Các tác động chính đến môi trường đường Hồ Chí Minh đoạn

Một phần của tài liệu đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường hồ chí minh qua vqg cúc phương (Trang 36 - 90)

Cúc Phương

1.4.1.Tác động tới môi trường không khí, ồn rung

- Tác động đến môi trường không khí:

Trong giai đoạn khai thác, có 2 hoạt động gây ô nhiễm chất lượng môi trường không khí: chuyển động của dòng xe trên mặt đường sẽ phát sinh bụi lơ lửng và khí độc như NOx, CO,…Quá trình ô nhiễm môi trường không khí có nguồn gốc giao thông diễn ra theo một chu trình: Nguồn phát thải (phụ thuộc vào loại phương tiện, thiết bị, máy móc, chất lượng nhiên liệu); quá trình lan truyền (phụ thuộc vào địa hình, nhiệt độ, mưa và gió) và đối tượng tiếp nhận (con người, đất, hệ động thực vật).

Ô nhiễm khí thải giao thông trên đoạn tuyến qua Cúc Phương, khí CO2 nhanh chóng được cây rừng hai bên tuyến đường sử dụng cho quang hợp, khí CO được chuyển thành CO2 nhờ hệ sinh thái rừng ở đây cung cấp nhiều O2 tự do tham gia vào quá trình quang hợp. Tuy nhiên, nhiên liệu đốt cháy không hết có thể phát tán, phủ lên lá cây và làm hại cho cây rừng.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu thì tiếp ồn ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh của động vật, làm cho chúng mất ngủ, kém ăn, luôn có tâm lý hoảng hốt, muốn trốn chạy phải nơi cư trú. Tăng tiếng ồn và rung động trong khu vực nghĩa là đã làm mất đi sự cân bằng sinh thái, giảm không gian sống của các loài sinh vật, dẫn đến sự suy giảm về số lượng cá thể trong loài.

1.4.2. Tác động tới thủy văn, chất lượng nước sông Bưởi

Nền tuyến của dự án đắp cao để tránh ngập đã chia thung lũng Bưởi thuộc Vườn Quốc gia thành hai khu vực rõ rệt đó là phía đông sông Bưởi và phía tây sông Bưởi. Việc giao lưu của các loài thuộc hai phía dự đoán đã bị hạn chế. Hiện tại, thành phần loài chưa thay đổi nhưng trong tương lai dài sẽ có nhiều biến đổi cho cả hai phía.

Tác động tiềm tàng trong giai đoạn khai thác thường là loại tác động mang tính thời đoạn dài như là sự tích tụ kim loại nặng hoặc bitum dẫn tới gây ô nhiễm nguồn nước và đất trồng dọc tuyến. Nguy cơ lớn nhất đối với nguồn nước dọc tuyến là tình trạng ô nhiễm do sự cố tràn chất độc hại từ trên đường hoặc trên cầu. Hậu quả là rất nghiêm trọng đối với chất lượng nước nếu tình trạng này xảy ra và không được xử lý kịp thời vì các nguồn nước tại đoạn qua sông Bưởi này đều được con người và gia súc liên tục sử dụng.

1.4.3. Tác động tới hệ sinh thái

Các tác động tới hệ sinh thái được tóm tắt chung như sau:

* Tử vong do các phương tiện giao thông

Hiện tại VQG Cúc Phương chưa có thống kê cụ thể các loài động vật bị ảnh hưởng của tai nạn giao thông, nhưng theo một số người dân bản địa thì mỗi năm thấy có khoảng 2 - 3 xác con rắn nằm trên tuyến đường.

* Sự ác cảm, những thay đổi thói quen và phân mảng, ngăn cách số lượng động vật:

Theo đánh giá của người dân và cán bộ Kiểm lâm tại khu vực cho thấy: Các loài động vật trước kia sinh sống và qua lại khu vực này hiện nay vẫn thấy

xuất hiện, tuy nhiên số lượng cá thể trong loài xuất hiện có giảm hay không thì chưa có các nghiên cứu cụ thể.

* Tăng khả năng tiếp cận

Tuyến đường ở giai đoạn khai thác sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các tài nguyên để khai thác.

