1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn luyện kỹ năng giải Toán lớp 9

23 666 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 480 KB

Nội dung

Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 TÊN ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÌM LỜI GIẢI HÌNH HỌC 9 BẰNG “PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐI LÊN” A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI : Toán học có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong khoa học và công nghệ hiện đại, nhất là trong kỷ nguyên của “công nghệ hiện đại và thông tin” cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, việc nắm vững các kiến thức toán học giúp cho học sinh có cơ sở nghiên cứu các bộ môn khoa học khác đồng thời có thể hoạt động có hiệu quả trong mọi lĩnh vực của đời sống. Trong nhà trường phổ thông có thể nói môn toán là một trong những môn học giữ một vị trí hết sức quan trọng. Bởi lẽ Toán học là một bộ môn khoa học tự nhiên mang tính trừu tượng cao, tính logíc đồng thời môn toán còn là bộ môn công cụ hổ trợ cho các môn học khác. Trong chương trình toán trung học cơ sở, môn Hình học là rất quan trọng và rất cần thiết cấu thành nên chương trình toán học ở trung học cơ sở cùng với môn số học và đại số. Đối với nhiều học sinh bậc trung học cơ sở, Hình học thật sự là một môn học khó, đòi hỏi sự tư duy của các em rất cao. Vì vậy, có rất nhiều học sinh dù học giỏi môn đại số nhưng các em chỉ đạt điểm trung bình khi làm bài kiểm tra môn hình học, từ đó ảnh hưởng đến kết quả xếp loại môn toán cũng như xếp loại học lực của các em. Với tầm quan trọng như vậy, thì việc cải tiến phương pháp dạy học nói chung và phương pháp “rèn kỹ năng vẽ hình và phân tích tìm lời giải bài toán hình học 9” nói riêng vừa là một yêu cầu cần thiết vừa là nhiệm vụ thường xuyên đối với giáo viên dạy toán. Vì vậy người thầy phải tạo cho học sinh hướng suy nghĩ, tìm tòi khám Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 1 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 phá ra những hướng chứng minh cho mỗi bài toán hình học từ đó học sinh hứng thú say mê, yêu thích môn học và vận dụng sáng tạo kiến thức môn học vào thực tiễn và cuộc sống. 2 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Để học tốt môn Hình học học sinh cần rèn luyện các kỹ năng như: Vẽ hình, phân tích bài toán, định hướng cách giải, giải bài toán và mở rộng bài toán; trong đó việc phân tích bài toán là khó nhất và quyết định kết quả của bài toán. Với việc nhìn nhận được tầm quan trọng của vấn đề và đứng trước thực trạng trên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài mang tên là: “Rèn luyện kỹ năng phân tích tìm lời giải hình học 9 bằng phương pháp phân tích đi lên” Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong dạy học môn hình học lớp 9 của trường trung học phổ thông Định An theo tinh thần đổi mới. Củng cố thêm nghiệp vụ giảng dạy của mình, đồng thời mong được đóng góp một phần nhỏ bé của mình với các bạn đồng nghiệp và giúp cho sự nghiệp giáo dục của đơn vị cũng như của ngành được nâng lên. 3 . PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI: 3.1. Phạm vi và thời gian nghiên cứu. a . Phạm vi nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm: - Phạm vi nội dung: Biện pháp rèn kỹ năng phân tích đi lên giúp học sinh tìm lời giải hình học 9 - Phạm vi không gian: Khối lớp 9 Trường trung học phổ thông Định An. b . Thời gian nghiên cứu: -Nghiên cứu trong 4 năm học: Năm học : 2008-2009; 2009-2010; 2010- 2011; 2011-2012. -Kế hoạch nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 