văn hóa - xã hội bằng hệ thống pháp luật và những chính sách cụ thể
Trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử dân téc nói riêng, không Ýt các nhà hiền triết, các nhà chính trị tiên tiến, những giáo chủ và cả các đấng minh quân đã biểu hiện thái độ tiến bộ nhất định trước nỗi đau và bất hạnh của phụ nữ, nhưng chỉ dừng lại ở sự cảm thông hoặc thuyết giáo an ủi cho số phận của phụ nữ. Do điều kiện lịch sử, họ bất lực trước những yêu cầu mà vấn đề giải phóng phụ nữ đòi hỏi. Vì vậy, người phụ nữ phải cam chịu khổ đau với ảo tưởng, sau này sẽ được trở về Èn dật dưới bóng từ bi của đức Phật hay nóp dưới bàn chân của Chóa. Ở các nước tư bản, giai cấp tư sản luôn tự hào với nền dân chủ "văn minh", "tù do, bình đẳng bác ái", nhưng không một nhà nước tư sản nào, kể cả những nước cộng hòa dân chủ nhất dám tuyên
bè xóa bá mọi áp bức và bất bình đẳng đối với phụ nữ. Trực trạng đó do chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và áp bức giai cấp quy định.
Kinh Thánh dạy: Khởi thủy là lời nói
Đại thi hào Gớt nói: Khởi thủy là hành động
Với Hồ Chí Minh, lời nói, tư tưởng và hành động luôn luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, Người không chỉ tìm ra căn nguyên của sự bất bình đẳng đối với phụ nữ mà còn vạch ra biện pháp giải phóng phụ nữ và cũng chính Người trực tiếp thực hiện sự nghiệp đó. Với quan điểm trên, Hồ Chí Minh đã đưa ra hai giải pháp sau:
+ Thực hiện giải phóng phụ nữ phải gắn với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Ngay từ khi soạn thảo Cương lĩnh chính trị của Đảng CSVN, Hồ Chí Minh đã xác định: "Thực hiện nam nữ bình quyền". Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, với định hướng đưa đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh có điều kiện thực hiện tư tưởng đó bằng một hệ thống giải pháp, chính sách mà trước hết là bằng Hiến pháp và pháp luật.
Với cương vị là người đứng đầu đất nước, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (3-9-1945), Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó có Tổng tuyển cử, xây dựng Hiến pháp: ".... tÊt cả công dân trai gái 18 tuổi đÒu có quyền ứng cử và bầu cử…" [16, tr. 8]. Tổng tuyển cử bầu QH khóa I thành công, trong đó có đóng góp không nhỏ của phụ nữ. Với tư cách là trưởng ban soạn thảo Hiến pháp, Người đề nghị đưa vấn đề bình đẳng nam nữ vào Hiến pháp. HP nước VNDCCH QH khóa I thông qua, Hồ Chí Minh đã vui mừng công bè: "… Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã được đứng ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của một công dân" [16, tr. 440].
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân téc, pháp luật của nhà nước công nhận quyền bình đẳng của phụ nữ, tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo tự do trong cuộc sống của phụ nữ. Nguyên tắc hiến định đó được Hồ Chí
Minh tiếp tục chỉ đạo mở rộng và phát triển trong Hiến pháp sửa đổi năm 1959. Điều 24 Hiến pháp 1959 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi: Phụ nữ Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa -xã hội và gia đình" [8, tr. 38].
Trên cơ sở các nguyên tắc Hiến pháp đã định, Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng và Nhà nước phải có kế hoạch và cụ thể hóa các nguyên tắc đó trong hệ thống các ngành Luật đảm bảo cho phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới. Ngày 13/10/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 02-LCT công bố Luật hôn nhân và gia đình, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, thành phần dân téc. Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình cũng khẳng định Nhà nước đảm bảo nam nữ bình đẳng bảo vệ quyền lợi của phụ nữ …
Nh vậy, ngay từ những ngày đầu thành lập, dưới sự chỉ đạo của Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng dân téc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong các chủ trương chính sách chung cho dân téc đều lưu ý đến chính sách riêng nhằm bảo vệ quyền phụ nữ, từng bước xóa bá những bất công đối với phụ nữ. Tinh thần đó của HP và PL đã được thể hiện cụ thể sinh động trong hàng loạt chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về quyền lợi của phụ nữ. Các quyền tự do bầu cử, ứng cử, quyền lập hội, quyền tham gia các tổ chức chính trị, quyền học tập, lao động, tự do trong hôn nhân gia đình…của phụ nữ đã trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, để vấn đề giải phóng phụ nữ có tính khả thi, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm tạo cơ sở pháp lý mà Người còn khẳng định dứt khoát: Đảng và Chính phủ phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất, bảo hộ sức khỏe, giảm nhẹ gánh nặng gia đình cho phụ nữ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để phụ nữ thể hiện hết khả năng của mình. Người nói: " Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo" [22, tr. 504].
