TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIẢI PHÓNG PHỤ NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Thực hiện những chủ trương, chính sách trên của Đảng và Nhà nước, những năm qua sự nghiệp giải phóng phụ nữ theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị- kinh tế –văn hoá -xã hội. Vai trò và vị thế của phụ nữ sốngđã được nâng cao, sức khỏe và trình độ văn hóa của phụ nữ được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý xã hội và cộng đồng không ngừng tăng lên, gánh nặng gia đình phần nào được san sẻ. Có lẽ chưa bao giê phụ nữ Việt Nam được tự do, được tạo điều kiện phát huy tài năng, trí tuệ của mình đến như vậy. Đây sẽ là điểm khởi đầu tốt đẹp hứa hẹn một thời đại mới của phụ nữ Việt Nam. Thời đại phụ nữ được thể hiện và phát huy hết khả năng của mình để chung tay xây dựng đất nước. Thực tế đó không chỉ chứng minh sức sống kỳ diệu và bản chất nhân văn của tư tưởng, mà còn thể hiện sự nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với việc thực hiện, kế thừa sáng tạo, phát huy tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giải phóng phụ nữ.
Tuy vậy, Ngày nay nước ta đang đi vào quá trình hội nhập, nền kinh tế thị trường đang phát huy và ảnh hưởng ở hầu hết các nước trên thế giới. Cùng với những mặt tích cực, kinh tế thị trường ở Việt Nam còng mang lại những tiêu cực nhiều mặt. Bên cạnh những khó khăn vốn có, lại nảy sinh những yếu tố không có lợi cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ, nên phụ nữ còn đang phải gánh chịu nhiều khó khăn về các mặt:
Kinh tế: Trong những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, các xí
nghiệp quốc doanh, các cơ quan hành chính Nhà nước phải tổ chức lại sản xuất và giảm biên chế. Theo đó, mét bộ phận đáng kể phụ nữ không có hoặc không đủ việc làm. Nhiều nguyên tắc Nhiều chị em phải làm việc trong các điều kiện
nặng nhọc, độc hại, ô nhiễm môi trường; sức khỏe bị giảm sút nhất là phụ nữ ở miền núi và nông thôn.. Theo Báo cáo của các tổ chức phi Chính phủ về 10 năm thực hiện Cương lĩnh hành động Bắc Kinh tại Việt Nam (2-2005) đã thống kê: "Kết quả khoảng 550.000 phụ nữ bị mất việc so với 300.000 nam giới, phụ nữ chiếm khoảng 60% trong tổng số người bị ra khỏi biên chế" [1, tr.25]... "Lương thực tế trung bình một giê mà phụ nữ kiếm được chỉ bằng 85,4% của nam giới" [1, tr. 27].
Về chính trị
Tỷ lệ phụ nữ tham gia sinh hoạt chính trị, tham gia hệ thống chính trị không ngừng được tăng lên, song có thể nói, vai trò, vị thế của phụ nữ chưa tương xứng với tiềm năng của họ. Đặc biệt trong lĩnh vực lãnh đạo - quản lý, sự bình đẳng nam nữ vẫn còn một khoảng cách rất xa. Ngay cả trong Quốc hội thì sự phân công lao động theo giới vẫn còn nhiều tồn tại. Tỷ lệ nữ tập trung trong một sè ủy ban mang tính đoàn thể, xã hội; còn các ủy ban liên quan đến kinh tế, quyền lực cao thì tỷ lệ nữ rất thấp, thường phụ nữ chỉ ở cấp phó giúp việc cho cấp trưởng là nam giới. ở ủy ban giáo dục thiếu niên, nhi đồng là 41,2%; ủy ban các vấn đề xã hội là 32,3%, trong đó Ủy ban kinh tế và ngân sách chỉ 3,1% [26, tr. 99]
Như vậy, so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước và nhất là so với vai trò to lớn của lực lượng lao động nữ trong nền kinh tế quốc dân hiện nay thì quy mô và mức độ tham gia của phụ nữ vào lĩnh vực chính trị còn nhiều hạn chế, phụ nữ chưa có cơ hội để phát huy hết năng lực thực tế của họ. Đây là một trong những hạn chế của sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Về văn hóa
Tuy đã đạt được những thành tích đáng kể trên lĩnh vực giáo dục đào tạo và nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn cho phụ nữ, nhưng vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Tỷ lên nữ làm lãnh đạo trong nhành giáo dục còn thấp. "Chỉ có 1 nữ thứ trưởng; 1 nữ vụ trưởng; 6 nữ phó vụ trưởng ở cơ quan cấp bộ và 11 nữ giám đốc Sở GD &ĐT; tỷ lệ nữ hiệu trưởng ở trường
phổ thông là 28,86%; ĐH và cao đẳng là 6,7%" [1, tr. 12]. Không chỉ vậy, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của số đông phụ nữ và tỷ lệ đi học của các em gái so với em trai cũng thấp hơn ở cả thành phố và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Về gia đình- xã hội
Từ khi bước vào công cuộc đổi mới đến nay, cuộc sống gia đình ở Việt Nam có nhiều thay đổi. Quan hệ nam-nữ trở nên bình đẳng hơn trên nhiều lĩnh vực, tạo được nếp sống " đồng vợ, đồng chồng". Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, ranh giới giữa nam và nữ chưa bình đẳng hoàn toàn. Gánh nặng nội trợ vẫn đè trên vai người phụ nữ, sù chia sẻ của người chồng và nam giới trong gia đình không đáng kể, nên hạn chế sự tự tiến bộ của phụ nữ. Nhiều năm gần đây, tư tưởng trọng nam khinh nữ đang có nguy cơ tái phát, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạnh phóc của nhiều gia đình bị đe dọa vì không có con trai. Một vấn đề bức xúc nữa là người phụ nữ còn bị xâm phạm cả về danh dự, nhân phẩm và thể xác với nạn bạo hành trong gia đình và buôn bán phụ nữ, thậm chí các em gái còn bị lợi dụng tình dục. Về vấn đề này, các cơ quan ngôn luận đã từng cảnh báo.
Trong quan hệ xã hội cũng vậy, tuy người phụ nữ được thay mặt gia đình tham gia các sinh hoạt của xã hội, nhưng thực tế tỷ này còn Ýt. Trong nhiều mối quan hệ, nam giới vẫn đóng vai trò quyết định. Chẳng hạn trong đám hiếu, hỉ, tỷ lệ cả 2 cùng thực hiện là 45,8%; thực hiện riêng: chồng 35,9%, vợ chỉ 16%; trong giao tiếp với chính quyền, đoàn thể: Cả hai: 27,7%; thực hiện riêng: chồng 49%; vợ 20,9%... [2, tr. 260]. Rõ ràng đây là vấn đề cả gia đình và xã hội cần phải quan tâm, xem xét để khắc phục, nhằm tạo lập sự bình đẳng hoàn toàn trong gia đình và ngoài xã hội để phụ nữ thực sự khẳng định được vị thế của mình trong công cuộc đổi mới.