Giao thông từ Hà Nội đến cây Chò ngàn năm trước kia là 145km, khi tuyến đường Hồ Chí Minh đưa vào khai thác, tuyến đường này rút ngắn còn 100km, do đó lượng khách du lịch sẽ tăng lên, đường vào cây Chò cũng như vào trung tâm rừng có nhiều lối không kiểm soát hết. Khách sẽ vào rừng tự do thu hái mẫu thực vật, chặt phá dẫn đến làm biến đổi đa dạng sinh học.

1.4.4. Tác động tới kinh tế xã hội

Các tác động đến môi trường xã hội được đánh giá là tác động tích cực. - Góp phần nâng cao đời sống vật chất cho một số dân cư sống gần khu vực đường đi qua: giao lưu hàng hoá thuận tiện hơn, do vậy mức thu nhập được đánh giá là tốt hơn.

- Nâng cao khả năng tiếp cận đối với các tiện ích xã hội như y tế, giáo dục của cộng đồng dân cư địa phương khi có trục đường đi qua.

- Tuyến đường giao thông mở ra cơ hội thuận lợi hơn cho chính quyền địa phương trong việc thu hút và phát triển các loại hình du lịch sinh thái, khách thăm quan Vườn quốc gia Cúc Phương, kèm theo sự phát triển các loại hình dịch vụ khách du lịch của dân cư địa phương.

- Tuyến đường mới tạo điều kiện cho vận doanh và tăng tính cơ động trong đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước, đồng thời đảm bảo tính giao thông nhanh chóng, thông suốt giữa vùng giáp ranh của hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa.

CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Đánh giá môi trường trong giai

đoạn khai thác và công tác QLMT đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương”.

- Các tác động đến môi trường tự nhiên (không khí, tiếng ồn và rung động, môi trường thuỷ văn nước sông Bưởi).

- Các vấn đề về sụt trượt, sạt lở thuộc đoạn tuyến, - Tác động đến môi trường xã hội (đời sống khu TĐC),

- Tác động thứ cấp: khai thác rừng, săn bắn động vật, tử vong và thay đổi thói quen sống của các loài động vật do đường giao thông.

- Công tác QLMT của VQG tại đoạn tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp đánh giá môi trường

Để thực hiện công tác đánh giá môi trường dự án, chúng tôi đã thực hiện theo các bước sau:

* Nhận dạng các tác động môi trường của dự án sau khi đi vào hoạt động bao gồm:

- Xây dựng danh mục các tác động, nguyên nhân gây ra các tác động cũng như các đối tượng chịu tác động môi trường chính khi dự án đi vào hoạt động.

- Xác định các nguyên nhân gây ra các tác động môi trường cụ thể. Nghiên cứu hiện

trạng môi trường và thu thập tài liệu

Nhận dạng các tác động

Đưa ra các giải pháp giảm thiểu và

quản lý

Đánh giá quy mô và cường độ của

tác động

Xác định các đối tượng chịu tác

- Xác định các mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa nguyên nhân và tác động môi trường.

* Xác định các đối tượng chịu tác động: là các đối tượng sẽ phải chịu ảnh hưởng của các tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của dự án.

- Các yếu tố môi trường: Không khí, tiếng ồn và rung động

- Tác động đến sinh vật sống gần khu vực (di chuyển, sinh sản, thói quen, …)

- Môi trường xã hội (Các hộ dân sống gần khu vực). * Đánh giá quy mô và cường độ của các tác động:

- Cường độ tác động: Xác định các hiệu quả làm thay đổi điều kiện môi trường khu vực hiện nay so với mức trước kia.

- Quy mô tác động: Xác định phạm vi ảnh hưởng trên không gian của từng tác động môi trường.

- Thời gian liên quan đến tác động: Tác động sớm hay muộn, nguyên nhân, tác động tạm thời hay lâu dài.

- Thời đoạn liên quan đến tác động: là tần suất xuất hiện tác động (liên tục hay gián đoạn).

* Đưa ra các giải pháp để giảm thiểu và quản lý: Các giải pháp kỹ thuật, quản lý dể giảm thiểu các tác động do dự án đi vào giai đoạn hoạt động gây ra.