2 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 +Năm học 2008-2009: Tìm kiếm vấn đề nghiên cứu và nghiên cứu lí thuyết; xây dựng đề cương sáng kiến kinh nghiệm, hoàn chỉnh các biểu mẫu điều tra. +Năm học 2009-2010; 2010 - 2011: Tiến hành điều tra học sinh, xử lí số liệu, cho vận dụng vào thực tế giảng dạy môn hình học lớp tại trường. +Năm học 2011-2012: Kiểm chứng, điều chỉnh và viết chính thức các nội dung của sáng kiến kinh nghiệm, in ấn đóng quyển và nộp. 3.2. Đối tượng nghiên cứu. Học sinh có học lực đa số trung bình-yếu của trường trung học phổ thông Định An qua các năm học. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Tiến hành sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau : 4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Đọc và phân tích tài liệu về phương pháp dạy học môn toán; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh; sách giáo khoa và sách bài tập; tài liệu tham khảo của bộ môn toán hình 9, các bài viết của chuyên gia và đồng nghiệp trên Internet, … 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn : - Quan sát theo dõi học sinh và học hỏi đồng nghiệp . - Phương pháp điều tra sư phạm: Phỏng vấn, trao đổi; khảo sát điều tra số liệu theo phiếu; thống kê và phân tích số liệu điều tra (thống kê trước và sau khi sử dụng phương pháp). - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Giảng dạy thực nghiệm tại trường, chọn 2 lớp (một lớp dạy theo cách thông thường, một lớp dạy theo phương pháp của đề tài) để so sánh kết quả. Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 3 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 -Tổng kết kinh nghiệm và đánh giá kết quả. B. PHẦN NỘI DUNG: 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm. Vấn đề trên cũng nằm trong mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Quá trình học sinh nắm vững kiến thức không phải là tự phát mà là một quá trình có mục đích rõ rệt, có kế hoạch tổ chức chặt chẽ, một quá trình nỗ lực tư duy trong đó học sinh phát huy tính tích cực, tính tự giác của mình dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Trong quá trình ấy mức độ tự lực của học sinh càng cao thì việc nắm kiến thức càng sâu sắc, tư duy độc lập sáng tạo càng phát triển cao, kết quả học tập càng tốt. Trên thực tế quá trình dạy học là quá trình thống nhất bao gồm quá trình dạy và quá trình học, nó là một hệ thống tác động lẫn nhau giữa giáo viên và học sinh, trong đó mỗi chủ thể tác động lẫn nhau có vai trò và chức năng của mình. Điều quan trọng là hình thành cho các em cách học có hiệu quả nhất, đáp ứng được nhu cầu kiến thức bộ môn. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong đó có đổi mới dạy học môn toán, trong trường phổ thông, dạy toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh có thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Quá trình giải toán đặc biệt là giải toán hình học là quá trình rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp tìm tòi và vận dụng kiến thức vào thực tế. Thông qua việc giải toán thực chất là hình thức để củng cố, khắc sâu kiến thức rèn luyện được những kĩ năng cơ bản trong môn toán. Vì vậy trong công tác đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy môn toán nói riêng, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng sáng Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 4 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 tạo các phương pháp dạy học phù với môn học, đặc biệt cần phải tổ chức dạy học sao cho học sinh hứng thú say mê, yêu thích môn học nói riêng và các bộ môn học khác