Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 2
I/ NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI 3
1 Hành động xã hội 3
1.1 Khái niệm hành động xã hội 3
1.2 So sánh các khái niệm: 4
Hành động xã hội, hành vi và hành động vật lý – bản năng 4
2 Cấu trúc của hành động xã hội 4
2.1 Nhu cầu 4
2.2 Động cơ 5
2.3 Mục đích 5
2.4 Hoàn cảnh (môi trường) 5
3 Phân loại hành động xã hội của M.Weber 6
3.1 Hành động hợp lý về mục đích 6
3.2 Hành động hợp lý về mặt giá trị 6
3.3 Hành động truyền thống 7
3.4 Hành động tình cảm 7
II/ NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ 9
1 Ý nghĩa thực tiễn 9
2 Liên hệ bản thân
10
III/ KẾT LUẬN
11
IV/ TÀI LIỆU THAM KHẢO
12
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Trong ngành xã hội học, hành động xã hội là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, Thực chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này
có một sứ bất biến tương đối
Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội
Xét ở mức độ lý giải đối tượng thì lý thuyết hành động xã hội thuộc dạng “trung mô”, tức
là nó vừa nhằm lý giải sự tương tác giữa con người và xã hội Hành động là của con người,
do cá nhân hay nhóm thực hiện, nhưng động cơ và mực đích của các hành động đó luôn chịu
sự chi phối của bối cảnh và môi trường xã hội Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hành động xã hội của con người, nó vừa hướng đến lý giải những yếu tố mang tính chất riêng rẽ của một cá nhân, nhóm cụ thể nhưng đồng thời cũng cho thấy được sự tác động của yếu tố xã hội như: giá trị, chuẩn mực, tôn giáo tín ngưỡng,… đến các hành vi đó
Về mặt lịch sử từ khi ra đời đến nay lý thuyết hành động xã hội đã có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều các ngành khoa học xã hội khác nhau Đầu tiên là xã hội học với những nghiên cứu động cơ, mục đích và biểu hiện của những hành động của cá nhân và nhóm Tâm lý học, dựa trên lý thuyết này để tìm thấy mối liên hệ giữa môi trường và bối cảnh xã hội đối với nhân cách và hành vi Trong nhân học nghiên cứu các hành động có tính chất như là một biểu tượng văn hóa, qua đó so sánh giữa các xã hội với nhau
Chính vì vậy, dưới sự phân công của giảng viên Bộ môn, tôi xin được trình bày các vấn đề: các khái niệm hành động xã hội, hành vi và hành động vật lý – bản năng; cấu trúc, nhu cầu của hành động xã hội; các loại hành động xã hội theo quan điểm của M.Weber trong bài tiểu luận dưới đây
Để thực hiện được đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tạ Minh đã giúp tôi định hướng và cung cấp cho tôi những kiến thức rất quan trọng
Trang 3I/ NỘI DUNG HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI
1 Hành động xã hội:
1.1 Khái niệm hành động xã hội:
Có thể định nghĩa theo hai cách:
- Trong Triết học: Hành động xã hội là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội, nó được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái…
- Trong Xã hội học:
+ Định nghĩa về hành động xã hội của M.Weber: Theo quan niệm của Weber, hành động xã hội là hành động của con người trong quan hệ với người khác và với xã hội Hiểu một cách cụ thể, hành động xã hội là hành vi có ý thức của con người được chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan đã được lường trước về hành động của mình trong tương quan với hành động của người khác và định hướng vào hành động của họ Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động
xã hội Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội
Không phải mọi hành động của con người đều là hành động xã hội Chỉ có những hành động
mà khi thực hiện nó, con người có sự định hướng vào người khác, không đuọc đối chiếu với