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Đề tài đã thu thập các số liệu thông qua các cơ quan như: Ban QL Dự án đường Hồ Chí Minh, Vườn Quốc Gia Cúc Phương, Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Ninh Bình, Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT…. Trên các số liệu đã thu thập được chúng tôi đã chọn các số liệu quan trọng, phù hợp để đưa vào sử dụng. Những dữ liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm:

- Báo cáo: “Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh)”.

- Đề tài: “Điều tra, khảo sát đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ” của Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT).

- Kết quả đo đạc, khảo sát môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu để lựa chọn phương án tuyến qua VQG Cúc Phương (TEDI).

2.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp thu thập thông tin qua tiếp cận trực tiếp địa bàn nhằm hiểu rõ được hoàn cảnh thực tế của đối tượng điều tra. Phương pháp này còn giúp cho việc kiểm tra và điều chỉnh các số liệu đã thu thập.

Những nội dung chính quan tâm trong quá trình thực địa gồm:

- Phỏng vấn lãnh đạo VQG, cán bộ kiểm lâm và các hộ dân sống trong khu vực vườn.

Phương pháp này chủ yếu dựa vào hình thức trò chuyện thân mật giữa người phỏng vấn và người dân địa phương và cán bộ lãnh đạo của địa phương. Mục đích nhằm thu thập, bổ sung thông tin, kiểm tra các thông tin đã phỏng vấn trước đó. Ngoài ra, người phỏng vấn có thể học thêm các tri thức, kinh nghiệm, tìm hiểu được nguyện vọng của cộng đồng trong quá trình phỏng vấn.

Có thể nói lúc đó người phỏng vấn đóng vai trò là người đi học còn người phỏng vấn là những người thông thạo những vấn đề tại địa phương.

- Quan trắc lấy mẫu một số thành phần môi trường (không khí, ồn, rung, nước mặt) tại khu vực nghiên cứu.

Kết hợp với việc nghiên cứu đề tài “Điều tra, khảo sát đánh giá hiệu quả các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ” của Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT (CEPT) tiến hành quan trắc lấy mẫu môi trường không khí, ồn, rung và nước mặt (tháng 5 năm 2010). Vị trí được lựa chọn tại 3 điểm đầu tuyến, giữa tuyến và cuối tuyến đường (phù hợp với các vị trí đã được lựa chọn quan trắc ở giai đoạn nền, tháng 8 năm 2004).

Quy trình, thời gian, thiết bị quan trắc và phân tích mẫu được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài Nguyên Môi trường dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng giám sát môi trường đoạn tuyến đi qua VQG Cúc Phương và Vụ Môi trường - Bộ GTVT.

- Quan sát thực tế: Điều tra, khảo sát hiện trạng các biện pháp giảm thiểu đã được áp dụng tại đoạn tuyến qua VQG.

Quan sát thực tế là phương pháp thu thập và kiểm chứng thông tin về đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu tại thực địa và ghi chép lại những nhân tố, hiện trạng, sự kiện và quá trình các mối liên hệ có liên quan. Quan sát đòi hỏi phải được đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học và có tính mục đich rõ ràng.

Quan sát trực tiếp có thể theo những vấn đề đã được lựa chọn. Quan sát giúp cho người nghiên cứu phát hiện ra nhiều vấn đề trong đối tượng nghiên cứu, quan sát thực tế tại địa bàn giúp cho người nghiên cứu nhận định được những thông tin ban đầu về hiện trạng dự án sau khi đi vào hoạt động (quy mô xây dựng, các biện pháp giảm thiểu, đời sống kinh tế xã hội của các hộ dân, các điều kiện sinh thái của đoạn tuyến qua VQG Cúc Phương,…) để đánh giá dự án có hiệu quả bền vững hay không.

2.2.4. Phương pháp phân tích, so sánh.

Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu đánh giá môi trường. Bằng cách phân tích, so sánh ta có thể nhận biết được những hoạt động nào có thể ra tác động gì đến các yếu tố môi trường. Mức độ tác động ra sao và khả năng các yếu tố môi trường chịu những tác động tích luỹ của hoạt động do tuyến đường gây nên. Mặt khác, khi đánh giá chất lượng môi trường cũng cần sử dụng phương pháp so sánh giữa hàm lượng các chất gây ô nhiễm môi trường trong thực tế với các quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép về môi trường trong quy định của Nhà nước.

