1.Khái quát chung về hàng tồn kho và giá vốn hàng bán 1.1 Đặc điểm chung của chu trình hàng tồn kho. -Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, dễ xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn. Trong kế toán, có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho. -Việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm. - Hàng tồn kho được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều người quản lý. Chu trình vận động của HTK bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hàng hoá.
Trang 1Kiểm Toán Giá Vốn &
Trang 21.Khái quát chung về hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
1.1 Đặc điểm chung của chu trình hàng tồn kho.
-Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, dễ xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn
-Trong kế toán, có nhiều phương pháp định giá hàng tồn kho.-Việc xác định giá trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm
- Hàng tồn kho được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, do nhiều người quản lý
Chu trình vận động của HTK bắt đầu từ nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hànghoá
Trang 3-1.2 Mối quan hệ giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.
- Giữa hàng tồn kho và giá vốn hàng bán có mối quan hệ trực tiếp
và mật thiết.Mối quan hệ này khiến kiểm toán hàng tồn kho
thường được tiến hành đồng thời với giá vốn hàng bán
- Mối quan hệ trên khiến mọi sai sót trong trình bày hàng tồn kho
sẽ ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán và ngược lại
Trang 4Mối quan hệ giữa hàng tồn kho đầu kỳ, hàng mua trong
kỳ, hàng tồn kho cuối kỳ và giá vốn hàng bán được
trình bày qua sơ đồ sau:
Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp thương mại và doanh
nghiệp sản xuất, hàng tồn kho giữ vai trò trung gian trong quá
trình chuyển hoá các nguồn lực của đơn vị thành kết quả kinh
doanh
Trang 51.3 Chức năng của chu trình.
a Chức năng mua hàng.
b Chức năng nhận hàng
c Chức năng lưu kho
d Chức năng xuất kho vật tư hàng hoá
e Chức năng sản xuất
f Lưu kho thành phẩm
g.Xuất thành phẩm đi tiêu thụ
Trang 61.4 Đặc điểm hạch toán hàng tồn kho ảnh hưởng đến
Kiểm toán.
a.Về nguyên tắc kế toán.
Kế toán hàng tồn kho phải tuân theo những nguyên tắc quốc tế:
- Nguyên tắc hoạt động liên tục
- Nguyên tắc về tính chia cắt niên độ của các năm
Trang 7b Về phương pháp tính giá.
Đối với hàng tồn kho vì trị giá thực tế của hàng nhập kho khácnhau ở các thời điểm khác nhau trong kỳ hạch toán nên việc tínhgiá thực tế hàng xuất kho có thể áp dụng một trong các phươngpháp sau đây:
- Phương pháp giá thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước, xuất trước
- Phương pháp nhập sau xuất trước
- Phương pháp tính giá thực tế theo giá hạch toán
Trang 8c.Về phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho.
Hiện nay, theo chế độ kế toán hiện hành của
Việt Nam, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một
trong ba phương pháp hạch toán chi tiết đó là:
- Phương pháp thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
Trang 9d Về phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho :
- Phương pháp kê khai thường xuyên
Theo phương pháp này mọi biến động tăng giảm hàng tồn
kho về mặt giá trị ở bất kỳ thời điểm nào cũng được phản ánh
trên các tài khoản liên quan sau:
• TK151 – Hàng mua đang đi dường.
• TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Trị giá hàng tồn cuối kỳ = Trị giá hàng xuấttrong kỳ+ Trị giá hàng tồn đầu kỳ - Trị giá
hàng nhập trong kỳ
Trang 10Phương pháp kiểm kê định kỳ; là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp
và từ đó tính ra giá trị của hàng tồn kho đã xuất trong kỳ theo công thức:
Theo phương pháp này mọi sự tăng giảm giá trị hàng tồn kho không được theo dõi trên các tài khoản hàng tồn kho,
mà chỉ theo dõi qua các tài khoản trung gian sau đây:
+ TK 611 – Mua hàng.
+ TK 631 – Giá thành.
+ Tk 632 – Giá vốn hàng bán.
Trang 11Chứng từ và sổ sách có liên quan đến chu trình hàng tồn kho
Chứng từ Kiểm toán là nguồn tư liệu sẵn có cung cấp cho Kiểm toán viên Chứng từ Kiểm toán có thể là các tài liệu kế toán hoặc cũng có thể là tài liệu khác Trong chu trình Hàng tồn kho các loại chứng từ Kiểm toán thường bao gồm:
- Hệ thống sổ kế toán chi tiết cho HTK.
- Sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán hàng tồn kho.
- Hệ thống kế toán chi phí và tình giá thành sản phảm.
- Hệ thồng các báo cáo và sổ sách liên quan tới chi phí tính giá thành sản phẩm bao gồm các báo cáo sản xuất, báo cáo sản phẩm hỏng kể cả báo cáo thiệt hại do ngừng sản xuất.
- Hệ thống sổ sách kế toán chi phí: sổ cái, bảng phân bổ, báo cáo tổng hợp, nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung
Trang 122 Mục tiêu kiểm toán đối với chu trình hàng
Trang 162.2 Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho
và giá vốn hàng bán.
Trang 182.3 Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối
với hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng xảy ra các sai phạm liên quan tới hàng tồn kho,
Trang 19• Hàng tồn kho do bảo quản ở nhiều kho bãi khác nhau, nhiều nơi dẫn đến khó kiểm soát vật chất nên dễ bị
mất trộm,… Các sai sót liên quan đến hàng tồn kho
có thể ảnh hưởng đến cả bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
• Hàng tồn kho dễ bị đổ vỡ, lạc hậu và các điều kiện
kinh tế - xã hội có thể ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng tiêu thụ, do vậy ảnh hưởng tới giá trị hàng tồn kho.
Trang 203 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với
hàng tồn kho và giá vốn hàng bán.
3.1 Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát bổ sung
Sau khi đạt được sự hiểu biết sơ bộ về hệ thống kiểm soát của
khách hàng đối với hàng tồn kho,kiểm toán viên đưa ra mức rủi
ro kiểm soát ban đầu đới với các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tàichính
3.2 Thực hiện các thử nghiệm,kiểm soát bổ sung
Các thử nghiệm hướng vào tính hiệu lực của hệ thống
kiểm soát nội bộ nhằm giúp các kiểm toán viên đánh giá
được tính hiệu lực đó và khẳng định lại mức độ rủi ro kiểm
soát ban đầu mà họ đã đưa ra đối với các cơ sở dữ liệu về hàngtồn kho
Trang 21(1) Nghiệp vụ xuất vật tư, hàng hóa.
Khi kiểm toán nghiệp vụ này kiểm toán viên cần chú ý kiểm tra
về tính có thật của các yêu cầu sử dụng vật tư,hàng hóa bằng việckiểm tra lại các phiếu yêu cầu và sự phê duyệt đối với các yêucầu đó Đồng thời kiểm toán viên phải kiểm tra các chứng
từ sổ sách có liên quan tới việc hạch toán nghiệp vụ xuất
vật tư, hàng hóa như lệnh sản xuất, đơn đặt hàng, phiếu
xuất kho và các sổ chi tiết, sổ phụ nhằm khẳng định độ tin
cậy đối với các thông tin về nghiệp vụ xuất vật tư, hàng
hóa
Trang 22(2) Nghiệp vụ sản xuất.
Cùng với sự nghiệp lưu kho vật tư,hàng hóa thì nghiệp vụ sảnxuất được xem là Nghiệp vụ trọng tâm trong chu trình hàng tồnkho
Để đánh giá các hoạt động kiểm soát đối với nghiệp vụ ngàykiểm soát viên có thể thiết kế và thực hiện nhiều thử nghiệmkiểm soát khác nhau
Trang 23(3) Nghiệp vụ lưu kho hàng hóa, vật tư.
