1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp dạy tác phẩm văn học gắn liền với đời sống trong môn ngữ văn 9 THCS

10 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 96,5 KB

Nội dung

A/- PHẦN MỞ ĐẦU I/- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: So với các môn học khác thì văn học phản ánh theo đặc thù của nó. Hình tượng nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh con người ngoài cuộc sống. Xã hội trong tác phẩm là xã hội của con người tập trung ở những mũi nhọn bậc nhất của cuộc sống. Cảm xúc tư tưởng khát vọng thể hiện trong tác phẩm là khát vọng, lý tưởng của người nghệ sĩ. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là lời ăn tiếng nói là chắt lọc từ cuộc sống. Vì vậy không có lý do gì giảng dạy văn học tách rời cuộc sống mà đen lại kết quả tốt đẹp cả về nhận thức và hành động. Trái lại nó không những giúp học sinh hiểu được mục đích, chức năng và nhiệm vụ của văn học mà ngay cả việc tìm hiểu, khám phá hình tượng văn học, nội dung tác phẩm cũng không thể nào giải quyết được. Tri thức trong tác phẩm văn học là tri thức về cuộc sống, điều đó là một chân lý. Qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy hiện nay dường như giáo viên ít liên hệ ngại tìm hiểu, sưu tầm tư liệu, chất liệu về hiện thức khách quan phản ánh trong tác phẩm. Không có tri thức về đời sống trong tác phẩm, giờ dạy khó có thể trả tác phẩm về với đời sống, đưa các em về với thưc tế đời thường vô cùng sinh động, khó có thể gọi là hay và sâu sắc được. Giờ dạy sẽ khô khan, chung chung mơ hồ không thoát khỏi ra trang sách, phòng học. Thiếu chất liệu đời sống để liên hệ làm sao giúp học sinh thâm nhập vào thế giới hình tượng, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm? làm sao giúp các em rung động được với tác phẩm? Như vậy, dạy tác phẩm văn học gắn với đời sống trong môn ngữ văn ở THCS theo tôi là rất cần thiết. Vì chắc chắn rằng, qua chi tiết học các em sẽ hiểu bài hơn và hiểu sâu sắc cuộc sống và xúc cảm về cuộc sống đó. II/- PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1 Năm học 2005 - 2006 tôi được nhà trường phân công dạy Ngữ văn lớp 9 (Chương trình thay sách). Với những suy nghĩ và trăn trở về công việc dạy môn văn phải gắn với đời sống nên phạm vi nghiên cứu của tôi qua đề tài này là: Một số biện pháp dạy tác phẩm văn học gắn liền với đời sống trong môn ngữ văn 9 - THCS. Đối tượng nghiên cứu là học sinh 2 lớp 9A và lớp 9B trường THCS Các Sơn. III/- THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu trong thời gian: Tháng 9 năm 2005 đến tháng 3 năm 2006. B- PHẦN NỘI DUNG: 1- Cơ sở lý luận: Xuất phát từ đặc trưng bộ môn, mỗi môn học phải làm cho học sinh hiểu cuộc sống, yêu cuộc sống, có khả năng cải tạo cuộc sống, xây dựng cuộc sống, thông qua đặc trưng đó. Khác với các môn học khác, phân môn Văn trong môn Ngữ văn vừa là "Lý thuyết" là khoa học, vừa là "cây đời" là cuộc sống. Quá trình sáng tác của nhà văn là quá trình nhạn biết khám phá, sáng tạo. Là quá trình đi từ cuộc sống đến tác phẩm, là quá trình nhào nặn chất liệu cuộc sống thực tiểm tàng bốn bể thông qua trí tuệ và tâm hồn nồng cháy của nhà văn. Việc dạy tác phẩm văn học trong phân môn Văn của ngữ văn không chỉ là thưởng thức văn chương nhưng trước hết lại là thưởng thúc văn chương. Thưởng thức văn chương không giống nhận thức khoa học: Đồng thời nhận thức khoa học là việc