tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ

55 655 2
tư tưởng hồ chí minh về giải phóng phụ nữ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, phụ nữ (PN) đã có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (XH), từ phạm vi gia đình đến cả cộng đồng. Vì vậy, phụ nữ là một lực lượng XH to lớn. Phải khẳng định, sức sống mãnh liệt của tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) chính là chủ nghĩa nhân đạo cao cả, tất cả vì con người, lấy con người làm điểm xuất phát, là mục tiêu của mọi tư tưởng (TT), hành động cách mạng (CM). Tư tưởng này được thể hiện sinh động nhất trong cách nhìn của Người đối với vấn đề PN. Ngay trong thời kỳ tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vị trí và tầm quan trọng của PN đối với sự phát triển của XH nói chung và dân téc (DT) Việt Nam (VN) nói riêng. Không chỉ dừng lại ở đó, là nhà TT, lý luận CM lớn của DT, Hồ Chí Minh còn thấy rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giải phóng PN, coi đó là thước đo của trình độ văn minh: "Nếu không giải phóng phụ nữ (GPPN) thì không GP một nửa loài người". Có thể nói, đây chính là lý do quan trọng nhất để TTHCM không bị lỗi thời bởi sự vận động nghiệt ngã nhưng rất công bằng của lịch sử (LS). Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin, TTHCM là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động CM của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, PNVN ở thời đại Hồ Chí Minh đã được GP về cơ bản và có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp GPDT, GP giai cấp (GC) và GPXH. Ngày nay, Đảng CSVN đang kế thừa, vận dụng và phát triển TTHCM về vấn đề GPPN lên tầm cao mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn nữa TTHCM về vấn đề đó trong các giai đoạn phát triển của DT, đặc biệt là ở thời kỳ đổi mới. 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề GPPN được nhiều nghiên cứu đề cập tới với những hình thức và mức độ khác nhau. Ngay từ những ngày đầu của cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm thích đáng trong việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện vấn đề giải phóng phụ nữ. Nghiên cứu vấn đề phụ nữ trong TTHCM đến nay chúng tôi thấy có một số Ên phẩm của Nhà xuất bản phụ nữ: "Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ" (1970); "Bác Hồ với phát triển phụ nữ Việt Nam" (1982);" Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ" (1990) Trong đó chủ yếu thống kê các bài nói, bài viết của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ. Một số luận án thạc sĩ Lịch sử Đảng, Triết học, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ: "Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong cách mạng Việt Nam" của Đặng Thị Lương (1993); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ" của Lê Minh Hà (1995). Một số luận văn cử nhân cao cấp đề cập đến vấn đề phụ nữ như: "Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ" của Vũ Văn Vinh (2000); "Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ" của Vũ Thị Thúy Nhơn (2000); "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ" của Đào Tố Uyên (2003); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ vào hoạt động thực tiễn của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới" của Trương thị Thu Thủy (2006), v.v Gần đây, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (TWHLHPNVN), Trung tâm nghiên cứu khoa học về PN, Bảo tàng PN đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học về vấn đề này và sản phẩm của nó đã được công bố trên các tạp chí, sách, báo và các hình thức xuất bản khác. Các luận án tiến sĩ cũng đã đề cập đến nội dung cụ thể của TT này. Theo đó, các nhà khoa học đã khái quát một số nội dung của TTHCM về GPPN và biểu hiện sinh động của TT Êy trong quá trình CMVN. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có một đề tài có tính chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này. 2 3. Phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài - Đề tài chỉ nghiên cứu nội dung TTHCM về vấn đề GPPN và biểu hiện giá trị thực tiễn trong CMVN. TT này vừa giàu tính lý luận vừa có giá trị thực tiễn. Vì vậy, đề tài có nhiệm vụ sau: - Chứng minh tính tất yếu của vấn đề GPPN trong LS phát triển nhân loại, theo đó cũng chính là yêu cầu của LSVN. - Làm sáng tỏ những quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề GPPN và sự vận dụng trong công cuộc đổi mới. Theo đó bước đầu đề xuất một số những giải pháp với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề GPPN trong thời kỳ hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu và tài liệu Trên cơ sở vận dụng tổng hợp những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp duy vật biện chứng và duy vật LS; LS - lôgic; phân tích- tổng hợp; lý luận - thực tiễn từ các nguồn tài liệu: Các tác phẩm của Hồ Chí Minh; các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu nghiên cứu LS phát triển của phong trào PNVN. Đề tài còn kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học nghiên cứu TTHCM của các nhà khoa học trong nước và quốc tế 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương 7 tiết. 3 Chương 1 GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ - YÊU CẦU TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VÀ LỊCH SỬ VIỆT NAM 1.1. YÊU CẦU TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ NHÂN LOẠI Phụ nữ là một nửa của nhân loại, điều đó được xác định từ khi có loài người. Tuy vậy, trong quá trình phát triển của LS, vai trò của PN không phải lúc nào cũng được đánh giá và nhận thức giống nhau. Dưới chế độ công xã thị téc, vai trò của PN rất lớn. LS đã ghi nhận từng tồn tại một chế độ mà quan hệ XH là mẫu hệ hay mẫu quyền. Bản chất của chế độ này không phải là vai trò thống trị của PN đối với đàn ông, mà là vai trò của họ đối với cuộc sống của cả cộng đồng. Lúc này, do chiếm vị thế chủ đạo trong nền sản xuất theo phương thức săn bắt, hái lượm nên vật chất đảm bảo cho đời sống cộng đồng được làm ra bởi PN; con cái sinh ra chỉ biết mẹ, mang họ mẹ; chia cái ăn, cái mặc cho các thành viên của cộng đồng cũng là PN. Chế độ XH này kéo dài hàng triệu năm, và cũng bấy nhiêu thời gian vai trò của PN được khẳng định. Đến thiên niên kỷ I trước công nguyên, loài người tìm thấy kim loại, vì vậy sản xuất ngày càng phát triển bởi sự tiến bộ của công cụ lao động.Thực trạng này đòi hỏi nhiều hơn sức lao động của đàn ông và theo đó, đảm bảo cuộc sống cho cộng đồng lại chính là đàn ông, XH phụ quyền ra đời thay thế XH mẫu quyền. Và khác với XH mẫu quyền, đàn ông không chỉ xác lập uy tín của mình trong gia đình và XH, mà còn cả quyền áp bức PN. Của cải vật chất làm ra nhiều dẫn đã xuất hiện tư hữu, hệ quả là GC ra đời và cuộc đấu tranh GC cũng bắt đầu, nhằm đòi các quyền tự do, bình đẳng của cá nhân. Trong quá trình đó, đấu tranh GPPN, đòi quyền bình đẳng và nâng cao vị trí của người PN trong XH là một nội dung mang tính phổ biến và là yêu cầu tất yếu của LS, nó phản ánh một mặt của nền văn minh nhân loại trong từng nấc thang khác nhau. 4 Suốt thời kỳ trung cổ, chế độ phong kiến