1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

hanh dong xa hoi(tu lam) pdf

5 450 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Họ và tên: Hồ Ngọc Thành Lớp: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại K09 Đề bài: Phân tích các yếu tố qui định hành động xã hội. Bài làm: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC LÀ HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI Hiện thực xã hội là cái chung của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn(triết học, văn học…). Để tự xác định bản sắc của mình, mỗi ngành phải tự tìm lấy đối tượng nghiên cứu của nó từ cái chung đó. Một trong những cách thức xác định, tiếp cận xã hội học là xem đối tượng nghiên cứu cơ bản của xã hội học là hành động xã hội. Một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa chủ quan nào đó vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó. Nói về hành động xã hội, ta có 6 yếu tố qui định hành động xã hội: 1. Các yếu tố tự nhiên qui định hành động xã hội:  Các yếu tố tự nhiên trong thuyết hành động xã hội đề cập đến cơ cấu, đặc điểm, hình thái, diện mạo… con người và gen di truyền qui định một số hành vi đặc biệt. - Một số nhà khoa học cho rằng các đặc điểm cơ thể con người sẽ quyết định những dạng hành vi nhất định. + Ví dụ: Dân gian ta có câu:”Những người ti hí mắt lương, chẳng phường trộm cắp cũng phường hoan dâm” – ý nói những ai có đôi “mắt lương” thì thường có hành động trộm cắp, dâm dục, thích các thú vui thể xác. + Ví dụ: Những người có khuôn mặt đầy đặn, hồng hào, phúc hậu thường là những người dễ gần. + Ví dụ: Những người có tướng tá to khỏe, bặm trợn, dữ tợn thường là những người thích bạo lực, nóng tính, kém cỏi trong vấn đề giao thiệp. - Ngoài những nghiên cứu về tìm ra mối quan hệ giữa các đặc điểm, hình thái, cơ cấu, diện mạo… con người qui định những dạng hành vi nhất định, còn có những nghiên cứu về gen di truyền qui định một số hành vi đặc biệt như: tội phạm, tự tử, trầm cảm, tâm thần, thích bạo lực… + Ví dụ: Những người đàn ông phạm tội mang bộ nhiễm sắc thể XXY nhiều hơn những người mang bộ nhiễm sắc thể XY về các vụ án cướp bóc liên quan đến tài sản. Tuy nhiên, yếu tố tự nhiên chỉ là một trong những yếu tố qui định hành động xã hội. 2. Sự trao đổi xã hội qui định hành động xã hội: Ta có thể hiểu trao đổi xã hội trong thuyết hành động xã hội là những mối lợi, phần thưởng và hình phạt. Trong đời sống thường ngày, con người sẽ hành động nếu hành động đó trong quá khứ có lợi. Ngược lại, họ sẽ không hành động nếu hành động đó trong quá khứ có hại, bị thiệt thòi. Dựa vào những gì một hành động mang lại trong quá khứ(lợi ích hay thiệt hại), người ta sẽ quyết định có tiếp tục hành động đó hay không. Từ đó cho thấy, sự trao đổi xã hội qui định hành động xã hội. - Ví dụ: + Trên một đoạn đường thường ngày A đi làm, có một “ổ gà”. Một lần A điều khiển xe mô tô với tốc độ lớn khi đi qua “ổ gà” đó và xe bị vấp, A bị hất ra khỏi xe dẫn đến tai nạn giao thông. Qua lần đó, mỗi lần điều khiển xe đến gần “ổ gà” nọ, A đều cho xe giảm tốc độ, cho đến khi vượt qua “ổ gà” an toàn. => Như vậy, hành động cho xe vượt qua “ổ gà” với tốc độ cao trong quá khứ mang lại hậu quả xấu cho A. Vì vậy, A không lặp lại hành động đó nữa.