Thực trạng vi phạm các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử và bạo lực học đường trong học sinh phổ thông Hà Nội. Nguyên nhân và giải pháp. 1. Tình hình vi phạm chuẩn mực giao tiếp, ứng xử và bạo lưc học đường trong học sinh phổ thông Hà Nội. Đánh bạn ngay trong lớp học trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội; Học sinh nữ lớp 8 trường THCS Lê Lai, Q.8, Tp.HCM và hàng loạt video và hình ảnh ghi lại cảnh đánh nhau được tung lên mạng. Những hình ảnh và hành vi không hay đó hàng ngày được tạo nên những topic ở trên mạng làm đề tài bàn luận và được rất nhiều người quan tâm tranh cãi, phản ánh, nhận xét, phê bình. Mặc dù các mối quan hệ gia đình hiện nay dưới sự tác động của toàn cầu hóa, đang có những biến đổi mạnh mẽ, kéo theo rất nhiều biểu hiện tiêu cực, thậm chí phi nhân bản do sự lỏng lẻo trong các mối quan hệ gia đình, sự thiếu quan tâm đến nhau giữa các thành viên gia đình dưới sức ép của hoạt động kinh tế, lao động, nghề nghiệp, sự thiếu hụt về thời gian vật chất. Đánh giá của cha mẹ về sự thể hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày của trẻ em so với thế hệ trước. 30.8% cho rằng sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ kém trước. Ở nội dung biết ơn thầy cô giáo, 26.3%. Nội dung kính trọng biết ơn thầy cô giáo, 20.3%. Nhường nhịn, hòa thuận với anh chị em, 27.0%. Thái độ, hành vi biểu hiện trước nội dung giáo dục đạo đức của cha mẹ. 57.7% các em nghe và làm theo. Nghe và không làm theo 11.3%. Không phản ứng 17.3%. Cãi lại 5.7%. Chứng tỏ rất nhiều con cái ở Hà Nội có những hành vi thể hiện sự thiếu lệch chuẩn, thái độ chưa đúng mực với sự giáo dục của cha mẹ. Khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT ở Hà Nội của Hoàng Bá Thịnh cho thấy có đến 96,7% số học sinh được hỏi cho rằng ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Trong các em nữ từng đánh nhau thì số nữ sinh một lần đánh nhau là 12,7%, 2-3 lần: 20,7%, 4-5 lần: 10,7% và 19,3% đánh nhau từ năm lần trở lên. Không có sự khác biệt giữa các lớp học về tỉ lệ nữ sinh có hành vi đánh nhau. Như thế, các em lớp 10 cũng sánh ngang các chị lớp 11, 12 về “thành tích” nói chuyện với bạn bè bằng vũ lực. 1 Phần lớn các em nữ đã có hành vi đánh nhau cho rằng bạo lực giữa nữ sinh là “bình thường” (57,3%) và “chấp nhận được” (39,6%). Mặc dù hầu hết các em nhận thức được hậu quả của bạo lực là gây tổn thương về tinh thần và thể xác (34,5%), làm mất đi thiện cảm của mọi người đối với con gái (27,6%) nhưng vẫn còn 19,5% cho rằng hành vi bạo lực không gây ra hậu quả gì. Chưa có nhiều bằng chứng từ những dữ liệu nghiên cứu về hành vi vi phạm chuẩn mực giao tiếp, ứng xử và bạo lực học đường ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, đặc biệt là ở phạm vi ngoài gia đình, nhà trường và tại thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, qua một vài nghiên cứu nhỏ lẻ, và các trường hợp được đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cũng cho thấy đây là vấn đề xuất hiện ngày càng nhiều và đáng báo động trong giới trẻ hiện nay. Điều này cho thấy, chuẩn mực giá trị giao tiếp trong xã hội truyền thống ngày càng bị phá vỡ, mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo hơn. 2. Nguyên nhân của những hành vi vi phạm giao tiếp, ứng xử và bạo lực học đường của học sinh THPT Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi sinh thành và nuôi dưỡng nhân cách đạo đức của mỗi cá nhân. Sự phát triển kinh tế thị trường đã tác động đến và làm thay đổi bộ mặt của xã hội trong đó có sự biến đổi của gia đình. Bên cạnh mặt tích cực là sự phát triển về kinh tế, xã hội thể hiện qua mức sống được nâng cao, sinh hoạt vật chất tinh thần phong phú, điều kiện sống được cải thiện thì kèm theo những mặt tiêu cực biểu hiện ở lối sống thực dụng, ứng xử giữa cá nhân trong xã hội xuống cấp, đặc biệt là các gia đình ở đô thị. Mức độ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc định hình nhân cách của vị thành niên (VTN). VTN sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sự gắn bó giữa các thành viên cao thường có lối sống lành mạnh và có nhiều cơ hội phát triển. Ngược lại, sự gắn bó lỏng lẻo thường không giúp bảo vệ VTN khỏi rơi vào những tệ nạn ngoài xã hội. Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh đã cho thấy có một mối liên hệ giữa hành vi bạo lực của con cái với ứng xử, hành vi của cha mẹ. Trước hết là sự quan tâm đến đời sống tâm lý, tinh thần của con cái. Trong số các em có hành vi bạo lực thì 77,3% nói rằng trong gia đình mình “các thành viên ít có sự quan tâm lẫn nhau”. Mức độ quan tâm của cha mẹ đến đời sống tâm lý, tinh thần của con cái thì 52% trả lời “ít 2 quan tâm”, 14,7% nói cha mẹ “không quan tâm” so với 33% trả lời cha mẹ quan tâm đến tâm lý của con cái. Có sự khác biệt trong câu trả lời của các em học ở các lớp khác nhau (Hoàng Bá Thịnh, 2010 1 ). Nghiên cứu cũng cho thấy không chỉ có mối liên hệ giữa hành vi bạo lực của nữ sinh với mức độ quan tâm của cha mẹ, mà còn có mối liên hệ giữa số lần đánh nhau của nữ sinh với sự quan tâm đến tâm lý của con cái. Có 84,7% nữ sinh đánh nhau nói rằng trong gia đình các em có hành vi bạo lực giữa các thành viên, trong đó 12% bạo lực giữa cha mẹ; 16,7% bạo lực giữa anh, chị em; đáng lo ngại về mức độ bạo lực giữa cha mẹ và con cái: 32,7%. Có 13,3% gia đình tồn tại cả ba bạo lực trên. Bạo lực gia đình là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của con cái. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy, có sự “chuyển giao hành vi bạo lực” giữa các thế hệ trong gia đình. Theo đó, nếu trẻ em thường xuyên hoặc thỉnh thoảng chứng kiến cảnh cha đánh chửi mẹ (hoặc ngược lại mẹ đánh, chửi mắng cha) thì với bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng: làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ, và rồi khi trở thành chồng thì chàng trai cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Và không chỉ có vậy, cậu con trai sẽ quan niệm trong cuộc sống “kẻ nào mạnh thì kẻ đó thắng”, và coi đó như một chân lý trong quan hệ xã hội. Với các bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này cô gái cũng sẽ cam chịu cảnh bạo lực nếu có, hoặc sẽ có ác cảm với nam giới. Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh khẳng định điều này, có 52,8% nữ sinh sống trong gia đình có bạo lực đã có hành vi bạo lực với bạn cùng trang lứa. Thái độ của cha mẹ khi con bạo lực cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của con cái. Tuy nhiên, vai trò làm cha mẹ trong vấn đề này dường như mờ nhạt, thậm chí tỏ ra những thái độ sai lầm. Chỉ có 15,7% cha mẹ biết cách giáo dục con cái đúng mực và có văn hoá khi thấy con đánh nhau thì “khuyên bảo nhẹ nhàng và bắt con xin lỗi bạn”. Trong khi đó, 41,7% cha mẹ sử dụng hình thức bạo lực (chửi mắng, đánh) để đối xử với hành vi bạo lực của con cái. Chính điều này đã đẩy con cái mình trượt tiếp trên con đường bạo lực. Cha mẹ bạo lực đó là hành vi đáng lên án và là nhân tố thúc đẩy bạo lực của VTN, nhưng không giáo