành phần môi trường (không khí, ồn, rung, nước mặt) tại khu vực nghiên cứu.

Kết hợp với việc nghiên cứu đề tài “Điều tra, khảo sát đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ” của Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) tiến hành quan trắc lấy mẫu môi trường không khí, ồn, rung và nước mặt (tháng 5 năm 2010). Vị trí được lựa chọn tại 3 điểm đầu tuyến, giữa tuyến và cuối tuyến đường (phù hợp với các vị trí đã được lựa chọn quan trắc ở giai đoạn nền, tháng 8 năm 2004).

Quy trình, thời gian, thiết bị quan trắc và phân tích mẫu được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài Nguyên Môi trường dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng giám sát môi trường đoạn tuyến đi qua VQG Cúc Phương và Vụ Môi trường - Bộ GTVT.

- Quan sát thực tế: Điều tra, khảo sát hiện trạng các biện pháp giảm thiểu đã được áp dụng tại đoạn tuyến qua VQG.

Quan sát thực tế là phương pháp thu thập và kiểm chứng thông tin về đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu tại thực địa và ghi chép lại những nhân tố, hiện trạng, sự kiện và quá trình các mối liên hệ có liên quan. Quan sát đòi hỏi phải được đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học và có tính mục đich rõ ràng.

Quan sát trực tiếp có thể theo những vấn đề đã được lựa chọn. Quan sát giúp cho người nghiên cứu phát hiện ra nhiều vấn đề trong đối tượng nghiên cứu, quan sát thực tế tại địa bàn giúp cho người nghiên cứu nhận định được những thông tin ban đầu về hiện trạng dự án sau khi đi vào hoạt động (quy mô xây dựng, các biện pháp giảm thiểu, đời sống kinh tế xã hội của các hộ dân, các điều kiện sinh thái của đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương,…) để đánh giá dự án có hiệu quả bền vững hay không.

Một phần của tài liệu đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường hồ chí minh qua vqg cúc phương (Trang 41 - 42)