cảm thụ khoa nghệ thuật, đồng thời với sự rung động của trái tim chính là sự suy nghĩ của bộ óc, đồng thời với nhận thức, hoạt động ý chí là hoạt động tình cảm. Vì vậy dạy tác phẩm văn học gắn với đời sống theo đặc trung bộ môn, chính là cơ sở làm sống dậy hình tượng văn học, khám phá những vấn đề mấu 2 chốt để phát cao độ giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ, phục vụ tốt nhất yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng; điều khiển học sinh, tự giác lĩnh hội hình tượng văn học ấy để từ đó các em nhận thức đúng đắn cuộc đời thức, rung cảm trước cuộc đời thực, tự cải tạo tư tưởng, tình cảm của mình góp phần cải tạo, xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai. 2- Cơ sở thực tiễn: Hiện nay học sinh lớp 9 trường THCS Mai lầm nói riêng và học sinh các trường THCS ở nông thôn nói chung, các em là đối tượng học sinh cuối cấp nên vừa chú tâm cho việc học (học ngày cả, cả đêm). Cuối cấp nên các em rất chú tâm học tập, ngoài giờ học thì các em tranh thủ giúp đỡ gia đình nên các em rất ít vốn sống thực tế mà cuộc sống thig muôn màu muôn vẻ và đang đổi mới từng giờ, từng phút với những thành tựu kỳ diệu của nó. Mặt khác, các tác phẩm văn học được chọn lọc đưa vào chương trình ngữ văn 9 đều là những tác phẩm hay phong phú về thể loại đã phản ánh khá đa dạng sắc màu cuộc sống. Dù các em ở lứa tuổi 14 -15 nếu không mở rộng kiến thức thực tế cho các em thì chắc rằng các em không hiểu nổi không cảm thụ và rung động được. Nó sẽ là điểm "tắc"trong tác phẩm, án ngữ dòng nhận thức và cảm thụ của các em. Hơn nữa qua thực tiễn giảng dạy cua cá nhân tôi và việc dự giờ đồng nghiệp Trường THCS Các Sơn tôi nhận thấy việc đưa chất liệu đời sống vào soi sáng tác phẩm hiện nay còn ít hời hợt, việc liên hệ thực tế đời sống ở cuối bài của giáo viên còn máy móc, gò ép ít có hiệu quả. Trước thực trạng này bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp mong phần nào khắc phục những hạn chế đáng buồn nêu trên. 3- Các biện pháp thực hiện: Dạy tác phẩm văn học gắn với đời sống có nhiều hình thức, thể nghiệm qua 2 lớp 9A và lớp 9B bước đầu đạt kết quả tốt. Đó là biện pháp tái hiện cuộc 3 sống qua giờ giảng Văn (dạy tác phẩm văn học) và biện pháp đưa chất liệu đời sống trong việc liên hệ cuối bài. a) Biện pháp tái hiện cuộc sống trong giờ giảng Văn (dạy tác phẩm văn học): Trong các giờ dạy tác phẩm Văn học (phân môn Văn) của môn Ngữ văn 9 tôi đã chú ý tái hiện một số chi tiết, hình ảnh qua từ ngữ, hình tượng trong mỗi bài văn, bài thơ nhằm giúp các em dễ dàng thâm nhập với thế giới hình tượng, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. Đồng thời đưa các em trở về với thực tế đời thường vô cùng sinh động, giúp cho các em hiểu hơn cuộc sống, cảm xúc về cuộc sống đó. Thật vậy, khi dạy bài thơ "Đồng chí"- Chính Hữu nếu không cho các em biết thời điểm nhà thơ Chính Hữu vào bộ đội ngày 19/12/1946 thì cuối năm 1947 (Anh là chính trị viên Đại đội) cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc, từng phục kích và truy kích địch. Trong chiến dịch vô cùng kham khổ này hầu như lúc nào Chính Hữu cũng mặc trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày, ăn uống kham khổ, nhiều đêm phải rải lá khô để nằm chắc chắn dù các em chưa tận mắt chứng kiến nếm trải chiến tranh và nếm trải những gian khổ ấy nhưng chính sự tái hiện chân thực cuộc sống ấy đã làm cho