dục bằng lời khuyên đã là cách thức hiệu quả nhất. Từ tiếp cận tâm lý học, tác giả Tuệ Nguyễn cho thấy trong giáo dục, cha mẹ thường áp dụng cách giáo dục bằng lời khuyên, bằng sự 1 Nghiên cứu 200 nữ sinh ở trường THPT ở Hà Nội. 3 giải thích mà thiếu đi cách giáo dục khác. Trong thực tế, cha mẹ cũng có lỗi rất lớn khi suốt ngày chỉ bắt các con đi học các môn văn hóa, rồi học thêm các môn khác mà không để ý nhiều đến kỹ năng ứng xử, giá trị sống (Tuệ Nguyễn, 2010). Điều này cho thấy xã hội hiện đại tạo ra một sức ép tâm lý lên thế hệ trẻ rất lớn. Sức ép về thời gian, về tiền bạc rồi rất nhiều cám dỗ: trò chơi điện tử, lây nhiễm thói xấu của những người bạn ở đường phố Nhưng nếu trẻ em được giáo dục giá trị sống thì tự các em sẽ hình thành những kỹ năng phòng chống, miễn dịch với các tệ nạn xã hội đó. Kinh tế thị trường và ảnh hưởng của xu thế hội nhập, toàn cầu hóa có những tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến đời sống và các chức năng xã hộ của gia đình. Ở những thành phố lớn như thủ đô Hà Nội sự biểu hiện biến đổi đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng rõ nét. Bên cạnh những biến đổi tích cực là sự khủng hoảng về giá trị đạo đức, văn hóa ứng xử của con người. Sự phát triển kinh tế hộ gia đình ảnh hưởng không nhỏ đến việc dành thời gian giáo dục con cái. Vì mải mê làm ăn kinh tế mà một số gia đình các bậc cha mẹ không quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho con cái. Bên cạnh đó, tâm lý xã hội lứa tuổi cũng là một trong những yếu tố tác động. Lứa tuổi học sinh cấp 3, đặc điểm tâm lý thích tự khẳng định "cái tôi trưởng thành" của bản thân, Nhu cầu khẳng định của trẻ em trong lứa tuổi này rất cao, lòng tự trọng và danh dự bản thân dễ bị tổn thương. Một đặc điểm của lứa tuổi này nữa là hoạt động giao tiếp với bạn bè cũng độ tuổi chiếm vị trí chủ đạo, mức độ va chạm giữa bạn cùng trang lứa nhiều. Mặt khác, nhiều học sinh thiếu bản lĩnh, thiếu kỹ năng sống, chưa nhận thức tầm quan trọng của văn hóa giao tiếp chuẩn mực. Trong quá trình giao tiếp, trước những hành vi không hài lòng, các em dễ bị kích động, ít có khả năng kiềm chế. 3. Giải pháp nào cho việc giảm thiểu tình hình Hành vi lệch chuẩn trong giao tiếp, ứng xử của học sinh là vấn đề cần lên án, và cần tìm cách giảm thiểu, bởi thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của đất nước mai sau. Từ nguyên nhân của vấn đề, tác giả gợi ý một số giải pháp cụ thể sau đây: - Về phía gia đình 4 Cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm chăm sóc, giáo dục con cái trong hơn trong mọi vấn đề nhất là đạo đức. Củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tạo nên một môi trường thuận lợi cho việc giáo dục xã hội hóa thế hệ trẻ. Sự gương mẫu trong cách ứng xử, lối sống, trong làm việc… của cha mẹ chính là phương phá giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất tới con cái. Những bậc cha mẹ sống với nhau hòa thuận chung thủy và có tình nghĩa với nhau là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Thiết lập cách giao tiếp trong gia đình phù hợp với chuẩn mực đạo đức, từ đó định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức của các em. Cha mẹ phải biết lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của các em. Khuyến khích các em làm điều tốt, tích cực và giảm thiểu những hành vi tiêu cực. Có những phương pháp hành xử khi các em mắc lỗi một cách tích cực, không xem hành vi trừng phạt thân thể, hay gây tổn thương về tinh thần các em là cách thức