Với quan điểm đó, mỗi lần đến thăm các líp bồi dưỡng cán bộ, thăm nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp hoặc dự các hội nghị, Hồ Chí
Minh thường để tâm tới số lượng đại biểu nữ và nhắc nhở hoặc nghiêm khắc phê bình thái độ thành kiến, hẹp hòi của các cấp lãnh đạo đối với việc cất nhắc, sử dụng cán bộ nữ, đặc biệt yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có chủ trương, biện pháp bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ và giúp đỡ họ tháo gỡ những khó khăn trong công tác và đời sống. Tại Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 3 năm 1961, Hồ Chí Minh nhắc nhở: "Cán bộ đã cố gắng còn phải cố gắng hơn nữa, đoàn kết nội bộ chặt chẽ hơn nữa, chịu khó học tập hơn nữa, đi sâu đi sát hơn nữa trong các ngành sản xuất, thông cảm hơn nữa với quần chúng và ra sức giúp đỡ chị em giải quyết những thắc mắc, những khó khăn,…Anh em cán bộ, các cấp, các ngành cần hết lòng giúp đỡ chị em tiến bộ về mọi mặt. Các đồng chí làm được
nh vậy thì phong trào phụ nữ nhất định không ngừng nâng cao" [20, tr. 296]. Để phát triển phụ nữ mạnh hơn, rộng hơn, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ. Người yêu cầu Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là cầu nối giữa Đảng với các tầng líp phụ nữ thông qua việc tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách có liên quan đến phụ nữ. Mặt khác Hội phải sâu sát, phản ánh đúng tâm tư của chị em phụ nữ từ đó tham mưu tư vấn cho các cấp ủy Đảng, đề xuất với Đảng những chủ trương, chính sách phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nói chung và phụ nữ nói riêng. Tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Hồ Chí Minh đã nói: " Hội Liên hiệp Phụ nữ phải là lực lượng mạnh mẽ giúp Đảng động viên, tổ chức và lãnh đạo tiến lên chủ nghĩa xã hội" [20, tr. 21]
Nh vậy, có thể thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh còng luôn quan tâm đÕn vấn đề giải phóng phụ nữ và coi đó là nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước. Bởi lẽ để xóa bá những hủ tục đề nặng lên người phụ nữ hàng ngàn năm do lịch sử để lại đòi hỏi có sự quan tâm đúng mức của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cho việc đấu tranh giải phóng phụ nữ.
Tuy nhiên, đây chỉ là nhân tố khách quan có tác dụng hỗ trợ tích cực cho cuộc đấu tranh giải phóng phụ nữ. Sự nghiệp này được quyết định bởi sự tự phấn đấu vươn lên không ngừng của bản thân phụ nữ. Hồ Chí Minh khẳng
định: "Ngay từ khi mới thành lập, Đảng ta đã nêu rõ chính sách nam nữ bình đẳng. Hiến pháp ta đã xác định chính sách đó. Trong mọi việc, Đảng và Chính phủ ta luôn luôn quan tâm giúp đỡ phụ nữ. Vậy chị em phụ nữ ta phải nhận rõ địa vị làm người chủ và địa vị làm người chủ nước nhà [20, tr. 296].
+ Giải phóng phụ nữ là sự nghiệp của bản thân phụ nữ
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện giải phóng phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Chính phủ và toàn xã hội. Nhưng để thực hiện thành công sự nghiệp đó thì trước hết bản thân phụ nữ phải tự vươn lên. Đây là mét yếu tè mang tính quyết định. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: "… giải phóng phụ nữ tức là giải phóng phân nửa xã hội... Về phần mình, chị em phụ nữ không nên ngồi chớ Chính phủ, chờ Đảng và Chỉ thị giải phóng cho mình mà tự mình phải tự cường, phải đấu tranh" [19, tr. 524].
Những điều kiện thuận lợi mà Đảng, Nhà nước và toàn xã hội tạo ra cho phụ nữ là hết sức quan trọng, song điều có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ lại chính là sự phấn đấu nỗ lực, tự khẳng định của chính bản thân phụ nữ. Trong bài "Phải thật sự bảo đảm lợi quyền cho phụ
nữ" đăng trên Báo Nhân dân ngày 28/12/1962, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
"Lợi quyền của phụ nữ cần được thực sự đảm bảo, bản thân phụ nữ phải đấu tranh tự cường, tự lập, để giữ lấy quyền lợi của mình". Khẳng định điều đó vì trên thực tế, Hồ Chí Minh đã thấy rõ bản tính nhót nhát tự ti của phụ nữ, cũng như điều kiện hoàn cảnh khó khăn chưa tạo cơ hội cho phụ nữ vươn lên. Ngày 1/8/1960, đến nói chuyện tại Hội nghị các đại biểu phụ nữ tham gia công tác chính quyền toàn miền Bắc, Người đã chỉ ra những hạn chế chung của phụ nữ, đồng thời nêu ra phương hướng để chị em khắc phục:
Phụ nữ ta còn một số nhược điểm như bỡ ngỡ, long tong, tù ti, thiếu tin tưởng vào khả năng của mình; mặt khắc phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn về gia đình, con cái. Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ, mà phải quyết tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng ở khả năng của mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giả quyết
mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền [20, tr. 185].
