sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học sinh học 6

73 1.4K 13
sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học sinh học 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHAN THỊ QUÝ HƯƠNG SÆÍ DUÛNG BAÌI TÁÛP THÊ NGHIÃÛM TRONG DAÛY HOÜC SINH HOÜC 6 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 60 14 01 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY Huế, năm 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Huế, tháng 9 năm 2014 Tác giả luận văn ii Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, các học sinh và của người thân. Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc của mình tôi xin cảm ơn PGS.TS. Phan Đức Duy, thầy hướng dẫn của tôi, thầy đã cho tôi những góp ý chuyên môn vô cùng quí báu cũng như luôn quan tâm, động viên tôi trước những khó khăn trong khi thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau Đại học, các Thầy Cô Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm- Đại học Huế và tất cả các thầy cô đã giảng dạy trong quá trình học tập của tôi, thầy cô đã cung cấp nhiều kiến thức và tư liệu để tôi có thể hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh Trường THCS Thủy Phương – huyện Hương Thủy và Trường THCS Nguyễn Hoàng Thành phố Huế đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực nghiệm. Và cuối cùng là đại gia đình của tôi, những người luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất về tinh thần, về vật chất, về thời gian … luôn bên tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện ước mơ của mình. Một lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc! Phan Thị Quý Hương iii iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii MỤC LỤC 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC HÌNH 5 MỞ ĐẦU 6 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 7 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 7 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 8. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 10 10. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 10 NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 12 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 12 1.1.1. Thí nghiệm và bài tập thí nghiệm 12 1.1.2. Kỹ năng học tập của học sinh 16 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 20 1.2.1. Trạng trạng dạy - học Sinh học ở trường trung học cơ sở 20 1.2.2. Nguyên nhân của những thực trạng trên 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24 CHƯƠNG 2 25 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC SINH HỌC 6 25 2.1. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 6 25 2.1.1. Cấu trúc, nội dung chương trình Sinh học 6 25 2.1.2. Các kỹ năng tư duy cơ bản cần rèn luyện cho học sinh thông qua bài tập thí nghiệm 29 2.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 30 2.2.1. Qui trình thiết kế bài tập thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh 30 2.2.2. Hệ thống bài tập thí nghiệm rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong dạy – học Sinh học 6 31 2.3. SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 43 2.3.1. Quy trình sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh 43 2.3.2. Sử dụng qui trình để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 47 1 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 48 3.1. Mục đích thực nghiệm 48 3.2. Nội dung thực nghiệm 48 3.3. Phương pháp thực nghiệm 48 3.3.1. Chọn trường thực nghiệm 48 3.3.2. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện kỹ năng tư duy thực nghiệm 48 3.3.3. Bố trí thực nghiệm 49 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 1. KẾT LUẬN 52 2. KIẾN NGHỊ 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 PHỤ LỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Ý nghĩa các chữ viết tắt BTTN Bài tập thí nghiệm GS.TS Giáo sư, tiến sĩ GV Giáo viên HS Học sinh PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ PP Phương pháp SGK Sách giáo khoa SGV Sách giáo viên SL Số lượng STT Số thứ tự THCS Trung học cơ sở TL% Tỷ lệ phần trăm TN Thí nghiệm 2 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên 20 Bảng 1.2. Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm 21 trong dạy học Sinh học ở các trường THCS 21 Bảng 1.3. Kết quả điều tra về học tập của học sinh 22 Bảng 2.1. Các bài tập thí nghiệm được lựa chọn để thiết kế trong 31 chương trình Sinh học 6 31 Bảng 3.1. Các tiêu chí và các mức độ đánh giá việc rèn luyện 49 kỹ năng phân tích thí nghiệm 49 Bảng 3.2. Tổng hợp các mức độ từng tiêu chí của 50 kỹ năng phân tích thí nghiệm 50 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Qui trình thiết kế BTTN để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh 30 Hình 2.2a. Hai cây TN ban đầu 35 Hình 2.2b. Một cây ngắt ngọn và một cây không ngắt ngọn 35 Hình 2.2c. Kết quả hai cây TN sau vài ngày 35 Hình 2.3a. TN sự vận chuyển nước 36 trong thân (Bắt đầu TN) 36 Hình 2.3b. TN sự vận chuyển nước 36 trong thân (Kết quả TN) 36 Hình 2.4. Cành cây đã bóc vỏ và mạch rây 36 Hình 2.5. TN chứng minh lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng 38 Hình 2.6. TN chứng minh cây nhả khí ôxi khi chế tạo tinh bột 38 Hình 2.7. TN chứng minh cây cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột 39 Hình 2.8. TN chứng minh cây thải khí cacbonic 40 Hình 2.9a. TN1 chứng minh sự thoát hơi nước qua lá 41 Hình 2.9b. TN2 chứng minh sự thoát hơi nước qua lá 41 Hình 2.10a. TN về điều kiện cần cho hạt nảy mầm (Bắt đầu TN) 42 Hình 2.10b. TN về điều kiện cần cho hạt nảy mầm (Kết quả TN) 42 Hình 2.11. Qui trình sử dụng BTTN rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS 43 5 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học đó là dạy học không chỉ là truyền đạt tri thức mà phải đưa học sinh (HS) vào hoạt động và thông qua hoạt động để HS chủ động tìm kiếm tri thức, từ đó rèn luyện kỹ năng nhận thức, kỹ năng học tập cho bản thân. Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Phương pháp quan sát và phương pháp thí nghiệm là những phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu Sinh học. Các kiến thức Sinh học phần lớn được các nhà khoa học phát hiện thông qua quan sát và thí nghiệm. Cho nên trong quá trình dạy học Sinh học, nếu giáo viên (GV) biết tổ chức HS tìm tòi phát hiện tri thức bằng cách cho HS lặp lại con đường mà các nhà khoa học đã phát hiện ra kiến thức đó thì không những rèn luyện cho HS tính tích cực trong học tập mà còn giáo dục lòng đam mê nghiên cứu khoa học cho người học. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy các môn khoa học thực nghiệm nói chung và môn Sinh học nói riêng ở nhà trường phổ thông hiện nay, phần lớn GV còn áp dụng phương pháp thuyết trình, chưa kết hợp lý thuyết với thực hành, tâm lý ngại sử dụng thí nghiệm trong giờ dạy và có xu hướng dạy chay. Do đó, chưa tạo được điều kiện để HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, cũng như kỹ năng thao tác thực hành, đồng thời chưa kích thích được tính hứng thú học tập môn Sinh học của học sinh. Chương trình Sinh học 6 giúp HS bắt đầu làm quen với thế giới sinh vật, trước hết là thực vật. Đây là một phần khá hấp dẫn đối với người học, kiến thức khá gần gũi, có nhiều thí nghiệm thú vị. Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học thì một trong những biện pháp được ưu tiên sử dụng là bài tập thí nghiệm. Việc cho HS giải các bài tập thí nghiệm không những rèn luyện kỹ năng tư duy cho HS mà còn khiến các em hứng thú hơn trong học tập, đồng thời giúp các em dễ khắc sâu kiến thức. Trên cơ sở đó, các em biết vận dụng các kiến thức Sinh học vào đời sống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6 Nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm (BTTN) trong chương trình Sinh học 6 – trung học cơ sở (THCS) nhằm rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Sinh học ở trường THCS. 3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thiết kế và sử dụng bài tập thí nghiệm phù hợp nội dung, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập thì sẽ rèn luyện được kỹ năng tư duy cho học sinh và nâng cao được chất lượng dạy - học Sinh học 6 nói riêng và bộ môn Sinh học ở trường phổ thông nói chung. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Các bài tập thí nghiệm và phương pháp sử dụng chúng để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Sinh học 6. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về bài tập thí nghiệm, vai trò và phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm. 5.2. Nghiên cứu quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật thiết kế các bài tập thí nghiệm. 5.3. Thiết kế hệ thống các bài tập thí nghiệm trong dạy - học Sinh học 6. 5.4. Nghiên cứu quy trình sử dụng các bài tập thí nghiệm trong dạy - học Sinh học 6. 5.5. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát khả năng giải và xử lý các bài tập thí nghiệm của học sinh. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích thí nghiệm trong dạy học Sinh học 6. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác giáo dục, các công trình nghiên cứu cải tiến dạy học hướng vào việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học Sinh học. 7 [...]