1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

GIÁO TRÌNH CƠ HỌC ĐẤT ĐH LẠC HỒNG

273 3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 273
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG Khoa Kỹ thuật công trình GV. Lê Văn Phúc CƠ HỌC ĐẤT (Lưu hành nội bộ) CHƯƠNG : MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ĐẤT CHƯƠNG 2: PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT CHƯƠNG 3: BIẾN DẠNG VÀ ĐỘ LÚN CỦA NỀN ĐẤT CHƯƠNG 4: SỨC CHỊU TẢI CỦA ĐẤT NỀN CHƯƠNG 5: ỔN ĐỊNH MÁI ĐẤT CHƯƠNG 6: ÁP LỰC NGANG CỦA ĐẤT Năm 2010 Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 2 Chương MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa môn học  Cơ học đất: là môn khoa học nghiên cứu các tính chất vật lí và cơ học của đất, các quá trình cơ học xảy ra trong đất dưới ảnh hưởng của các tác dụng bên ngoài cũng như bên trong, từ đó tìm ra các tính chất và các qui luật của đất để giải quyết vấn đề sử dụng đất vào các mục đích của các công trình xây dựng.  Đất đóng vai trò rất quan trọng trong xây dựng: - Làm vật liệu xây dựng: cát xây dựng; vật liệu đất để san lắp nền nhà, đường, sân bay, bãi chứa và công trình tương tự; vật liệu đất để xây đê, mái dốc, đập và công trình tương tự. - Làm nền công trình xây dựng. Do đó phải xác định khả năng chịu tải và biến dạng của nền đất. Để giải quyết những vấn đề đó, ngườ i ta đã dựa vào kết quả nghiên cứu của lí thuyết Cơ học đất.  Các vật liệu như sắt, thép … có thành phần hóa học và tính chất cơ-lí khá ổn định, ngược lại đất có thành phần hóa học và tính chất cơ-lí rất phức tạp và phong phú. Do đó mỗi công trình xây dựng phải được khảo sát đầy đủ các tính chất cơ-lí trước khi đưa vào thiết kế, thi công công trình.  Đị a chất công trình -> Cơ học đất -> Nền móng -> Các phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu, Các giải pháp nền móng hợp lí. Cơ học đất là môn học rất quan trọng, làm cơ sở cho các môn học sau. 2. Nội dung môn học: Gồm 6 chương Chương 1: Tính chất vật lí của đất - Các chỉ tiêu vật lí của đất, sự liên hệ giữa chúng - Phân loại đất Chương 2: Phân bố ứng suất trong đất - Xác định ứng suất do bản thân đất nền gây ra - Xác định ứng suất do tải trọng ngoài gây ra: bài toán không gian và bài toán phẳng Từ đó xác định được trạng thái ứng suất trong đất nền và vùng ảnh hưởng lún. Nghiên cứu tính ổn định, khả năng chịu tải, tình hình biến dạng đất nền để phục vụ cho việc tính toán, thiết kế nền móng. - Áp lực nước lổ r ỗng và ứng suất hữu hiệu - Ứng suất tiếp xúc dưới đáy móng Chương 3: Biến dạng và độ lún của nền đất - Lí thuyết cố kết thấm của Terzaghi, định luật nén lún - Xác định độ lún ổn định của công trình theo 2 phương pháp: + Tổng phân tố (cộng lún từng lớp) + Lớp tương đương - Tính toán độ lún theo thời gian Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 3 Chương 4: Sức chịu tải của đất nền - Sức chống cắt của đất - Các định luật cắt – Định luật Coulomb - Các thí nghiệm cắt trực tiếp và nén ba trục - Khả năng chịu tải của đất nền