2.2.5. Phương pháp đánh giá nhanh môi trường có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Environmental Rapid Appraisal - PERA). [4] đồng (Participatory Environmental Rapid Appraisal - PERA). [4]

PERA là phương pháp thu thập kinh nghiệm sâu, hệ thống nhưng bán chính thức, thực hiện trong cộng đồng, nhằm khai thác thông tin về môi trường và phát triển dựa vào nguồn tri thức của cộng đồng kết hợp với điều tra thực địa.

PERA cho phép thu thập số liệu một cách toàn diện về hiện trạng môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn từ các nguồn thông tin khác nhau: từ các sự kiện và quá trình được lưu trữ trong các văn bản, từ cộng đồng địa phương và từ các đặc trưng của hệ sinh thái khu vực. PERA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu khám phá, xác định, chuẩn đoán các vấn đề môi trường.

Sử dụng PERA để áp dụng vào việc phân tích các số liệu thứ cấp đã được thu thập về hệ sinh thái, hệ xã hội. Đưa ra các vấn đề nghiên cứu bao gồm:

- Vấn đề, - Hiện trạng, - Nguyên nhân, - Giải pháp.

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng kỹ thuật Phỏng vấn bán chính thức (Semistructural Interview - SSI).

Phỏng vấn bán chính thức (SSI) là trò chuyện thân mật với người địa phương, có thể là dân thường hay lãnh đạo cộng đồng, có thể là cá nhân, nhóm người hay một gia đình. Người phỏng vấn thường là gặp tình cờ hoặc có hẹn trước để họ bố trí thời gian.

Phỏng vấn bán chính thức thường khác với phỏng vấn chính thức ở không khí cởi mở, thân mật giữa nhóm đánh giá và người được phỏng vấn, câu hỏi được đặt ra tuỳ thuộc vào câu chuyện, không đưa ra trước câu hỏi để người được phỏng vấn suy nghĩ và hoạch định trước cách trả lời, bởi vì trong phỏng vấn bán chính thức nhóm đánh giá chỉ liệt kê vấn đề cần đánh giá, còn câu hỏi cụ thể chỉ nảy sinh trong quá trình phỏng vấn.

Trong đề tài này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bán chính thức cán bộ lãnh đạo thuộc VQG Cúc Phương, trạm kiểm lâm số 4, số 10 - VQG Cúc Phương. Trong những lần đi thực địa (6/2010; 8/2010) chúng tôi đã tiếp xúc, làm quen và sinh hoạt cùng với với các hộ dân thuộc Bản Khanh, bản Biện tiến hành trò chuyện cởi mở thân tình và đã thu được một số kết quả phục vụ cho đề tài.

CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá các tác động đến môi trường khi tuyến đường Hồ Chí Minh qua VQG Cúc Phương (giai đoạn khai thác) qua VQG Cúc Phương (giai đoạn khai thác)

3.1.1. Tác động tới chất lượng không khí, tiếng ồn, rung động

Không khí là một thành tố quan trọng của môi trường, nó tác động mạnh mẽ đến khí hậu, thời tiết và các hoạt động sống… VQG Cúc Phương như là lá phổi điều hoà không khí cho cả vùng rộng lớn, ảnh hưởng tới VQG sẽ kéo theo ảnh hưởng tới các nơi khác. Hơn nữa, đây lại là khu vực VQG nơi cần có sự yên tĩnh, cần có chất lượng không khí tốt để các loài động vật, thực vật sống một cách yên bình. Tuyến đường Hồ Chí Minh có chiều dài khoảng 7,5km đi qua khu vực vùng lõi VQG, quanh co nên các phương tiện giao thông đều phải tăng ga, giảm số, động cơ phải làm việc nhiều lần hơn ở các đoạn đường bằng. Các loại khí thải, tiếng ồn và rung động đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng không khí của VQG.

Theo kết quả đếm xe do Trung tâm KHCN và Bảo vệ Môi trường GTVT thực hiện trùng với thời điểm quan trắc, trung bình có khoảng 258 xe/ngày đêm

Một phần của tài liệu đánh giá và giải pháp cho các tác động đến môi trường khi tuyến đường hồ chí minh qua vqg cúc phương (Trang 36 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w