hệ thống chuẩn mực xã hội (đúng – sai, đẹp – xấu) và con người thực hiện nó một cách máy móc, cơ học, bản năng (ăn, uống, ngủ, ngáp…)
Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân Các cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình, như sinh viên đi học, nghe giảng, ghi bài, đọc tài liệu, thi… là những hành động xã hội hướng vào những mục đích hoạt động của họ
+ Hành động xã hội là một hành vi cụ thể của một cá nhân này nhằm thay đổi hành vi, mục đích, sự vươn lên của các cá nhân hoặc cộng đồng khác, nhằm cải tạo tình huống xã hội hiện có cho phù hợp với các nhu cầu và mục đích của nó
Tóm lại, hành động xã hội là một bộ phận cấu thành của hoạt động sống của cá nhân Những
hành động nào của con người bao gồm ý thức chủ quan về việc đặt tới mục đích đặt ra có sự định hướng tới người xung quanh, nhằm cân nhắc, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội gọi là hành động xã hội
Trang 41.2 So sánh các khái niệm hành động xã hội, hành vi và hành động vật lý – bản năng:
- So sánh hành động xã hội và hành vi: Điểm căn bản trong lý thuyết này là sự phân
biệt giữa hành vi và hành động xã hội Khi nào, trường hợp nào thì người ta dùng từ hành vi, thời điểm nào thì dùng khái niệm hành động xã hội
+ Trước hết bất cứ hành động xã hội nào của con người cũng đều là hành vi, nhưng không phải tất cả các hành vi đều được gọi là hành động xã hội Hay nói cách khác, khi hành vi mang tính xã hội thì lúc đó sẽ trở thành hành động xã hội
+ Hành vi là những phản ứng máy móc của con người để đáp trả khi có một tác động Ví dụ khi dùng kim đâm vào tay thì chúng ta có phản ứng rụt tay lại Việc rụt tay một cách nhanh chóng đó của con người chính là phản ứng đáp trả tác động của kim vào cơ thể gây ra cảm giác đau
+ Hành động xã hội trước hết nó là một hành vi cụ thể của cá nhân hoặc nhóm, nhưng hành vi đó mang một ý nghĩa, một giá trị và hướng đến một đối tượng khác, đó chính
là lúc hành vi đó đã mang tính xã hội Hành động xã hội mang tính duy lý, tức là cá nhân căn
cứ vào các giá trị chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hay tiếp nhận khi hành động
+ Như vậy, tiêu chí để chúng ta phân biệt giữa hành vi và hành động xã hội là hành vi đó chuyển tải một ý nghĩa và nó hướng đến cả những cá nhân khác bên ngoài chủ thể hành động Tuy nhiên, sự phân biệt đó chỉ mang tính tương đối, thực tế những hành động của con người rất phức tạp và nhà nghiên cứu khó cớ thể phân định một cách rạch ròi
- So sánh hành động xã hội và hành động vật lý – bản năng:
+ Hành động xã hội phản ứng gián tiếp với các tác nhân thông qua các biểu tượng Hành động bản năng, vật lý phản ứng trực tiếp với các tác nhân
+ Hành động xã hội phụ thuộc vào các giá trị, chuẩn mực của xã hội Tức là cá nhân xem xét để quyết định hành động cho phù hợp với chuẩn mực xã hội Hành động bản năng, vật lý không có tính chuẩn mực, bất chấp các giá trị
+ Hành động xã hội có tính duy lý của hành động: đó là ta phải xem xét, nhận định đúng đắn tình huống, hòan cảnh để đưa một hành động cho phù hợp
2 Cấu trúc của hành động xã hội:
2.1 Nhu cầu:
- Thành tố đầu tiên của cấu trúc hành động xã hội, đó là cội nguồn của hành động xã hội hành động xã hội không chỉ đơn thuần chỉ có những yếu tố mà chúng ta quan sát, mà bao gồm cả yếu tố ý thức, định hướng động cơ mà chúng ta khó có thể quan sát nhưng có thể
ý thức rất rõ ta gọi đó là nhu cầu, như vậy nhu cầu luôn tồn tại ở dạng ước ao hoặc ý hướng
Ví dụ: nhu cầu ăn, nhu cầu mặc, nhu cầu được sưởi ấm
Trang 5- Nhu cầu là những mong muốn của chủ thể về các yếu tố vật chất và tinh thần nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con người xã hội Nhu cầu là khởi điểm của hành động bởi các cá nhân luôn hành động có mục đích và lợi ích cá nhân, không có nhu cầu thì không