nói chung, qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng và nhận thức của học sinh. Nhiệm vụ cơ bản của bộ môn là đảm bảo cho học sinh nắm vững những kiến thức và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn. 2. CƠ SỞ THỰC TIỂN: Trong các môn học ở trường phổ thông, học sinh rất ngán học môn toán và “sợ” môn hình học. Học sinh “sợ”môn hình học cũng có lý do của nó, bởi lẽ các em cho rằng hình học là môn học rất khó, trừu tượng cao đối với học sinh bậc trung học cơ sở và bởi đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao, khả năng lập luận tốt. Ngoài ra, môn hình học còn đòi hỏi học sinh phải có trí tưởng tượng, óc suy xét và tư duy logic. Do vây học sinh đều cảm thấy có ít nhiều khó khăn, bởi vì các em chưa biết vẽ hình, lúng túng khi phân tích một đề toán hình. Bởi vậy chất lượng học tập môn hình của các em còn thấp. Qua kinh nghiệm của bản thân và một số đồng nghiệp tôi rút ra được một số nguyên nhân sau: -Các em còn yếu trong việc vẽ hình hay vẽ hình thiếu chính xác. -Khả năng suy luận hình học còn hạn chế dẫn đến việc xây dựng kế hoạch giải bài toán hình học còn khó khăn. -Việc trình bày bài giải của học sinh còn thiếu chính xác, chưa khoa học, còn lủng củng, nhiều khi đưa ra khẳng định còn thiếu căn cứ, không chặt chẽ. - Một số em có thể do tâm lý ngại học hoặc sợ môn hình nên càng làm cho bài toán từ dễ trở thành khó. Học sinh chưa biết nghĩ từ đâu? nghĩ như thế nào? cách trình bày, lập luận ra sao ở một bài toán hình? - Trong sách giáo khoa bài toán mẫu còn ít, hướng dẫn gợi ý không đầy đủ nên khó tiếp thu. Hơn nữa khối lượng kiến thức, bài tập trong sách giáo khoa khá nhiều đôi khi thầy và trò không làm hết trong thời gian qui định. Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 5 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 Kết quả điều tra thực trạng cho thấy: Thực tế, học sinh học phân môn hình học còn yếu về mọi mặt, tỉ lệ học sinh khá, giỏi bộ môn toán hình trong các trường còn hạn chế, khả năng vẽ hình và tư duy sáng tạo của học sinh còn yếu, nên số học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ cao số học sinh yêu thích môn hình còn ít. -Kết quả điều tra qua 150 bài kiểm tra một tiết môn hình học lớp 9 của trường trung học phổ thông Định An trong năm học 2008-2009 cho thấy: Điều tra 150 bài kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu kém SL % SL % SL % SL % SL % 9 6% 18 12% 72 48% 31 20,5% 20 13.5% -Kết quả điều tra qua 45 học sinh lớp 9 của trờng trung học phổ thông Định An trong năm học 2008-2009 về thái độ đối với môn hình học cho thấy: Điều tra 45 HS Yêu thích môn học Bình thường Không thích học SL % SL % SL % 9 20% 20 44,4% 11 35,6% 3.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: 3.1 . Đối với học sinh : Về khách quan cho thấy hiện nay năng lực học môn hình học của học sinh còn thấp; Khi nói đến môn hình học thì học sinh thường ngại học đặc biệt là quá trình vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập và thực tiễn, quá trình làm bài tập đôi khi còn gặp nhiều bế tắc, vẽ hình còn không đúng, không biết bắt đầu từ đâu, không biết nhìn nhận phân tích hình vẽ để làm bài, quá trình giải thì suy luận thiếu căn cứ hoặc luẩn quẩn, trình bày cẩu thả, tuỳ tiện. Đa số học sinh chỉ làm những bài toán chứng minh hình học đơn giản. Song thực tế nội dung của bài toán hình thì rất phong phú và có nhiều cách giải khác nhau. Hơn nữa học sinh khai thác và phát triển bài toán thì rất hạn chế, ngay cả Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 6 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 