giáo dục hiệu quả. - Về phía nhà trường Nhà trường được xem là thiết chế giáo dục chính thống, có vai trò quan trong trong giáo dục học sinh về kiến thức cũng như đạo đức bên cạnh thiết chế gia đình. Trước tiên về kiến thức, trong các bộ môn việc tích hợp và lồng ghép chuẩn mực đạo đức thực tế phù hợp trong giao tiếp học đường là quan trọng. Việc dạy học phải bắt đầu từ những điều thực tế, tình huống cụ thể. Xây dựng qui tắc, qui định văn hóa giao tiếp phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của các em trong nhà trường. Làm gương của thầy cô- nhà trường từ môi trường học đường là rất quan trọng. Tổ chức hoạt động thực tế (sinh hoạt chuyên đề, thảo luận theo chủ đề, trò chuyện cùng chuyên gia, ). Nhà trường có thể tổ chức những buổi nói chuyện, thảo luận chuyên đề, cuộc thi văn hóa giao tiếp học đường (cho học sinh sắm vai, trải nghiệm tình huống - tìm giải pháp ứng xử - giao tiếp). - Về phía học sinh Ngoài những nỗ lực của nhà trường, gia đình thì thiết nghĩ mỗi học sinh cũng phải tự ý thức và rèn luyện kĩ năng sống của bản thân. Bên cạnh học các kiến thức cơ bản trong nhà trường, cá nhân học sinh cần trau dồi kiến thức ứng xử giao tiếp với 5 bè bạn, người thân và những giao tiếp trong xã hội. Các em cần tìm tòi và học tập những tấm gương sáng trong xã hội qua các phương tiện truyền thông như báo chí, mạng internet. Trước sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, thông tin được đưa lên internet ngày càng đa dạng, phong phú và khó kiểm soát, do đó các em cần phải biết sàng lọc thông tin trong quá trình tiếp nhận. Quá trình giáo dục chỉ có kết quả sâu rộng khi có sự đồng bộ và linh hoạt từ phía mỗi cá nhân học sinh, gia đình nhà tường. Do đó, cũng cần có những giải pháp đồng loạt sau: Củng cố hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, thống nhất mục đích giáo dục chung nhằm duy trì sự quan tâm một cách đúng đắn, kịp thời uốn nắn những ý nghĩ sai lệch, giúp trẻ phát triển toàn bộ về nhân cách. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có môi trường học tập, hoạt động, vui chơi lành mạnh; được nêu ý kiến và thể hiện chính kiến của bản thân. Xây dựng mô hình trường học thân thiện, gia đình hạnh phúc, thỏa mãn đầy đủ nhu cầu vật chất và tinh thần giúp trẻ em có cơ hội phát triển năng lực của bản thân. Tăng cường các chương trình thông tin tuyên truyền và giáo dục các kiến thức về gia đình trẻ em trong gia đình. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình cần có chuyên mục cung cấp các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái, xây dựng các mô hình gia đình hòa thuận, hạnh phúc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Thị Tố Quyên, 2009. Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở hiện nay ở Hà Nội. Luận án Tiến sĩ Xã hội học. Hoàng Bá Thịnh, 2010. Yếu tố nào ảnh hưởng hành vi bạo lực của nữ sinh? http//:vnexpress.net, ngày 8/3/2011. 6 . Thực trạng vi phạm các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử và bạo lực học đường trong học sinh phổ thông Hà Nội. Nguyên nhân và giải pháp. 1. Tình hình vi phạm chuẩn mực giao tiếp, ứng xử. cách giao tiếp trong gia đình phù hợp với chuẩn mực đạo đức, từ đó định hướng và giáo dục những giá trị giao tiếp phù hợp chuẩn mực đạo đức của các em. Cha mẹ phải biết lắng nghe, chia sẻ các. hóa giao tiếp chuẩn mực. Trong quá trình giao tiếp, trước những hành vi không hài lòng, các em dễ bị kích động, ít có khả năng kiềm chế. 3. Giải pháp nào cho vi c giảm thiểu tình hình Hành vi