Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược
ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ CHỨNG BỆNH MŨI THEO YHCT Y5 Chuyên khoa I.Viêm mũi cấp tính 1. YHHĐ - Là bệnh thường gặp, phát quanh năm nhưng hay gặp mùa đông xuân - Là phản ứng viêm của n/m mũi với các tác nhân gây bệnh không đặc hiệu or trước 1 kích thích - Nguyên nhân: thường do VR. Bệnh phát sinh khi có tác nhân làm giảm sức đề kháng của cơ thể( cảm lạnh) * Triệu chứng: thể hiện qua các giai đoạn: - Khởi phát, giai đoạn “khô”: sốt nhẹ, ớn lạnh, TE thường sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. TC tại mũi: ngứa, cảm giác khô, rát bỏng, có thể lan cả xuống họng, hắt hơi. Soi mũi: n/m khô, tái, nhạt màu - Toàn phát, giai đoạn “long tiết”: các biểu hiện viêm long: sổ mũi trong, nghẹt mũi, mất mùi, chảy nước mắt. Soi mũi: đỏ sậm, sưng nề, xuất tiết - Kết thúc, giai đoạn “nhầy”: sổ mũi nước trong, đặc dần chuyển qua dạng nhầy. Các TC giảm dần. Khổi hoàn toàn trong vòng 1 tuần - Có thể có nhiễm khuẩn thứ phát: xuất tiết nhầy trở nên vàng xanh, các TC rối loạn chức năng giảm chậm * Chẩn đoán: dựa vào các TC: tắc mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, sợ lạnh, sốt. N/m mũi phù nề, hồng nhạt or đỏ * Điều trị: - Không có điều trị đặc hiệu cho các nguyên nhân - Điều trị tại chỗ và TC là chu yếu: xông hơi nước ấm, tinh dầu thơm, thuốc co mạch nhỏ hoặc bơm phun vào mũi ( Otilin, Otrivin, xylometazolin ), hạ sốt Khi có bội nhiễm: KS 2. YHCT Thuộc chứng tỵ tắc * Nguyên nhân: phong là nguyên nhân gây bệnh thường gặp, có thể kết hợp với hàn or nhiệt tà. Các yếu tố thuận lợi: thay đổi thời tiết, sinh hoạt, ăn ở không điều hòa, lao động quá độ làm chính khí hư nhược, phế vệ sơ hở * Các thể: a. Ngoại cảm phong hàn - TC: chảy nước mũi trong, đau đầu, sợ lạnh, sốt, miệng nhạt không khát, chất lưỡi nhạt, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn - Phân tích: phong hàn khi xâm phạm làm phế khí không tuyên được, hàn tà uất lại ở khí đạo làm tỵ khiếu không thông lợi nên tắc mũi. Hàn tà bó ngpoài biểu, dương khí không thể tuyên được nên hắt hơi nhiều, sợ lạnh, đau đầu. Hàn ngưng làm tân dịch ứ đọng không vận hành được nên chảy nước mũi - Pháp điều trị: tân ôn thông khiếu, sơ tán phong hàn - Phương dược: Tân di tán gia giảm Tân di Ké Thăng ma phòng phong X. khung Tế tân Khương hoạt - Châm cứu: nghinh hương, ấn đường, hợp cốc, thái dương, phong trì, thượng tinh b. Ngoại cảm phong nhiệt - TC: chảy nước mũi vàng, đau đầu, đau họng, ho, khó long đờm, sợ gió, sốt, miệng khát thích uống nước, chất lưỡi đỏ, rêu vàng mỏng, mạch phù sác - Phân tích: phong nhiệt xâm phạm làm tắc trệ tỵ khiếu . Nhiệt tàễtâm phạm vào phế làm mất chức năng thanh túc gây ho, đau họng, đờm khó khạc . Nhiệt hun đốt biểu gây sốt - Pháp điều trị: tân lương thông khiếu, sơ phong thanh nhiệt - Phương: Ngân kiều tán gia giảm Đau đầu nhiều gia Mạn kinh Ho đờm nhiều gia qua lâu nhân, tiền hồ, Đau họng nhiều gia huyền sâm, ngưu bàng, xạ can - Châm cứu: nghinh hương, ấn đường, hợp cốc, thái dương, phong trì, thượng tinh II. VIEM MŨI MẠN TÍNH 1.YHHĐ - Chỉ các trạng thái kích thích và viêm mạn tính n/m mũi với dặc điểm: xung huyết – phù nề xuất tiết – quá phát * TC: tắc mũi, lúc đầu luân phiên đổi bên sau liên tục cả 2 bên mũi. Xuất tiết mũi : dẻo, ít khi có mủ. khi viêm lan ra phía sau có TC viêm họng mạn Soi mũi: giai đoạn xung huyết, xuất tiết n/m mũi phù nề, xung huyết màu tím, lòng mũi bị thu hẹp. Đặt thuốc co mạch đáp ứng tốt. Giai đoạn sau niêm mạc dày, cuốn dưới phì đại, đặt thuốc không đáp ứng * Điều trị - Loại bỏ các tác nhân kích thích thường xuyên (môi trường sống, làm việc) - Thuốc nhỏ mũi co mạch giảm nghẹt mũi, không dùng quá 1 tuần - thủ thuật: đốt điện, laser 2. YHCT - Thuộc chứng tỵ thất * Nguyên nhân: thường do phế khí bất túc, tỳ vị hư nhược * Các thể a. Thể phế tỳ khí hư - TC: mũi tắc lúc nhẹ lúc nặng, chảy nước mũi. Gặp lạnh các TC nặng lên, đau đầu. Khám mũi: n/m mũi sưng, nhạt màu. Nếu phế khí hư: ho, đờm loãng, khó thở, săc mặt trắng nhợt, chất lưỡi hồng nhạt, rêu trắng mỏng, mạch hoãn hoặc phù vô lực Tỳ hư: kém ăn, đại tiện phân nát, người mệt mỏi, chất lưỡi nhạt, rêu trắng , mạch hoãn nhược. Có thể có trường hợp chỉ có TC tại chỗ, TC toàn thân không rõ ràng - Phân tích: Phế tỳ khí hư, vệ khí bất cố làm cho tà khí ứ trệ lại ở mũi gây tắc mũi. Phế khí bất túc làm bn khó thở. Phế không phân bố được tân dịch, tích lại rồi hóa đàm khiến phế khí nghịch gây ho - Pháp điều trị: phế khí hư là chính nên dùng bổ phế ích khí, khu phong tán hàn Phương: Ôn phế chỉ lưu đan Kinh giới Cam thảo H.kỳ Cát cánh Kha tử Đẳng sâm Tế tân Ngũ vị tử Bạch truật Ké Tỳ khí hư là chính nên dùng kiện tỳ trừ thấp Phương: Sâm linh bạch truật tán - Châm cứu: nghinh hương, hợp cốc, thượng tinh, phong trì, thái dương, ấn đường. Gia thêm phế du, thái khê hoặc tỳ du, vị du, túc tam lý b. Thể nhiệt độc lâu ngày, khí trệ huyết ứ - TC: mũi tắc liên tục, nước mũi màu vàng hoặc trắng dính, khứu giác giảm, ho nhiều đờm, ù tai, chất lưỡi đỏ có điểm ứ huyết, mạch huyền tế - Pháp Điều trị: điều hoà khí huyết, hành trệ hóa ứ - Phương: Dùng bài Thông Khiếu Hoạt Huyết Thang (47) thêm Tế tân, Mộc thông, Tân di hoa (Dùng Xạ hương lấy vị thơm để thông khiếu, hoạt huyết; Hợp với Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Xuyên khung để hoạt huyết, hóa ứ; Sinh khương, Thông bạch lấy vị cay để tán tà, hợp với Tân di hoa, Tế tân để thông khiếu; Hồng táo vị ngọt, tính ôn để hoạt huyết: Mộc thông thông lợi cửu khiếu, huyết mạch). - Châm cứu: giống (a) c. Thể phế kinh uất nhiệt - TC: nước muic chảy ít, màu vàng nhờn hoặc tráng nhờn, có thể sốt, họng khô, ho, khạc đờm ít và khó khạc, đầu váng nặng, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền - Pháp điều trị: thanh phế tiết nhiệt, trừ phong thông khiếu - Phương: Tuyên phế thông khiếu thang Ké Xích thược Cúc hoa Tang bạch bì Tân di hoa Hoàng cầm Qua lâu nhân Chi tử 3. Phòng bệnh - Rèn luyện thân thể, tăng cường thể chất, tích cực điều trị các bệnh mũi khi mới mắc - Tránh lạm dụng các thuốc vận mạch để nhỏ mũi III. MŨI VIÊM DỊ ỨNG Là loại bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân phức tạp, dễ tái phát, khó điều trị, có