Vị trí của gỗ trong nền kinh tế quốc dân và tầm quan trọng của môn học “Nhận biết gỗ”.Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.Trong các văn kiện chính thức từ trước đến nay, Nhà nước ta vẫn xếp gỗ đứng hàng thứ 3 sau điện và than. Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng…
Trang 1Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
NHẬN BIẾT GỖ 2
A VỊ TRÍ MÔN HỌC 2
B MỤC ĐÍCH 2
C YÊU CẦU 2
D NỘI DUNG 3
BÀI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GỖ 5
I Mục đích yêu cầu 5
1.1 Mục đích: 5
1.2 Yêu cầu: 5
II Nội dung 5
1.2 CẤU TẠO THÔ ĐẠI CỦA GỖ 8
1.2.1 Những khái niệm cơ bản về các mặt cắt trong giải phẫu gỗ 8
1.2.2 Vòng năm và ranh giới vòng năm 10
1.2.3 Gỗ sớm, gỗ muộn 12
1.2.4 Vân thớ gỗ 13
1.2.5 Gỗ giác, gỗ lõi và gỗ già 14
1.2.6 Tia gỗ 16
1.3 CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO GỖ 22
13.1 Cấu tạo cây gỗ lá Kim 22
1.3.2 Cấu tạo cây gỗ lá rộng 24
1.3.3 So sánh cấu tạo gỗ lá kim và gỗ lá rộng: 29
1.3.3.1 Theo thành phần cấu tạo 29
1.3.3.2 Dựa vào đặc điểm cấu tạo 30
1.4 KHUYẾT TẬT GỖ 31
1.4.1 Khái niệm về khuyết tật của gỗ: 31
1.4.2 Các khuyết tật tự nhiên 31
1.4.2.1 Mắt gỗ 31
Trang 21.4.2.3 Gỗ lệch tâm và vòng năm rộng hẹp không đều 35
1.4.2.5 Thót ngọn 37
1.4.3 Khuyết tật do sâu nấm gây nên 39
1.4.3.1 Khuyết tật do nấm 39
1.4.3.2 Khuyết tật do sâu, côn trùng hại gỗ 41
1.4.4 Những khuyết tật tạo nên trong quá trình chế biến gỗ 42
1.4.4.1 Nứt nẻ 42
1.4.4.2 Cong vênh 43
1.4.4.3 Các khuyết tật trong cưa xẻ gỗ 43
1.5 MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC, VẬT LÝ, HÓA HỌC CỦA GỖ 44
1.5.1 Tính chất cơ học 44
1.5.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tính chất cơ học của gỗ 44
1.5.1.3 Một số tính chất cơ học của gỗ 47
1.5.1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ 50
1.5.2 Tính chất vật lý của gỗ 52
1.5.2.1 Độ ẩm gỗ 52
1.5.2.2 Qúa trình co rút và dãn nở của gỗ 56
1.5.2.3 Khối lượng thể tích của gỗ 60
1.5.3 Tính chất hóa học của gỗ 63
1.5.3.1 Thành phần hóa học của gỗ 64
1.5.3.2 Ảnh hưởng của các thành phần hóa học trong gia công chế biến và sử dụng gỗ .69 1.6 PHÂN LOẠI GỖ RỪNG VIỆT NAM 69
1.6.1 Ý nghĩa của việc phân loại gỗ rừng 69
1.6.2 Phân loại gỗ theo nhóm thương phẩm (8 nhóm) 69
CHƯƠNG II: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI GỖ RỪNG VIỆT NAM 72
2.1 Mục đích yêu cầu 72
2.1.1 Mục đích 72
2.1.2 Yêu cầu 72
2.2 Nội dung 72
2.2.1 Xác định tên khoa học và tên địa phương của cây gỗ 72
2.2.2 Nhận biết các loại gỗ 72
I NHÓM I 72
Trang 31 Bằng Lăng cườm 72
2 Muồng đen (Cassia siamea Lamk) 73
3 Dáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz) 75
4 Gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib) 76
5 Pơ mu (Fokiennia hodginsii (Dunn) Henry Et Thomas) 77
6 Du Sam (Keteleria davidiana Bertris Beissn) 78
7 Gõ Mật (Sindora cochinchinensis Baill) 79
8 Cẩm Liên (Pentacme siamensis (Miq) Kurz) 80
NHÓM 2 81
9 Táu 81
10 Căm Xe (Xylia xylocarpa Roxb) 82
11 Sến cát (Shorea roxburghii G Don) 83
12 Vắp (Mesua ferrea L) 84
13 Cây Tếch (Tectona grandis L) 85
14 Sao (Hopea odorata Roxb) 86
NHÓM 3 87
15 Cây Trường (Pometia pinnata Forst) 87
16 Vên vên (Anisoptera cochinchinensis Pierre) = Anisoptera costata Korth 88
17 Huỷnh (Tarretia cochinchinensis Pierre) 89
18 Bình linh (Vitex pubescens Vahl) 90
NHÓM 4 91
19 Thông 3 lá (Pinus khasya Royle) 91
20 Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) 92
21 Long não (Cinnamomum camphora Ness es Eborn) : 93
22 Thông nhựa (Pinus merkusii jungh et de Vries) 94
23 Bời lời (Lisea pierrei H Lec) 95
NHÓM 5 96
24 Xà cừ (Khaya senegalensis A.juss) 96
25 Dái ngựa (Swietenia mahogani Jaco) 97
26 Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) Bach) 98
NHÓM 6 100
27 Bạch đàn trắng (Eucalyptus cammaldulensis Dehnh) 100
Trang 428 Đước ( Rhizophora apiculata BL) 101
29 Keo lai (Acacia hybrid) 102
30 Xoan ta (Melia azedarach L) 103
TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 105
BẢNG PHÂN LOẠI NHÓM GỖ TẠI VIỆT NAM 105
Trang 5là tài liệu học tập cho các ngành đào tạo khác của Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp.
