1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh thái

125 650 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 526,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU I.Lý do lùa chọn đề tài………………………………………………… 3 II. Lịch sử vấn đề………………………………………………… 4 III.Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu. ……………………… 13 IV.Quan niệm về đề tài………………………………………………… 14 V.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 15 VI. Cấu trúc luận văn………………………………………………… 15 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT…. 16 I. Các khái niệm liên quan. …………………………………………… 16 1.Về quan niệm và đặc trưng của tiểu thuyết. ……………………… 16 2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới - từ nhu cầu thay đổi cảm hứng, đề tài đến những thể nghiệm hình thức trần thuật mới. ………… 25 II. Quan niệm về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết. ………… 38 1. Hai kiểu trần thuật và sự đối sánh giữa trần thuật trong tiểu thuyết với các loại hình khác. ………………………………………………… 38 2. Trần thuật trong tương quan với các yếu tố nghệ thuật khác …………………… 42 3. Tại sao lại xem nghệ thuật trần thuật là một vấn đề cốt yếu trong xây dựng tiểu thuyết. ………………………………………………… 45 CHƯƠNG II.QUAN ĐIỂM VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT. ………… 49 I. Quan điểm trần thuật. ………………………………………………. 49 1. Điểm nhìn trần thuật. ……………………………………………… 50 1.1.Khái niệm điểm nhìn trần thuật………………………………. 51 1.2. Phân loại điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 54 II.Các phương thức trần thuật. ……………………………………… 71 1. Vấn đề người trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái…………… 71 1 2. Các phương thức trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái………… 73 CHƯƠNG III. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT………………………… 83 I .Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái…………… 83 1. Khái niệm về giọng điệu trần thuật trong văn xuôi tự sự………… 83 2. Phân loại các giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái. 85 II. Ngôn ngữ trần thuật. ……………………………………………… 102 1.Khái niệm ngôn ngữ trần thuật. ……………………………………. 102 2. Phân loại ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái…… 103 Phần kết luận. ……………………………………… 112 2 A. Phần mở đầu I. LÝ DO LÙA CHỌN ĐỀ TÀI Văn học Việt Nam sau năm 1975 có nhiều đổi mới mạnh mẽ và sâu sắc trên cả hai phương diện nội dung còng nh hình thức biểu đạt. Những mạch nguồn truyền thống đã được thay thế bằng những cảm hứng mới. Những trang viết về con người cá nhân, về cuộc sống đời thường với tất cả sự phức tạp và bộn bề đã xuất hiện và thay thế những quy phạm và cảm hứng sử thi truyền thống trước đó. Trên văn đàn lần lượt xuất hiện những tác giả mới mà những đóng góp của họ có thể nói đã làm thay đổi nhiều hệ thống tiêu chí thẩm mỹ cũ, từ đó một loạt các giá trị mới đã được hình thành và xác lập. Có thể kể ra đây nhiều tên tuổi như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Bình Phương, Phan Thị Vàng Anh, vv… với một loạt các tiểu thuyết và truyện ngắn thành công vang dội thể hiện sự tìm tòi, cách tân, thể nghiệm và khám phá mới lạ. Đúng như báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn tại Đại hội IV và V khẳng định: “Đời sống văn học đang có những chuyển biến mới mang nhiều hứa hẹn và đồng thời cũng đang nảy lên những vấn đề mới”, “Nhìn tổng quát đã có những bước phát triển đáng mừng”, “Sáng tác văn học trở lên năng động, hấp dẫn, tạo nên một không khí sôi động, thu hót được sự quan tâm rộng rãi của xã