các em xúc động, thấm thía. Mỗi hình ảnh thơ: "Đêm rét chung chăn", "áo anh rách vai ", "quần tôi có nhiều mảnh vá", "chân không giày" trong bài thơ trở nên sống hơn, thực hơn. Các em không chỉ hình dung cuộc sống của những người lính buổi đầu kháng chiến chống pháp như thế nào mà còn có thể cảm thông với bao gian khổ thiếu thốn mà các anh phải chịu đựng. Hay khi phân tích đến 3 câu thơ cuối bài tôi đã chú ý tái hiện hình ảnh thơ: "Đêm nay rừng hoang sương muối" ở chiến khu Việt Bắc những ngày cuối Đông năm 1947. Rừng hoang là cảnh rừng vắng lặng, âm u trong những đêm đông rất lạnh, nhất là những đêm có sương muối. Sương muối là một loại sương đọng 4 lại trên cành cây những hạt trắng như muối rất buốt. Chính nhà thơ đã từng bộc bạch: "Rừng hoang sương muối là một khung cảnh có thật. Sương muối làm buốt tê da như những mũi kim châm và đến lúc nào đó bàn chân tê cứng mất hết cảm giác" tái hiện và cung cấp tư liệu hiện thực của đời sống này giúp các em dễ dàng thâm nhập hình tượng trong câu thơ đồng thời cảm thông và chia sẻ với các anh khi phải chờ giặc trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường. Qua đó các em hiểu sâu sắc hơn sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội đã giúp các anh gần gũi, gắn bó nhau hơn cùng vượt qua mọi gian khó, thử thách. Khi dạy bài thơ "Viếng lăng Bác" của tác giả Viễn Phương có hai câu thơ trong đó khổ thơ thứ nhất xuất hiện hình ảnh "hàng tre". Và ở hai hình ảnh ấy có một hình ảnh thơ mang nét nghĩa thực và một hình ảnh thơ mang nét nghĩa ẩn dụ. Khi phân tích, tôi giảng cho các em hiểu hình ảnh cụ thể sinh động, gợi cảm của cây tre xanh Việt Nam để rồi giúp các em hiểu về hàng tre trong sương sớm bát ngát bên lăng Người. Sau đó mới cho các em tìm hiểu, phân tích nghĩa bóng trong câu thơ "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" Ở bài thơ: "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có nhiều chi tiết hình ảnh thơ trong bài giảng, nếu không mở rộng kiến thức thực tế cho các em thì các em (những học sinh miền xuôi) khó mà hiểu nổi, khó mà rung động được. Ví như tôi giảng cho các em thấy rằng: ở miền xuôi trẻ em nằm nôi, hát ru là hát đưa nôi. Nhưng ở miền núi - dân tộc Tà Ôi - người mẹ thường địu con sau lưng khi làm việc trong nhà, người nương và lời ru của mẹ là lời ru con ngủ trên lưng. Hay ở chi tiết "Mẹ thương A - kay, mẹ thương làng đói": Các em không chỉ đơn thuần hiểu rằng người mẹ vùng dân tộc thiểu số ây thương con, thương cái làng của mình. Mà phải cho học thấy được trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo đối với con thơ bé bỏng. Không chỉ thương con mẹ còn nặng tình với "làng 5 đói". Cái đói của người dân miền núi thật gay gắt: đói đến ăn củ sắn, củ nâu thay cơm, phải ăn tranh tro thay muối. Qua việc tái hiện chất thực của hình ảnh thơ đó các em sẽ hiểu hơn về người mẹ Tà Ôi. Mẹ nhân hậu, lòng mẹ bao la nặng tình nhà nghĩa xóm. Đối với bài: "Mã Giám Sinh mua Kiều" (trích "Truyện Kiều" của thiên tài Nguyễn Du) là văn bản rất có điều kiện để đối chiếu với thực tế và rất cần phải đối chiếu với thực tế mới phân tích được. Vì thế trong quá trình phân tích tôi đã hướng các em trở lại với thực tế để các em thấy được rằng: Khi đi vấn danh (dạm vợ) chàng rể thường phải ăn mặc đẹp, gọn gàng, sạch sẽ, cử chỉ lịch sự, nói năng lễ phép, khiêm tốn. Có khi nào chàng rể lại đến nhà gái lại tót ngay lên ghế trên ngồi một cách sỗ sàng, oai vệ không? (mà không thèm ngồi ghế dưới). Ghế trên thường dành cho vai vế nào? Vậy thì Mã Giám Sinh là con người nào đây? Như vậy, mỗi bài văn, bài thơ luôn chưúa nhiều điều lạ lẫm đối với các em. nếu như trong mỗi baìo dạy người giáo viên không mở rộng kiến thức thực tế, tái hiện những chi tiết, hình ảnh cuộc sống qua hình tượng ngôn ngữ trong tác phẩm thì giờ dạy sẽ đơn điệu khô khan, sự hiểu biết về cuộc sống qua tác phẩm sẽ mơ hồ và các em rất khó có thể thâm nhập vào thế giới hình tượng, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm. b) Đưa chất liệu đời sống trong việc liên hệ ở cuối bài: Đây là một biện pháp cũng rất cần thiết trong quá trình giảng dạy tác phẩm văn học ở lớp 9 THC Qua thực tiễn giảng dạy tôi đã rút ra kinh nghiệm này nhằm khắc phục sự gò ép, tuỳ tiện trong việc liên hệ cuối bài để cho nó thực sự trở thành những phút giảng dạy cần thiết và có ích. Muốn vậy đưa chất liệu đời sống dùng để liên hệ cuối bài ngoài những yêu cầu chung trên còn có giá trị hệ thống hoá kiến thức toàn bài, khẳng định chủ đề, đẩy mạnh xúc cảm học sinh trước một hình tượng ghi dấu ấn thật đậm, có sức vang mãi. 6 Chẳng hạn sau phần tổng kết văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ tôi đã liên hệ thực tế cho các em nghe nhằm tăng thêm xúc cảm ở các em trong những phút cuối. "Cái chết oan khốc của Vũ Nương trong câu chuyện của Nguyễn Dữ khiến ta cũng xót xa thương cảm cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phụ quyền, làm dấy lên trong mỗi chúng ta nổi đau về quyền sống của một kiếp con người. Tuy nhiên, sự thuỷ chung tấm lòng hiếu thảo, tình thương con của Vũ Nương giúp ta hiểu sâu sắc về vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam trong thời phong kiến, giúp ta yêu trân trọng những phụ nữ hôm nay. Hãy đấu tranh vì quyền sống, quyền hạnh phúc và sự tiến bộ của người phụ nữ". Khi dạy đến bài: "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải tôi nhận thấy đây là một bài thơ hay với bài thơ bừng lên cảnh sắc xuân, cuộc đời xuân và ước nguyện đẹp như mùa xuân của nhà thơ gốc xứ Huế ấy. Vì thế việc liên hệ với đời sống ở phần cuối bài là hết sức cần thiết đẻ giáo dục các em về ý thức trách nhiệm của mình. "Học xong bài thơ hẳn trong tâm hồn mỗi chúng ta đều cảm nhận được những dư vị ngọt ngào mà bài thơ để lại. Đó chăng chính là lòng yêu đời, nguyện ước chân thành mà thiết tha đươc đóng góp cống hiến cho đất nước của nhà thơ Thanh Hải? Được sống trong một xã hội thống nhất, hoà bình. Các em phải thể hiện rõ trách nhiệm của mình đối với gia đình, quê hương đất nước. Ngay từ bây giờ các em cố gắng nổ lự hơn trong học tập, trong lao động và rèn luyện. Hãy đừng quên làm những điều có ích (dù là nhỏ nhất) để làm đẹp cho cuộc sống này". Khi đưa chất liệu thực tế trong việc liên hệ cuối bài không chỉ liên hệ qua lời giảng sâu sắc, thắm tình của giáo viên mà theo tôi còn có thể liên hệ qua các câu hỏi ở cuối bài học (Phần: Luyện tập). 7 Tôi xin nêu ra các cây hỏi liên hệ trong phần luyện tập sau khi đã phân tích xong tác phẩm. - Bài thơ "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. ? Bằng những hiểu biết của mình em hãy so sanh sự giông nhau và khác nhau giữa anh bộ đội thời kháng chiến chống pháp với anh bộ đội ngày nay? - Bài thơ: "Sang thu" của tác giả Hữu Thỉnh. Dựa vào cách cảm nhận của mùa thu của nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài thơ "Sang thu" em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) nói lên cảm xúc của mình khi mùa thu sang trên quê hương em? - Bài thơ: "ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy. ? Em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày mộ tâm sự khác của em với ánh trăng trong một đêm tình cờ em ngắm trăng? - Bài thơ: "Nói với con" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. ? Từ tình cảm của cha con bé Thu trong câu chuyện đầy cảm động của nhà văn Nguyễn Quang Sáng em có suy nghĩ gì về tình cảm cha con của em trong cuộc sống thời bình? - Truyện ngắn: "Cố hương" của tác giả Lỗ Tấn. ? Qua truyện ngắn "Cố hương" của nhà văn Lỗ Tấn em có mong ước gì cho làng quê của mình? Theo tôi việc đưa chất liệu đời sống gắn với liên hệ ở cuối bài nếu biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hợp lý qua mỗi tiết dạy sẽ có tác dụng khêu gợi sự suy nghĩ, hành động của học sinh, gời dạy sẽ sâu sắc hơn. 4- Kết quả thể nghiệm: Với việc vận dụng linh hoạt hai biện pháp trên trong và sau khi phân tích tác phẩm trong giờ giảng văn của môn ngữ Văn 9 tôi dã tiến hành kiểm tra, khảo sát khả năng hiểu biết cuộc sống qua tác phẩm và khả năng xúc cảm trước 8 hình tượng và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của học sinh hai lớp 9A và lớp 9B trường THCS Các Sơn, bước đầu tôi đã thu được một kết quả tương đối tốt. Lớ Sĩ số Khả năng hiểu biết cuộc sống Khả năng xúc cảm trước hình tượng và thế giới nghệ thuật trong tác phẩm 9A 45 80% 75% 9B 41 72% 70% C- KẾT LUẬN: Gắn với đời sống tác phẩm văn học là một cách giảng dạy làm cho giờ dạy Ngữ văn đạt hiệu quả cao những yêu cầu mà giáo viên đã đề ra. Dạy tác phẩm văn học gắn với đời sống trong phân môn Văn của môn Ngữ văn 9 ở trường THCS là rất cần thiết nhằm làm cho học sinh hiểu bài sâu và thêm yêu cuộc sống hơn. Với hai biện pháp: Tái hiện cuộc sống trong giờ giảng văn và đưa chất liệu đời sống trong việc liên hệ cuối bài mà tôi đã suy nghĩ, tìm tòi, đúc rút, qua thực tiễn giảng dạy ở Ngữ văn lớp 9 trường THCS Các Sơn bước đầu đã đạt kết quả. Kết quả ấy được minh chứng qua chất lượng học tập của học sinh. Đó là đã nâng cao được vốn sống, vốn cảm xúc trong các em. Mặt khác còn bồi dưỡng năng lực, cảm thụ văn học, giáo dục tư tưởng, tình cảm, lòng yêu quê hương đất nước, lòng yêu con người ở học sinh. Hai biện pháp nêu trên nếu biết vận dụng linh hoạt, hợp lý sẽ đem lại những hiệu quả không nhỏ qua mỗi bài giảng văn. Chính vì vậy tôi xin nêu ra để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo. Rất mong có sự đóng góp ý kiến từ phía các đồng nghiệp NGƯỜI THỰC HIỆN 9 Đậu Thị Hiếu 10 . Văn (dạy tác phẩm văn học) và biện pháp đưa chất liệu đời sống trong việc liên hệ cuối bài. a) Biện pháp tái hiện cuộc sống trong giờ giảng Văn (dạy tác phẩm văn học) : Trong các giờ dạy tác phẩm. một cách giảng dạy làm cho giờ dạy Ngữ văn đạt hiệu quả cao những yêu cầu mà giáo viên đã đề ra. Dạy tác phẩm văn học gắn với đời sống trong phân môn Văn của môn Ngữ văn 9 ở trường THCS là rất cần. hình tượng, thế giới nghệ thuật trong tác phẩm? làm sao giúp các em rung động được với tác phẩm? Như vậy, dạy tác phẩm văn học gắn với đời sống trong môn ngữ văn ở THCS theo tôi là rất cần thiết.

Ngày đăng: 03/12/2014, 20:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w