Bài giảng Nhận biết gỗ được biên soạn trong khuôn khổ chương trình môn học củangành Quản lý tài nguyên rừng và môi trường đã được xét duyệt của tổ bộ môn Khoa họcvật liệu, ban Công nghiệp & Kiến trúc và thông qua Hội đồng khoa học Nhà trường
Trên cơ sở bài giảng và những kết quả giảng dạy trong nhiều năm qua, cùng vớinhững tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, tác giả đã cố gắng tổng hợp những nộidung cơ bản nhất, đáp ứng mục tiêu chương trình đào tạo, cập nhật những kiến thức mớinhất
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, bài giảng này không thể nào tránh khỏinhững thiếu sót Chúng tôi rất mong được các bạn đọc góp ý kiến Các ý kiến xin gửi về
Bộ môn Khoa học vật liệu ban Công nghiệp & Kiến trúc – cơ sở 2 Trường Đại học Lâmnghiệp
Chúng tôi xin chân thành cám ơn!
TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN THOẠI
Trang 6B MỤC ĐÍCH
Môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cơ bản để tra cứu
và nhận biết các loại gỗ phổ biến trong khu vực
C YÊU CẦU
Sau khi học xong, người học phải có khả năng cụ thể về các mặt như sau:
+ Về kiến thức:
- Nắm được hình thái giải phẫu chung của gỗ cây lá kim và gỗ lá rộng
- Biết cách quan sát và nhận xét về hình thái các loại gỗ để nhận biết chính xác gỗ
Trang 7D NỘI DUNG
1 Phân phối chương trình:
số tiết
Lý thuyết
Thực hành
3 Chương II: Nhận biết một số loại gỗ rừng
Mục đích: Giới thiệu khái quát về môn học, vai trò và tầm quan trọng của nó đối
với người làm công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng
Yêu cầu:
- Nắm được vị trí và tầm quan trọng của môn học
- Phương pháp nghiên cứu của môn học
- Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng tài liệu
II Nội dung
- Vị trí của gỗ trong nền kinh tế quốc dân và tầm quan trọng của môn học “Nhận biết gỗ”.
Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi nhất, là mộttrong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân
Trong các văn kiện chính thức từ trước đến nay, Nhà nước ta vẫn xếp gỗ đứnghàng thứ 3 sau điện và than Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nôngnghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng…
Ngoài ra, gỗ còn được dùng làm văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thểthao, đóng toa tàu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùngtrong gia đình, công sở và chuyên dùng như bệnh viện, thư viện,…Sơ bộ thống kê hiện
Trang 8nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên vật liệu với trên 22.000công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 10.000 loại sản phẩm.
Nhờ phương pháp chế biến hóa học gỗ có thể thay thế bông, vải, tơ tằm, lôngcừu…, với công nghệ thủy phân, gỗ là sản phẩm chính dùng để chế tơ nhân tạo, làmphim, đĩa hát, giấy mica, áo mưa…Với công nghệ nhiệt phân từ gỗ cho ta các sản phẩm:than và các hóa chất Gỗ có thể thay thế cả gang thép
Một số loài cây còn cho ta các nguyên liệu quý cho ngành hóa lâm sản như nhựathông, nhựa trám, nhựa sơn, nhựa bồ đề, nhựa cao su, chất chát, tinh dầu thơm, tinh dầubéo, chất màu…
Học môn nhận biết gỗ sẽ giúp chúng ta nắm được các thành phần cấu tạo của gỗ lànhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tính chất gỗ Hiểu biết về cấu tạo là cơ sở để giải thíchbản chất các hiện tượng sản sinh trong quá trình gia công chế biến và sử dụng gỗ Xácđịnh tên để buôn bán và sử dụng cho thích hợp, tiết kiệm gỗ và nâng cao chất lượng sửdụng gỗ Quản lý và bảo vệ tài nguyên gỗ, rừng một cách hợp lý Nắm rõ một số khuyếttật, bệnh tật của gỗ từ đó có biện pháp khắc phục để nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ khi sửdụng
- Nắm được phương pháp nghiên cứu của môn học.