vốn là cơ sở kinh tế (KT), XH của các hệ TT bảo thủ và phản động đối với vấn đề PN. Những quy định hà khắc của lễ giáo phong kiến và TT đẳng cấp trong XH đã kìm hãm tận cùng sự phát triển của cá nhân người, trong đó PN bị khinh miệt, coi thường, rẻ róng và bị tước hết quyền làm người. Khổng Tử đã viết: " Chỉ có bọn tớ gái và bọn tôi trai là mình khó ở cho họ vừa lòng. Hễ mình gần gũi, dễ dãi với họ thì họ khinh lờn. Còn nh mình xa cách nghiêm nghị với họ thì họ oán ghét" [9, tr. 283]. Phải chăng khi phát ngôn nh vậy, người sáng lập đạo Nho mà chữ "hiếu" được đặc biệt coi trọng đã quên rằng mình cũng có mẹ. Từ chỗ khinh miệt PN đến tột cùng, Nho giáo đã có tư tưởng phi lý đến phi nhân đối với PN với các thuyết: tam cương, tam tòng… Có thể khẳng định, suốt hàng ngàn năm, giáo lý phong kiến đã có chung quan niệm: phụ nữ là loại người khó giáo dục; nam ngoại nữ nội; đạo tam tòng; trai 5 thê 7 thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng; một con trai coi là có, 10 con gái coi là không…Đó thực chất là nhà tù vô hình giam cầm bao thân phận PN, biến họ thành nô lệ của đàn ông và nô lệ của cả XH. Thực tế đó đặt ra cho nhân loại một nhiệm vụ tất yếu: giải phóng phụ nữ. Thời trung cổ, một số người mang trong mình chủ nghĩa (CN) nhân văn đã có vài động thái hướng tới quyền làm người ở giai đoạn văn hóa phục hưng. Sự tiến bộ đó đã le lói chút ánh sáng cho TTGPPN. Nhưng trên tư cách công dân và cá nhân người, TT đó chỉ được bắt đầu hình thành tương đối đầy đủ trong quá trình phát triển của XH tư sản. TT tù do, bình đẳng xuất hiện từ thời phục hưng được GC tư sản nắm lấy và coi là vũ khí sắc bén để tấn công vào chế độ phong kiến, xác lập vị trí của GC tư sản trong lịch sử. Người Mỹ nói: " Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong các quyền Êy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phóc" [16, tr. 1], còn người Pháp lại quan niệm " Người ta sinh ra tù do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi" [16, tr. 1] Theo đó, nhân loại vượt qua bóng đêm u ám của thời Trung cổ để vươn tới ánh sáng của văn minh, 5 đồng thời làm cho 2 bản Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp trở nên bất hủ. Tuy vậy, do hạn chế về bản chất GC, tính nhân văn của các TT đó đã bị vi phạm thô bạo. GC tư sản đã quay lưng lại những người từng là bạn đường của mình trong cuộc đấu tranh chống CN phong kiến và biến họ thành kẻ bị thống trị. Ách áp bức GC không chỉ vẫn tồn tại mà còn rất tàn bạo thể hiện ở mức độ tinh vi hơn nhiều. Trong số những người thuộc giai cấp bị trị, PN lại là những nạn nhân bi thảm nhất. Họ bị tước đoạt mọi thứ, kể cả những quyền sơ đẳng trong đời sống XH. Thực tế đó làm nảy sinh hàng loạt vấn đề mới, mà tự do bình đẳng của GC vô sản trong đó có PN là một đòi hỏi khách quan. Nhận thức được yêu cầu của lịch sử, CNXH không tưởng đã xuất hiện ở đầu thế kỷ XIX với các nhà tư tưởng lớn: Xanh-xi-mông, Phu ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh). Mỗi người có một ý tưởng, một phương pháp riêng, nhưng nhìn chung các ông đều phê phán hạn chế của CM tư sản, lên án sự bóc lột tàn bạo của GC tư sản đối với ND nói chung và PN nói riêng và dự đoán về một XH tương lai tốt đẹp, không có áp bức bóc lột, mọi người đều được tự do, bình đẳng. Để thực hiện, theo các ông, nhất định một cuộc CM mới sẽ phải nổ ra. Nếu Phu- ri-ê coi trình độ GPPN là biểu hiện của GPXH thì Ô-oen lại áp dụng TT tù do, bình đẳng cho PN và trẻ em ngay trong chính công xưởng của mình. Song các nhà CNXH không tưởng có hạn chế lớn, họ chỉ nhìn thấy sự cùng khổ và coi quần chúng ND lao động là đám đông phải cứu vít mà không thấy yếu tố CM trong sự cùng khổ đó. Chính vì vậy, quần chúng ND lao động không được coi là động lực của các cuộc CM xã hội. Các ông cho rằng, phải dùa vào vĩ nhân nào đó hay chân lý vĩnh cửu; cải tạo XH bằng cải cách dần dần, hòa hợp GC chứ không phải bằng bạo lực CM, và hạn chế lớn nhất là các ông không phát hiện được lực lượng GPXH chính là GCCN. Chính vì vậy, trào lưu TT này đã không có sức sống, đến những năm 40 của thế kỷ XIX thì trở nên lỗi thời, thậm chí phản động. Tuy vậy, ở vào thời điểm LS đó, với TT và hành động của mình, các nhà sáng lập CNXH không tưởng- phê phán cũng đã góp phần thức tỉnh quần chúng lao khổ đấu tranh. Và nh vậy, họ góp một phần thúc đẩy LS tiến lên, đặt một trong những dấu son ghi nhận sự phát triển của LSTT nhân loại. 6 Cách mạng công nghiệp ở Anh và một số nước hoàn thành, nền đại công nghiệp phát triển. Giai cấp tư sản củng cố hơn nữa vai trò thống trị của mình, mâu thuẫn GC trong XH tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Giai cấp vô sản cũng lớn mạnh và trở thành một lực lượng độc lập, bước lên vũ đài chính trị (CT). LS đòi hỏi phải có một TTCM tiên tiến hơn, đáp ứng yêu cầu kim chỉ nam cho cuộc đấu tranh của GC vô sản. Chủ nghĩa XH khoa học ra đời với tên tuổi của các nhà TT vĩ đại: C.Mác và Ph.Ăngghen. Lý luận CM của CNXH khoa học không chỉ thấm đẫm bản chất nhân văn sâu sắc mà còn vượt lên những hạn chế của các TT trước đó. Với quan điểm duy vật biện chứng, duy vật LS, CN Mác đã coi con người là chủ thể duy nhất có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới, trong đó công lao lớn và cũng là nhân văn nhất chính là ở chỗ các ông đã ghi nhận, đánh giá đầy đủ vai trò và vị trí của PN: Trong lịch sử nhân loại, không có một phong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà lại không có phụ nữ lao động tham gia. Phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cả những người bị áp bức, nên không bao giê họ đứng ngoài và không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng, kể từ phong trào nô lệ đến các phong trào của XH đương thời. Đặc biệt trong phong trào Công xã Pari (1870), PN đã tham gia đông đảo và có vai trò lớn, họ đã sát cánh chiến đấu cùng đàn ông để đánh đổ GCTS. Từ thực tế đó, C.Mác đã khái quát: " Ai đã biết LS thì biết rằng muốn sửa sang XH mà không có PN giúp vào, thì chắc chắn không làm nổi" [11, tr. 217]. Hơn nữa, các ông còn lấy chính mức độ GPPN làm một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ văn minh của nhân loại: " Xem TT và việc làm của đàn bà con gái thì biết XH tiến bộ như thế nào" [11, tr. 217]. Cách mạng vô sản có nhiệm vụ xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, xây dựng một XH mới văn minh và nhân đạo hơn. Đối tượng được giải phóng và cũng chính là một trong những động lực của CM là PN. Theo đó, đây là cuộc CM triệt để nhất trong LS, là hòn đá tảng phân biệt bản chất của các cuộc CMXH. V.I.Lênin cho rằng: "Chõng nào mà PN không những chưa được tự do đời sống chính trị nói chung và cũng chưa được quyền gánh vác một công 7 việc thường xuyên và chung cho cả mọi người, thì chõng Êy chưa có thể nói đến CNXH được, mà cũng chưa thể nói đến ngay cả một chế độ dân chủ toàn vẹn và bền vững được" [10, tr. 158]. Theo ông, Đảng Cộng sản phải có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo họ tham gia CM. Khi nêu lên các giải pháp GPPN, các nhà kinh điển của CNXH khoa học đã xuất phát từ một quan điểm rất khoa học và thực tế. Đó là việc PN bị loại khỏi các hoạt động kinh tế, dẫn tới bị tước đoạt quyền bình đẳng với đàn ông về mọi mặt. Ph.