Để phụ nữ được bình đẳng với nam giới chỉ có một con đường đó là học tập, nâng cao nhận thức và hiểu biết mọi mặt để tham gia các hoạt động xã hội nhằm khẳng định vị trí của mình.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo: "Một dân téc dốt là một dân téc yếu", lời cảnh báo đó luôn có ý nghĩa thời sự. Nhận thức sâu sắc, Đảng cộng sản Việt Nam đã có chiến lược coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu và đã không ngừng đầu tư cho giáo dục, trong đó vận dụng nhiều chính sách nhằm khuyến khích phụ nữ học tập, nâng cao văn hóa. Phô nữ được mệnh danh là " nhà giáo dục đầu tiên" của con người. Cuộc điều tra năm 1993, Ngân hàng thế giới đã kết luận: đầu tư giáo dục cho phụ nữ là loại đầu tư đem lại nhiều lợi Ých nhất. Khi trình độ phụ nữ được nâng cao, họ sẽ có điều kiện phát triển mọi mặt và ắt hẳn họ sẽ đào tạo cho gia đình nói riêng và xã hội nói chung một thé hệ mới khỏe mạnh về thể chất và lành mạnh về tinh thần. Chính vì vậy, trong kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã đề ra mục tiêu: Thực hiện quyền bình
đẳng của phụ nữ trong giáo dục - đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt.
Thực tế cho thấy, hiện nay tỷ lệ mù chữ và mù lại của phụ nữ nhiều hơn nam, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của phụ nữ cũng thấp hơn, số học sinh nữ bỏ học nhiều hơn nam…Điều này không phải tự bản thân phụ nữ kém cỏi mà do nhiều nguyên nhân khác nhau: bận rộn công việc gia đình; ảnh hưởng bởi những quan niệm cũ; điều kiện kinh tế gia đình không cho phép..Từ sự chênh lệch đó dẫn tới chênh lệch trong cơ hội tìm kiếm việc làm,thu nhập, hoạt động xã hội …
Để khắc phục thực trạng trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, tổ chức phụ nữ, gia đình và xã hội trong việc thay đổi nếp nghĩ truyền thống về về vị trí, vai trò quyền lợi và trách nhiệm của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Không chỉ vậy, Đảng và Nhà nước còn phải quan tâm, kiểm tra việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cán bộ, lao động nữ đang trong quá trình đi học nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ; tổng kết thực tế để rót ra những kinh nghiệm nhằm sửa đổi chính sách và xây dựng chính sách mới cho phù hợp. Đồng thời ban hành chính sách hỗ trợ cho trẻ em gái, nhất là ở các dân téc thiểu số; các gia đình nghèo cũng như vùng kinh tế khó khăn. Chẳng hạn miễn học phí, hỗ trợ học bổng từng phần hoặc toàn phần cho trẻ em gái. Các cộng đồng
làng xã, phường tổ chức quyên góp giúp các gia đình nghèo chi phí cho con em đi học; đối với các học sinh giỏi cần có quy định khen thưởng thỏa đáng để khuyến khích. Tiếp tục mở các líp bổ túc văn hóa cho người lớn mà đối yượng là phụ nữ. Có nh vậy việc nâng cao trình độ văn hóa cho phụ nữ mới có tính khả thi.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội trong việc tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện vai trò của mình, bản thân phụ nữ cũng cần phải tự vươn lên tiếp tục tự khẳng định mình trong điều kiện lịch sử mới bằng chính trí tuệ, tri thức, năng lực và phẩm hạnh của mình. Có nh vậy, phụ nữ Việt
Nam mới tiếp tục có chỗ đứng xứng đáng trong công cuộc cách mạng của dân téc vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
KẾT LUẬN
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn, tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có tính cập nhật kỳ diệu, trong đó giải phóng phụ nữ là một điểm nhấn ngời sáng trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Không chỉ nêu lên những quan điểm về giải phóng phụ nữ mang tính cách mạng, khoa học và nhân đạo, Hồ Chí Minh còn lãnh đạo và chỉ đạo Đảng, Nhà nước và toàn xã hội thực hiện sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Theo đó, giải phóng phụ nữ là một trong những mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam và vấn đề giải phóng phụ nữ có tính khả thi. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, líp líp phụ nữ Việt Nam đã được thoát khỏi áp bức, bất công, những trãi buộc bởi hủ tục và quan niệm phong kiến nặng nề. Họ có khả năng làm chủ bản thân, được bình đẳng với nam giới trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, điều mà trước đó hàng ngàn năm chưa bao giê dám mơ. Đó là động lực to lớn để phụ nữ Việt Nam hăng hái tham gia đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của cả dân téc.
Bước vào thời kỳ đổi mới, với những đặc trưng mới của một xã hội mở cửa, giao lưu rộng rãi ở trong và ngoài nước, một xã hội năng động với tốc độ phát triển nhanh. Sự phát triển toàn diện của con người trở thành nhu cầu bức thiết. Để tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động xã hội cùng nam giới, Đảng và Nhà nước kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo những quan điểm của Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng CSVN đã đề ra nhiệm vô:
Đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới. Tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Bồi dưỡng đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em. Bổ sung và hoàn chỉnh các chính sách về bảo hộ lao
động, bảo hiểm xã hội, thai sản, chế độ đối với lao động nữ. Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ" [7, tr. 120].
Chính vì vậy, phụ nữ càng có nhiều điều kiện cống hiến hết tài năng, trí tuệ của mình cho đất nước. Đánh giá về thành tựu của Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ, tổ chức UNDP của Liên Hợp quốc tại Việt Nam đã trân trọng: "Việt Nam có thể tự hào về những thành quả của mình trên bước đường tiến tới sự bình đẳng về giới. Những thành quả này, một phần nhờ cam kết về chính trị của Chính phủ Việt Nam, mở đầu bằng việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò và tiềm năng của phụ nữ" [27, tr. 1].