=>Sự trao đổi xã hội ảnh hưởng đến hành động xã hội. + Trong quá trình làm việc tại công ty, do hoạt động năng nổ, đạt hiểu quả tích cực, cuối quí I, ngoài khoản lương hàng tháng được hưởng, B còn được khen thưởng cộng thêm một khoản tiền vì biểu hiện tích cực của B trong quá trình làm việc.=> Hành động tích cực trong công việc của B đã được nhận phần thưởng. Do đó, lần sau B sẽ tiếp tục cố gắng để đạt được phần thưởng đó.=>Sự trao đổi xã hội ảnh hưởng đến hành động xã hội. 3. Hành động xã hội là sự tuân theo: Cá nhân khi thấy hành động, quan điểm của mình khác với số đông trong nhóm(tập thể) thì họ có xu hướng thay đổi hành động, quan điểm của mình theo số đông. Họ làm như thế để tạo cảm giác yên tâm rằng họ giống những người khác và như vậy hành động của họ cũng là đúng, là chuẩn. Hành động tuân theo trong thực tế là khác phổ biến. + Ví dụ: Khi đề cử ban cán sự lớp học, một học sinh có ý kiến khác với số đông học sinh trong lớp thường có xu hướng thay đổi ý kiến của mình và chấp nhận ý kiến của mọi người. + Ví dụ: Chị A bị nhiểm HIV/AIDS, bị mọi người xa lánh, chị B mặc dù không kì thị chị A, nhưng do mọi người đều xa lánh chị A, nên chị B cũng có hành động xa lánh chị A như những người khác. => Hành động, quan điểm của một cá nhân dễ bị thay đổi theo quan điểm, hành động của một tập thể. => Hành động xã hội là sự tuân theo. 4. Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh: Một người – chủ thể không thể bỏ qua các thái độ, phản ứng, kỳ vọng của người khác. Thái độ, phản ứng và kỳ vọng của người khác quy định hành động, cách mà chủ thể phải ứng xử, những kỳ vọng mang tính chuẩn mực phải được chủ thể đáp ứng. Dù rằng chủ thể không hề muốn hành động theo thái độ, phản ứng, kỳ vọng của người khác. + Ví dụ: Anh A và chị B sắp cưới nhau, anh chị muốn tổ chực tiệc đám cưới thật lớn vì mỗi người chỉ có một lần trong đời. Tuy nhiên, cả hai gia đình đều phản đối và cho rằng hai anh chị nên tổ chức với qui mô vừa phải, để giành tiền cho chi dụng vào việc khác. Do vậy, anh A và chị B đã nghe theo và tổ chức đám cưới ở quy mô vừa phải. => do thái độ của mọi người đối với ý định của anh A và chị B, nên họ phải nghe theo, dù rằng không hề muốn tổ chức đám cưới với quy mô nhỏ như hai gia đình yêu cầu + Ví dụ: A muốn dự thi ngành kinh tế, nhưng gia đình A lại muốn A dự thi vào ngành kiến trúc. Do kỳ vọng quá lớn từ gia đình, A phải nghe theo và dự thi vào ngành kiến trúc. => Do kỳ vọng từ mọi người xung quanh, hành động chủ thể phải đáp ứng được kỳ vọng của mọi người. .=> Hành động xã hội là phản ứng với xung quanh. 5. Quá trình xã hội hóa qui định hành động xã hội:  Xã hội hoá: - Là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động sao cho tương ứng và phù hợp với vai trò của mình. + Ví dụ: Vai trò của một sinh viên là học tập, rèn luyện, vui chơi, giải trí, tự do ngôn luận…Tuy nhiên vai trò của sinh viên không thể giống như vai trò của giáo viên: Dạy học, xếp thời khóa biểu… + Ví dụ: Vai trò của một lãnh đạo là quản lí nhân viên, đảm bảo cho mọi công việc được vận hành suôn sẽ. Lẽ dĩ nhiên, người lãnh đạo không thể có hành động như của một kẻ đầu đường xó chợ, vô văn hóa. => Con người phải hành động cho đúng với vai trò, vị trí của mình. => Xã hội hóa qui định hành động xã hội. - Chỉ sự tăng cường, chú ý, quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần đến những vấn đề, sự kiện nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một bộ phận xã hội có trách nhiệm quan tâm. + Ví dụ: Xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế, xã