hội”. Hồ Anh Thái là một nhà văn xuất hiện gần nh đồng thời trong giai đoạn đó. Ông cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của líp nhà văn nổi bật của thời hậu chiến ở Việt Nam. Với một vốn văn hoá dày dặn (là Tiến sĩ văn hoá Phương Đông, tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường Đại học nổi tiếng ở Mỹ như: Đại học tổng hợp Washington, Đại học St Mary…) và với ý thức cách tân nghệ thuật ráo riết, Hồ Anh Thái say mê chiếm lĩnh, miêu tả hiện thực cuộc sống một cách sâu sắc, nhiều tầng bậc và độc đáo thông qua các tác phẩm của mình. 3 Tính chuyên nghiệp và sự nghiêm túc bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật đã đưa lại cho ông - mét nhà văn ngoài 40 tuổi hơn hai mươi đầu sách trong đó có một số tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn đa chiều, sự khám phá mới mẻ về con người trong cuộc sống đương đại, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo không mệt mỏi về phương diện nghệ thuật. Việc lùa chọn đề tài: “ Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái” của chúng tôi xuất phát từ hai lý do chính: Thứ nhất: Xét về mặt thể loại tiểu thuyết luôn được xem là thể loại ưu việt nhất trong cách khám phá hiện thực đời sống ở nhiều mặt và nhiều tầng bậc. Với tư cách là sản phẩm của loại tư duy nghệ thuật tổng hợp, tiểu thuyết là nơi mà nhà văn có thể thể nghiệm và biểu đạt đến tột cùng mọi nghĩ suy, sáng tạo của mình đến với bạn đọc. Thứ hai: Với chức năng khái quát, giới thiệu, thuyết minh, miêu tả nhân vật, hoàn cảnh, sự kiện, sự vật, nghệ thuật tổ chức trần thuật lại là một trong những phương diện cơ bản nhất của phương thức tự sự, một yếu tố quan trọng để tạo nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm trong đó có tiểu thuyết. Cái hay và sự hấp dẫn trong sáng tạo của nhà văn phụ thuộc rất nhiều vào nghệ thuật kể chuyện của chính tác giả. Do vậy nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái, một mặt, cho ta thấy rõ hơn những cố gắng cách tân nghệ thuật của cây bót này, mặt khác, qua sáng tác của Hồ Anh Thái chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn sự vận động của tư duy tiểu thuyết trong giai đoạn hiện nay. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn được dư luận trong và ngoài nước quan tâm. Những đổi mới về nghệ thuật còng nh sù sâu sắc về nội dung đã được đề cập đến ở nhiều bài viết, lời giới thiệu về tác phẩm của ông. Nhiều ý kiến đặc biệt chú ý đến những nét độc đáo trong tác phẩm của Hồ Anh Thái 4 như: Tính chất ngụ ngôn, triết lý nhân sinh, chất hài hước, chất Kafka, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, cái kỳ ảo, vấn đề giọng điệu, tính đa thanh, điểm nhìn trần thuật Ngoài ra, sáng tác của Hồ Anh Thái cũng đã trở thành đề tài nghiên cứu của các luận văn tốt nghiệp đại học, các luận văn thạc sỹ Tuy nhiên, các bài nghiên cứu, các công trình trên đây vẫn chưa thật chú ý đến nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái như là một đối tượng nghiên cứu khoa học độc lập. Dưới đây chúng tôi sẽ lần lượt điểm qua các ý kiến đáng chú ý nhất về sáng tác của Hồ Anh Thái. Trước hết, các nhà nghiên cứu tập trung khẳng định tiểu thuyết Hồ Anh Thái đã vượt qua các cấm kị nghệ thuật với những thể nghiệm mới mẻ về hình thức nghệ thuật và ngôn ngữ Wayne Karlin - trong lời giới thiệu cho bản in của Nhà xuất bản Đại học Washington năm 2001 đã nhận định về tiểu thuyết “Người đàn bà trên đảo”(The Women on the Island) nh sau: “Tiểu thuyết Người đàn bà trên đảo đã mở ra cánh cửa vào một