Ăngghen đã có cách nhìn rất biện chứng: "Sù GPPN, quyền bình đẳng giữa nam và nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được, chõng nào mà PN còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất XH và còn phải bị bó hẹp trong công việc riêng tư của gia đình" [11, tr. 506]. Như vậy, muốn GPPN, điều tiên quyết là phải để PN tham gia sản xuất trên một quy mô XH rộng lớn và chỉ làm công việc nội trợ Ýt thôi. Nhưng một mâu thuẫn khó giải quyết sẽ xẩy ra, đó là, người PN lại không đảm bảo chức năng làm vợ, làm mẹ trong gia đình. Lại cũng Ph.Ăngghen, bằng tư duy chính trị của mình đã đưa ra giải pháp như sau: biến công việc nội trợ thành công việc chung của XH và thành lao động hàng hóa. Giải pháp này trở thành hiện thực bởi V.I.Lênin. Cách mạng XHCN tháng Mười Nga (1917) thành công, nước Nga xô viết ra đời, chấm dứt tình trạng áp bức GC và XH ở nước Nga. Vấn đề GPPN có điều kiện thực hiện. Vừa là nhà lý luận CM, vừa là người hoạt động thực tiễn, sự nghiệp GPPN theo V.I.Lênin phải thực hiện hai bước: - Bước 1: Vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, lừa bịp và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất của chế độ tư sản. Đem chính quyền CM trao cho số đông quần chúng ND lao động. Chính quyền CM phải thủ tiêu bất bình đẳng trong pháp luật về hôn nhân, gia đình và con cái. - Bước 2: GPPN ra khỏi cảnh " nô lệ gia đình" bằng cách chuyển công việc nội trợ gia đình vụn vặt thành công việc lớn của XH, để PN tham gia lao động sản xuất chung. Theo V.I. Lênin, đây là một việc làm không dễ, vì thực chất là chúng 8 ta đang thay đổi một trật tự thâm căn cố đế, đã thành thãi quen của toàn XH. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước Xô viết đã từng bước thực hiện GPPN bằng các chủ trương và chính sách khác nhau. Việc lập một số cơ quan làm mẫu nh nhà ăn, nhà trẻ; để PN tham gia hoạt động chính trị, quản lý nhà nước và các xí nghiệp công cộng là một biện pháp hiệu quả nhất. Lúc đó, nước Nga xô viết là nơi đầu tiên trên thế giới, PN đã được bình đẳng hoàn toàn về mọi mặt với đàn ông ở trong gia đình cũng như ngoài XH. Thực tiễn của CMXHCN tháng Mười Nga đã khẳng định chân lý: Chỉ có giải phóng giai cấp, phụ nữ mới được giải phóng, giai cấp vô sản sẽ không được tự do hoàn toàn nếu PN không được tự do. Như vậy, kế thừa, phát triển những TT của nhân loại về GPPN, chủ nghĩa Mác- Lênin thể hiện tính vượt trội ở chỗ, đã chỉ rõ nguyên nhân sự bất bình đẳng giữa nam và nữ để từ đó nêu lên nguyên lý và những giải pháp có tính khả thi cho sự nghiệp GPPN. Đó là phải gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc cách mạng XHCN, đặt vấn đề giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cuộc cách mạng vô sản. Song để nó trở thành hiện thực trong cuộc sống, yêu cầu các lãnh tụ cách mạng phải biết vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh LS cụ thể của nước mình, bởi không có một công thức cũng như một biện pháp tuyệt đối nào cho từng trường hợp riêng biệt cụ thể. 1.2. VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ TRONG LỊCH SỬ DÂN TÉC VIỆT NAM Trong quá trình phát triển của LSDT, PNVN cũng đã có một thời kỳ được nhận thức đúng và đánh giá rất cao bởi vai trò của mình trong xã hội mẫu quyền. Chả thế mà, ở Việt Nam, người ta có khái niệm "cái" để gọi một số thứ mang tính chất và ý nghĩa "quan trọng", "đứng đầu", "to lớn" như: đường cái, sông cái, cổng cái, cửa