Trang 9CHƯƠNG I NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GỖ
- Trình bày được cấu tạo thô đại và một số cấu tạo hiển vi của gỗ
- Nhận biết được cấu tạo thô đại của gỗ
II Nội dung
1.1 CẤU TẠO GỖ
- Cấu tạo gỗ: Là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến tính chất của gỗ Muốn nhận biết
được mặt gỗ, lựa chon loại gỗ, khi sử dụng chúng ta phải nắm được những kiến thức cơbản về cấu tạo gỗ để trên cơ sở đó xác định được phương pháp gia công chế biến, bảoquản và sử dụng hợp lý đồng thời tiết kiệm được nguồn nguyên liệu gỗ
- Cấu tạo thân cây:
Thân cây chiếm từ 50 - 90% thể tích cây Thân cây làm nhiệm vụ dẫn truyền nhựanguyên và nhựa luyện, giữ vững tán lá, chống lại ảnh hưởng của gió, bão, dự trữ dinhdưỡng và cung cấp cho tia gỗ
Theo chiều ngang cây, thân cây chia thành 4 phần: Vỏ, tầng phát sinh, gỗ và tủycây (Hình 1.2)
Trang 10Hình 1.1 Cấu tạo thân cây và mặt khúc gỗ
Hình 1.2 Mặt cắt thân cây
Mặt cắt thân cây bao gồm:
Trang 111 Gỗ lõi 2 Gỗ giác 3 Tầng phát sinh 4 Libe 5 Vỏ
Hình 1.3 Mặt cắt tiếp tuyến gỗ Bời Lời và mặt cắt xuyên tâm gỗ Du Sam
1 Vỏ cây
Trên thân cây từ ngoài vào (phần phía ngoài tầng phát sinh) gọi chung là vỏ cây
Từ ngoài vào đến vỏ cây chia làm 4 phần: Biểu bì; Thụ bì; Vòng hậu mô (lớp nhu mô vỏ);Phần libe
Vỏ cây vừa có tác dụng bảo vệ thân cây, vừa là nơi dự trữ chất dinh dưỡng, đồngthời là đường dẫn truyền nhựa luyện từ lá xuống khắp thân cây Vỏ luôn luôn ít hơn gỗ
2 Tầng phát sinh libe gỗ
Cấu tạo: gồm 6 - 8 lớp tế bào:
Tế bào nguyên thủy của tầng phát sinh có 2 loại: Loại hình con thoi; Loại hình tròn(đĩa) hoặc hình đa giác Tế bào nguyên thủy của tầng phát sinh hoạt động sinh ra các tếbào mới theo 2 phương thức sau:
+ Phân sinh theo hướng xuyên tâm
+ Phân sinh theo hướng tiếp tuyến
Trong đó, hai phương thức phân sinh xuyên tâm và tiếp tuyến luôn luôn tồn tại và
Trang 123 Phần gỗ
Bao gồm gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp:
- Gỗ sơ cấp: Là phần gỗ sinh ra ở năm thứ nhất, phần gỗ này ít, không đáng kể
- Gỗ thứ cấp: Là phần gỗ sinh ra từ năm thứ hai Đây là phần gỗ chủ yếu trong việclợi dụng gỗ Khi cây còn sống gỗ có tác dụng giữ vững tán lá, dự trữ dinh dưỡng và dẫntruyền nhựa nguyên
Các cây có tủy lớn như Xoan ta, Trẩu,… Tủy có đường kính tới 1cm, trung bình từ
3 – 5mm Tủy là tổ chức của tế bào vách mỏng, do đó làm giảm tính chất cơ lý và dễ gâynên hiện tượng nứt gỗ từ tâm Trong quá trình cưa xẻ, người ta tìm cách loại bỏ tủy tâmkhi sử dụng
Hình 1.4 Tủy tâm bị lệch về một phía
1.2 CẤU TẠO THÔ ĐẠI CỦA GỖ
Cấu tạo thô đại của gỗ là những đặc trưng chủ yếu của gỗ có thể quan sát bằng mắtthường hoặc bằng kính lúp
1.2.1 Những khái niệm cơ bản về các mặt cắt trong giải phẫu gỗ
Trang 13Muốn khảo sát gỗ được toàn diện và rõ ràng phải xem xét qua 3 mặt cắt ngang, xuyên tâm và tiếptuyến.
Trang 14Hình 1.6 Các mặt cắt ngang, xuyên tâm và tiếp tuyến
1.2.2 Vòng năm và ranh giới vòng năm
Vòng năm là những vòng tròn đồng tâm thấy trên thân cây cưa ngang đó là nhữnglớp gỗ do tầng phát sinh hình thành trong một chu kỳ sinh trưởng Tùy theo chu kỳ sinhtrưởng dài hay ngắn, điều kiện khí hậu, đất đai, độ ẩm, ánh sáng, đặc tính của từng loạicây mà vòng năm rộng hẹp khác nhau Nói chung, ở vùng nhiệt đới, chu kỳ sinh trưởngcủa thực vật dài hơn vùng ôn đới, hàn đới cho nên cây thường có vòng năm rộng hơn.Nếu điều kiện sinh trưởng thuận lợi cây lớn nhanh, vòng năm rộng, các loại cây sinhtrưởng chậm vòng năm hẹp
Các loài cây sinh trưởng nhanh như: Xoan ta, Trẩu, Bồ đề, Xà cừ, Bạch đàn, Thôi
ba, Thôi chanh…thường có vòng năm rộng Các loài cây sinh trưởng chậm như: Nghiến,
Pơ mu, Hoàng đàn, Trai, Lim xanh, Sến mật…có vòng năm hẹp
Trên mặt cắt ngang hình dạng vòng năm là những vòng tròn đồng tâm vây quanhtủy cây Trên mặt cắt xuyên tâm, vòng năm là những dải song song với trục thân cây.Trên mặt cắt tiếp tuyến, vòng năm là những hình chữ V đảo ngược (Λ)
Ranh giới vòng năm ở một số loại gỗ đôi khi được hình thành bởi các dãy tế bàonhu mô Như vậy, ở tế bào nhu mô là chất liệu làm nên ranh giới vòng năm
Trang 15a b c.
Hình 1.7 Các dạng vòng năm của gỗ:
a Vòng năm trên mặt cắt ngang
b Vòng năm trên mặt cắt xuyên tâm
c Vòng năm trên mặt cắt tiếp tuyến
1 Vòng năm trên mặt cắt ngang
2 Vòng năm trên mặt cắt ngang xuyên tâm
3 Vòng năm trên mặt cắt tiếp tuyến
Khi gặp điều kiện không bình thường như tổn thương cơ giới, sâu bệnh, nắng hạn,hỏa hoạn, khô nhanh đột ngột hoặc sâu ăn trụi lá…cây ngừng sinh trưởng một thời gianrồi tiếp tục sinh trưởng trở lại, khi đó thường hình thành vòng năm giả, hẹp, mờ và khôngkhép kín Nếu đếm số vòng năm ở sát gốc có thể biết được tuổi của cây Đối với các loại
Trang 16Gỗ sớm: là phần gỗ phía trong của vòng năm sinh ra vào đầu mùa sinh trưởng, do
cấu tạo bởi những tế bào lớn vách mỏng, nên gỗ sớm có màu nhạt, nhẹ, mềm, khả năngchịu lực kém hơn gỗ muộn
Gỗ muộn: là phần gỗ phía ngoài của vòng năm sinh ra vào cuối mùa sinh trưởng,
tế bào thường nhỏ, vách dày nên tỷ lệ gỗ muộn càng nhiều thì tính chất cơ – lý của gỗcàng cao
a) Ranh giới vòng năm trên mặt cắt tiếp tuyến ởcây Dái Ngựa
b) Ranh giới vòng năm trên các mặt cắt ở cây gỗTếch
c) Ranh giới vòng năm trên các mặt cắt ở cây DuSam (Cây Ngô Tùng)
d) Ranh giới vòng năm trên các mặt cắt ở Thông 2lá
(Hình 1.8)
Trang 17Hình 1.9 Ranh giới vòng năm và gỗ sớm, gỗ muộn
1.2.4 Vân thớ gỗ
“Vân” trong tiếng Hán có nghĩa là mây, thớ gỗ dùng để chỉ chiều sắp xếp của các tếbào gỗ trong thân cây gỗ “Vân thớ gỗ” là cụm từ ghép dùng để chỉ chiều sắp xếp, uốnlượn của các tế bào và ranh giới vòng năm trong thân cây gỗ
Nếu trục dọc các tế bào đều sắp xếp dọc theo thân cây ta nói rằng gỗ suôn thớ Nếutrục dọc các tế bào không sắp xếp dọc theo thân cây mà có hiện tượng nghiêng quanghiêng lại ta nói rằng gỗ bị nghiêng thớ, vặn thớ Nếu trục dọc các tế bào không sắp xếpdọc theo thân cây mà có hiện tượng sắp xếp lung tung theo các chiều hướng khác nhau tanói rằng gỗ bị loạn thớ Vùng gỗ này gọi là “Lu gỗ” hay “ Lúp gỗ” Lu gỗ cho ta những
bề mặt gỗ rất đẹp nhờ vậy mà giá trị sản phẩm hàng hoá được tăng lên rất nhiều Nếu gỗ
bị nghiêng thớ và ranh giới vòng năm thể hiện theo những đường cong uốn lượn như mây
Trang 18Hình 1.10 Vân thớ gỗ cây Nhọ Nồi và Gõ mật
1.2.5 Gỗ giác, gỗ lõi và gỗ già
Một số loài cây như Bồ đề, Vạng, Sung, Bồ hòn, Hoàng kiềng…sau khi khai thác,nhìn trên mặt cắt ngang chỉ thấy có một màu, người ta nói đây là những loại gỗ không cógiác lõi phân biệt Trái lại một số loại gỗ như Lim xanh, Sến mật, Cẩm lai, Bồ kết, Sơnhuyết, giổi, Trai lý, Sơn ta, Mít mật, Muồng đen,…sau khi khai thác, trên mặt cắt ngangthấy có 2 vùng gỗ ở phía tủy và phía vỏ có màu sắc khác nhau, người ta nói đây là nhữngloại gỗ có giác, lõ phân biệt
Gỗ lõi là do gỗ giác hình thành nên Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý
và hóa học rất phức tạp Trước hết tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuấthiện: nhựa cây, chất màu, tannin, tinh dầu,…ở trong ruột tế bào thấm lên vách tế bào làmcho gỗ có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm,mối, mọt hơn gỗ giác
Khi cây vừa chặt hạ, ở một số loài cây, gỗ lõi thường thể hiện chưa rõ Sau mộtthời gian tiếp xúc với không khí, hỗn hợp hữu cơ trong ruột tế bào gỗ lõi bị ooxy hóa, nênmàu sắc hai vùng gỗ mới thể hiện rõ Trái lại, ở một số loài cây, do hàm lượng chất chứatrong ruột tế bào nhiều nên hiện tượng oxy hóa xảy ra ngay trên cây đứng, vì vậy khi câyvừa đổ xuống đã nhận rõ hai phần giác, lõi
Gỗ già: Một số loại gỗ như Xoan ta, Lim xanh, Nanh chuột, Sang, Giẻ, Keo Láchàm, Keo Tai tượng…trên mặt cắt ngang ở vùng tủy cây gỗ có màu sắc nhạt hơn phần
gỗ phía ngoài Người ta nói đây là những loại gỗ già Ơ vùng gỗ già thường có độ ẩm thấp
Vân thớ gỗ cây Nhọ Nồi Vân thớ gỗ cây Gõ Mật
Trang 19hơn vùng gỗ xung quanh nên có màu nhạt hơn Đây là những loại gỗ đã vượt quá tuổithành thục sinh học của nó.
Hình 1.11 Vị trí của gỗ giác gỗ lõi và gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp trong cây
Hình 1.12 Gỗ giác và gỗ lõi ở Keo Lá Tràm
Trang 20Hình 1.13 Hiện tượng lẫn gỗ giác và gỗ lõi ở cây Nhọ Nồi
ra một số khuyết tật như hiện tượng co rút, dãn nở của gỗ
Hình 1.14 Tia gỗ trên 3 mặt cắt: Ngang, XT và TT
Trang 21Một số cấu tạo khác của gỗ:
(1) Mạch gỗ: Mạch gỗ chỉ có ở cây lá rộng, là tổ chức của nhiều tế bào mạch gỗ
nối tiếp nhau thành ống dài xếp xếp theo chiều dọc thân cây
Tế bào mạch gỗ thường có dạng hình trống Các hình thức phân bố của lỗ mạch
Trang 22c Lỗ mạch dây xuyên tâm d Lỗ mạch dây tiếp tuyến
- Vai trò của mạch gỗ: Mạch gỗ chiếm tỷ lệ khá lớn, trung bình từ 20 – 30% thểtích gỗ
Trang 23(2) Tế bào mô mềm
Tế bào mô mềm là những tế bào vách mỏng, hình trụ ngắn làm nhiệm vụ dự trữchất dinh dưỡng trong cay là chiếm tỷ lệ 2 – 15% thể tích gỗ Tế bào mô mềm có màutrắng nhạt
Hình 1.17 Tế bào mô mềm xếp dọc thân cây
(3) Quản bào dọc
Là loại tế bào vách dày, sắp xếp theo chiều dọc thân cây Là thành phần chủ yếu cấutạo nên gỗ cây lá kim, chiếm khoảng 90% thể tích gỗ của cây, có dạng như những quả đậuxếp theo chiều dọc thân cây và xếp thành hàng theo hướng xuyên tâm
Hình 1.18 Hình dạng quản bào gỗ
Trang 24(4) Sợi gỗ
Là tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây Là thành phần chủ yếu tạo nên gỗ cây
lá rộng, trung bình chiếm khoảng 50% thể tích gỗ, giữ vai trò cơ học trong thân cây Dướimắt thường và kính lúp không quan sát được sợi gỗ Có 2 loại sợi gỗ: sợi gỗ giống tế bào mômềm và sợi gỗ giống quản bào gỗ Chiều dài sợi gỗ lá rộng nhỏ hơn nhiều so với chiều dàiquản bào gỗ lá kim
(5) Ống dẫn nhựa
Ống dẫn nhựa do tế bào mô mềm tạo ra Ống dẫn nhựa có ở một số loại gỗ lá kim,
là tổ chức của tế bào mô mềm tạo thành, có hai loại ống dẫn nhựa:
- Ống dẫn nhựa dọc: nằm dọc thân cây, được cấu tạo từ 3 loại tế bào (tế bào tiết, tếbào sống, tế bào chết)
- Ống dẫn nhựa ngang: nằm trong tia gỗ, chỉ quan sát được dưới kính hiển vi vàtrên mặt cắt tiếp tuyến
Ống dẫn nhựa dọc tập trung ở phần gỗ muộn, ống dẫn nhựa ngang thì nằm ngaybên trong Tia gỗ Và như vậy, ống dẫn nhựa dọc và ống dẫn nhựa ngang được nối liềnnhau tạo thành một hệ thống ống dẫn hoàn chỉnh trong thân cây gỗ
Trang 25(8) Tế bào chứa tinh dầu và chất kết tinh
Ơ một số loài cây thì trong ruột tế bào nhu mô có chứa tinh dầu (Long não) hoặc
Trang 26- Hình dạng: hình trứng, nằm trong dây tế bào xếp dọc thân cây hoặc tế bào của tiagỗ.
- Màu sắc: Màu trong suốt, kích thước lớn hơn hẳn các tế bào bình thường
1.3 CÁC THÀNH PHẦN CẤU TẠO GỖ
13.1 Cấu tạo cây gỗ lá Kim
Gỗ cây lá Kim thường có cấu tạo khá đơn giản gồm: quản bào, tế bào nhu mô, tia
Quản bào dọc gỗ sớm có kích thước to, vách mỏng, khả năng chịu lực kém Quảnbào dọc gỗ muộn có kích thước nhỏ, váh dày nên khả năng chịu lực tốt (ở thông nhựa thìtrong ruột quản bào có chứa nhựa thông)
b Tế bào mô mềm (tế bào nhu mô)
Là loại tế bào vách mỏng, chúng nối tiếp nhau thành dãy và xếp theo chiều dọcthân cây (từ 2 – 10 tế bào/ dãy)
Trên mặt cắt ngang tế bào mô mềm phân bố theo 3 hình thức: phân tán; liên kếtthành dải làm thành ranh giới vòng năm; thành giải và nằm trong vòng năm và song songvới vòng năm
Ruột tế bào mô mềm chứa nhiều chất dinh dưỡng Nói chung, tế bào mô mềm ở gỗcây lá kim không nhiều, có nhiều loại gỗ cây lá kim không có tế bào mô mềm
c Tia gỗ
Trên mặt cắt ngang Tia gỗ là những đường chạy từ tủy ra vỏ theo hình rẻ quạt.Trên mặt cắt xuyên tâm Tia gỗ là những đoạn thẳng hay vệt gẫy nằm ngang vuông gócvới trục dọc thân cây Trên mặt cắt tiếp tuyến Tia gỗ bị cắt nên có dạng hình thoi, màu
Trang 27sẫm hơn vùng gỗ xung quanh Tia gỗ chủ yếu do loại tế bào vách mỏng cấu tạo thành.Các loại tế bào này xếp thành một hàng chạy từ tủy ra vỏ, chiếm 5 – 6% thể tích gỗ.
Tia gỗ của cây lá Kim chỉ do một hàng tế bào tạo thành Ơ một số loại cây lá kim,tia gỗ do tế bào mô mềm và quản bào nằm ngang tạo thành
Tia gỗ là một trong những nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về các tính chất như
co dãn, hút nước, dẫn điện, dẫn nhiệt của gỗ
Hình 8: Cấu tạo gỗ
Hình 1.21 Cấu tạo hiển vi của gỗ cây lá kim
1 Vòng năm 5 Quản bào gỗ muộn
2 Tia gỗ 6 Lỗ thông ngang có vành
3 Ống dẫn nhựa dọc 7 Quản bào tia gỗ
4 Quản bào gỗ sớm 8 Ống dẫn nhựa ngang
Hình 1.22 Hình dáng quản bào dọc
A Quản bào gỗ sớm
B Quản bào gỗ muộn
Trang 281.3.2 Cấu tạo cây gỗ lá rộng
Gỗ cây lá rộng có cấu tạo phức tạp hơn gỗ cây lá Kim, nó bao gồm các loại tế bào:mạch gỗ, sợi gỗ tế bào mô mềm và tia gỗ tạo thành
Hình 1.23 Cấu tạo hiển vi của gỗ cây lá rộng
a Mạch gỗ
Chỉ có ở cây lá rộng, do nhiều tế bào mạch gỗ nối tiếp nhau tạo thành ống dài,chiếm từ 20 – 30 % thể tích gỗ Nhiệm vụ của mạch gỗ là dẫn nhựa nguyên từ rễ lên lá và
Trang 29làm lưu thông nước trong cây Nhờ mạch gỗ mà thuốc bảo quản thấm sâu và nhanh vàogỗ.
Trên mặt cắt ngang mạch gỗ là những lỗ có dạng hình bầu dục, tròn hay đa giácphân bố theo nhiều hình thức như: xếp vòng, phân tán, trung gian, chúng có nhiều hìnhthức tụ hợp như: tụ hợp đơn, kép đôi, kép (n) mạch gỗ
- Mạch gỗ xếp vòng: Trong một năm thường thấy ở phần gỗ sớm lỗ mạch lớn vàchúng xếp thành vòng tròn đồng tâm vây quanh tủy, ở phần gỗ muộn thì lỗ mạch nhỏ,nằm rải rác, phân tán (Xoan, Tếch…)
- Mạch gỗ phân tán: Kích thước các lỗ mạch tương đối đồng đều và nằm rải rác ở
a) Mạch gỗ xếp vòng ở cây xoan mộc b) Mạch gỗ phân tán ở cây dầu song nàng
Trang 30Hình 12: Sự phân bố và tụ hợp của mạch gỗ a) Mạch xếp vòng; b) Mạch phân tán, c) Các kiểu tụ hợp của mạch gỗ
Hình 1.24 Phân bố của mạch gỗ
b Sợi gỗ
Là tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây Là thành phần chủ yếu tạo nên gỗcây lá rộng
- Số lượng: trung bình chiếm khoảng 50% thể tích gỗ
- Hình dạng: dưới mắt thường và kính lúp không quan sát được sợi gỗ
- Kích thước: L = 0.9 – 1.2mm
Φ = 12 - 19μm
+ Sợi gỗ có 2 loại sợi: sợi gỗ giống tế bào mô mềm và sợi gỗ giống quản bào gỗ.+ Chiều dài sợi gỗ nhỏ hơn nhiều so với chiều dài quản bào gỗ lá kim (3 - 5mm).Chiều dài càng lớn thì chất lượng sản phẩm giấy, ván sợi càng cao Và như vậy, chấtlượng giấy, ván sợi từ gỗ lá rộng sẽ thấp hơn từ gỗ lá kim
- Ý nghĩa: giữ vai trò cơ học trong thân cây
c Tế bào mô mềm (tế bào nhu mô)
Là những tế bào vách mỏng, chúng dự trữ chất dinh dưỡng trong cây, có 3 loại tếbào nhu mô là: tế bào nhu mô dọc, tế bào nhu mô Tia gỗ và tế bào nhu mô của ống dẫnnhựa
Trang 31Hình 1.25 Tế bào nhu mô (tế bào mô mềm) ở cây Muồng đen
d Tia gỗ
Do các tế bào nhu mô tạo thành Tia gỗ của cây lá rộng gồm nhiều hàng nên nó to
dễ nhìn thấy bằng mắt thường Khi Tia gỗ phát triển mạnh thì dễ bị nứt nẻ theo hướng củatia gỗ, điều này thể hiện rõ ở gỗ đước, giẻ Tia gỗ ở Đước rất phát triển, nó bao gồm nhiềuhàng tế bào nhu mô chạy theo hướng từ tủy ra vỏ nên gỗ dễ bị nứt Một khúc gỗ đướcngắn để ngoài nắng khoản một tuần là tự nứt toát ra như ta bổ củi, ngược lại một khúc gỗ
dẻ cũng để như vậy bị nứt răn nhiều mà không nứt toát như gỗ Đước
Trang 32Hình 1.26 Tia gỗ ở một số loài cây và các kiểu vết nứt trên gỗ
e Ống dẫn nhựa
Do các tế bào mô mềm quay lại mà thành, ở gỗ cây lá rộng thì ống dẫn nhựa dọc
và ngang ít khi cùng tồn tại trên một loại gỗ
Có ở một số loại gỗ lá rộng: Chò Nâu, Chò Chỉ, Gụ Mật…
- Thông thường ở gỗ lá rộng chỉ thấy ống dẫn nhựa dọc
- Hình thức phân bố:
+ Phân tán: khó quan sát bằng mắt thường hay kính lúp
+ Làm thành hàng theo hướng vòng năm (tạo hình tròn vây quanh tủy)
+ Làm thành hàng ngắn theo hướng vòng năm
f Quản bào
Là loại tế bào vách dày xếp theo chiều dọc thân cây, chia làm 3 loại
+ Quản bào giống mạch gỗ
+ Quản bào vây quanh mạch gỗ
+ Quản bào giống sợi gỗ
- Số lượng, vai trò: nhỏ hơn 1% thể tích cây, ít và không có vai trò quan trọng
h Tế bào chứa tinh dầu và chất kết tinh
Ơ một số loài cây thì trong ruột tế bào nhu mô có chứa tinh dầu (Long não) hoặcchứa chất kết tinh (Bồ kết, Mán đĩa…)