nền văn hoá đang phải đấu tranh để định nghĩa với quá khứ và tương lai của chính mình” Hồ Anh Thái đã trở thành “Mét trong những nhà văn Việt Nam đầu tiên thu hót được sự chú ý vào đề tài cho đến lúc đó vẫn còn cấm kỵ: Cái giá khủng khiếp của những người phụ nữ cựu binh của cuộc kháng chiến chống Mỹ phải trả”. Coi Hồ Anh Thái như là một trong những nhà văn “tiên phong” Wayne Karlin khẳng định: "Với lòng kính trọng và tình yêu, anh chấp nhận điểm xuất phát của mình trong lịch sử và văn học nước nhà, nhưng cũng mở hướng ra cho những ảnh hưởng khác - nổi bật là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo Mỹ La tinh và tác phẩm của nhà văn Pháp gốc Czech, Milan Kundera - và tác phẩm của anh đã góp phần đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo hướng mới". (Lời giới thiệu cho bản in của Nhà xuất bản đại học Washington 2001 ). 5 Đề cập đến nghệ thuật, Philip Gambone trong: "Tạp chí giới thiệu sách thời báo New yourk" viết "chất châm biếm, chất siêu thực và ngụ ngôn tràn đầy trong nhiều truyện ở cuốn sách được cấu trúc một cách tao nhã", "các tác phẩm thường có dẫn dụ nhẹ nhàng, với cái nhìn tinh tế và phức tạp". W.D. Ehrhart thì nhận xét về sự chuyển đổi giọng điệu trong sáng tác của Hồ Anh Thái như sau: "Những tác phẩm trong tuyển tập này trải từ nghiêm túc tới hài hước lạ lùng, từ Việt Nam tới Ên Độ và Anh - giàu tưởng tượng, sinh động và thường gây giật mình, các tác phẩm này hướng những độc giả cả nghĩ vào chiều sâu văn hoá, văn học và cả xã hội Việt Nam". Cùng quan điểm trên, tuần báo Nhà xuất bản Pub Lishers Weekly nhận định: "Những yếu tố siêu thực tràn đầy trong cuốn hợp tuyển. Giọng điệu chuyển từ châm biếm sang xúc động thấm thía, từ hài hước sang đau xót". Tác giả Michael Harris (Trên tờ thời báo Los Angeles ngày 18/09/2001) nhận định Hồ Anh Thái đã “Đặt ra vấn đề cá nhân ở nước Việt Nam mới”. “Xung đột ở trung tâm cuốn tiểu thuyết của Hồ Anh Thái đã tác động đến cấu trúc của tác phẩm. Tác giả đã chuyển từ chuyện người này sang người khác nhằm bộc lé hiện tượng chủ nghĩa cá nhân tái sinh theo những quan điểm khác nhau”. Cũng chính tác giả Michael Harris đã phát hiện ra trong hai cuốn tiểu thuyết (Trong sương hồng hiện ra và Người đàn bà trên đảo) “Sự xuất hiện trở lại của dục vọng cá nhân ở một dân téc hàng thế kỷ phải gác lại mọi thứ vì cuộc đấu tranh chung. Vấn đề nhu cầu hạnh phóc riêng cần được cảm thông”. Tác giả Wayne Karlin trong “Lời giới thiệu tuyển tập tác phẩm của Hồ Anh Thái” (Nhà xuất bản Curbstone Press - Mỹ, 1998) đã viết: “Ở cuốn Trong sương hồng hiện ra còng như các tiểu thuyết và truyện ngắn khác, trong đó chất hài hước, chất lạ quyện với chất Kafka dường như gây bất ngờ cho người Phương Tây khi họ tìm hiểu văn học Việt Nam” - ở những tác 6 phẩm này trí tưởng tượng độc đáo của Hồ Anh Thái đã làm sáng rõ hơn những tập tục, những thái độ và những định kiến của xã hội Việt Nam đương đại. Tác phẩm của ông được đón nhận rộng rãi và thường kích thích tranh luận, vì những lý do Êy và cũng vì văn phong đa dạng đầy chất thơ. Trong bài viết "Sức mạnh của văn học từ một tiểu thuyết " đăng trên báo Văn nghệ ra ngày 26/1/1991 tác giả Xuân Thiều đã viết: "Trong tiểu thuyết "Người và xe chạy dưới ánh trăng", Toàn - nhân vật chính là một thanh niên có nhiều mất mát. Anh mất cha mẹ, mất bạn bè, mất mối tình đầu, mất cả những ước mơ trong tuổi trẻ, nói cho đúng hơn là những ước ao tuổi trẻ chưa được đong đầy, chưa được sung mãn. Nhưng anh không mất niềm tin vào cái chân, cái thiện, cái