có hành động! Nhu cầu mang bản chất khác nhau cũng tạo thành những hành động khác nhau
2.2 Động cơ:
- Động cơ là cái xung lực thúc đẩy con người hành động để thỏa mãn nhu cầu Nói cách khác động cơ là nhu cầu được ý thức hoá và được phản ánh trong tư duy của chủ thể tạo thành động lục cho hành động diễn ra Động cơ luôn tồn tại trong suy nghĩ, trong ý thức của chủ thể cho nên nó rất khó có thể hiểu và đoán biết một cách chính xác đâu là động cơ đích thực đằng sau hành động đã diễn ra
- Động cơ này sẽ tạo ra tính tích cực của chủ thể, tham gia vào định hướng hoạt động, xác định mục đích của hành động hay là hướng hành động xã hội đạt được mục đích
- Mọi hành động đều được các động cơ thúc đẩy, dẫn dắt tạo ra các định hướng nhất định để đạt mục đích – tức là kết quả đã được hình dung trước Các động cơ cơ bản không chỉ liên quan đến các nhu cầu vật chất mà bao gồm giá trị, lợi ích, lý tưởng để được các chủ thể tiếp nhận
- Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy rằng không phải hành động nào cũng đạt được mục đích, bởi vì việc đặt ra mục đích hành động còn phụ thuộc nhiều vào tính chủ quan của hoàn cảnh hành động Chính sự không khớp giữa nhận định mang tính chủ quan của chủ thể với thực tế đã mang đến những hành động không như ý muốn
Ví dụ: Một sinh viên đi thi, mục đích của anh ta là có một bài thi đạt điểm cao bằng cách quay cóp khi thi Anh ta cho rằng với kĩ thuật quay cóp tài tình của mình thì giám thị không thể phát hiện được, cũng có thể anh ta cho rằng giám thị sẽ là người dễ tính, dễ thông cảm hoặc là người quen cho nên sẽ bỏ qua, và kế hoạch anh ta được thực hiện Nhưng thực tế anh
ta vẫn có thể bị bắt, bị lập biên bản, thậm chí bị đình chỉ thi Như vậy kết quả anh ta nhận được hoàn toàn trái ngược với mục đích đặt ra
2.3 Mục đích:
Mục đích là cái đích mà hành động cần đạt tới Mục đích được xác định rõ ràng có vai trò định hướng cho hành động và giúp cho chủ thể dễ dàng đạt được hiệu quả cao Hành động không đạt được mục đích là hành động chưa hoàn thành
2.4 Hoàn cảnh (môi trường):
- Đó là những điều kiện về thời gian, không gian, vật chất và tinh thần của hành động Nói một cách cụ thể hành động diễn ra lúc nào, ở địa điểm nào? Bối cảnh xã hội nào (những
gì xung quanh ảnh hưởng đến hành động)
Trang 6Ví dụ: một cô dâu mới về nhà chồng mặc dù rất đói (có nhu cầu ăn) nhưng vẫn phải giữ ý ăn chậm, ăn vừa phải khi ngồi cùng mâm với bố, mẹ, anh, chị chồng Như vậy yếu tố hoàn cảnh có ảnh hưởng rất rõ tới hành động xã hội, nhiều khi có thể gọi sự ảnh hưởng này
là “sự kiềm chế thực tế” Như vậy tùy theo hoàn cảnh hành động mà chủ thể hành động tạm cho mình một phương án tối ưu đạt hiệu quả cao nhất
- Hoàn cảnh liên quan đến các yếu tố như không gian, thời gian, địa điểm diễn ra hành động Các yếu tố này có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hành động đã, đang và sẽ diễn ra
3 Phân loại hành động xã hội của M.Weber:
3.1 Hành động hợp lý về mục đích:
- Hành động hợp lý về mặt mục đích cho ta thấy nỗ lực của cá nhân trên cơ sở phân tích, định hướng vào điều kiện, hoàn cảnh để xác định sự hợp lý về mục đích hành động của mình Loại hành động này được xác định bởi mức rõ ràng, tính giá trị duy nhất của mục đích, tương ứng với nó là những phương tiện đã được ý thức một cách hợp lý, nhằm bảo đảm cho việc chiếm lĩnh hành động; có nghĩa là việc đạt được kết quả của hành động xã hội, tính hợp
lý của mục đích được thỏa mãn trên cả hai bình diện sau:
+ Hợp lý về mặt nội dung của chính mục đích
+ Hợp lý về mặt phương diện đã được chủ thể lựa chọn
Hành động hợp lý về mặt mục đích đòi hỏi ở chủ thể hành động (cá thể hoặc những
cá thể) cần có những cân nhắc, tính toán hợp lý để có những phản ứng phù hợp, đồng thời
“tận dụng” hành vi của những người xung quanh để đạt mục đích mình đã đặt ra Theo M.Weber, hành động hợp lý về mục đích có ưu điểm lớn về mặt phương pháp luận, nó đóng vai trò mô hình mà theo đó các loại hành vi được hình thành và xây dựng trên cơ sở những hoàn cảnh cụ thể
3.2 Hành động hợp lý về mặt giá trị:
- Hành động hợp lý về mặt giá trị có yếu tố khách quan là vai trò chủ yếu, buộc chủ thể phải cân nhắc và thận trọng, để lựa chọn những gì mà nó cho là có ý nghĩa, có giá trị Hành động hợp lý về mặt giá trị là loại hành động tuân thủ quy tắc của cái nghĩa, của hành vi đúng mức hay còn gọi là hành vi chuẩn
- Hành động hợp lý về giá trị được thể hiện bởi niềm tin của chủ thể vào cái giá trị đã được hình thành trong đời sống xã hội thông qua các hoạt động của các thiết chế chủ yếu, như gia đình, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo,… Hành động loại này luôn luôn phụ thuộc vào những đòi hỏi nào đó đối với chủ thể khi hành động chủ thể nhận thức được nghĩa vụ của mình, lúc đó nó thực hiện nghĩa vụ phù hợp với những đòi hỏi được đo bằng thang giá trị mà cá nhân đã lĩnh hộ được, chỉ khi đó ta thấy hành động cá thể hợp với giá trị (theo sự phán xét của chính cá thể đó)
- Hành động hợp lý về giá trị sẽ kèm theo một đặc tính phụ là tính có hoạch định, dựa vào đó ta có thể phán xét được xu hướng của hành vi con người, nếu như hành động hợp lý
về mặt mục đích tạo ra xu hướng của hành vi, dựa vào sự tuyệt đối hóa về những giá trị mà chủ thể định hướng vào
Trang 73.3 Hành động truyền thống:
- Hành động truyền thống là loại hành động được hình thành trên cơ sở của việc bắt chước (mô phỏng) những mô hình hành vi nào đó đã được củng cố, khẳng định trong truyền thống văn hóa và được chấp nhận
- Hành động truyền thống có một đặc tính hầu như là quá trình tự động, nó đã được phân biệt bởi khuynh hướng của chủ thể trong bất kỳ tình huống nào để định hướng vào hành vi quen thuộc, lặp đi lặp lại chứ không phải là để khám phá ra những khả năng mới mẻ cho hành động
- Hành động truyền thống nằm trên ranh giới giữa những gì nà có thể được gọi là hành động đã được định hướng có ý thức và cùng với hành động xúc cảm đối lặp kiên quyết với hành động hợp lý về mặt mục đích, vì hành động hợp mục đích được xác định bởi việc ý thức hóa tối đa, nhưng là ý thức hợp lý mục đích của hành động, cũng như phương tiện và mối liên quan giữa mục đích và phương tiện cùng hợp lý trong mọi trường hợp Đồng thời hành động truyền thống cũng đối lập với hành động hợp lý về mặt giá trị như nó ở mức đối lập ít hơn so với hành động hợp mục đích
- Hành động truyền thống chỉ là phản ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong một khuôn khổ tâm thế đã từng được thiết lập, “Chim bị đạn, sợ cành cong”
- Ý nghĩa của loại hành động truyền thống rất lớn, vì phần lớn những hành vi thường ngày của con người đều thấy có vai trò của thói quen Trong khi đó độ tin cậy đối với thói quen tự nó có thể được ý thức bởi những phương thức khác nhau M.Weber không chỉ xem xét hành động truyền thống trong một chừng mực của hành động phản xạ có ý thức (hành động này gần gũi với hành động cảm xúc) mà còn công nhận cái ý nghĩa thực chứng của nó nữa
3.4 Hành động tình cảm:
- Hành động tình cảm là loại hoạt động mà đặc tính xác định của nó là trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể: nó bao gồm đam mê tình cảm hay sự ghen tỵ, cơn thịnh nộ hay sự vui vẻ hào hứng, sự sợ hãi hay lòng quả cảm (dũng cảm)