Trang 33Hình dạng: hình trứng, nằm trong dây tế bào xếp dọc thân cây hoặc tế bào của tia
gỗ Màu sắc: Màu trong suốt, kích thước lớn hơn hẳn các tế bào bình thường
1.3.3 So sánh cấu tạo gỗ lá kim và gỗ lá rộng:
1.3.3.1 Theo thành phần cấu tạo
1 Mạch gỗ - Là tổ chức của nhiều tế bào mạch
gỗ nối tiếp nhau thành ống dài xếpxếp theo chiều dọc thân cây
- Tế bào vách dày, có kích thướclớn nhất, dễ quan sát nhất Chiếm
tỷ lệ 20 – 30 % thể tích, dẫn truyềnnhựa nguyên
- Quản bào giống mạch gỗ
- Quản bào vây quanh mạch gỗ
- Quản bào giống sợi gỗ
Tế bào vách dày, chiếm 90% thểtích gỗ
- Quản bào gỗ sớm: tế bào lớn,vách tương đối mỏng Dẫn truyềnnhựa nguyên
- Quản bào gỗ muộn: tế bào bévách rất dày, chức năng cơ giới
3 Sợi gỗ Tế bào vách dày xếp theo chiều
dọc thân cây Là thành phần chủyếu tạo nên gỗ cây lá rộng
- Sợi gỗ giống quản bào
- Sợi gỗ giống tế bào mô mềm
Giữ chức năng cơ học trong thâncây
Không có sợi gỗ
4 Tế bào
mô mềm
- Tế bào vách mỏng, hình trụ ngắnlàm thành dãy xếp theo chiều dọcthân cây, dự trữ dinh dưỡng,chiếm 2 - 15% thể tích gỗ
- Gồm 3 loại: TBMM dọc, TBMM
- Là tổ chức các tế bào vách mỏnghình trụ, ngắn, nối tiếp nhau thànhdãy và xếp theo chiều dọc thâncây (từ 2 – 10 tế bào/ dãy)
- Dự trữ dinh dưỡng, chiếm dưới
Trang 34của tia gỗ và TBMM của ODN 1% thể tích gỗ
5 Tia gỗ Chỉ do tế bào mô mềm xếp ngang
thân cây tạo ra Chiếm 10 – 30%
thể tích gỗ Sắp xếp đồng nhất vàkhông đồng nhất Gỗ họ giẻ có tia
6 Ống dẫn
nhựa
- Ống dẫn nhựa dọc tập trung ởranh giới vòng năm Chỉ vài loại
gỗ có
- Do TBMM tạo ra, về cấu tạo docác TB tiết, TB chết, TB nhu môsống tạo thành
- Là tổ chức của tế bào mô mềmtạo thành, chiều dài bằng chiềudài tia gỗ
- Ống dẫn nhựa dọc có ở gỗ sớm
và gỗ muộn Ống dẫn nhựa ngang
ở giữa tia gỗ Có ở Họ Thông
7 Cấu tạo
lớp
Chỉ có ở một vài loại gỗ Trên mặtcắt tiếp tuyến, quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp có dạng gợn sóng cách nhau đều đặn nằm vuông góc với trục dọc thân cây
- Màu trong suốt, Kích thước lớnhơn TB bình thường; ở tia gỗ nónằm ở phía trên cùng; dưới cùnghoặc ở giữa
Không có tế bào chứa tinh dầu vàchất kết tinh
9 Vết tủy Tổ chức tế bào hàn gắn vết
thương
Tổ chức tế bào hàn gắn vếtthương
1.3.3.2 Dựa vào đặc điểm cấu tạo
Trang 351 Gỗ sớm
gỗ muộn
Gỗ sớm, gỗ muộn không phânbiệt (trừ gỗ mạch vòng và trunggian)
1 Gỗ sớm, gỗ muộn phân biệt
2 Thớ gỗ Gỗ nghiêng thớ, chéo thớ, xoắn
thớ, ít thẳng thớ
2 Gỗ thẳng thớ, ít nghiêng thớ,không có chéo thớ, xoắn thớ
3 Tia gỗ Tia gỗ nhiều, kích thước lớn 3 Tia gỗ ít, kích thước bé
1.4 KHUYẾT TẬT GỖ
1.4.1 Khái niệm về khuyết tật của gỗ:
Khuyết tật của gỗ là các hiện tượng cấu tạo không bình thường, bị sâu nấm pháhoại hoặc do kỹ thuật gia công chế biến tạo ra làm ảnh hưởng đến tính chất và giá trị sửdụng của gỗ Việc nắm được các khuyết tật trong gia công và sử dụng để tìm cách hạn chếảnh hưởng của nó đến phẩm chất trước hết là gỗ tròn và gỗ xẻ, tận dụng gỗ có khuyết tật,biến gỗ xấu thành gỗ tốt, sử dụng tiết kiệm và hợp lý
Nghiên cứu về khuyết tật của gỗ không những có ý nghĩa to lớn đối với công táckinh doanh quản lý rừng mà còn là vấn đề đặc biệt quan trọng trong các khâu chế biến và
sử dụng gỗ
1.4.2 Các khuyết tật tự nhiên
1.4.2.1 Mắt gỗ
Mắt là dấu vết của cành nhánh trên thân cây Gỗ có mắt là điều tất nhiên, song nếu
số lượng và kích thước của mắt gỗ quá mức bình thường thì nó trở thành một bệnh tậtquan trọng, quá nhiều thì trở thành khuyết tật
1) Phân loại mắt gỗ
Có thể dựa vào kết cấu hay hình dáng của mắt để phân loại
* Dựa vào kết cấu (sự kết hợp giữa mắt gỗ và gỗ chung quanh) phân thành cácloại:
- Mắt sống: gỗ của mắt không bị mục nát, gỗ của mắt và gỗ chung quanh liên kếtchặt chẽ với nhau thành một khối hoàn chỉnh, màu sắc của gỗ mắt không khác với gỗchung quanh hoặc có màu sẫm, mắt gỗ thường cứng do đó gây khó khăn cho cưa xẻ
- Mắt chết: gỗ của mắt tách rời khỏi gỗ chung quanh, có thể lấy tay nậy ra được
Trang 36- Mắt mục: gỗ của mắt bị nấm ăn, trở nên mềm xốp Mắt này bị mục một phầnhoặc bị mục hết, loại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẩm chất gỗ.
* Dựa vào hình dáng của mắt thể hiện trên mặt cắt gỗ xẻ mà phân ra các loại hìnhsau:
- Mắt tròn: trục của mắt thẳng góc với mặt cắt gỗ xẻ Những loại cây mọc càngngang như: bứa, gạo, bang, ngát,…gỗ xẻ ra thường thấy mắt tròn
- Mắt bầu dục: hình thành khi trục của mắt và mặt cắt gỗ xẻ hợp thành một gócnhọn
- Mắt dài: xuất hiện khi mặt cắt gỗ xẻ song song với trục của mắt, xuyên qua suốtchiều dài của nó
- Mắt phân nhánh: nếu cành cây mọc cùng một độ cao như nhau mặt cắt gỗ xẻchạy song song với 2 cành trên suốt chiều dài của chúng thì xuất hiện loại mắt này…
Hình 1.27 Mắt tròn Hình 1.28 Mắt bầu dục
Hình 1.29 Mắt dài Hình 1.30 Mắt phân nhánh
Trang 37* Dựa vào phương thức biểu hiện:
- Về mặt cấu tạo mắt phá hoại kết cấu bình thường của gỗ, gỗ ở chung quanh mắtthường bị nghiêng và xoắn thớ, mắt càng lớn thì mức độ nghiêng thớ của gỗ chung quanhmắt cũng càng lớn
- Về khả năng chịu lực của gỗ: mức độ ảnh hưởng của mắt phụ thuộc vào từng loạilực và loại gỗ Mắt làm cho thớ gỗ không thẳng nên lực kéo dọc thớ giảm thiểu, còn đốivới lực nén dọc thớ thì ảnh hưởng không đáng kể
- Về sức chịu uốn tĩnh: kích thước và vị trí mắt gỗ có tầm quan trọng đặc biệt, đốivới lực uốn xung kích cũng tương tự
Bảng 01 Số lượng mắt ảnh hưởng đến tính chất cơ học của gỗ Thông (N/m 2 )
Trang 38Nhiều mắt 319 40 314 77
Bảng 02 Ảnh hưởng của kích thước mắt đến giới hạn bền của gỗ Thông Kích thước của mắt so với
chiều rộng hoặc chiều dày
của chi tiết
Giới hạn bền của gỗ có mắt so với gỗ không
- Gỗ không có mắt lớn nên dùng phương pháp xẻ
- Theo quy luật phân bố của mắt
Trang 39Hình 1.32 Gỗ xẻ chéo thớ
Thớ nghiêng tức là chiều gỗ không song song với trục dọc của thân cây, mà lệchmột góc so với trục dọc Thớ nghiêng trên thân cây gỗ tròn thường gọi là thớ vặn hoặcxoắn Khi cây còn vỏ ở một số loài cây có thể căn cứ vào hình thái bên ngoài của vỏ đểxét đoán bệnh tật này
Nguyên nhân của thớ nghiêng, có thể do tính di truyền hoặc tác động của các nhân
tố ngoại cảnh, hướng của thớ nghiêng thường là hướng thuận với chiều kim đồng hồ,nhưng cũng có khi ngược chiều kim đồng hồ Góc độ của thớ vặn trên cây tăng dần từ tủy
ra vỏ, từ gốc lên ngọn và tăng theo tuổi cây Ngoài hiện tượng nghiêng thớ tự nhiên ra,khi trong bìa ván thớ gỗ bị cắt đứt cũng gây nên hiện tượng nghiêng thớ nhân tạo
- Thớ loạn là thớ không theo một hướng nhất định nào
- Thớ chun (thớ chùn) là chiều thớ gỗ bị gấp nếp theo một nhịp độ nhất định tạothành đường gợn sóng vuông góc chiều dọc thớ
Hình 1.33 Gỗ cây Phi lao bị nghiêng thớ (di truyền)
1.4.2.3 Gỗ lệch tâm và vòng năm rộng hẹp không đều
Trang 40Bệnh tật này sinh ra trong quá trình sinh trưởng của cây Trên mặt cắt ngang củathân cây tâm bị lệch sang một bên, vì thế một bên vòng năm rộng, một bên vòng năm hẹp.Nguyên nhân gây nên bệnh tật này, có ý kiến do tác động của nhiều nhân tố như gió, ánhsáng, địa hình, đất đai…
Độ cong:
f
f L