những học sinh khá giỏi cũng rất lúng túng chưa biết vận dụng linh hoạt các kiến thức để giải bài toán hình học .Vì thế, tỷ lệ học sinh yếu kém chưa được giảm nhiều và tỷ lệ học sinh khá giỏi môn toán chưa cao. 3.2 Đối với giáo viên: Phần lớn giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc dạy học sinh giải toán. Còn nhiều giáo viên chưa cho học sinh thực sự làm toán mà chủ yếu giải toán cho học sinh chép và chú ý đến số lượng hơn là chất lượng. Trong quá trình dạy học sinh giải toán giáo viên ít quan tâm đến việc rèn luyện các thao tác tư duy và phương pháp suy luận. Thông thường giáo viên thường giải đến đâu vấn đáp hoặc giải thích cho học sinh đến đó, không những vậy mà nhiều giáo viên còn coi việc giải xong một bài toán là kết thúc hoạt động, giáo viên chưa thấy được trong quá trình giải toán nó giúp cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, kinh nghiệm, củng cố, khắc sâu kiến thức mà còn bổ xung nguồn kiến thức mới phong phú mà tiết dạy lý thuyết mới không thể có được. 4. KHÓ KHĂN LỚN NHẤT CỦA HỌC SINH LÀ PHÂN TÍCH BÀI TOÁN: Khi học sinh suy luận hình học do khả năng còn hạn chế dẫn đến việc xây dựng kế hoạch giải bài toán hình học gặp nhiều khó khăn: Khi đã vẽ xong hình, việc tìm ra hướng giải bài toán là khó khăn nhất. Thực tế cho thấy học sinh thường bị mắc ở khâu này. Nguyên nhân ở chỗ các em chưa biết sử dụng giả thiết đã cho để kết hợp với khả năng phân tích hình vẽ để lựa chọn cách làm bài. Việc huy động những kiến thức đã học để phục vụ cho việc chứng minh còn hạn chế, có em còn lẫn lộn giữa giả thiết và kết luận. Việc liên hệ các bài toán còn chưa tốt, khả năng phân tích, tổng hợp của học sinh còn yếu. Nhiều bài toán đã được giải nếu thay đổi dữ kiện thì học sinh vẫn gặp khó khăn khi giải. Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 7 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 Ngoài ra việc trình bày bài giải của học sinh còn thiếu chính xác, chưa khoa học, còn lủng củng, nhiều khi đưa ra khẳng định còn thiếu căn cứ, không chặt chẽ: 5. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: Để giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn khi giải toán hình học, trước hết thầy cô phải có phương pháp hướng dẫn các em hiểu thấu đáo và biết cách phân tích một đề bài. Trên cơ sở đó giáo viên tìm cách giúp đỡ các em vận dụng được những kiến thức đã học để tìm ra lời giải và có cách trình bày bài toán của mình hoàn chỉnh và chặt chẽ. Thực tế cho thấy nhiều học sinh không giải được bài tập hình học không phải các em không thuộc phần lý thuyết mà do không biết vận dụng. 5.1. Sử dụng phương pháp phân tích đi lên để tìm hướng làm bài: Trong các phương pháp đã thực hiện trong chương trình trung học cơ sở, giải bài tập hình học bằng phương pháp phân tích đi lên là phương pháp giúp học sinh dễ hiểu, có kỹ thuật giải toán hình hệ thống, chặt chẽ và hiệu quả nhất. Nếu giáo viên kiên trì làm tốt phương pháp này, cùng học sinh tháo gỡ từng vướng mắc trong khi lập sơ đồ chứng minh, cùng các em giải các bài tập từ dễ đến khó thì tôi tin rằng sẽ làm cho các em hứng thú với môn hình và kết quả sẽ cao hơn. Vậy thế nào là phương pháp phân tích đi lên? Có thể khái niệm rằng, đây là phương pháp dùng lập luận để đi từ vấn đề cần chứng minh dẫn tới vấn đề đã cho trong một bài toán. Cách lập luận đó không có gì xa lạ mà chính là các định nghĩa, định lý, các tính chất, các dấu hiệu nhận biết đã được dạy và học. Nói cách khác, đây là phương pháp dùng lập luận phân tích theo kiểu “thăng tiến”, biết cái này là do đã biết cái kia, biết vấn đề A từ cơ sở của vấn đề B… Hiểu đơn giản hơn, trong quá trình thực hiện phương pháp này, học sinh phải trả lời cho được các câu hỏi theo dạng: “để chứng minh(…) ta cần chứng minh (cần có) gì? Như vậy, muốn chứng Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 8 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 minh A không có nghĩa là ta đi chứng minh trực tiếp A mà thông qua việc chứng minh B thì ta đã chứng minh được A một cách gián tiếp theo kiểu đi lên. Thông thường, khi chứng minh một bài toán (A → B) ta phải suy xuôi theo sơ đồ: A = A 0 → A 1 → A 2 → → A n = B. Sơ đồ phân tích đi lên (để tìm hướng chứng minh) có thể được khái quát như sau: B = A n → A n-1 → → A 1 → A 0 = A. Từ kinh nghiệm giảng dạy thực tế, chúng tôi thấy phương pháp phân tích đi lên luôn có tác dụng gợi mở, tác động mạnh đến tư duy của học sinh (bao gồm tư duy phân tích và tư duy tổng hợp). Từ đó giúp các em hệ thống và nhớ được các kiến thức liên quan đã học trước đó. Trong quá trình giải bài tập, các em vừa đi tìm đáp số vừa có dịp “hồi tưởng” lại những kiến thức mình đã học mà có khi không nhớ hết.Có thể nói trong khi giải bài tập bằng phương pháp phân tích đi lên thì việc lập được sơ đồ chứng minh là đã thành công được một nửa, phần việc còn lại là bằng phương pháp tổng hợp sắp xếp các bước theo một trình tự logic, trong đó mỗi bước lại có các căn cứ, luận chứng . Ví dụ1: Bài 13( SGK Toán 9 tập I – Trang 106) Cho đường tròn (O) có các dây AB và CD bằng nhau, các tia AB và CD cắt nhau tại điểm E nằm bên ngoài đường tròn. Gọi H và K theo thứ tự là trung điểm của AB và CD. chứng minh rằng: a, EH = EK b, EA = EC. Để hướng dẫn học sinh giải bài toán này giáo viên có thể hướng dẫn học sinh theo sơ đồ chứng minh như sau: Giải: Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 9 Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 (O); A, B, C, D ∈ (O) GT AB = CD AB  CD = { } E AH = HB; CK = KD KL a, EH = EK b, EA = EC Lập sơ đồ chứng minh a, chứng minh:EH = EK ⇑ Δ OEH = Δ OEK ⇑ · · 0 OHE OKE 90 = = OH=OK OE chung ⇑ AB = CD (gt) chứng minh: a, Kẻ OH, OK Ta có: AH = HB (gt) CK = KD (gt) nên OH ⊥ AB; OK ⊥ CD (Đ. lý 3 – quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây) Vì AB = CD (gt) nên OH = OK (Đ. lý liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây) Xét Δ OEK và Δ OEK có: · · 0 OHE OKE 90 = = ( c/m trên) OH = OK ( c/m trên) OE cạnh chung → Δ OEH = Δ OEK (cạnh huyền – cạnh góc vuông) → EH = EK ( 2 cạnh tương ứng) (đpcm) b, chứng minh: EA = EC ⇑ b,Vì AB = CD (gt) Trường THPT Định An Trang GV: Phương Tập Đoàn 10 [...]... Trang 19 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Trong chương trình giảng dạy của các năm học 20 09- 2010; 2010-2011; 2011-2012, tôi và các đồng nghiệp trong trường đã vận dụng sáng kiến này trong giảng dạy tại trường Kết quả cho thấy các em đã có những tiến bộ rõ rệt về khả năng phân tích và ý tưởng tìm hướng giải bài toán Qua... Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 Trên đây là những đóng góp mang tính kinh nghiệm và chủ quan của bản thân tôi Với những suy nghĩ trên, hy vọng phần nào giúp học sinh lớp 9 có phương pháp làm bài tập hình học 9 hiệu quả hơn Xin trân trọng kính chào./ Định An, ngày 26 tháng 3 năm 2012 Người viết Phương Tập Đoàn Trường THPT Định An Trang 22 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện. .. KINH NGHIỆM: Trường THPT Định An Trang 20 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 Bên cạnh kỹ năng vẽ hình và phương pháp giải, giáo viên cần rèn luyện cho học khả năng phân tích (bằng phương pháp đi lên) tìm lời giải cho