- Khác với hành vi hợp mục đích và hợp lý về giá trị, hành động xúc động không cần đạt mục đích bên ngoài nào đó mà nó có một ý nghĩa ở ngay trong tính xác định của chính hành vi, đặc tính của hành vi, cũng như việc làm khơi dậy cái đam mê của hành động (xúc động)
- Cái chính của hành động này là làm thế nào để thoải mái cái đam mê nhanh nhất; đó
là những khát vọng, xu hướng phục thù, mong muốn tháo gỡ căng thẳng
- Loại hành vi này cũng nằm trên ranh giới của hành động nhận thức và định hướng một cách có ý thức Cũng chính do đặc tính này mà hành động cảm xúc biểu hiện trường hợp đặc biệt của hành vi con người hiện thực M.Weber xác nhận mức độ nhận thức một cách tổi thiểu của hành động xúc cảm, vượt qua ngưỡng này thì nó không còn là xã hội, không còn là hành động của con người nữa
Trang 8II/ NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ
1 Ý nghĩa thực tiễn:
- Trên cơ sở những phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy việc ứng dụng hành động xã hội trong thực tế có những tác dụng sau:
+ Thứ nhất, lý thuyết hành động xã hội vận dụng trong việc lý giải động cơ của các hành động con người Nói cụ thể hơn, trong những nghiên cứu về hành động con người, khi muốn hiểu được tại sao cá nhân, nhóm đó lại hành động như vậy, có lẽ không có lý thuyết nào có sức mạnh như lý thuyết hành động xã hội Lý thuyết hành động xã hội không chỉ cung cấp những động cơ cá nhân bên trong cá nhân mà còn luận giải sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội như: hệ thống giá trị, chuẩn mực, tín ngưỡng, giới tính, giai tầng, chủng tộc
và thậm chí là bối cảnh bên ngoài tác động đến hành động đó Trong các chủ đề của khoa học xã hội và nhân văn luôn xem con người và hành vi con người là đối tượng trung tâm trong nghiên cứu của mình Những hành động như: bầu cử, hành vi kinh tế, hành vi lựa chọn bạn đời, hành vi tự tử… không chỉ xem xét ở góc độ cá nhân mà cần tính đến sự tác động của những nhân tố bên ngoài
+ Thứ hai, bên cạnh lý giải động cơ, lý thuyết hành động xã hội còn rất hữu dụng
và cần thiết nhằm tìm hiểu, đánh giá những mục đích hay tác động của những hành động đó đến chính cá nhân và xã hội Khi tham gia vào các mối quan hệ xã hội những hành động mà
cá nhân đó thực hiện không chỉ ảnh hưởng đến bản thân anh ta mà còn có tác động đến một nhóm tổ chức hay xã hội tổng thể Điều này trong tâm lý xã hội có thể thấy rõ nhất khi tâm
lý đám đông rất phổ biến khi nó được cộng hưởng thông qua cơ chế lây lan
+ Thứ ba, các lý thuyết xã hội vốn dĩ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau bởi chúng
có chung một đối tượng rộng lớn là con người, mối quan hệ và xã hội Chính vì thế dù nhà nghiên cứu đứng trên đôi chân của lý thuyết nào thì cũng cần đến những cách tiếp cận của các lý thuyết khác Lý thuyết hành động xã hội cũng như vậy, cách nhìn về hành động của con người muốn đạt đến sự xác thực và có sức mạnh cần phải đặt trong sự phối hợp với quan điểm chức năng, tương tác, cấu trúc Bên cạnh sự phối hợp đó thì lý thuyết hành động xã hội cũng trợ giúp và bổ sung cho cả những lý giải hành vi có bằng chứng sâu rộng, đồng thời giúp lý giải vĩ mô không quá trừu tượng và chung chung
- Những đóng góp đó của lý thuyết hành động xã hội một lần nữa cho thấy đây là một trong những phương pháp luận có vai trò quan trọng hàng đầu không chỉ trong xã hội học mà còn trong các khoa học xã hội nhân văn khác nhất là trong bối cảnh phúc hợp hóa tri thức đang được đề cao như hiện nay
Trang 92 Liên hệ bản thân:
Hành động xã hội không chỉ còn là một khái niệm nữa Trước những phát triển của nền Kinh tế – Văn hóa, hành động xã hội giờ đây trở thành một nhiệm vụ thiết yếu mà bất kì công dân, học sinh – sinh viên nào cũng cần phải phấn đấu thực hiện Trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân, cá nhân tôi tự đánh giá tôi có những ưu và khuyết điểm về việc ứng dụng hành động xã hội trong quá trình hoạt động và học tập