mỹ. Bởi thế, trong tiểu thuyết có khá nhiều chỗ biểu hiện tiêu cực xã hội, những nhân cách thấp kém, mà người đọc không buồn nản, không cảm thấy mình muốn tung hê tất cả lên. Dường như tác giả đã gửi gắm trong nhân vật Toàn, một con người bình thường như ta gặp hàng ngày. Không có một lời hô hào kêu gọi, không một lời lý thuyết về chính trị và đạo đức, nhưng từ trong các mối quan hệ của nhân vật, từ trong ngôn ngữ chuẩn xác và đúng mực, cả từ trong cách bố cục của tác phẩm "Người và xe chạy dưới ánh trăng" nói với người đọc khá nhiều điều chân thành. Phải chăng sức mạnh của văn học là ở chỗ đó? ". Tác giả Trần Thanh Giao trong bài "Không theo kiểu cũ" Báo Văn nghệ tháng 2/1991 nhận xét: "Bằng cách trao giải chính thức cho cuốn sách, Hội đồng chấm giải thưởng muốn ủng hộ điều tạm gọi là viết về đời thường và ủng hộ những phong cách nghệ thuật đa dạng, miễn là cuốn sách mang được tính nhân bản, nhân ái phê phán cái trì trệ xấu xa để cuộc sống được mau đổi mới. Tiểu thuyết còn nhiều chỗ có thể bàn cãi thêm, nhưng tư tưởng thì rõ ràng và lối viết thì không theo kiểu cũ". 7 Tác giả Trần Bảo Hưng trong bài "Một cá tính sáng tạo độc đáo" trên Đài tiếng nói Việt Nam năm 2001 đã viết: "Có thể nói hiện thực trong "Người và xe chạy dưới ánh trăng" là một hiện thực đa chiều, và để phản ánh được cái thực tại phức tạp Êy, Hồ Anh Thái đã sử dụng nhiều thủ pháp linh hoạt cả phục hiện và đồng hiện; rồi một cốt truyện đầy co giãn với những mạch ngang lối rẽ miễn là góp phần khắc hoạ thật đầy đặn những nhân vật anh định đưa ra dưới trường đời, miễn là lý giải được những băn khoăn, khúc mắc về cuộc đời trong hiện thực ngổn ngang, phức tạp mới chỉ bắt đầu được dọn dẹp lại. Văn của Hồ Anh Thái nhìn chung khá duyên dáng, nhiều suy ngẫm nhưng không sa đà vào triết lý chay, chỉ cốt làm duyên, làm dáng". Nhận xét của Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam trong "Báo cáo tổng kết công tác xét giải thưởng năm 2003". "Tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" của Hồ Anh Thái là một tác phẩm được viết một cách công phu, chuyên nghiệp, thể hiện những tìm tòi trong "phương pháp tiếp cận", trong "giáo lý đạo Phật" và "thi pháp tiểu thuyết của các tác giả hiện đại". Nó là thành quả của một lao động văn học có tính chuyên nghiệp của một nhà văn có tuổi đời và tuổi nghề không còn trẻ. Đó là một nỗ lực đáng được ghi nhận". Về giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật của ông cũng được một số nhà nghiên cứu đề cập đến: Nguyễn Đăng Điệp đã nhận ra sù thay đổi trong tác phẩm của Hồ Anh Thái: “Bản thân giọng điệu là một tổ hợp trong tổ hợp hoàn chỉnh lớn là tác phẩm. Việc tạo nên một giọng điệu trong tác phẩm vì thế cũng phải tuân theo cách tổ chức cấu trúc nghệ thuật của nhà văn. Sự thay đổi giọng điệu trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái cho thấy anh là người không muốn lặp lại mình mỗi một tác phẩm, mỗi một chặng đường sáng tác là 8 một tone khác nhau. Sự khác biệt Êy, dĩ nhiên phải gắn liền với cách tổ chức cấu trúc tác phẩm”. Vân Long nhận xét về ngôn ngữ trần thuật của Hồ Anh Thái: “ Với thủ pháp sử dụng thành ngữ, khẩu ngữ của đời thường với lối viết tràn dòng, tràn câu, bỏ dấu… Hồ Anh Thái đã tạo một vị trí rất riêng cho mình ở thể văn này. Phải chăng, đây là cách anh tiềm nhập sâu hơn nữa vào thực tại học đòi nhố nhăng, dùng tiếng cười thông minh để phê phán chúng”. Nhà văn Lê Minh Khuê thì nhận xét: “Đọc tác phẩm của Hồ Anh Thái, tôi thấy một phong cách mới mẻ, một cốt truyện giản dị có sức lôi cuốn mạnh mẽ”. Sang đến "Cõi người rung chuông tận thế". Sức viết của Hồ Anh Thái càng trở nên dồi dào. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở chỗ khẳng định rằng chủ đề nổi bật của tác phẩm là cuộc đấu tranh dữ dội, dai dẳng giữa cái thiện và cái ác của con người. Còn về mặt nghệ thuật, cuốn tiểu thuyết này được coi là mốc đánh dấu một bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Hồ Anh Thái. Nó là tác phẩm thể hiện sự đổi mới, sự sáng tạo không mệt mỏi của nhà văn đặc biệt là về giọng điệu. Đáng chó ý là ý kiến của Nguyễn Thị Minh Thái "Có mét sự tương phản đặc biệt và nổi bật trong cuốn tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" xuất bản năm 2002 của nhà văn Hồ Anh Thái tương phản giữa một bên là sự không dày dặn gì về số trang, với một bên là sự đa thanh đáng ngạc nhiên trong giọng điệu tiểu thuyết của một nhà văn từng trải, bắt đầu dày dạn trong cách viết của mình". Không những thế, Nguyễn Thị Minh Thái cũng nhận thấy một trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong cuốn tiểu thuyết "Cõi người rung chuông tận thế" là "các giọng kể đan xen quấn quyện vào nhau như một bản giao hưởng Hồ Anh Thái đã thể hiện một giọng điệu tiểu thuyết đa thanh trong một hình thức tiểu thuyết ngắn gọn”. (Giọng tiểu thuyết đa thanh - Thế giới mới năm 2003). Nhà văn Tô Hoài nhận định về tác phẩm "Cõi người rung chuông tận thế": 9 "Mạch truyện chuyển động nhanh, rất hiện đại, đi vào quỹ đạo của xã hội người hôm nay. Khi đọc Hồ Anh Thái, tôi cứ nhí Moravia - mét nhà văn Ý mà tôi rất thích. Không phải vì Hồ Anh Thái giống ông Êy, tôi chỉ liên tưởng, bởi vì cái hiện đại của Hồ Anh Thái có nội dung và dáng dấp Việt Nam hôm nay nhưng cái hôm nay lại vẫn nằm trong triết lý và tư tưởng Việt Nam". Sau "Cõi người rung chuông tận thế", "Mười lẻ một đêm", ngay từ khi ra mắt người đọc đã được chào đón khá nồng nhiệt. Tác giả Lê Hồng Lâm trong bài viết "Hài hước và trữ tình" đăng trên tạp chí Đàn ông tháng 3/2006 đã nhận định về cuốn tiểu thuyết mới nhất "Mười lẻ một đêm" của Hồ Anh Thái như sau: "Khá giống với phong cách và giọng điệu của ba cuốn tiểu thuyết và truyện ngắn gần đây, Hồ Anh Thái đem đến cho độc giả từ đầu đến cuối là một giọng điệu châm biếm, hài hước và cười cợt quen thuộc, những trò lố lăng, kệch cỡm về đời sống thị dân, giới trí thức nửa mùa , những kẻ bất tài mang danh nghệ sỹ nhưng đôi khi pha chút trữ tình, nhẹ nhàng ". Nhận xét này của Lê Hồng Lâm có phần giống với Sông Thương trong bài: "Ngả nghiêng trần thế" - Báo Thanh niên 11/4/2006: "Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài hước chủ đạo. thậm chí có đoạn được lồng vào cả "truyện cười dân gian". Câu văn thụt thò dài ngắn, có chủ đích Tác giả dũng cảm - phải dùng chữ dũng cảm - nhảy thẳng vào những ngổn ngang của đời sống hôm nay". Còn Từ Nữ trong bài "Tiếng cười trên từng trang" - Báo Tin tức cuối tuần, 6/4/2006 nhận xét: "Một cuốn tiểu thuyết hơn 300 trang với cách viết hài hước đầy chi tiết Carnaval, khiến nó trở thành cuốn sách được yêu thích nhất trong tháng 3/2006. Không ai lạ lẫm gì lối viết "Thị Màu" của nhà văn Hồ Anh Thái, nhưng bạn đọc vẫn vấp từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Một cuốn tiểu thuyết chứa nhiều thông tin xã hội làm bạn đọc ngộp thở". Trong số những bài viết về Hồ Anh Thái, bài viết: "Hồ Anh Thái - Người mê chơi cấu tróc" của tác giả Nguyễn Đăng Điệp đã đưa ra được 10 [...]