cái, đũa cái,…Thế nhưng khi tư hữu và GC xuất hiện, nhất là chế độ phong kiến ra đời lại lấy Nho giáo, thuyết Khổng- Mạnh làm mực thước và công cụ củng cố trật tự xã hội thì thân phận của PN bị đảo lộn ghê gớm. Điều này thể hiện trong sách Việt Nam văn hóa sử cương: Trong chế độ phụ quyền, đàn ông là gia trưởng có uy quyền tuyệt 9 đối trong nhà. Ví dô: + Có quyền sở hữu và quản lý tài sản của gia đình, vợ con phải làm lụng cho gia trưởng. + Có quyền sở hữu đối với vợ con và có thể bắt đi làm thuê hay đem bán đi được. Gia trưởng là một vị chủ nhân chuyên chế, cũng như một vị quân chủ chuyên chế. Luật nhà Lý quy định: Vợ con người bị tội lưu đày đều bị sung công. Lệ nhà Trần cho phép người chồng có vợ ngoại tình được coi vợ là nô tỳ và tự ý đem cầm bán [25, tr. 125]. Đến thời nhà Lê, Nho giáo với yếu tố tiêu cực nhất là coi khinh PN đã trở thành TT chính thống, vượt lên trên đạo Phật, thâm nhập vào triều đình,vào nhân dân và phong tục tập quán xã hội. Từ đó trở đi, chế độ tôn pháp và lễ giáo Khổng - Mạnh ngày càng gắn bó với chế độ phong kiến thì thân phận PN lại càng bi thảm hơn bao giê hết. Đặc biệt đến đầu thế kỷ XIX, luật Gia Long lại tròng lên đầu, lên cổ người PN những điều khoản hà khắc nặng nề. Nạn nhục hình PN bằng các biện pháp khiếp đảm vừa chà đạp thô bạo lên thể xác, vừa xúc phạm nhân phẩm ghê gớm mà di chứng của nó mãi không xóa được, như gọt gáy bôi vôi; voi dày, ngựa xé; thả trôi sông được coi là phổ biến. Và không chỉ vậy, GC phong kiến còn sử dụng cả sự đàm tiếu độc ác của dư luận để đe dọa và trừng trị những người PN muốn thoát khỏi vòng trãi buộc của lễ giáo phong kiến. Thực trạng đó làm cho nhiều thế hệ PNVN bị gông cùm trong xích xiềng đồng sắt và đau khổ bất công suốt cả cuộc đời. Lúc ở nhà phải "tòng phô". Mất quyền tự do hôn nhân không được chọn người lấy làm chồng. người con gái trở thành món hàng mua bán với gánh nặng gia đình nhà chồng cả cuộc đời với thuyết "tòng phu". Ngoài ra, họ còn bị chôn sống ngay trong buồng ngủ của mình bởi cảnh ngộ " phu tử tòng tử"nếu không may là góa phô khi còn trẻ. Một tình trạng xấu xa như vậy đã vây hãm PN, làm hạn chế vai trò của PN vào sự 10 [...]... tiến bộ của nhân loại: lãnh tụ Hồ Chí Minh 16 Chương 2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ 1.1 CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sinh ra trong mét gia đình khoa bảng, giàu lòng yêu nước, yêu lao động, lại ở một quê hương có truyền thống đánh giặc cứu nước, tụ nghĩa vì dân Ngay từ những năm tháng Êu thơ, Hồ Chí Minh đã được sống trong mái... ông về mọi phương diện" [8, tr 10] Bằng sù quan tâm chăm sóc của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam đã được giải phóng về căn bản Chị em có điều kiện để phát huy tài năng và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cách mạng cả nước Và chính nó khẳng định tư tưởng giải phóng phụ nữ gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nghiệp giải. .. trong đó có phụ nữ Phụ nữ cũng là một bộ phận của dân téc và giai cấp, đánh đổ đế quốc, giải phóng dân téc phụ nữ cũng được giải phóng một bước cơ bản Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền dân téc thiêng liêng về độc lập phải gắn bó hữu cơ với các quyền cơ bản và tự do, hạnh phóc của con người Theo đó, nếu giai cấp chưa được giải phóng thì phụ nữ không thể tự giải phóng được Giai cấp chỉ được giải phóng hoàn... toàn và triệt để khi nào phụ nữ được hoàn toàn giải phóng Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đưa ra mét quy luật phổ biến và coi đó là xu thế tất