Là Người lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cuộc đấu tranh giúp phụ nữ vượt khỏi tư tưởng an phận với cuộc sống gia đình, với hạnh phóc chật hẹp, động viên họ mang những khả năng của mình tham gia và đóng góp cho các công việc xã hội, phấn đấu học tập, xóa bá những mặc cảm tự ti: "Phụ nữ ta phải xóa bỏ cái tâm lý tù ti và ỷ lại, phải có ý chí tự cường, tự lập, phải nâng cao lên mãi trình độ chính trị, văn hóa, kỹ thuật" [20, tr. 295]. Đồng thời Người cũng luôn khơi dậy tính tự trọng, khả năng nỗ lực vươn lên của phụ nữ, khuyến khích phụ nữ đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình: "Các cô, nhất là các cô ở huyện, phải đấu tranh mạnh. Vì các cô mà không đấu tranh thì những đồng chí nam có thành kiến với phụ nữ sẽ không tích cực sửa chữa" [21, tr. 208] và " phô nữ phải làm sao cho người ta thấy phụ nữ giỏi, lúc đó cán bộ không cất nhắc, anh chị em công nhân sẽ cử mình lên" [18, tr. 340].
Nh vậy, cùng với khẳng định vai trò của Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh ý thức trách nhiệm của phụ nữ trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Đó là phụ nữ phải tự ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của mình:
Từ trước đến nay, phụ nữ Việt Nam ta đã có nhiều đóng góp cho cách mạng, phụ nữ ta rất đáng kính, phụ nữ ta có rất nhiều tiến bộ. Nhưng Đảng, Chính phủ và Bác còn mong phụ nữ tiến bộ nhiều hơn nữa. Hiện nay, trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn rất Ýt. Đảng và chính quyền rất hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng... Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải: Gắng học tập chính trị, hoạc tập văn hóa, kỹ thuật; Nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa; Hăng hái thi đua, thực hiện "cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình" [20, tr. 88- 89].
Cùng với sự quan tâm động viên khích lệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhắc nhở phải xây dựng khối đoàn kết trong lực lượng phụ nữ. Theo Người,
nếu chỉ quyết tâm mà không đồng tâm thì sự cố gắng Êy cũng không trở thành sức mạnh giúp chị em vươn tới đích phấn đấu cuối cùng. Quan điểm đó xuất phát từ tư tưởng "Đoàn kết là sức mạnh, là nền tảng của mọi thành công". Phô nữ cần phải có ý thức đầy đủ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình "Mỗi một người và tất cả phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm của người làm chủ đất nước, tức là phải ra sức thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm để xây dựng nước nhà, xây dùng chủ nghĩa xã hội" [20, tr.295]
Với tư tưởng chiến lược "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta", trước lúc đi xa, Người vẫn không quên nhắc nhở: "Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ" [22, tr. 504].
Ngoài hai biện pháp nêu trên, Hồ Chí Minh khẳng định: để thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng phụ nữ, cần phải có sự tham gia của toàn xã hội. Toàn xã hội phải hợp sức lại tiêu diệt tận gốc những tư tưởng cổ hủ, gia trưởng trong người đàn ông, tiêu diệt tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu trong đầu mọi tầng líp, giai cấp xã hội cả nam và nữ, nó trở thành một vấn đề tâm lý có tính chất toàn xã hội. Chính vì vậy chỉ khi nào kết hợp được sự đồng lòng quyết tâm của các chủ thể trên mới xóa bá được các hủ tục mà lịch sử để lại. Người từng nói: "Giải phóng đàn bà, đồng thời tiêu diệt tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản trong người đàn ông" [19, tr. 524].
Giải phóng phụ nữ là điểm nhấn trong tư tưởng nhân văn ngời sáng và cũng là một cống hiến của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của phụ nữ Việt Nam. Tư tưởng đó bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, đáp lại nguyện vọng tha thiết của phụ nữ và yêu cầu khách quan của vấn đề giải phóng phụ nữ Việt
Nam trong những năm nửa đầu thế kỷ XX. Vì vậy, tư tưởng đó đã được đón nhận, phụ nữ Việt Nam đã có quyền bình đẳng một cách căn bản, nguyện vọng của chị em đã được thỏa mãn một phần đáng kể.
Trong lịch sử nước nhà, chưa bao gìơ phụ nữ phụ nữ quan tâm chăm sóc và được bảo vệ nh dưới chế độ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều đó thể
hiện bản chất ưu việt của nhà nước XHCN, chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chứng tỏ tư tưởng giải phóng phụ nữ của Chủ tich Hồ Chí Minh đã được hiện thực hóa trong cuộc sống.
Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, phụ nữ Việt Nam đã phát huy vai trò khả năng của mình chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân téc nhằm trước hết giải phóng dân téc, tiếp tục giải phóng giai cấp và xã hội.