... phong phó trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Hồ Anh Thái VI CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận chúng tôi chia luận văn thành 3 chương: Chương I: Một số vấn đề chung về trần thuật trong tiểu thuyết Chương II: Quan điểm và các phương thức trần thuật trần thuật Chương III: Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật 15 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT I... hiện, những nét cơ bản nhất của nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái Đồng thời phần nào nêu lên những đóng góp mới trong tư duy nghệ thuật của tác giả đối với lĩnh vực tiểu thuyết trong văn xuôi đương đại Việt Nam IV QUAN NIỆM VỀ ĐỀ TÀI Để có được một cuốn tiểu thuyết hay là điều không dễ dàng gì ! Có được cùng một lúc cả một loạt năm, mười cuốn tiểu thuyết xuất sắc, nghĩa là vừa sâu... lĩnh vực nghệ thuật độc đáo của thể loại tiểu thuyết nói 14 chung, bên cạnh đó tìm hiểu thêm về những đóng góp của tác giả Hồ Anh Thái về lĩnh vực này cho nghệ thuật tiểu thuyết đương đại nói riêng Chúng tôi không có tham vọng giải quyết thấu đáo tất cả mọi vấn đề về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của các tác giả Việt Nam đương đại mà chỉ mong muốn góp một tiếng nói khiêm nhường trong việc nghiên... mỏi, anh đã tạo nên những cái nhìn độc đáo về đời sống" Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp thì: "Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái trước hết thể hiện ở chỗ anh biết vượt qua những lối mòn tư duy coi văn học như là tấm gương phản ánh hiện thực một cách đơn giản (điều mà Hồ Anh Thái gọi là hiện thực thô sơ) để nhìn cuộc đời như nó vốn có Hiện thực trong thế giới nghệ thuật Hồ Anh Thái. .. về nghệ thuật viết văn của Hồ Anh Thái đã phần nào giúp chúng tôi hình dung được về quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trong mạch nguồn và quỹ đạo đổi mới của văn xuôi Việt Nam những năm gần đây Mặc dù có sự khác biệt giữa đặc điểm thể loại nhưng chúng tôi vẫn thấy cả tiểu thuyết lẫn truyện ngắn đều có sự thống nhất trong tư tưởng nghệ thuật và trong cảm hứng sáng tạo của tác giả Hồ Anh. .. này Hồ Anh Thái cố gắng tạo ra sự hoà trộn của nhiều sắc thái giọng điệu Có giọng xót xa trong "Tiếng thở dài qua rừng kim tước", có sự hài hước trong "Người đứng một chân" trong truyện ngắn Hồ Anh Thái thời kỳ này, màu sắc triết luận khá đậm Sang đến tập "Tự sù 265 ngày" thì "chất giọng giễu nhại trong sáng tác Hồ Anh Thái trở nên nổi bật" Nh vậy bài viết đã phân chia khá rạch ròi sáng tác của Hồ Anh. .. tiểu thuyết 1.1 Ý kiến của các nhà lý luận, các nhà nghiên cứu và các tiểu thuyết gia trên thế giới Tiểu thuyết là thể loại chủ công và quan trọng bậc nhất trong văn xuôi nghệ thuật, vì thế nó là thể loại thu hót được sự quan tâm đặc biệt của các nhà văn và bạn đọc Nói khác đi tiểu thuyết là loại hình nghệ thuật có năng lực đặc biệt trong việc khám phá chiều sâu và bề rộng của cuộc sống, một nghệ thuật. .. điểm trên của tiểu thuyết đều liên quan hữu cơ và mật thiết với nhau Milan Kundera - Tiểu thuyết gia người Cộng hoà Czech, tác giả của "Nghệ thuật tiểu thuyết" và cuốn tiểu thuyết "Sự bất tử" còng đã nhận xét về tiểu thuyết hiện đại như sau: " Tiểu thuyết được coi như là một tuyệt đỉnh siêu ngôn ngữ, một thiết bị có khả năng sáp nhập tối đa tất cả mọi diễn từ khác, kể cả triết học" Tiểu thuyết không... làm được * Thứ năm: Tiểu thuyết xoá bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và nội dung trần thuật của anh hùng ca, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật Chính đặc điểm này làm cho tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình 24 Rõ ràng, tiểu thuyết là một thể loại... "Tiểu thuyết là thể loại văn chương duy nhất đang chuyển biến và còn chưa định hình do vậy nên giá trị của nó còn đang được thử nghiệm bởi dư luận" Nói nh thế để thấy rằng về mặt bản chất thì thể loại tiểu thuyết luôn là một thử thách khó khăn đối với ngay cả người sáng tác lẫn mọi đối tượng nghiên cứu "Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái" là công trình đi sâu tìm hiểu một lĩnh vực nghệ . nhìn trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái 54 II.Các phương thức trần thuật. ……………………………………… 71 1. Vấn đề người trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ………… 71 1 2. Các phương thức trần thuật. thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ……… 73 CHƯƠNG III. GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT………………………… 83 I .Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái ………… 83 1. Khái niệm về giọng điệu trần. nghiệm hình thức trần thuật mới. ………… 25 II. Quan niệm về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết. ………… 38 1. Hai kiểu trần thuật và sự đối sánh giữa trần thuật trong tiểu thuyết với các loại

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
42. Tạ Duy Anh - Tiểu thuyết – Cái nhìn cuối thế kỷ - Báo Văn hóa số 496 ngày 18/8 /1999 Khác
43. Lê Hải Anh – Giọng điệu ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác trước cách mạng tháng 8 của Nam Cao – Luận văn thạc sỹ - Khoa ngữ văn ĐHSP Hà Nội, 2001 Khác
44. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu – Từ điển tác phẩm văn xuôi Viêt Nam tập 1. Nhà xuất bản văn học H, 1991 Khác
45. Lại Nguyên Ân – Hồ Quý Ly – Tạp chí nhà văn số 6 – 2000 Khác
46. Lê Huy Bắc – Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại – TCVH sè 9, 1998 Khác
47. Nguyễn Thị Bình – Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật VN sau 1975 (khảo sát trên những nét lớn) – Luận án PTS khoa học ngữ văn ĐHSP Hà Nội, 1996 Khác
48. Nguyễn Thị Bình – Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975 – TCVH sè 4, 2003 Khác
49. Triệu Bôn - Nhà văn làm sao sống nổi cùng tiểu thuyết - Báo Văn nghệ số 49 năm 1996 Khác
50. Hoàng Cát - tiểu thuyết Hồ Quý Ly – Thưởng thức và cảm nhận, Tạp chí sách số 11, 2000 Khác
51. Nguyễn Văn Dân – Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản KHXH, H, 2004 Khác
52. Hồng Diệu - Phùng Khắc Bắc với Đời thường, TCVN Quân đội số 10, 2001 Khác
53. Đặng Anh Đào - Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương tây hiện đại. Nhà xuất bản giáo dục, 1995 Khác
54. Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nhà xuất bản giáo dục 2003 (tái bản lần thứ 4) Khác
55. Phan Cự Đệ - Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới - TC VN Quân đội số 3, 2001 Khác
56. Phan Cự Đệ - Mấy vấn đề về phương pháp luận khi nghiên cứu thể loại tiểu thuyết - TCVN Quân đội số 2, 2001 Khác
57. Nguyễn Đăng Điệp – Giọng điệu trong thơ trữ tình – Nhà xuất bản văn học Hà Nội – 2002 Khác
58. Nguyễn Đăng Điệp – Vọng từ con chữ - Tiểu luận phê bình. Nhà xuất bản Hội nhà văn – 2003 Khác
59. Trung Trung Đỉnh - Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và ”Giải pháp mới”cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà - TCVN Quân đội số 10 – 2001 Khác
60. Chu Giang – Luận chiến văn chương – Nhà xuất bản văn học Hà Nội 1995 Khác
61. Nguyễn Hải Hà - Thi pháp tiểu thuyết L.Tônxtôi – Nhà xuất bản giáo dục H, 1992 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w