R Chương 5: Ổn định của mái đất - Nguyên nhân làm mất ổn định mái dốc . - Các biện pháp nâng cao ổn định bờ dốc. - Tính ổn định mái dốc. Chương 6: Áp lực ngang của đất - Xác định các loại áp lực: + Áp lực chủ động + Áp lực bị động + Áp lực tĩnh - Kiểm tra ổn định trượt phẳng, trượt sâu và lật của tường 3. Các yêu cầu của môn học: - Chuyên cần 10% - Kiểm tra giữa học kỳ 30% - Thi cuối học kỳ 60% 4. Tài liệu tham khảo: 1. Giáo trình cơ học đất của Whitlow – Biên dịch: Nguyễn Uyên, Trịnh Văn Cương, Hiệu chỉnh:Vũ Công Ngữ - NXB Giáo Dục. 2. Cơ học đất Nguyễn Đình Dũng – NXB Xây Dựng 3. Giáo trình Cơ học đất, nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Lê Quí An, Nguyễn Công Mẫn, Nguyễn Văn Quí. 4. Cơ học đất, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP. HCM (2004), Châu Ngọc Ẩn. 5. Bài tập Cơ học đất, nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Vũ Công Ngữ, Nguyễn Văn Thông. 6. Một số tài liệu tham khảo trong và ngoài nước khác Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 4 Chương 1: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA ĐẤT 1.1 Nguồn gốc và sự hình thành đất - Đất là sản phẩm do đá bị phân hóa tạo nên - Quá trình phá hoại và làm thay đổi thành phần của đá gốc do ảnh hưởng của các tác dụng vật lí và hóa học phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau gọi là quá trình phong hóa, chia ra làm 2 loại: + Phong hóa vật lí: do sự thay đổi nhiệt độ, gió, … làm cho đá bị nứt nẻ, bào mòn … biến thành đất. + Phong hóa hóa học: dưới tác dụ ng của nước, khí (O 2 , CO 2 , …) làm cho đá biến thành đất. 1.2 Các loại trầm tích của đất Tàn tích: Sau khi bị phân hóa, đất nằm nguyên tại chổ, các hạt của nó đều có gốc cạnh và không làm thay đổi thành phần hóa học của đá. Trầm tích: Trong quá trình bị phong hóa, đất được nước và gió vận chuyển từ vị trí cao đến ví trí thấp làm cho các hạt tròn nhẵn và thành phần hóa học của đá gốc bị thay đổi. Sườn tích: Sả n phẩm phong hóa từ cao do nước mưa mà di chuyển đến lưng chừng hay chân dốc, tạo nên các sườn tích. Nhiều trường hợp sườn tích không ổn định, tạo nên những sườn dốc rất dễ bị trượt, rất nguy hiểm và gây khó khăn cho việc xây dựng. Các dạng trầm tích của đất được miêu tả sơ bộ như hình vẽ 1.1. Hình 1.1 Mô tả các dạng trầm tích của đất 1.3 Các pha tạ o thành đất: Đất là loại vật thể rời, phân tán, không liên tục như các vật liệu khác. Ở trạng thái tự nhiên đất là một hệ thống phức tạp bao gồm các hạt khoáng vật bé có kích thước khác nhau hợp thành. Các hạt này tạo thành khung kết cấu có nhiều lổ rỗng, trong đó chứa nước và khí. Có thể xem đất gồm 3 thể (3 pha) tạo thành: - Pha rắn: Hạt đất - Pha lỏng: Nước trong đất - Pha khí: Khí trong đất Các pha này sắ p xếp xen kẻ, chằng chịt và rất chặt chẻ với nhau, nhưng để đơn giản cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể xem 3 pha tách rời nhau như hình vẽ 1.2. Tr ầm tích Sườn tích Tàn tích Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 5 Các pha ở trạng thái tự nhiên Mô hình 3 pha của 1 mẫu đất Hình 1.2 Mẫu đất tự nhiên và mô hình 3 pha 1.3.1 Pha rắn - Chiếm phần lớn thể tích của đất, do đó ảnh hưởng đến tính chất cơ-lí của đất. Ví dụ: Đất sỏi, sạn, sét laterit … có hạt chiếm thể tích lớn nên đất có khả năng chịu lực cao; đất bùn, bùn sét … có thể tích lổ rỗng lớn hay thể tích hạt chiếm tỉ l ệ nhỏ nên đất có khả năng chịu lực thấp. - Bao gồm các hạt khoáng vật (hạt đất) có kích thước từ vài cm đến vài phần 100 hay vài/1000 mm. Tính chất của đất phụ thuộc vào: + Độ lớn + Hình dạng + Thành phần khoáng của chúng Thành phần khoáng Phụ thuộc chủ yếu vào thành phần của đá gốc, cũng như tác dụng phong hóa đối với đá ấy. Tùy thuộc vào các tác dụng phong hóa khác nhau mà nó các tính chất khác nhau. Các khoáng hợp thành đất có thể chia ra làm 2 loại: - Khoáng vật nguyên sinh: chúng thường gặp trong thực tế dưới dạng fenpat, thạch anh, mica … các hạt đất có thành phần khoáng này thường có kích thước lớn. - Khoáng vật thứ sinh: + Loại hòa tan trong nước: thạch cao, mica trắng, canxit, muối mõ … + Loại không hòa tan: kaolinit, ilit, montmorilonit, sét … * Khi các nhóm hạt có kích thước lớn, thành phần khoáng không ảnh hưởng nhiều đến tính chất cơ-lí của đất. Nhưng khi chúng có kích thước nhỏ thì thành phần khoáng đóng vai trò chủ yếu quyế t định đến tính chất cơ-lí của đất. Thành phần hạt Hình dạng: Có nhiều dạng: đơn, cầu, hình góc cạnh, hình phiến, lá, que, kim … Hạt thô Hạt mịn Hình 1.3 Các loại hình dạng của hạt đất * Những hạt khoáng vật có kích thước lớn thì hình dạng của chúng ảnh hưởng đến tính chất của đất Nư ớc Hạt rắn Khí Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 6 Kích thước Kích thước các cở hạt trong đất được phân ra làm 2 cở hạt chính: Hạt thô và hạt mịn. Bảng 1.1 Phân loại kích thước hạt đất Mô tả Đường kính (mm) Thô 60 – 20 Trung 20 – 6,0 Sỏi, sạn Mịn 6,0 – 2,0 Thô 2,0 – 0,6 Trung 0,6 – 0,2 Cát Mịn 0,2 – 0,05 Thô 0,05 – 0,02 Trung 0,02 – 0,005 Hạt thô Bụi (Silt) Mịn 0,005 – 0,002 Hạt mịn Sét < 0,002 Tỉ diện của đất Là tổng diện tích của bề mặt hạt đất trên một đơn vị khối lượng - Kaolinit: 15 m 2 /g - Ilit: 80 m 2 /g - Montmorilonit: 800 m 2 /g * Những hạt khoáng có tỉ diện lớn -> năng lượng mặt ngoài lớn -> có những tính chất rất độc đáo, ví dụ Montmorilonit co tỉ diện lớn nên chúng có tính chất hấp thụ rất mạnh và có tính nở lớn khi gặp nước. Kết cấu của hạt đất Có 3 dạng chính - Kết cấu đơn - Kết cấu tổ ong - Kết cấu bông Cách xác định % nhóm hạt trong đất Dựa vào đường cấp phối hạt, là đường biểu diễn tỉ lệ % các nhóm hạt khác nhau trong đất, có 2 phương pháp để xác định. - Phương pháp cơ học hay pp rây sàng: Dùng cho hạt có D > 0,074 mm, cho các hạt lọt qua các sàng với mắt lưới đã được xác định trước kích thước (thí nghiệm rây sàng). Tính % trọng lượng nhỏ hơn (khối lượng đất lọt qua rây có đường kính D / khối lượng tổng cộng của mẫu đất). - Phương pháp lắ ng đọng: D < 0,074 mm, dựa vào định luật Stockes cho vật thể hình cầu rơi trong một chất lỏng phụ thuộc vào đường kính D, tỉ trọng hạt, tỉ trọng dung dịch và độ nhớt dung dịch (thí nghiệm lắng đọng). Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 7 Bảng 1.2 Kích thước mắt rây Cở rây / Số hiệu Đường kính D (mm) 4’’ (cở rây) 101,6 2’’ 50,8 1’’ 25,4 3/4 ’’ 19,1 1/2 ’’ 12,7 3/8’’ 9,51 # 4 (số hiệu) 4,76 # 6 3,36 Rây khô # 10 2,00 # 20 0,84 # 40 0,42 # 60 0,25 # 100 0,149 Rây rửa # 200 0,074 - Xác định đường kính hạt    18 2 D v dds   v : vận tốc rơi của hạt (cm/s)  s : dung trọng (trọng lượng riêng) của hạt (g/cm 3 )  dd : dung trọng (trọng lượng riêng) của chất lỏng (g/cm 3 )   w (dung trọng của nước)  : độ nhớt dung dịch (g.s/cm 2 ) =  /g,  : độ nhớt đơn vị của dung dịch hay Poise (dynes.s/cm 2 ) D : đường kính hạt (cm) g : gia tốc trọng trường = 981 cm/s 2 t h v  ( t h 60  ) ; w s s G    h : chiều cao rơi của hạt (cm) t : thời gian rơi (phút) G s : tỉ trọng hạt Từ đó ta có công thức xác định đường kính hạt t h gG D ws   )1(60 18   (cm) Trong thí nghiệm lắng đọng, lấy  w = 1 g/cm 3 , h = H R , đường kính hạt được xác định: t H G D R s )1(.60.981 1800    (mm) D: đường kính hạt (mm), H R (cm) là chiều cao rơi của hạt đến tâm bầu tỉ trọng kế, xác định từ số đọc trên tỉ trọng kế đã hiệu chỉnh R c t = (phút): thời gian rơi của tỉ trọng kế, Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 8 G s : tỉ trọng hạt,  : độ nhớt đơn vị của nước hay Poise (dynes.s/cm 2 ). Phương trình trên chỉ dùng cho các loại đất có đk 0,0002 mm – 0,2 mm (D > 0,2 mm => dòng rối trong chất lỏng, D < 0,0002 mm => hiện tượng chuyển động Brown) Bảng 1.3 Bảng tra độ nhớt đơn vị or Poise  (dynes.s/cm 2 ) Nhiệt độ Độ nhớt Nhiệt độ Độ nhớt 18 0,01056 29 0,00818 19 0,01050 30 0,00801 20 0,01005 31 0,00784 21 0,00981 32 0,00768 22 0,00958 33 0,00752 23 0,00936 34 0,00737 24 0,00914 35 0,00722 25 0,00894 36 0,00718 26 0,00874 37 00,695 27 0,00854 38 0,00681 28 0,00836 39 0,00668 - Tính H R từ số đọc trên tỉ trọng kế R c : Sơ đồ tính như sau: Hình 1.4 Sơ đồ tính H R Khi cho tỉ trọng kế vào thì mực nước trong ống đo dâng lên đoạn V h /A. Khi đó chất điểm tại L V h /A V h /2A a h 1030 1000 O H R =h-V h /2A Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 9 tâm bầu (ứng với độ sâu H R ) sẽ dâng lên đoạn V h /2A. A2 V h A2 V A V hH hhh R  Với )( MN N L h  => A2 V a)MN( N L H h R  Trong đó H R (cm) là chiều cao rơi của hạt đến tâm bầu tỉ trọng kế A : Diện tích ngang của bình đựng huyền phù thí nghiệm; A= 30cm 2 V h : Thể tích của bầu tỉ trọng kế 151H , V h = 73ml = 73cm 3 h : Độ sâu từ mặt huyền phù đến tâm bầu tỉ trọng kế (cm) a : Khoảng cách từ tâm bầu đến vạch chia thấp nhất (1030); a=9,511cm L : Khoảng cách từ vạch chia thấp nhất (1030) đến vạch chia 1000; L=8,0cm N : Số vạch chia ( phần ngàn) tính từ vạch chia 1030 đến vạch chia 1000; N=30 M : Số vạch chia (phần ngàn) tính từ vạch chia đọc được trị số R c trên thang tỉ trọng kế đến vạch chia 1000 * Đọc số R lấy 2 số cuối cùng Ví dụ : 1000 ta đọc là 0 1012 là 12 Trong quá trình đọc sẽ có sai số do: nhiệt độ, mặt khum, hóa chất, mắt đọc, … , ta sẽ có số đọc sau khi hiệu chỉnh là: R c = R + c t + c m R : số đọc từ thủy trọng kế c t : hệ số hiệu chỉnh theo nhiệt độ c m : hệ số điều chỉnh mặt khum, c m = 0.0004 x 10 3 (= 0,4) (Tỉ trọng kế được chia độ theo mép dưới của mặt khum. Thông thường khi đọc, ta chỉ đọc được số đọc theo mép trên của mặt khum do huyền phù không trong suốt). Bảng tra hệ số hiệu chỉnh c t t ( 0 C) c t t ( 0 C) c t 18 -0,4 29 2,2 20 0,0 30 2,5 21 0,3 31 2,8 22 0,5 32 3,2 23 0,7 33 3,5 24 1,0 34 3,9 25 1,2 35 4,2 26 1,5 36 4,5 27 1,7 37 4,9 28 2,0 38 5,3 Bài Giảng Cơ Học Đất. GV. Lê Văn Phúc Trang - 10 Để tiện tính toán, người ta lập sẵn bảng tra H R từ số đọc R c của tỉ trọng kế sau khi đã hiệu chỉnh. Bảng tra giá trị H R từ số đọc đã hiệu chỉnh R c , (loại 151H): Rc Hr (cm) Rc Hr (cm) Rc Hr (cm) Rc Hr (cm) 0 16.31013.72011.030 8.4 1 16.01113.42110.731 8.1 2 15.81213.12210.532 7.8 3 15.51312.92310.233 7.6 4 15.21412.62410.034 7.3 5 15.0 15 12.3 25 9.7 35 7.0 6 14.7 16 12.1 26 9.4 36 6.8 7 14.4 17 11.8 27 9.2 37 6.5 8 14.2 18 11.5 28 8.9 38 6.2 9 13.91911.329 8.6 Thủy kế 151H - Phần trăm trọng lượng đất có đường kính < D m RGG N css )1/( %   Trong đó m là trọng lượng đất đem thí nghiệm. * Tại thời điểm đọc số R ở độ sâu H (gần tâm bầu tỉ trọng kế), tại đó chỉ có các hạt có đường kính < D. Gọi P là trọng lượng của nhóm hạt < D/1000 cm 3 huyền phù => trọng lượng 1 đơn vị thể tích huyền phù gần tâm bầu gồm: trọng lượng phần hạt (P/1000) + trọng lượng phần nước. Tỉ trọng của huyền phù ở độ sâu H: w s hp G G PP G          1000 1 1000 Mặt khác theo số đọc của tỉ trọng kế thì tỉ trọng của huyền phù tại tâm bầu: 1000 1 R G hp  => w s G G PPR          1000 1 10001000 1 Xem G w = 1 =>          s G PR 1 1 =>  R G G P s s 1  Gọi m là khối lượng mẫu đất khô để tạo 1000 cm huyền phù, % tích lũy của nhóm hạt có đường kính < D: %100 1 %100 m R G G m P N s s   [...]... dịch: Nguyễn Un, Trịnh Văn Cương, Hiệu chỉnh:Vũ Cơng Ngữ - NXB Giáo Dục 2 Cơ học đất Nguyễn Đình Dũng – NXB Xây Dựng 3 Giáo trình Cơ học đất, nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Lê Q An, Nguyễn Cơng Mẫn, Nguyễn Văn Q 4 Cơ học đất, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP HCM (2004), Châu Ngọc Ẩn 5 Bài tập Cơ học đất, nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Vũ Cơng Ngữ, Nguyễn Văn Thơng 6 Một số tài liệu... IP = 0,73(WL-20) 40 30 Đất sét ít dẻo CL Đất hữu cơ rất dẻo MH 20 10 CL-ML 0 10 20 Đất hữu cơ rất dẻo OH Đất bụi ML và đất hữu cơ rất dẻo 30 40 50 60 70 80 90 100 Giới hạn chảy wL Hình 1.13 Giản đồ Casagrande để xác định tên và trạng thái của đất dính 1.6 Tính đầm chặt của đất - Những cơng trình như: đắp nền đường, nền nhà, đê, đập, sân bay, cơng trình san lắp, hay những cơng trình tương tự cần phải... định: Trang - 29 Bài Giảng Cơ Học Đất GV Lê Văn Phúc a Hệ số rỗng e cũa mẫu đất tự nhiên b Độ bão hòa Sr c Xác định tên đất d Xác định trạng thái của đất 1.8/ Thí nghiệm một mẫu đất cát trên mực nước ngầm có w = 15%,  = 19 kN/m3, Gs = 2.65 Đem thí nghiệm mẫu đất khơ ta được min = 0,5 và max = 0,9 Tính độ bảo hòa Sr và độ chặt tương đối D Tài liệu tham khảo: 1 Giáo trình cơ học đất của Whitlow – Biên... cho cơng tác lu lèn - Những cơng trình đã thi cơng (đã lu lèn) cần phải kiểm tra chất lượng và độ chặt nền; cần phải TN đầm chặt để xác định hệ số đầm chặt k - Mục đích chính của việc đầm chặt: Trang - 24 Bài Giảng Cơ Học Đất GV Lê Văn Phúc + Làm giảm độ lún của nền cơng trình trong tương lai + Làm tăng khả năng chịu tải của đất nền + Làm tăng sức chống cắt của đất + Làm giảm độ thấm nước qua cơng trình. .. Đất hữu cơ Gs < 2,0 Độ ẩm Qw (%) Qs Đối với đất có w lớn: đất yếu, w nhỏ: đất tốt, đất bùn có w > 60%, đất có w < 30%: tương đối tốt w Trang - 15 Bài Giảng Cơ Học Đất GV Lê Văn Phúc Độ bảo hòa (độ no nước) Vw (%) Vv Vw là thể tích nước trong đất, Vv là thể tích lổ rỗng trong đất Sr  Sr > 80% : đất bảo hòa 50% < Sr  80% : đất ẩm Sr  50% : đất tương đối khơ Độ rỗng V n  v (%) V Hệ số rỗng V e v... Giảng Cơ Học Đất Chương 2 GV Lê Văn Phúc PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRONG ĐẤT 2.1 Khái niệm - Xét 1 điểm thuộc đất nền ở độ sâu z - Trên mặt đất có 1 tải p tác dụng - Điểm M chịu một áp lực tác dụng lên nó => Nghiên cứu ứng suất tác dụng lên điểm M: Xác định ứng suất, từ đó tính tốn ổn định, sức chịu tải của đất nền cơng trình; xác định phạm vi chịu nén của đất nền p z M Hình 2.1 Mơ hình 1 điểm trong nền đất dưới... Phân loại đất dính và đất rời dựa vào số N của SPT Đất dính N 50 GV Lê Văn Phúc Dẻo mềm (rắn vừa) Dẻo cứng (rắn) Nửa cứng (rất rắn) Cứng Rất cứng 11 ÷ 30 31 ÷ 50 > 50 Chặt vừa Chặt Rất chặt 1.6 Phân loại đất Phân loại đất là để xác định đúng về loại đất, từ... hình phân tố đất Trong thực tế cơng trình ta phân biệt hai loại ứng suất trong nền đất - Ứng suất do trọng lượng bản thân - Ứng suất do tải trọng ngồi Trang - 31 Bài Giảng Cơ Học Đất GV Lê Văn Phúc Đơn vị của ứng suất: kN/m2 , Pa, kPa, MPa, (kG/cm2) 2.2 Ứng suất do trọng lượng bản thân đất nền gây ra 2.2.1 Nền đồng nhất Nếu mặt đất là mặt phẳng nằm ngang, thì tại 1 điểm bất kỳ cách mặt đất một độ sâu... nền móng hợp lí Bảng 1.8 Kích thước hạt đất Tên hạt đất Kích thước (mm) Đá lăn, đá hộc Hạt cuội Hạt sỏi Hạt cát > 100 100 – 10 10 – 2 To Vừa Nhỏ To Nhỏ Hạt bụi Hạt sét Hạt keo 2 – 0,5 0, 5 – 0,25 0,25 – 0,05 0,05 – 0,01 0,01 – 0,005 0,005 – 0,002 < 0,002 1.6.1 Phân loại đất theo TCVN  Đất rời Bảng 1.9 Phân loại đất rời theo TCVN Loại đất Đất hòn lớn Đất cát Tên đất Đá dăm, đá cuội Sỏi sạn Cát sỏi Cát... phù hợp với qui phạm VN Trang - 22 Bài Giảng Cơ Học Đất GV Lê Văn Phúc Casa wVaxi  a wL  b L wLvaxi , wLCasa là các giới hạn chảy theo Vaxiliev và Casagrande; với a = 0,73 và b = 6,47% ứng với đất có giới hạn chảy từ 20%  100% Chỉ số dẻo I P = w L – wP Bảng 1.10 Phân loại (tên) đất dính theo TCVN dựa theo chỉ số dẻo IP Tên đất IP Đất cát pha Đất sét pha Đất sét 1 ≤ IP < 7 7 ≤ IP ≤ 17 17 < IP 1.6.2

Ngày đăng: 30/11/2014, 12:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w