Bảng tổng hợp các hoạt động kiểm soát chủ yếu đối với nghiệp
vụ lưu kho và các TNKS phổ biến :
Trang 274 Ví Dụ
Kiểm toán chu trình HTK
và GVHB tại công ty Kinh Đô
Trang 284.1 Chuẩn bị kiểm toán
Công ty Kinh Đô thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính một phần nhằm tuân thủ quy định của Bộ Tài chính, đồng thời thông qua kiểm toán nhằm hoàn thiện hơn quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Thực hiện kiểm toán hàng tồn kho
nhằm khẳng định tính trung thực hợp lý của số dư các khoản
mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính Mặt khác, dựa trên thư quản lý do Công ty Kiểm Toán cung cấp sẽ giúp công ty quản lý tốt hơn và hiệu quả hơn về hàng tồn kho
Trang 294.1.1 Tìm hiểu khách hàng
+ Thu thập thông tin cơ sở về công ty Kinh Đô
Theo như hồ sơ năm 2013 công ty Kinh Đô là công ty cổ phần có các công ty con, công ty liên kết và một công ty liên doanh đồng
kiểm soát Hoạt động chính của Công ty là chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất kẹo, nước tinh khiết và nước ép trái cây và mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ thực phẩm và vải sợi
Cổ phiếu của Công ty được niêm yết tại Sở Giao dịch và Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo Giấy phép Niêm yết số
39/UBCK-GPNY do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cắp ngày 18 tháng 11 năm 2005 Số lượng công nhân viên của Tập đoàn vào ngày
31 tháng 12 năm 2013 là 7069 Vốn điều lệ: 1.676.282.700.000 đồng
Trang 30- Công ty Kinh Đô tổ chức dự trữ vật liệu tại 2 kho phục vụ cho sản
xuất, đồng thời đây cũng là nơi bảo quản các thành phẩm
- Với đặc điểm sản xuất là bánh kẹo nên vật tư lưu trong kho là lương thực như gạo tẻ, gạo nếp, đậu… thực phẩm và các loại gia vị, đòi hỏi phải có điều kiện bảo quản nhất định
- Trong công tác bảo quản công ty Kinh Đô có trang bị đầy đủ các loại máy hút ẩm, máy thông gió, máy lạnh, phương tiện cứu hỏa và một số trang thiết bị khác Do đó kho thông thoáng, không hở dột và được xây dựng vững chắc có khóa và được thủ kho trông nom bảo quản
-> Để có được những thông tin này kiểm toán viên phải sử dụng phương pháp quan sát kho bãi
-> Qua đây cho kiểm toán viên thấy công tác lưu kho vật tư thành phẩm của công ty Kinh Đô là đáp ứng được yêu cầu bảo quàn
Trang 314.1.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Kinh Đô
- Môi trường kiểm soát
Trong cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của công ty năm 2013
kiểm toán viên có được thông tin này qua cập nhật hồ sơ năm 2012
Từ hồ sơ năm 2012 cho biết, công ty Kinh Đô là một công ty có quy
mô lớn, bộ máy quản lý chặt chẽ, mỗi bộ phận sản xuất đều có người chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý riêng Giám đốc là người có
trình độ chuyên môn trong sản xuất bánh kẹo và các thực phẩm,
đồng thời có khả năng quản lý tài chính tốt Kế toán trưởng là người
có trình độ về kế toán, liêm khiết và tư vấn cho Giám đốc về tình
hình tài chính của đơn vị, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp hoạt động sản xuất kinh doanh
Trang 32•Hình thức sổ kế toán áp dụng được đăng ký của Công ty là Nhật ký Chung.
•Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá thành để đưa mỗi sản phẩm đến vị trí và điều kiện hiện tại và giá trị thuần có thể
thực hiện được
•Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho: Chi phí nguyên vật liệu,hàng hóa mua theo phương pháp bình quân gia quyền
Các chứng từ, sổ sách về hàng tồn kho được sử dụng gồm có: Phiếu nhập, phiếu xuất kho vật tư (thành phẩm), thẻ kho, sổ Nhật ký chung,
sổ cái các TK 151, TK 152, TK 154, TK 155, các sổ chi tiết vật liệu và Bảng kê tổng hợp chi tiết vật tư
Trang 33- Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với chu trình HTK.
HTK thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng TS lưu động của công ty nên việc tính giá HTK ảnh hưởng trực tiếp đến GVHB, do đó ảnh hưởng đến chỉ tiêu LN thuần từ hoạt động KD Vì vậy, khoản mục HTK thường được đánh giá là khoản mục trọng yếu Và do đặc
điểm của khoản mục HTK nên HTK là khoản mục cũng thường
được đánh giá rủi ro tiềm tàng cao
Trang 344.2 Sử dụng các thủ tục phân tích sơ bộ trong kiểm toán chu trình HTK và GVHB tại công ty Kinh Đô.
Trong kiểm toán các chu trình hàng tồn kho, kiểm toán viên thường áp dụng các thủ tục phân tích:
So sánh số dư các khoản mục HTK năm nay so với năm trước
Tính và so sánh tỷ trọng HTK/Tổng tài sản; HTK/Doanh thu hoặc HTK/GVHB so với những năm trước
Phân tích khoản mục SPDD: xác định tỷ trọng SPDD/tổng HTK và đánh giá tính phù hợp của khoản mục này
Khi kiểm toán tại công ty Kinh Đô, KTV đã áp dụng các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán chung vào thực tế:
+ Phân tích ngang:
Trang 35Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ trọng (%)
Trang 36Báo cáo kết quả kinh doanh
GVHB năm 2013 tăng 167.732.869.479 đồng so với năm 2012, tương ứng tỷ lệ tăng 6,9%
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Doanh thu 4.311.914.226.281 4.674.796.415.910 362.882.189.629 GVHB (2.416.751.839.765) (2.584.484.709.244) 167.732.869.479 Lợi nhuận gộp 1.869.045.603.646 1.976.113.576.094 107.067.972.448
Trang 37HTK năm 2013 chiếm 4,76 % trong tổng tài sản, so với năm 2012 thì giảm 0,98 %.
Số vòng quay HTK năm 2013 tăng 1,57 vòng so với năm 2012, có thể sản phẩm của công ty đã được ưa chuộng hơn nên bán nhanh hơn so với năm
2012 và công ty chỉ dự trữ HTK ở mức cần thiết Nếu KTV kiểm tra không phải những nguyên nhân trên thì có thể công ty đã khai khống GVHB hoặc ghi thiếu hàng mua vào.
Tỉ lệ lãi gộp năm 2013 là 0,43 và giảm 1% so với năm 2012
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Trang 384.3 Kiểm tra chi tiết trong kiểm toán chu trình HTK và GVHB tại công ty Kinh Đô
4.3.1 Sự hiện hữu, sự đầy đủ và ghi chép chính xác đối với các nghiệp vụ nhập, xuất HTK
Mục tiêu: Các nghiệp vụ nhập, xuất HTK được phản ánh đầy đủ, không khai khống và khai thiếu.
Thực hiện: thủ tục kiểm tra tài liệu
+ KTV chọn mẫu các nghiệp vụ nhập, xuất trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp HTK và đối chiếu với các chứng từ gốc liên quan
=> kiểm tra sự hiện hữu
+ KTV chọn các chứng từ gốc về nhập – xuất HTK và đối
chiếu với số liệu trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp HTK
=> kiểm tra sự đầy đủ
Trang 39Kết luận của KTV: Các nghiệp vụ nhập – xuất HTK tại công ty đã được kế toán phản
ánh đầy đủ và ghi chép trên sổ sách chính xác.