bài toán hình học 9, từ đó học sinh có phương pháp học tập bộ môn, dẫn đến học sinh có kết quả học tập tốt, có hứng thú... theo thứ tự ở C và D Chứng minh rằng: · a, COD = 90 0 b, CD = AC + BD c, Tích AC BD không đổi khi điểm M di chuyển trên nửa đường tròn Giải: (O; AB/2); GT Ax ⊥ AB ≡ A By ⊥ AB ≡ B M ∈ (O; AB/2) OM ⊥ CD ≡ M Trường THPT Định An Trang 11 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 CD  Ax = { C} CD  By = { D} KL · a, COD = 90 0 b, CD = AC + BD c,AC.BD = k/đ khi M di chuyển... rèn luyện khả năng phân tích tìm lời giải cho bài toán hình học 9, từ đó học sinh có phương pháp học tập bộ môn, không còn lúng túng trong việc giải một bài toán hình học và dẫn đến học sinh có kết quả học tập và có hứng thú học tập bộ môn hơn 2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Trường THPT Định An Trang 20 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải. .. phải tư duy bậc cao, do đó những học sinh mất căn bản rất ngại dùng phương pháp này Nhưng với học sinh khá giỏi thì phương pháp này thật sự hữu hiệu khi được đưa ra áp dụng để giải toán Để cho học sinh làm quen và rèn kỹ năng giải toán bằng phương pháp phân tích đi lên, giáo viên cần đưa ra những yêu cầu bắt buộc trong khi thực hiện: - Hình vẽ luôn chính xác, đầy đủ các ký hiệu trên đó Học sinh phải trang...Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 AH + EH = CK + EK Mà AH = HB (gt) → AH = AB 2 CK = KD (gt) → CK = CD 2 ⇑ AH=CK và EH = EK(c/m ở phần a) ⇑ AB=CD(gt) , AH=1/2AB(gt) → AH=CK (1) Mặt khác: EH = EK(c/m ở a) (2) CK=1/2CD(gt) Cộng vế với vế của (1) và (2) → AH + EH = CK + EK → EA = EC (đpcm) Ví dụ 2: Bài 30 (SGK Toán 9 tập I – Trang 116) Cho nửa đường... giải xong giáo viên cho học sinh nhắc lại yêu cầu từng phần cách chứng minh mục đích: * Củng cố kiến thức: + Trong hai đường tròn bằng nhau hai dây bằng nhau thì hai cung bằng nhau + Góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau thì bằng nhau * Củng cố phương pháp: + Phương Pháp chứng minh tam giác cân Trường THPT Định An Trang 18 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9. .. ; Từ đó suy ra CE.ED = R2 Trường THPT Định An Trang 13 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 2 Chứng minh ∆ AEB và ∆ COD đồng dạng 3.Vẽ đường tròn tâm I, đường kính CD Chứng minh rằng AB là tiếp tuyến của (I) Giáo viên hướng dẫn học sinh lập sơ đồ phân tích cho từng câu của bài toán đi từ kết luận → giả thiết; học sinh tự chứng minh ngược lại Hệ thống câu hỏi... trung bình của hình thang vuông ABDC? Trường THPT Định An của hình thang vuông ABDC ↑  IC = ID (giả thiết)  OA = OB Trang 15 GV: Phương Tập Đoàn Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 5.3 Giáo viên soạn bài hướng dẫn học sinh giải Ví dụ 4: Cho hai đường tròn bằng nhau (O) và (O’)cắt nhau tại A và B Đường thẳng vuông góc với AB kẻ qua B cắt (O) và (O’) lần lượt tại các điểm C và . toán là dạy hoạt động toán học. Đối với học sinh có thể xem việc giải toán là hình thức chủ yếu của hoạt động toán học. Quá trình giải toán đặc biệt là giải toán hình học là quá trình rèn luyện. môn Hình học học sinh cần rèn luyện các kỹ năng như: Vẽ hình, phân tích bài toán, định hướng cách giải, giải bài toán và mở rộng bài toán; trong đó việc phân tích bài toán là khó nhất và quyết. Skkn: Rèn luyện kĩ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 TÊN ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TÌM LỜI GIẢI HÌNH HỌC 9 BẰNG “PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐI LÊN” A.

Ngày đăng: 18/12/2014, 11:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w