Bên cạnh việc học tập những kiến thức mới, tôi đã tích cực vận dụng để có thể sử dụng kiến thức phục vụ cho cuộc sống Tôi luôn cố gắng thực hiện đúng các quy định của trường như đeo thẻ sinh viên khi đến trường, ăn mặc chỉnh tề… cũng như xếp hàng khi đi thang máy, tạo nên những nét đẹp văn hóa của trường Đại học Kinh tế Luật nói riêng và của
xã hội nói chung Ngoài ra tôi còn tích cực tham gia những hoạt động xã hội ở trường và địa phương như Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Hiến máu nhân đạo, Tiếp sức mùa thi… Qua những hoạt động xã hội đó, tôi được nâng cao thêm về vốn sống, về những kĩ năng cần có của một sinh viên Cùng với việc tham gia, tôi đã giúp đỡ, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng nhau hành động vì một xã hội tiến bộ, phát triển
Tuy nhiên, ngoài những gì đã làm được, tôi tự đánh giá bản thân mình vẫn còn nhiều thiếu sót cần rút kinh nghiệm Tôi là sinh viên nguyện vọng bổ sung nhưng tôi vẫn chưa phối hợp tốt với thành viên trong lớp, chưa nắm chắc công việc cá nhân Tôi cũng chưa khéo léo, nhẹ nhàng trong góp ý với các thành viên lớp
Qua bài tiểu luận này có thể thấy được vai trò quan trọng và thiết yếu của việc vận dụng hành động xã hội trong đời sống học tập và rèn luyện Vì thế, tôi xin đề xuất đến giảng viên Bộ môn và ban chấp hành của lớp cần đẩy mạnh việc ứng dụng thực tế cho các kiến thức đã học, cụ thể là nâng cao kiến thức và kĩ năng hành động xã hội
Trang 10III/ KẾT LUẬN
Hành động xã hội vừa là một lý thuyết xã hội học, vừa là một phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhăn văn Có nguồn gốc từ phương Tây, lý thuyết này không chỉ hướng tới lý giải hành vi cá nhân mà mở rộng mối quan tâm đến sự tương tác của các yếu
tố xã hội đến động cơ và mực đích hành động cá nhân và nhóm Khi vận dụng lý thuyết này, các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn khác nhau có cái nhìn biện chứng, sự tương tác qua lại như thế nào trong đối tượng nghiên cứu chính yếu nhất là con người và xã hội Từ khi ra đời đến này lý thuyết hành động xã hội không ngừng được bổ sung làm rõ trong các công trình nghiên cứu thực nghiệm, chính điều này đã làm cho sức mạnh của phương pháp luận này ngày càng được củng cố
Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu thì lý thuyết hành động xã hội cũng gặp phải những phê phán Những nhà cấu trúc luận cho rằng lý thuyết hành động xã hội cũng rơi vào “cái bẫy vi mô” khi chỉ lý giải được những vấn đề nhỏ lẻ rời rạc của con người mà không cho thấy được cấu trúc và quy luật của xã hội Trong khi đó những nhà hành vi luận lại phê phán
lý thuyết hành động xã hội là một học thuyết “nửa vời” khi không hẳn thuộc về hành vi cũng không hẳn thuộc về xã hội Những phê phán đó cũng là bình thường, bởi lẽ mỗi người cũng đều có cái nhìn riêng trên cơ sở chỗ đứng của mình
Thay cho lời kết tôi xin dẫn lại một nhận định của tác giả Bùi Thế Cường “Xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ Nếu so sánh với khu vực và thế giới, khó có thể dự đoán rằng, với nhiều cách thức
mà ta làm trong 15 năm qua, thì có thể khắc phục được sự tụt hậu của mình hay không Do
đó, việc nhấn mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hội học hành động là rất quan trọng đối với người Việt Nam Bởi vì ta đang cần thoát khỏi sự câu thúc của các "định luật" cấu trúc - tiến hóa gồm cả sự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào chúng, thay vào đó là chủ động tổ chức nên những cấu trúc - chức năng hiện tại của thời đại, thông qua chủ thuyết nhấn mạnh vào hành động xã hội”