... pháp sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Sinh học Chúng tôi nhận thấy rằng, việc nghiên cứu, thiết kế và sử dụng các bài tập thí nghiệm trong quá trình dạy học là việc làm cấp thiết nhằm rèn luyện các kỹ năng tư duy thực nghiệm cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học Sinh học 24 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY CHO HỌC SINH TRONG DẠY - HỌC SINH. .. đối với phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm GV có sử dụng nhưng không thường xuyên (60 ,00% GV thỉnh thoảng có sử dụng, 36, 00% GV là không sử dụng) Bảng 1.2 Kết quả điều tra về phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học Sinh học ở các trường THCS Phương pháp sử dụng Sử dụng BTTN trong khâu nghiên cứu bài học mới Sử dụng BTTN trong khâu củng cố kiến thức Sử dụng BTTN trong khâu kiểm tra... 32 64 ,00 18 36, 00 20 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hỏi đáp- tái hiện, thông báo Hỏi đáp- tìm tòi Dạy học đặt và giải quyết 20 43 26 7 52,00 14,00 4 0 8,00 0 19 38,00 31 62 ,00 0 0 2 4,00 30 60 ,00 18 36, 00 6 12,00 28 56, 00 16 32,00 10 18 20,00 36, 00 29 30 58,00 60 ,00 11 2 22,00 4,00 31 62 ,00 19 38,00 0 0 10 vấn đề Dạy học có sử dụng bài tập 40,00 85,00 20,00 32 64 ,00 8 16, 00 thí nghiệm Dạy học có sử dụng bài tập. .. huống Dạy học theo nhóm Dạy học bằng sơ đồ hóa Dạy học có sử dụng phiếu học tập Cho học sinh tự học với sách giáo khoa Qua bảng số liệu điều tra trên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được đa số GV quan tâm, vận dụng nhiều trong thực tiễn dạy học (85,00% GV thường xuyên sử dụng phương pháp hỏi đáp – tìm tòi, 62 ,00% GV thường xuyên dạy học có sử dụng phiếu học tập) ... thực nghiệm trong các khâu của quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy - học trong môn Sinh học còn rất hạn chế Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu lý luận, đề xuất quy trình thiết kế bài tập thí nghiệm và đề xuất giải pháp sử dụng các bài tập thí nghiệm trong dạy học Sinh học là rất cần thiết 9 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Xây dựng được các bài tập thí nghiệm rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh. .. trạng dạy - học Sinh học ở các trường THCS cho thấy việc sử dụng bài tập thí nghiệm trong dạy học chưa được nhiều giáo viên quan tâm, việc rèn luyện các kỹ năng tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh chưa thật sự chú trọng - Phương pháp sử dụng bài tập thí nghiệm là một trong những phương pháp dạy học mang tính tích cực, nó đặc biệt quan trọng trong việc dạy học các kiến thức về các quá trình sinh lý... được học [3] Nguyễn Tiến Dũng (2007) với nghiên cứu “Tác dụng của bài tập thí nghiệm trong dạy học vật lí ở trường phổ thông” Tác giả đã nghiên cứu vai trò của thí nghiệm trong việc phát huy các kỹ năng tư duy của học sinh trong dạy học [4] Như vậy, việc sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm trong dạy học đã được nghiên cứu và chú ý từ rất sớm Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng bài tập thí nghiệm. .. kết quả thí nghiệm từ đó rút ra kết luận Loại bài tập này được sử dụng trong trường hợp thiếu thiết bị thí nghiệm, thời tiết xấu không tiến hành thí nghiệm được, hoặc sử dụng trong khâu kiểm tra đánh giá (Gọi là bài tập thực hành thí nghiệm tư duy trên giấy và bút) Việc vận dụng bài tập thí nghiệm tư duy trên giấy và bút, tuy học sinh không có điều kiện học tập và rèn luyện các thao tác thí nghiệm, ... lượng dạy - học Sinh học 6 - Sử dụng các bài tập thí nghiệm đã thiết kế để rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích thí nghiệm 10 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2: Thiết kế và sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong dạy học Sinh học 6 Chương... hành thí nghiệm hoặc cách thức bố trí thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm và giải thích được kết quả thí nghiệm Đối với dạng bài tập này học sinh có thể đưa ra nhiều phương án thí nghiệm khác nhau nhưng nếu đúng đều có thể chấp nhận, đây là một trong số các bài tập phát huy được tính sáng tạo của học sinh một cách có hiệu quả 1.1.2 Kỹ năng học tập của học sinh 1.1.2.1 Kỹ năng học tập Kỹ năng học tập là . học Sinh học 6 31 2.3. SỬ DỤNG BÀI TẬP THÍ NGHIỆM ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 6 43 2.3.1. Quy trình sử dụng bài tập thí nghiệm để rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh . thí nghiệm trong dạy - học Sinh học 6. 5.4. Nghiên cứu quy trình sử dụng các bài tập thí nghiệm trong dạy - học Sinh học 6. 5.5. Thực nghiệm sư phạm để khảo sát khả năng giải và xử lý các bài tập. của học sinh là sử dụng các bài tập thí nghiệm [12]. Cao Ngọc Sằng (2005) - sử dụng thí nghiệm làm tăng tính tích cực hoạt động học tập của học sinh trong dạy học [17]. Nguyễn Thị Dung (20 06)

Ngày đăng: 04/12/2014, 15:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan