1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Giáo Án Excel Cơ Bản

13 478 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Chöông 1: CAÙC KHAÙI NIEÄM CÔ BAÛN TRONG EXCEL I. Giôùi thieäu Microsoft Excel là một phần mềm dùng để xây dựng, trình bày số liệu, thiết kế các bảng tính như: tính lương, bảng điểm, quản lý, nhập xuất vật tư. . .và được lưu trữ dưới dạng tập tin kiểu .xls Khởi động: từ menu Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Office Excel 2003 Hoặc từ menu Start  Run  (gõ) excel  … II. Maøn hình giao tieáp  Thanh Application Title Bar : thanh tieâu ñeà öùng duïng  Menu Bar : thanh thöïc ñôn  Standard Toolbar : thanh coâng cuï  Formatting Toolbar : thanh ñònh daïng_chöùa moät soá leänh ñònh daïng cô baûn cuûa Excel.  Formula Bar : thanh coâng thöùc_doøng chöùa döõ lieäu nhaäp vaøo cho moät oâ hieän haønh treân baûng tính.  Worksheet : laø baûng tính ñeå ngöôøi söû duïng coù theå nhaäp döõ lieäu vaø xöû lyù. Moãi taäp tin trong Excel coù chöùa nhieàu Worksheet goïi laø Sheet1, Sheet2, …  Scroll Bar : caùc thanh cuoän ngang vaø doïc ñeå di chuyeån Worksheet baèng Mouse. Löu yù: ta neân cho hieån thò Standard Toolbar vaø Formatting Toolbar. III. Caáu truùc Worksheet 1. Caùc khaùi nieäm Baûng tính Excel ñöôïc boá trí nhö 1 taäp saùch (Workbook) goàm nhieàu trang (Worksheet), moãi trang laø 1 baûng phaân chia thaønh 256 coät (Columns) vaø 65536 doøng (Rows) laäp thaønh nhöõng ñôn vò xöû lyù goïi laø oâ (Cells). Ngöôøi ta coù theå nhaäp vaøo trong caùc Cell caùc daïng soá lieäu

Trang 1

Chương 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG EXCE L

I Giới thiệu

Microsoft Excel là một phần mềm dùng để xây dựng, trình bày số liệu, thiết kế các bảng tính như: tính

lương, bảng điểm, quản lý, nhập xuất vật tư .và được lưu trữ dưới dạng tập tin kiểu xls

Khởi động: từ menu Start  Programs  Microsoft Office  Microsoft Office Excel 2003

Hoặc từ menu Start  Run  (gõ) excel  <Enter> …

II Màn hình giao tiếp

Thanh Application Title Bar :

thanh tiêu đề ứng dụng

Menu Bar : thanh thực đơn

Standard Toolbar : thanh công cụ

Formatting Toolbar : thanh định

dạng_chứa một số lệnh định

dạng cơ bản của Excel

Formula Bar : thanh công

thức_dòng chứa dữ liệu nhập

vào cho một ô hiện hành trên

bảng tính

Worksheet : là bảng tính để người sử dụng có thể nhập dữ liệu và xử lý Mỗi tập tin trong

Excel có chứa nhiều Worksheet gọi là Sheet1, Sheet2, …

Scroll Bar : các thanh cuộn ngang và dọc để di chuyển Worksheet bằng Mouse

Lưu ý: ta nên cho hiển thị Standard Toolbar và Formatting Toolbar.

III Cấu trúc Worksheet

1 Các khái niệm

Bảng tính Excel được bố trí như 1 tập sách (Workbook) gồm nhiều trang (Worksheet), mỗi trang là

1 bảng phân chia thành 256 cột (Columns) và 65536 dòng (Rows) lập thành những đơn vị xử lý gọi là ô (Cells) Người ta có thể nhập vào trong các Cell các dạng số liệu khác nhau như văn bản (text), trị số (number), công thức (formula) hay ngày giờ (date and time)

Ô (cell): là khu vực giao nhau giữa một dòng với một cột Để phân biệt ô này với ô khác trên cùng 1 sheet, mỗi ô đều có 1 địa chỉ Địa chỉ ô được xác định bằng cách viết cột trước dòng

sau, không phân biệt chữ hoa / thường

Vùng dữ liệu (range): là tập hợp nhiều ô liên tiếp được xác định bởi

địa chỉ :

ô góc trên bên trái : ô góc dưới bên phải

Ví dụ: vùng

Lưu ý: một ô cũng là một vùng

CỘT CỘT (Columns) DÒNG(Rows)

A2:B3

Trang 2

2 Di chuyển bằng phím trong Worksheet

Ta có thể dùng các phím mũi tên, PgUp, PgDn trên bàn phím

Ngoài ra :Home về đầu dòng hiện hành Ctrl + Home về ô A1

IV Các kiểu dữ liệu và các toán tử

Trong một ô chỉ có thể chứa một kiểu dữ liệu Kiểu dữ liệu của ô phụ thuộc vào ký tự đầu tiên được gõ vào

1 Kiểu số (Number)

Gồm các số từ 0 đến 9, nhận dấu chấm là dấu phân cách phần thập phân, dấu phẩy là dấu phân cách hàng ngàn, số thập phân được nhập theo dạng nguyên thủy (vị trí mặc nhiên của ô kiểu số là nằm ở phía bên phải của ô)

Các toán tử : +, -, *, /

2 Kiểu chuỗi (Text)

Gồm các ký tự từ A đến Z, chấp nhận các ký hiệu :’ ;, ,, ?, * và các chuỗi dạng số từ 0 đến 9 (vị trí mặc nhiên của ô kiểu chuỗi là nằm ở phía bên trái của ô)

Toán tử: & là toán tử nối chuỗi

Lưu ý 1: để nhập kiểu chuỗi dạng số, gõ dấu nháy đơn (‘) trước, sau đó gõ chuỗi số

Ví du: gõ ‘0918 rồi Enter sẽ trả về là chuỗi 0918 (nằm ở phía bên trái của ô)

Lưu ý 2:

 Ghép chuỗi & chuỗi  1 chuỗi

 Ghép số & số  1 chuỗi dạng số

 Ghép số & chuỗi (hoặc chuỗi & số)  1 chuỗi

3 Kiểu ngày (Date and Time)

Nhập theo hệ thống máy tính, sau đó (nếu cần) vào menu Format  Cells để định dạng lại (vị trí mặc nhiên của ô kiểu ngày là nằm ở phía bên phải của ô)

Các toán tử: +, -

Lưu ý : ngày  ngày  1 con số

4 Kiểu công thức

Ký tự đầu tiên nhập vào là dấu =

Các toán tử : + - * /, &, > < = >= <= <>

Biểu thức trong công thức bao giờ cũng trả về 1 giá trị, khi 1 thành phần liên quan đến công thức thay đổi, trị của công thức cũng thay đổi theo

Lưu ý: khi ta so sánh A với B: Kết quả trả về là True tương đương với Đúng

Kết quả trả về là False tương đương với Sai

V Các thao tác với dữ liệu

1 Chọn đối tượng

Excel 2003 làm việc trên quy ước Select then Act (chọn rồi xử lý)

 Chọn ô: di chuyển con trỏ đến ô hoặc Click trỏ vào ô

 Chọn cột: ckick tại đường biên trên của bảng tính

 Chọn dòng: click tại đường biên bên trái của bảng tính

 Chọn vùng: Drag Mouse từ ô góc trên bên trái đến ô góc dưới bên phải hoặc nhấn giữ phím <Shift> trong khi nhấn các phím di chuyển

 Chọn toàn bảng tính:<Ctrl + A> hoặc click tại giao điểm của đường biên trên và đường biên trái của bảng tính (vị trí này gọi là Sheet Selector)

2 Nhập dữ liệu

Nhập liệu bình thường, nhấn phím <Enter> kết thúc việc nhập liệu

3 Xuống dòng trong ô

Nhập liệu bình thường, đến vị trí cần xuống dòng, nhấn phím <Alt + Enter>

4 Sửa dữ liệu

Trang 3

Di chuyển đến ô cần sửa, nhấn phím <F2> rồi sửa trực tiếp tại ô đó hoặc sửa trên thanh Formula, sửa xong <Enter>

5 Xoá dữ liệu

 Xoá nội dung: Chọn vùng dữ liệu cần xoá, nhấn phím Delete

 Xoá định dạng: chọn vùng dữ liệu cần xoá, vào menu Edit Clear Formats

 Xoá nội dung và định dạng: chọn vùng dữ liệu cần xoá, vào menu EditClearAll

(hoặc <Ctrl + ->nếu là Excel 2000 trở đi)

6 Chép dữ liệu

 Chọn vùng dữ liệu cần sao chép (vùng nguồn) Nhấn Ctrl + C.

 Đưa con trỏ đến ô góc trên bên trái của vị trí đích Nhấn Ctrl + V.

7 Di chuyển dữ liệu

 Chọn vùng dữ liệu cần sao chép (vùng nguồn)

 Để trỏ tại ô góc trên bên trái của vùng này (trỏ trở thành mũi tên trắng)

 Drag mouse đến vị trí mới, nhả mouse

8 Kết nối 2 hay nhiều ô liên tục thành 1 ô

Thường dùng để định dạng các ô tiêu đề: chọn vùng cần thiết, click nút (Merge and Center) trên thanh Formattingï

9 Sao chép công thức

 Để trỏ ở vị trí Fill Handle của ơ, Drag mouse kéo tới vị trí cần thiết thì nhả Mouse

 Khi sao chép dữ liệu kiểu công thức, kết quả sẽ thay đổi hay không tùy thuộc vào công thức trong vùng nguồn chứa địa chỉ tương đối hay tuyệt đối

 Địa chỉ tương đối: là địa chỉ sẽ thay đổi khi sao chép

 Địa chỉ tuyệt đối: là địa chỉ không bị thay đổi khi sao chép, được xác định bởi ký hiệu dấu $ Nguyên tắc chung: trên dòng Formula, muốn cố định thành phần nào trong địa chỉ tham chiếu, đặt dấu $ bên trái thành phần đó

Vdu: $A2 (cố định cột)

A$2 (cố định dòng)

$A$2 (cố định ô)

Thành phần nào có dấu $ bên trái, Excel sẽ không điều chỉnh địa chỉ ô khi sao chép

 Để tạo địa chỉ tuyệt đối : chọn vùng cần thiết, nhấn phím F4

VI Chuẩn bị môi trường

Từ menu Start  Settings  Control Panel , D.click vào Regional and Language Options :

Trang Number, xác định :

Decimal symbol là dấu

Digit grouping symbol là dấu ,

List separator là dấu ,

Trang Date, xác định :

Short Date Style là MM/dd/yyyy hoặc dd/MM/yy Chọn OK

Ngoài ra, khi mới bắt đầu nhập liệu bài tập Excel: vào menu Tools  Options  General

 Sheets in new workbook: xác định số Sheet trong tập tin Excel mới là …(mặc định là 3)

 Standard font : VNI-TIMES …

A2

$A$2

$A2

A$2

Trang 4

Chương 2 : THAO TÁC ĐỊNH DẠNG

1 Thay đổi độ rộng 1 cột hoặc chiều cao của 1 dòng

_ Drag Mouse vào biên phải của cột hoặc biên

dưới của dòng cần thay đổi

_ Để Excel tự điều chỉnh độ rộng cột cho vừa

với dòng dữ liệu dài nhất trong cột : D.click vào

biên phải của cột

2 Thay đổi độ rộng nhiều cột hoặc chiều cao của nhiều dòng

Nhấn giữ phím Ctrl để chọn nhiều cột hoặc nhiều dòng trước, sau đó thao tác như trên

3 Định dạng hiện số

Chọn vùng cần định dạng, nhấn <Ctrl +1> (hoặc R.click vào vùng này  Format Cells)  trang Number (SGK trang 18, 19)…  OK

VD1: định dạng vùng chọn có

dạng 1,000

Lưu ý: từ thao tác trên, đề định

dạng 1 vùng chọn có dạng

1,000 đồng -> ta gõ thêm đvitính

trong dấu ngoặc kép như sau:

VD2: định dạng các cột ngày

sinh, ngày nhập/ xuất có dạng

dd/MM/yyyy

VD3: định dạng cột số thứ tự có

dạng 01,02,…09

Trang 5

4 Định vị trí dữ liệu trong ô

Chọn vùng cần định dạng, nhấn <Ctrl + 1>, chọn trang Alignment (SGK trang 21)

5 Định dạng ký tự

Chọn vùng cần định dạng, nhấn <Ctrl + 1>, chọn trang Font (SGK trang 22)

6 Kẻ khung

Chọn vùng cần định dạng, nhấn <Ctrl + 1>, chọn trang Border , chọn loại đường nét cần thao

tác (SGK trang 23)

7 Định dạng nền dữ liệu

Chọn vùng cần định dạng, nhấn <Ctrl + 1>, chọn trang Patterns (SGK trang 24)

8 Vẽ hình trong bảng tính

SGK trang 25

Chương 3 : THAO TÁC DỮ LIỆU

1 Đánh số thứ tự

 Gõ 2 số bắt đầu vào ô đầu tiên của vùng sẽ đánh số thứ tự (thường là số 1, số 2) Enter

 Chọn vùng gồm 2 ô vừa gõ stt vào

Để trỏ ngay góc dưới bên phải _Fill Handle của vùng này (con trỏ biến thành dấu cộng)

Nhấn, giữ mouse trong khi drag mouse đến vị trí mong muốn thì nhả mouse

2 Sắp xếp dữ liệu (Tối đa theo 3 cột)

 Chọn vùng dữ liệu muốn sắp xếp (trừ dòng tiêu đề cột và cột số thứ tự )

Vào menu Data  Sort

Nếu không chọn dòng tiêu đề thì trong khung My List has đánh dấu tại  No header row

(ngược lại, bỏ qua bước này)

Lần lượt chọn các cột tại Sort by, Then by và thứ tự sắp xếp theo yêu cầu (mặc định: Ascending là sắp tăng dần_nhỏ trước lớn sau)

Click nút OK để thực hiện, Cancel để hủy chọn

3 Chèn nhanh dòng, cột vào bảng tính đã có dữ liệu.

Chèn dòng: R.click vào biên trái của dòng  Insert Dòng mới được chèn sẽ đẩy dòng

hiên hành xuống

Chèn cột: R.click vào biên trên của cột  Insert Cột mới được chèn sẽ đẩy cột hiện

hành qua phải

4 Xoá dòng, cột có dữ liệu

Chọn dòng, cột muốn xoá, nhấn phím Delete

5 Tính tổng liên tục cho 1 dãy giá trị (những giá trị trên cùng dòng / cùng cột)

Để trỏ tại ô cuối của vùng cần tính tổng, click nút AutoSum (biểu tượng ) trên thanh Standard rồi Enter

Trang 6

Chương 4 và 5 : CÁC HÀM CƠ BẢN

Hàm là một đoạn chương trình con được soạn sẵn, cài đặt chung với phần mềm và được xem như tiện ích của phần mềm đó Mỗi Hàm có 1 công dụng nhằm giải quyết 1 việc nhất định Mỗi Hàm có 1 cú pháp riêng Một Hàm gồm tên hàm và tham biến (những giá trị ta phải cung cấp cho hàm khi tham chiếu) Mặc nhiên những tham biến của hàm được ghi trong ngoặc đơn và được phân cách bởi dấu (,)

I Cách sử dụng Hàm

Dấu ngoặc đơn cho biết điểm bắt đầu và điểm kết thúc của danh sách tham biến

Các tham biến có thể là : địa chỉ ô (vdu : sum(A3:A8)), chuỗi ký tự, giá trị luận lý hoặc biểu thức

Excel 2003 cho phép các hàm lồng ghép nhau đến 8 cấp công thức

II Nhóm hàm Chuỗi (Text)_sách trang 43

Ví dụ: tại ô B1, ta nhập chuỗi DH64TB -

1 LEFT(chuỗi, số N )

Trả về N ký tự bắt đầu từ ký tự đầu tiên bên trái của chuỗi Giá trị mặc định của số N là 1 VD: =LEFT(B1,2)  DH

=LEFT(B1) tương đương với cách viết =LEFT(B1,1)  D

2 RIGHT(chuỗi, số N )

Trả về N ký tự bắt đầu từ ký tự đầu tiên bên phải của chuỗi Giá trị mặc định của số N là 1 VD: =RIGHT(B1,2) 

TB 3 MID(chuỗi, vị trí bắt đầu cắt , số ký tự cần cắt )

Hoặc MID(btchuỗi,số N1, số N2)

Trả về N2 ký tự bắt đầu từ ký tự thứ N1 (tính từ bên trái qua) của chuỗi

VD: =MID(B1,3,2)  64

Lưu ý:***khi thao tác với các hàm chuỗi như Left/ Right/ Mid, ô kết quả sẽ mang kiểu chuỗi.

4 VALUE(chuỗi)

Đổi chuỗi dạng số thành số

VD :ô A1 có giá trị ”132”

=VALUE(A1)=A1*1 132

Lưu ý: ta có thể đổi nhanh 1 chuỗi dạng số sang số bằng cách nhân chuỗi dạng số cho 1

5 LEN(chuỗi)

Trả về số ký tự trong chuỗi (chiều dài chuỗi)

VD: =LEN(B1)  6

Ghi chú: xem sách về các hàm chuỗi khác

III Nhóm hàm Số (Math & Trig)_sách trang 37

1 ABS(số)

Công dụng: Trả về giá trị tuyệt đối của 1 số

Vdụ : =ABS(-5)  5

2 INT(số) hoặc INT( số bị chia / số chia )

CD: Trả về phần nguyên gần nhất của 1 số hoặc thương số của phép chia

Vdụ : =INT(14.95)  14

=INT(-8.9)  -9

=INT(7 3)  2

(Chuỗi 64)

(Số 132)

Trang 7

3 MOD( số bị chia , số chia )

CD: Trả về phần dư của phép chia

Vdụ : =MOD(7,3) 1

4 ROUND(số, số N )

CD: Trả về giá trị đã được làm tròn của 1 số với :

 N > 0 (1, 2, ) làm tròn số phần thập phân (lấy 1, 2 số lẻ)

 N <= 0 làm tròn số phần nguyên

VD : =ROUND(415.45,1) (làm tròn số lấy 1 số lẻ)  415.5

=ROUND(415.55,0) (làm tròn số đến hàng đơn vị)  416

=ROUND(415.55, -1) (làm tròn số đến hàng chục)  420

IV Nhóm hàm Thống kê (Statistical)_ sách trang 40

1 AVERAGE( giá trị 1 , giá trị 2 ,… )

Trả về trung bình cộng của giá trị 1, giá trị 2, …

VD: Tính số tiền phải trả bình quân =Average(I3:I7)  30000

2 MIN( giá trị 1 , giá trị 2 , … )

Trả về giá trị nhỏ nhất của giá trị 1, giá trị 2, …

VD: Tính số tiền phải trả nhỏ nhất =MIN(I3:I7)  10000

3 MAX( giá trị 1 , giá trị 2 , … )

Trả về giá trị lớn nhất của giá trị 1, giá trị 2, …

VD: Tính số tiền phải trả lớn nhất =MAX(I3:I7)  50000

4 COUNT( giá trị 1 , giá trị 2 , … )

Đếm số phần tử kiểu số

VD : =COUNT(2,-3,100, true, ab, ””)  3

5 COUNTA( giá trị 1 , giá trị 2 , … )

Đếm số phần tử cóù dữ liệu

VD : =COUNTA(2, ab, true,5)  4

6 SUM( giá trị 1 , giá trị 2 , … )

Trả về tổng giá trị của giá trị 1, giá trị 2, …

VD: Tính tổng số tiền phải trả: =SUM(I3:I7)  -150000

7 RANK(giá trị, vùng giá trị , số N )

Dùng để xác định thứ hạng của giá trị so với các giá trị

khác trong vùng giá trị tùy theo số N Trong đó :

 Giá trị là giá trị so sánh

 Vùng giá trị là vùng địa chỉ tuyệt đối chứa các giá

trị so sánh

 Số N : là 0, hàm sẽ trả về thứ tự tăng dần của giá

trị so sánh trong vùng giá trị (giá trị lớn, hạng nhỏ _vd :

xếp hạng học sinh) GT mặc định của số N là 0

Là 1, hàm sẽ trả về thứ tự giảm dần của giá

trị so sánh trong vùng giá trị (giá trị lớn, hạng lớn _ vd :

xếp hạng trong các cuộc đua thể thao)

VD: Xếp hạng cho từng học sinh trong hình bên

Lưu ý: Nếu có giá trị đồng hạng, hàm Rank sẽ bỏ qua giá

trị kế tiếp

=RANK(F3, $F$3:$F$7 ,0 )

Trang 8

V Nhóm hàm Logic (Logical)_sách trang 54

1 AND( biểu thức đk 1 , biểu thức đk 2 , … ) vừa … vừa …

CD: Hàm trả về giá trị đúng (TRUE) nếu tất cả bthức 1, bthức 2, … là TRUE; trả về giá trị sai

(FALSE) nếu có một bthức là FALSE Hàm AND chứa tối đa 30 biểu thức

VD: =AND(100>5, 50>5)  TRUE

True True

Lưu ý : nếu muốn so sánh a>b>c, phải viết =and

(a>b, b>c)

Vd: để chỉ những ơ cĩ số lượng trong khoảng 10->20:

2 OR( biểu thức đk 1 , biểu thức đk 2 , … ) hoặc … hoặc …

CD: Hàm trả về giá trị đúng nếu có một bthức là TRUE; trả về giá trị sai nếu tất cả bthức 1,

bthức 2, là FALSE Hàm OR chứa tối đa 30 biểu thức

VD: =OR(100>5, 0>5)  TRUE

True False

3 IF( biểu thức đk , giá trị đúng , giá trị sai )

CD: Hàm IF sẽ trả về giá trị đúng nếu biểu thức Logic là TRUE, trả về giá trị sai nếu biểu thức Logic là FALSE

Ví dụ: =If(100>5, ”đúng”, ”sai”)  đúng ”

True

Lưu ý khi sử dụng hàm IF:

 số hàm IF = (số điều kiện) –1

 Có bao nhiêu hàm IF, phải đóng bấy nhiêu ngoặc

 Giá trị đúng, giá trị sai có thể là chuỗi, số, ngày, biểu thức hoặc một hàm IF khác

 Khi muốn đưa 1 giá trị chuỗi vào 1công thức, phải đặt chuỗi trong cặp ngoặc kép

4 COUNTIF( vùng giá trị đếm , “điều kiện”)

Đếm số lần xuất hiện của điều kiện trong vùng giá trị đếm Trong đó Điều kiện là một biểu thức số hoặc chuỗi, được đặt trong dấu “ “ Nếu điều kiện so sánh là toán tử bằng (=) thì không cần ghi ra

VD : tính tổng số nhân viên có trên 2 con

=COUNTIF(C3:C5,”>2”)  2 Lưu ý: nếu điều kiện ở 2 cột khác nhau, không thể dùng hàm Countif

5 SUMIF( vùng giá trị , điều kiện , vùng tính tổng )

Trả về tổng giá trị của vùng tính tổng theo 1 điều kiện so sánh trong vùng chứa các điều kiện

so sánh Trong đó:

 Vùng giá trị: vùng chứa các điều kiện so sánh

Trang 9

 Điều kiện : điều kiện so sánh, đặt trong dấu “…”

 Vùng tính tổng : phải là một vùng số

Lưu ý : nếu giá trị so sánh nằm ở 2 cột khác nhau, không thể dùng hàm Sumif.

VI Nhóm hàm Ngày giờ (Date & Time)_sách trang 45

1 NOW()

CD: Trả về thời điểm hiện hành

2 TODAY()

CD: Trả về ngày hiện hành

3 DAY(BTngày)

CD: Trả về 1 số nguyên trong khoảng từ 1 đến 31 chỉ ngày của 1 biểu thức ngày

4 MONTH(BTngày)

CD: Trả về 1 số nguyên trong khoảng từ 1 đến 12 chỉ tháng của 1 biểu thức ngày

5 YEAR(BTngày)

CD: Trả về 1 số nguyên có 4 chữ số trong khoảng từ 1900 đến 9999 chỉ năm của 1 biểu thức ngày

6 DATE( year , month , day )

CD: Trả về 1 giá trị số ứng với 1 ngày tháng năm Biết rằng =DATE(1900 , 01 , 01)  số 1

Khi so sánh dữ liệu kiểu ngày trên bảng tính với những mốc thời gian cho trước phải dùng hàm DATE đổi mốc thời gian về gía trị số rồi mới so sánh

Vd: khách hàng mua hàng trong ngày 20/11/2001 thì có quà tặng:

=if(ngay ban = Date (2001,11,20), “Tặng quà”, “ “)

7 HOUR(giờ)

CD: Trả về 1 số nguyên trong khoảng từ 0 đến 23, chỉ giờ của 1 biểu thức giờ (với 24 giờ = 1ngày)

Ví dụ: =HOUR(24:00:00)  0

8 MINUTE(giờ)

CD: Trả về 1 số nguyên trong khoảng từ 0 đến 59 chỉ số phút của 1 biểu thức giờ

9 SECOND(giờ)

CD: Trả về 1 số nguyên trong khoảng từ 0 đến 59 chỉ số giây của 1 biểu thức giờ

10 TIME( hour , minute , second )

CD: Trả về 1 giá trị số ứng với 1 giờ phút giây Biết rằng =TIME(0 , 0 , 0)  0 và =TIME(12 , 0 , 0) 

0.5

VII Nhóm hàm Dò Tìm(Lookup & Reference)_sách trang 56

1 VLOOKUP(giá trị dò tìm, bảng dò, cột N, cách dò): Vertical Look Up_hàm dò tìm theo

chiều dọc

Tìm giá trị trong bảng dò ở cột thứ 1, nếu tìm thấy sẽ trả về dòng giá trị tương ứng trong bảng dò ở cột thứ N tùy theo cách dò Trong đó :

 Giá trị dò tìm : là giá trị được đem ra dò

 Bảng dò: là một vùng có địa chỉ tuyệt đối, cột thứ nhất bên trái chứa các giá trị dò tìm, các cột còn lại chứa các giá trị tương ứng để tham chiếu

 Cột N : số thứ tự của cột có chứa giá trị tương ứng của giá trị dò tìm (tính từ cột thứ nhất bên trái của bảng qua) Cột N phải là một con số >1 Nếu tham chiếu đến một cột bên ngoài phạm vi của bảng, hàm sẽ cho trị #REF (Vdụ: bảng dò có 3 cột, khai báo đến cột thứ 4…)

 Cách dò :

Trang 10

 0 _False : dò tìm chính xác: cột đầu tiên bên trái của bảng dò không cần phải xếp theo thứ tự tăng dần và nếu cột này không chứa giá trị dò tìm, hàm sẽ trả về trị #N/A (value Not Available)

 1_True : dò tìm gần đúng : cột đầu tiên bên trái của bảng dò phải xếp theo thứ tự tăng dần (VD: -2, -1, 0, 1, 2, a - z, False, True…)và nếu cột này không chứa giá trị dò tìm, hàm sẽ dò theo giá trị lớn nhất trong số những giá trị gần bằng gía trị dò tìm GT mặc định của cách dò là 1

Phần bổ sung số 1: CÁCH THAM KHẢO HÀM

 Cách 1: vào thư viện hàm của Excel

Click nút Paste Function trên thanh Standard, chọn nhóm Hàm trong Function Category, click chọn hàm trong danh sách Function Name

Cách 2 : vào hộp thoại Function Wizard

Gõ tên hàm , nhấn <CTRL +A>, thay các tham biến bằng các giá trị thực, xong chọn OK

Ví dụ: =If<Ctrl + A>, sẽ xuất hiện hộp thoại sau:

 Cách 3: Nhận hỗ trợ cú pháp hàm của Excel

Gõ tên hàm, nhấn <CTRL+SHIFT+A>, thay các tham biến theo yêu cầu rồi Enter.

Ví dụ: =If<Ctrl + Shift + A> sẽ được :

=if(logical_test,value_if_true,value_if_false)

Phần bổ sung số 2 : CHỐT DÒNG / CỘT

Công dụng : nhằm giữ cho dòng / cột chỉ định được cố định trên màn hình, thuận tiện cho việc nhập liệu cũng như kiểm tra dữ liệu

Nguyên tắc : di chuyển đến ô ngay phía dưới hàng và bên phải cột muốn cố định, vào menu

Window  Freeze Panes

(Để hủy việc chốt dòng / cột, vào menu Window  Unfreeze Panes)

2 HLOOKUP(giá trị dò tìm, bảng dò, dòng N, cách dò): Horizontal Look Up_hàm dò tìm

theo chiều ngang

Tương tự như hàm Vlookup, nhưng hàm Hlookup dò tìm ở dòng trên cùng và tham chiếu số liệu

ở các dòng phía dưới tuy theo cach do…

Ví dụ : bảng dò 1B trong phần bài tập 1 của Sheet BtVlookup

VIII Nhóm hàm Thông tin (Information)

1 ISNA(giá trị)

Hàm trả về TRUE nếu kiểm tra giá trị là trị #N/A (value Not Available)

Ví dụ =If( ISNA(VLOOKUP( …,…,…,0)) ,”giá trị mới”, VLOOKUP( …,…,…,0))

2 ISERROR(giá trị)

Hàm trả về TRUE nếu kiểm tra giá trị là 1“error” bất kỳ

Click vào đây để thoát tạm, quay lại bảng tính

Chọn OK nếu muốn sử dụng Hàm, Cancel để

thoát ra,không lưu Hiển thị kết quả ‘nháp’

Ngày đăng: 28/11/2014, 18:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tính. - Giáo Án Excel Cơ Bản
Bảng t ính (Trang 1)
Bảng tính Excel được bố trí như 1 tập sách (Workbook) gồm nhiều trang (Worksheet), mỗi trang là - Giáo Án Excel Cơ Bản
Bảng t ính Excel được bố trí như 1 tập sách (Workbook) gồm nhiều trang (Worksheet), mỗi trang là (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w