nghiệp giải phóng dân téc; giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội
Trên cơ sở lý luận, khoa học và bằng thực tiễn hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân. Theo đó, Người tìm ra được quy luật tồn tại và diệt vong của nó. Người kết luận: mọi áp bức nô dịch đối với phụ nữ và trẻ em ở các thuộc địa của chủ nghĩa thực dân không phải chỉ do các quan niệm lỗi thời, lạc hậu, tư tưởng phong kiến, mà chủ yếu là do ách áp bức dân téc và giai cấp của chủ nghĩa tư bản. ở Việt Nam cũng vậy, phụ nữ là một bộ phận của dân téc, nếu dân téc không được
độc lập tự do thì phụ nữ cũng mất hết quyền tự do. Do đó, chỉ khi nào dân téc được giải phóng, phụ nữ mới được giải phóng.
Tin tưởng vào các dân téc thuộc địa, Hồ Chí Minh chỉ rõ tiềm lực cách mạng to lớn của khu vực này. Đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân téc và sức mạnh đại đoàn kết dân téc. Người khẳng định, đằng sau sự phục tùng tiêu cực, các dân téc thuộc địa đang giấu một cái gì đó đang gào thét, đang sôi sục và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm. Nếu được giác ngộ và tổ chức lại, hàng trăm triệu dân thuộc địa sẽ trở thành sức mạnh khổng lồ, chính sức mạnh đó sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa thực dân, giải phóng chính mình. Nhưng giải phóng các dân téc thuộc địa bằng cách nào? Đó là điều trăn trở của không chỉ Hồ Chí Minh mà của tất cả các lãnh tụ cách mạng thuộc địa.
Bằng tư duy độc lập của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc tính chất nửa vời của cách mạng Mỹ(1776) và cách mạng Pháp (1789). ở cả hai cuộc cách mạng này, GCTS từng giương cao khẩu hiệu: Tù do- Bình đẳng- Bác ái làm tiêu chí cho hành động cách mạng nhằm thu phục quần chúng đạp đổ chế độ phong kiến, thiết lập chủ nghĩa tư bản. Tuy vậy, tồn tại dùa trên ách áp bức bóc lột giá trị thặng dư của người lao động, chủ nghĩa tư bản không bao giê thực hiện được tiêu chí mà nó đặt ra đồng thời không thể thủ tiêu được ách áp bức giai cấp mà chỉ xác lập ách áp bức cho mét giai cấp mới. Không chỉ vậy, bằng các cuộc chiến tranh xâm lược, họ đã xác lập thêm ách áp bức dân téc đối với các dân téc thuộc địa. Giai cấp tư sản và chế độ chủ nghĩa tư bản đã trở thành vật cản cho sự phát triển, tiến bộ và văn minh nhân loại. Người kết luận: "Cách mệnh Pháp còng nh cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiến là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay công –nông Pháp hãy còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức" [14, tr. 197].
Phân tích tình hình kinh tế – chính trị – xã hội và yêu cầu của lịch sử Việt Nam dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, đồng thời tiếp thu chủ nghĩa
Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định: CMGPDT muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Tư tưởng chiến lược này đã được Đảng cộng sản Việt Nam tiếp nhận và ghi trong Cương lĩnh chính trị: "..Chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản". [15, tr. 1].
Nh vậy, GPDT không phải là mục tiêu cuối cùng mà chỉ là điều kiện để đi tới giải phóng giai cấp và con người, trong đó có phụ nữ.
Phụ nữ cũng là một bộ phận của dân téc và giai cấp, đánh đổ đế quốc, giải phóng dân téc phụ nữ cũng được giải phóng một bước cơ bản. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền dân téc thiêng liêng về độc lập phải gắn bó hữu cơ với các quyền cơ bản và tự do, hạnh phóc của con người. Theo đó, nếu giai cấp chưa được giải phóng thì phụ nữ không thể tự giải phóng được. Giai cấp chỉ được giải phóng hoàn toàn và triệt để khi nào phụ nữ được hoàn toàn giải phóng. Từ nhận thức đó, Hồ Chí Minh đưa ra mét quy luật phổ biến và coi đó là xu thế tất yếu của tiến bộ xã hội và tiến bộ lịch sử: Sự nghiệp giải phóng phụ nữ phải
gắn liền và là một bộ phận của sù nghiệp ba giải phóng: giải phóng dân téc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Chỉ khi nào quy luật này được thực
hiện thì phụ nữ mới có thể tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, mới được pháp luật công nhận và bảo vệ, sự bất bình đẳng đối với phụ nữ mới được xóa bá tận gốc. Nhất quán với tư tưởng trên, trong Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: " Thực hiện nam nữ bình quyền" [15, tr. 1].
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng có tâm nguyện: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [16, tr. 161] và giải phóng phụ nữ được Người coi là chiến lược quốc gia trọng đại của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa từ những ngày đầu thành lập. Với cương vị Chủ tịch nước, Hồ Chí Minh đề ra những nhiệm vụ cấp bách để giải phóng nhân dân ra khỏi đói khổ, nghèo nàn lạc hậu và áp bức dân téc trong đó có phụ nữ: Diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Người chăm lo xây dựng cuộc
sống mới cho nhân dân, phát động nhân dân thực hành sản xuất, thực hành tiết kiệm, phát triển kinh tế, văn hóa, tổ chức tổng tuyển cử, thành lập Nhà nước hợp hiến, hợp pháp của dân, do dân vì dân. Cùng với những bước tiến mới của cách mạng, phụ nữ Việt Nam đã được đổi đời. Nam nữ bình quyền không còn mang ý nghĩa của một chủ trương đấu tranh như trước nữa, mà đã trở thành những hiện thực sinh động trong sự đổi mới của cuộc sống. Điều 1, Hiến pháp 1946- bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Người chủ trì khởi thảo có ghi:"Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" và điều 9 ghi "đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện" [8, tr. 10].
Bằng sù quan tâm chăm sóc của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam đã được giải phóng về căn bản. Chị em có điều kiện để phát huy tài năng và đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cách mạng cả nước. Và chính nó khẳng định tư tưởng giải phóng phụ nữ gắn với giải phóng xã hội, giải phóng con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự nghiệp giải phóng chân chính, toàn diện và triệt để nhất.