tính chất chu kỳ. Nếu cơn nặng thường làm cho người bệnh mệt mỏi, bơ phờ, không muốn ăn, ngủ, không lao động được. 1.YHHĐ *Nguyên Nhân + Do sự quá mẫn của niêm mạc mũi đối với các kích thích, được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên thường gặp là bụi, phấn hoa, các vi khuẩn Cách chung, đó là những dị nguyên đường hô hấp. + Hầu hết các bệnh dị ứng chỉ xẩy ra trên những cơ địa có tính chất gia truyền và có đặc điểm là sự bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm. * Triệu Chứng: Thường xuất hiện đột ngột từng cơn hoặc lúc sáng sớm, khi thời tiết thay đổi. Trên lâm sàng thường có ba triệu chứng điển hình: + Cơn hắt hơi từng loạt, ngắn hoặc dài hàng giờ. Bắt đầu là cảm giác cay, ngứa, buồn, nóng trong mũi, lan xuống hàm ếch, lan lên mắt, sau đó là hắt hơi từng tràng dài liên tục, không tự kềm chế lại được làm cho người bệnh bơ phờ, mệt mỏi. + Chảy nước mũi trong, nhiều, và liên tục như vòi nước cứ rỉ nước ra nhiều đợt, đồng thời có cảm giác mắt nóng, chảy nước mắt, ra ánh sáng càng khó chịu hơn, đầu đau. + Nghẹt mũi hoàn toàn, không thở bằng mũi được, cả lúc nằm và lúc ngồi,cổ khô, đầu đau, các xoang ở mặt có cảm giác căng đau. Khi ra ngoài trời, gặp gió những triệu chứng càng tăng lên, sáng sớm mũi nặng lên, đêm về lại đỡ hơn. 2.Theo YHCT: Đông y gọi là Quá Mẫn Tính Tỵ Viêm, Tỵ Cứu. *Nguyên Nhân + Do Phế khí suy yếu: phong hàn bên ngoài xâm nhập vào làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng gây nên chảy nước mũi liên tục. + Do Phế Tỳ Khí Hư: thủy thấp tràn lên mũi gây nên. Phế chủ khí, liên hệ với sự hô hấp. Tỳ chủ sự vận hóa các tinh túy của thức ăn, thành thanh khí, đưa lên Phế. Vì vậy, sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Mũi là đường xuất ra của thanh khí, thanh khí xuất phát từ Vị”. Tỳ thổ sinh Phế kim, nếu Tỳ khí suy sẽ làm cho Phế khí bất túc, Phế mất chức năng tuyên giáng thì nước mũi sẽ sẽ tụ lại, hàn và thấp tụ lại lâu ngày gây nên bệnh. + Do Thận khí hao tổn, Phế khí không được ôn dưỡng: Phế chủ sự hô hấp, đưa khí ra vào, Thận chủ nạp khí, vì vậy giữa Phế và Thận có sự liên hệ điều hòa khí. Nếu Thận hư yếu, bất túc, không nạp được khí, khí không trở về nguồn được, khí ở Phế sẽ bị hao tán, phong tà nhân cơ hội đó xâm nhập vào làm cho nước mũi chảy liên tục. Nếu Thận dương hư yếu, hàn thủy sẽ trào lên mũi gây ra chứng nước mũi chảy không cầm. Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (Tố Vấn 23) viết: “Năm khí gây nên bệnh Thận phát ra chứng hay vươn vai, hắt hơi ”. + Do Phế kinh có uất nhiệt: Phế có chức năng tuyên giáng, nay nếu Phế có uất nhiệt thì chức năng tuyên giáng bị rối loạn, hỏa nhiệt sẽ bốc lên mũi gây nên nghẹt mũi, muốn đẩy tà khí ra ngoài thì phải hắt hơi liên tục. * Các thể a. Do Phế Khí Hư Yếu, Cảm Phong Hàn Chứng: Bình thường hay sợ gió, hay bị cảm, gặp gió lạnh là phát bệnh, mũi ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hơi thở ngắn, khan tiếng, hoặc có khi tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hư, Nhược. Điều trị: Ôn bổ Phế, khứ phong, tán hàn. Dùng bài: Ngọc Bình Phong Tán (27) hợp với Thương Nhĩ Tử Tán (50). (Ngọc Bình Phong Tán gồm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí, cố biểu; Thương Nhĩ Tử Tán có Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà để tán phong phong hàn, thông khiếu (phương hương thông khiếu). Hai bài phối hợp có tác dụng Bổ Thận, cố biểu, khứ phong, tán tà, thông khiếu (Trung Y Cương Mục). Ngoại khoa: + Dùng Hành, ép lấy nước cốt, nhỏ vào mũi. - Châm cứu:Châm Nghinh hương, Thái uyên, Ấn đường, Phong môn, Phế du ( Nghinh hương chủ trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi thơm; Ấn đường nằm ở trên đường của mạch Đốc, mạch Đốc đi xuống đến đầu mũi, vì thế Nghinh hương và Ấn đường là hai huyệt chủ yếu để thông mũi; Phong môn khứ phong; Phế du bổ cho Phế; Thái uyên là Nguyên huyệt của kinh Phế, Theo sách ‘Linh Khu’ : Ngũ tạng có bệnh, dùng huyệt Nguyên. Dùng Phế du và Thái uyên để bổ hư, ích Phế (Trung Y Cương Mục). b.Do Phế Tỳ Khí Hư, Thủy Thấp Đưa Lên Mũi Chứng: Mũi ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi xanh, hay tái phát. Khi phát bệnh thì đầu váng, đầu nặng, thần trí mệt mỏi, hơi thở ngắn, tay chân mỏi mệt, sợ lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng hoặc bệu, mạch Nhu, Nhược. Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, liễm khí. Dùng bài: Tứ Quân Tử Thang (55) gia vị: (Tứ Quân Tử Thang để kiện Tỳ, ích Phế; Hoàng kỳ bổ Phế, cố biểu, làm tăng tác dụng của bài Tứ Quân; Thêm Ngũ vị tử, Kha tử bổ Phế, liễm khí, thông tỵ khiếu, làm cho bớt hắt hơi; Tân di hoa để phương hương thông khiếu (Trung Y Cương Mục). Kỳ Truật Thang (13) (Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh ôn bổ Phế khí, hợp với Phòng phong để khứ phong, cố vệ biểu; Bạch chỉ, Cam thảo ôn trung, kiện Tỳ; Thương nhĩ tử, Tân di, Cúc hoa tán phong, thông khiếu; Mộc thông lợi huyết mạch). Sâm Linh Bạch Truật Tán ( 35) gia giảm. - Châm cứu: Châm Nghinh hương, Ấn đường, Tỳ du, Túc tam lý (Nghinh hương chủ trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi thơm; Ấn đường nằm ở trên đường của mạch Đốc, mạch Đốc đi xuống đến đầu mũi, vì thế Nghinh hương và Ấn đường là hai huyệt chủ yếu để thông mũi; Tỳ du là huyệt chuyển tinh khí vào Tỳ; Túc tam lý thuộc kinh túc Dương minh. Kinh túc Dương minh và thủ Dương minh giao nhau ở mũi. Tỳ và Vị có quan hệ biểu lý với nhau, là nguồn sinh hóa của hậu thiên. Lý Đông Viên nhận định: “Sách Nan Kinh viết: Phế khí thông lên mũi, Phế hòa thì mũi ngửi thấy mùi thơm thối Nếu Tỳ Vị bị tổn thương, hư yếu, không vận hóa khí đi lên trên được, tà khí ủng trệ ở mũi, làm cho mũi không thông, không ngửi thấy mùi thơm thối, phải dưỡng Vị khí, làm cho dương khí, tông khí đưa lên thì mũi mới thông” vì vậy, dùng huyệt Túc tam lý để bổ trung ích khí kiêm sơ phong, hòa doanh, thông mũi (Trung Y Cương Mục). c. Do Thận Khí Hao Tổn, Phế Không Được Nuôi Dưỡng. Chứng: Mũi ngứa không chịu được, hắt hơi liên tục, nước mũi chảy ra không dừng, sáng sớm và chiều tối bệnh nặng hơn, bệnh thường kéo dài khó khỏi, bình thường hay sợ lạnh, sau gáy, vai, lưng đều lạnh, tay chân không ấm, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần uể oải, lưng đau, chân mỏi, tiểu nhiều, tiểu đêm, cơ thể gầy yếu, chóng mặt, ù tai, hay quên, ít ngủ hoặc lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế (Thận dương hư) hoặc lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác (Thận âm hư). Điều trị: + Thận dương hư: Ôn bổ Thận dương, nạp khí, trấn đế [hắt hơi]. + Thận âm hư: Tư dưỡng Thận âm. Dùng bài Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn (32) Thêm Hồ đào nhục, Nhục thung dung, Phúc bồn tử, Kim anh tử, Cáp giới (Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn để sơ biểu, tán hàn, bổ Phế, liễm khí, làm cho hết hắt hơi; Thêm Hồ đào nhục, Kim anh tử, Phúc bồn tử, Nhục thung dung, Cáp giới để ôn Thận, bổ Phế, sơ phong, tán hàn, làm cho hết hắt hơi). - Châm cứu:Châm Nghinh hương, Ấn đường, Mệnh môn, Thận du, Đại trường du (Nghinh hương chủ trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi thơm; Ấn đường nằm ở trên đường của mạch Đốc, mạch Đốc đi xuống đến đầu mũi, vì thế Nghinh hương và Ấn đường là hai huyệt chủ yếu để thông mũi; Mệnh môn là nơi tụ khí của sinh mệnh con người; Thận du là nơi nhận tinh khí của Thận, dùng Mệnh môn và Thận du để ôn dương, cố bản, sơ điều kinh khí, bên trong thì bổ cho Thận bất túc, bên ngoài thì điều khí của mạch Đốc, Đại trường du là huyệt cục bộ ở vùng thắt lưng, là huyệt trị lưng đau, chân đau (Trung Y Cương Mục). d. Do Phế Kinh có Uất Nhiệt Chứng: Mũi nghẹt, đau, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho, họng ngứa, miệng khô, phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền hoặc Huyền Hoạt Điều trị: Thanh tuyên Phế khí. Dùng bài Tân Di Thanh Phế Ẩm (40) (Hoàng cầm, Chi tử, Thạch cao, Tri mẫu, Tang bạch bì thanh nhiệt uất ở Phế Vị; Tân di hoa, Tỳ bà diệp, Thăng ma tuyên Phế, sơ khí, thanh thông tỵ khiếu; Bách hợp, Khoản đông thanh dưỡng Phế âm). - Châm cứu: Châm Nghinh hương, Ấn đường, Cách du, Huyết hải (Nghinh hương chủ trị mũi nghẹt, không ngửi thấy mùi thơm; Ấn đường nằm ở trên đường của mạch Đốc, mạch Đốc đi xuống đến đầu mũi, vì thế Nghinh hương và Ấn đường là hai huyệt chủ yếu để thông mũi; Cách du là huyệt hội của huyết; Huyết hải thuộc kinh Tỳ, Tỳ có tác dụng thống huyết, ôn ngũ tạng, là biển của Tỳ kinh tụ về, do đó, trong trường hợp huyết ứ, dùng hai huyệt này để hành huyết, hoạt huyết (Trung Y Cương Mục). Chú ý khi điều trị: Thay đổi cơ địa là chủ yếu, tập rèn luyện thích nghi với môi trường chung quanh. . ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ CHỨNG BỆNH MŨI THEO YHCT Y5 Chuyên khoa I.Viêm mũi cấp tính 1. YHHĐ - Là bệnh thường gặp, phát quanh năm nhưng hay gặp mùa đông xuân - Là phản ứng viêm của n/m mũi với. Nếu Thận dương hư y u, hàn th y sẽ trào lên mũi g y ra chứng nước mũi ch y không cầm. Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (Tố Vấn 23) viết: “Năm khí g y nên bệnh Thận phát ra chứng hay vươn vai, hắt. có bệnh, dùng huyệt Nguyên. Dùng Phế du và Thái uyên để bổ hư, ích Phế (Trung Y Cương Mục). b.Do Phế Tỳ Khí Hư, Th y Thấp Đưa Lên Mũi Chứng: Mũi ngứa, hắt hơi liên tục, ch y nước mũi xanh, hay tái phát.