Trang 404.3.2 Sự hiện hữu đối với số dư HTK và GVHB
Mục tiêu: Hàng tồn kho thực tồn tại và thể hiện đúng giá trị sổ sách, không khai khống
Thực hiện:
(1)Chứng kiến kiểm kê :
Thu thập bảng kê chi tiết hàng tồn kho, thể hiện giá trị cụ thể cho từng mục
Tham gia kiểm kê thực tế
Đạt danh sách chi tiết các loại nguyên vật liệu, thành phẩm, có thể hiện số lượng tồn kho theo sổ sách (cung cấp bởi thủ kho)
•Tham gia kiểm kê: Do đơn vị đã tiến hành kiểm kê trước, nên hàng tồn kho đã được sắp xếp gọn gàng theo thứ tự, kiểm toán viên chọn mẫu kiểm theo tiêu thức giá trị lớn và cách chọn mẫu ngẫu nhiên
•Số lượng tồn xác định chính xác và gửi kiểm toán viên vào thời điểm kiểm toán
Kiểm toán viên đã thực hiện kiểm kê trên mẫu chọn
Trang 41Cuối cuộc kiểm kê, ghi nhận kết quả kiểm kê như sau:
•Hầu hết các mẫu chọn đối với nguyên vật liệu và thành phẩm đều khớp đúng với bảng kê
•Nguyên vật liệu sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp theo từng loại có đính kèm thẻ kho, thể hiện số lượng tồn đến thời điểm kiểm kê
=> Đánh giá kết quả kiểm kê: số lượng HTK trên sổ sách có
chênh lệch so với thực tế
•Vào thời điểm kiểm kê, có một lô nguyên vật liệu bị hỏng công ty
để riêng đang được tiêu hủy
•Biên bản kiểm kê, kiểm toán viên đã yêu cầu ghi rõ số lượng nguyên vật liệu bị hư hỏng và giá trị ban đầu là 50kg với giá trị đã ghi sổ là 1.000.000 ( số hàng này chưa được lập DP )
Trang 42PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 9 năm 2013
Số 102
Nợ TK 632
Có TK 152
- Họ và tên người nhận hàng:…………
-Lý do xuất kho: Xuất kho đem hủy thành phẩm bị hỏng
-Xuất tại kho:……… Địa điểm
Trang 43Hướng giải quyết:
Kiểm tra số chi tiết thành phẩm và đối chiếu số dư tài khoản 152
giữa sổ sách với thực tế, sau khi kiểm tra KTV phát hiện số thành phẩm
bị hư hỏng đang được tiêu hủy này vẫn chưa được ghi sổ, làm cho số
dư HTK trên BCTC cao hơn so với thực tế KTV cũng đã thu thập được biên bản về việc hủy số thành phẩm này
Bút toán điều chỉnh:
Nợ TK 632 1.000.000
Có TK 152 1.000.000
Trang 44(2) Kiểm tra tài liệu:
- Phương pháp đối chiếu trên sổ sách của công ty: Đối chiếu số liệu trên chứng từ gốc, sổ chi tiết HTK, GVHB với số liệu sổ cái
Đánh giá kết quả kiểm tra:
KTV phát hiện 1 PXK: xuất bánh trung thu bán cho công ty CP
THỰC PHẨM SÀI GÒN, số lượng là 500 cái, giá trị là 45.000.000 VNĐ nhưng kế toán phản ánh lên sổ chi tiết TK 155, 632 là
55.000.000 VNĐ
Trang 45PHIẾU XUẤT KHO Ngày 25 tháng 10 năm 2013
Số 111
Nợ TK 155
Có TK 632
- Họ và tên người nhận hàng: ………
-Lý do xuất kho: Xuất kho bánh trung thu bán cho cty Sài Gòn
-Xuất tại kho:……… Địa điểm
1 Bánh trung thu cái 500 500 90.000 45.000.000
Trang 46NT Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung TK
-SỔ CÁI TÀI KHOẢN 632
Tháng 10 năm 2013
(ĐVT: VNĐ)