yếu của tiến bộ xã hội và tiến bộ lịch sử: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải gắn liền và là một bộ phận của sù nghiệp ba giải phóng: giải phóng dân téc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội Chỉ khi nào quy luật này được thực hiện thì phụ nữ mới có thể tham gia... bất bình đẳng đối với phụ nữ mà còn vạch ra biện pháp giải phóng phụ nữ và cũng chính Người trực tiếp thực hiện sự nghiệp đó Với quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra hai giải pháp sau: + Thực hiện giải phóng phụ nữ phải gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Ngay từ khi soạn thảo Cương lĩnh chính trị của Đảng CSVN, Hồ Chí Minh đã xác định: "Thực hiện nam nữ bình quyền" Cách... các quan niệm lỗi thời, lạc hậu, tư tưởng phong kiến, mà chủ yếu là do ách áp bức dân téc và giai cấp của chủ nghĩa tư bản ở Việt Nam cũng vậy, phụ nữ là một bộ phận của dân téc, nếu dân téc không được 30 độc lập tự do thì phụ nữ cũng mất hết quyền tự do Do đó, chỉ khi nào dân téc được giải phóng, phụ nữ mới được giải phóng Tin tư ng vào các dân téc thuộc địa, Hồ Chí Minh chỉ rõ tiềm lực cách mạng to... triển phụ nữ mạnh hơn, rộng hơn, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Người yêu cầu Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là cầu nối giữa Đảng với các tầng líp phụ nữ thông qua việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách có liên quan đến phụ nữ Mặt khác Hội phải sâu sát, phản ánh đúng tâm tư của chị em phụ nữ từ đó tham mưu tư vấn... chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về quyền lợi của phụ nữ Các quyền tự do bầu cử, ứng cử, quyền lập hội, quyền tham gia các tổ chức chính trị, quyền học tập, lao động, tự do trong hôn nhân gia đình…của phụ nữ đã trở thành hiện thực Tuy nhiên, để vấn đề giải phóng phụ nữ có tính khả thi, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm tạo cơ sở pháp lý mà Người còn khẳng định dứt khoát: Đảng và Chính phủ phải... của phụ nữ, nhưng chỉ dừng lại ở sự cảm thông hoặc thuyết giáo an ủi cho số phận của phụ nữ Do điều kiện lịch sử, họ bất lực trước những yêu cầu mà vấn đề giải phóng phụ nữ đòi hỏi Vì vậy, người phụ nữ phải cam chịu khổ đau với ảo tư ng, sau này sẽ được trở về Èn dật dưới bóng từ bi của đức Phật hay nóp dưới bàn chân của Chóa Ở các nước tư bản, giai cấp tư sản luôn tự hào với nền dân chủ "văn minh" ,... sè 12 em gái ở độ tuổi 12, những phụ nữ có thai, những bà cụ 70 tuổi, và những bà mẹ đang cho con bú suốt hơn một tháng trời… - Năm 1929, Đảng Ku- Khec luc-Khamlan đã hành hình 12 phụ nữ ở Mitxixipi, 7 phụ nữ ở Alabima, 6 phụ nữ ở Tếchdat, 5 phụ nữ ở ác - căng- daxơ, 5 phụ nữ ở Giooc-gi-a… - "Công nhân phụ nữ ở Đông Dương chiếm một phần lớn trong giai cấp vô sản Bọn tư bổn và bọn đế quốc ngày càng mở . " ;Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ& quot; của Vũ Thị Thúy Nhơn (2000); "Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ& quot; của Đào Tố Uyên (2003); Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh. của Người về vấn đề giải phóng phụ nữ. Một số luận án thạc sĩ Lịch sử Đảng, Triết học, Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ: " ;Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ trong. (1993); " ;Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ& quot; của Lê Minh Hà (1995). Một số luận văn cử nhân cao cấp đề cập đến vấn đề phụ nữ như: " ;Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ& quot; của

Ngày đăng: 30/11/2014, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan