PHÔ NỮ
Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (12-1986) đã đánh dấu một bước chuyển hướng và đổi mới quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực. Con người được coi là vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, đã mở ra cho phụ nữ Việt Nam con đường giải phóng đầy hứa hẹn. ĐH đã đánh giá cao vai trò to lớn của phụ nữ, đồng thời đưa ra phương hướng hoạch định chính sách đối với phụ nữ nhằm bảo vệ và phát triển năng lực của phụ nữ: "Phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng có những đặc điểm cần chú ý. Để phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành chÝnh sách, luật pháp" [4, tr. 116]. Sau ĐHVI, các đại hội nhiệm kỳ tiếp theo đều xem vấn đề quan tâm đúng mức đến phụ nữ là một trong những vấn đề quan trọng để phát triển xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (1991) một lần nữa nhấn mạnh: " Thực hiện nam nữ bình đẳng về mọi mặt" [6, tr. 592]. Đến ĐH VIII (1996) và đặc biệt là ĐH IX (2001) vấn đề giải phóng phụ nữ được NQ đại hội nhấn mạnh: "Thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; Có cơ chế, chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người mẹ; xây dựng gia đình no Êm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phóc" [5, tr. 126].
Những nội dung thể hiện ở các văn kiện Đảng là sự cụ thể hóa, sù tiếp nội tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ. Điều này cho thấy, Đảng
cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra từ khi Đảng mới thành lập.
Thực hiện, Đảng và Nhà nước đã ban hành và bổ sung hàng loạt văn bản: luật, NQ, chỉ thị…nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ vươn lên phát triển mọi mặt, khẳng định vị trí làm chủ đất nước của mình một cách bình đẳng
+ Năm 1986, Luật hôn nhân và gia đình được bổ sung sửa đổi một số điều, phù hợp với cách nhìn đổi mới về quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
+ Quyết định 163/HĐBT ngày 19-10-1988 kèm theo quy định về trách nhiệm các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện để các cấp Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước.
+ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ban hành năm 1989 trong đó có 8 chương về bảo vệ sức khỏe phô nữ và trẻ em..
+ Trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có 2 điều 63-64 ghi nhận rõ hơn quyền của phụ nữ: "Công dân nữ nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị – kinh tế – văn hóa - xã hội và gia đình. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. Lao động nữ và nam làm việc nh nhau thì tiền lương ngang nhau... " [8, tr.157].
+ Nghị quyết số 04-NQ/TW của Bộ chính trị ngày 12/7/1993 "Về đổi
mới và tăng cường chính trị vận động phụ nữ trong tình hình mới". Trên cơ
sở nhận thức rõ vai trò của phụ nữ trong thời kỳ mới, NQ đã coi " giải phóng phụ nữ, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ ... là mục tiêu và nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới" và đễ xuất nhiệm vụ mang tính chiến lược là xây dựng đội ngò cán bộ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ phấn đấu, trưởng thành, tăng tỷ lệ nữ trong các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các lĩnh vực quản lý kinh tế – văn hóa - xã hội.
+ Chỉ thị 37-chính trị/TW về một số vấn đề công tác cán bộ nữ với 5 nội dung:
1. Tiếp tục nâng cao nhận thức, quan điểm của Đảng về vấn đề cán bộ nữ.
2. Có quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ. 3. Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ trong các cấp, các ngành.
4. Xây dựng chính sách, tạo điều kiện cho cán bộ nữ làm việc và khuyến khích tài năng nữ phát triển.
5. Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong phụ nữ.
Đặc biệt, Bộ Luật lao động ban hành ngày 7/5/1994, trong đó chương X nói về lao động nữ là một văn bản pháp lý tương đối hoàn thiện đối với lao động nữ.
Sau Hội nghị lần thứ IV của Quốc tế phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995, Việt Nam đã xây dùng "Kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000". Tháng 1 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt " Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010". Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của chiến lược này, Ủy ban quốc gia đã xây dựng kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam năm 2005 nhằm cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược trong giai đoạn một. Mới đây, Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dự kiến đưa Luật bình đẳng giới ra Quốc hội thảo luận thông qua nhằm tạo cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam nối tiếp truyền thống "anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang" trước đây và " năng động, sáng tạo, trung hậu, đảm đang"trong thời kỳ đổi mới đất nước để đóng góp trí tuệ, sức lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các quan điÓm của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các Văn kiện, Chỉ thị, Hiến pháp…đã và đang được thực thi trong cuộc sống nhằm phát huy vai trò, vị trí và tiềm năng của phụ nữ trong xã hội. Tổ chức UNDP của Liên Hợp quốc tại Việt Nam đã ghi nhận: "Việt Nam có thể tự hào về những thành quả của mình trên bước đường tiến tới sự bình đẳng về giới. Những thành quả này một phần nhờ sự cam kết về Chính trị của Chính phủ Việt Nam, mở đầu bằng
việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao vai trò và tiềm năng của phụ nữ" [ 27, tr. 1].