hội hóa truyền hình, xã hội hóa kinh tế…(những vấn đề về y tế, truyền hình, giáo dục, kinh tế ngày càng được xã hội quan tâm, tạo điều kiện để phát triển). => Khi một vấn đề, sự kiện nào đó được xã hội hóa thì được mọi người quan tâm, có những hành động tác động đến vấn đề, sự kiện đó. => Xã hội hóa qui định hành động xã hội. 6. Cơ cấu xã hội học qui định hành động xã hội: Cơ cấu xã hội là một tập hợp phức tạp các quan hệ xã hội, vị trí xã hội và tương ứng của chúng là các vị thế và vai trò. Mỗi cá nhân trong xã hội thường chiếm rất nhiều vị trí xã hội khác nhau, tức là có nhiều vai trò xã hội khác nhau. Nhưng trong một mối quan hệ xã hội, cá nhân chỉ giữ một vị trí xã hội và thực hiện một vai trò chính. Những thành phần quan trọng nhất của cơ cấu xã hội là vị thế, vai trò, nhóm các thiết chế. Khái niệm cơ cấu xã hội bao gồm 2 thành tố: + Thành phần xã hội. + Những liên hệ xã hội. Thành phần xã hội là tập hợp các bộ phận, các nhóm, các giai cấp, các cộng đồng xã hội… cấu thành cơ cấu xã hội. Cơ cấu xã hội được coi là sự thống nhất của hai mặt: các thành phần xã hội và mối liên hệ xã hội – phản ánh được đúng đắn và toàn vẹn các nhân tố hiện thực đã cấu thành nên cơ cấu xã hội. Thông qua cơ cấu xã hội, ta biết được “vị thế” tức là chỗ đứng của từng cá nhân, từng nhóm xã hội; vai trò xã hội của các cá nhân và các nhóm xã hội, thiết chế xã hội(tức là cách thức tổ chức của các hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội nhằm bảo đảm sự ăn khớp của các hành vi của các cá nhân và các nhóm xã hội vận hành một cách bình thường, ổn định – phát triền). Các cá nhân luôn có xu hướng hành động phù hợp với vị thế và vai trò của họ trong từng mối quan hệ của cơ cấu xã hội. Họ cảm thấy lúng túng nếu họ không xác định được vị thế và vai trò của mình, khi hành động họ có thể cảm thấy áp lực vô hình của cơ cấu xã hội trong việc thực hiện vai trò của mình. + Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, là một chủ tịch tỉnh. Với cương vị của mình, tại cơ quan, ông đóng vai trò là một người lãnh đạo, “thưởng phạt phân minh”, có trách nhiệm với nhân viên, mọi công dân trong tỉnh… Tại gia đình, ông đóng vai trò là một người cha, người chồng, có trách nhiệm yêu vợ thương con, góp phần công sức vào việc dạy dỗ và nuôi dưỡng con cái… Trong mối quan hệ công việc, ông chỉ giữ vai trò là một người lãnh đạo, không giữ vai trò là một người cha, người chồng nữa. Trong mối quan hệ gia đình, ông không đóng vai trò là một người lãnh đạo mà đóng vai trò là một người cha, người chồng. => Trong mỗi một mối quan hệ xã hội, ông A đóng một vai trò khác nhau và chỉ đóng một vai trò chính mà không đóng cùng lúc hai vai trò. Đã ở trong mối quan hệ xã hội thì không thể đóng vai trò người cha, người chồng. Đã ở trong mối quan hệ gia đình thì không thể đóng vai trò cua một người lãnh đạo, nếu cùng lúc đóng hai vai trò sẽ tạo nên mâu thuẫn. => Vị trí của mình ngoài xã hội và trong gia đình dẫn đến những hành động khác nhau để phù hợp. => Cơ cấu xã hội học qui định hành động xã hội. . dụ: Chị A bị nhiểm HIV/AIDS, bị mọi người xa lánh, chị B mặc dù không kì thị chị A, nhưng do mọi người đều xa lánh chị A, nên chị B cũng có hành động xa lánh chị A như những người khác. =>

Ngày đăng: 14/08/2014, 04:20

Xem thêm: hanh dong xa hoi(tu lam) pdf

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w