5. Kết cấu của khóa luận
2.2.3. Đánh giá quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng
trong giai đoạn 2006 – 2011.
2.2.3.1. Những thành tựu đạt được.
Kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện có bước tăng trưởng khá. Giá trị đóng góp của ngành nông nhiệp trong tổng giá trị là 30%. Tỷ trọng đóng góp tuy giảm nhưng tổng giá trị tuyệt đối vẫn tăng đều qua các năm.
Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của huyện. Việc quan tâm đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững được chú trọng, chất lượng nông sản tăng lên, khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế HTX, trang trại với quy mô, hình thức và chất lượng hiệu quả năng xuất cao.
53
Trong sản xuất nông nghiệp đã có kế hoạch sản xuất và khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đất và nước …mang lại hiệu quả kinh tế cao, chú trọng và bảo vệ môi trường sống nông thôn.
Kinh tế tăng trưởng, thu nhập bình quân người/ tháng tăng , tỷ lệ hộ nghèo giảm, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch tăng, các tiện nghi sinh hoạt tăng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên đáng kể.
Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét, khang trang, sạch đẹp hơn. Y tế, giáo dục tiếp tục được quan tâm, đầu tư. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được từng bước được nâng lên đáng kể.
Các thiết chế văn hóa được bảo tồn, tôn tạo. Bản sắc văn hóa miền quê được gìn giữ và phát huy; tính cộng đồng dân tộc được giữ gìn. Cảnh quan nông thôn ngày càng xanh sạch đẹp. Tài nguyên, môi trường nông thôn ngày càng được quan tâm, gắn liền với hoạt động phát triển kinh tế, đảm bảo kế thừa cho thế hệ tương lai và lá phổi xanh cho toàn thành phố Hải Phòng.
2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại.
- Về kinh tế: Diện tích đất nông nghiệp giảm. Kết cấu hạ tầng chưa được đầu tư nhiều, hệ thống hạ tầng ấp xuống chưa được quan tâm sửa chữa.
- Về xã hội: Tỷ lệ thất nghiệp còn cao; thu nhập bình quân đầu người tuy có tăng nhưng còn chậm; y tế, giáo dục, văn hóa đều được đảm bảo, xong chất lượng chưa cao.
- Về môi trường: Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí diễn ra ngày càng mạnh mà chưa có hướng khắc phục mang tính hiệu quả bền vững. Độ che phủ của rừng và diện tích sói mòn luôn bị đe dọa.
2.2.3.3. Nguyên nhân tồn tại.
- Cơ chế, chính sách còn bất cập.
- Nhận thức, trình độ tay nghế của người dân còn chưa cao. - Một số vấn đề đất đai, vốn, tín dụng còn hạn chế.
- Cơ sở vất chất - kỹ thuật, hạ tầng nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.
54
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao đã tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung và lĩnh vực nông nghiệp & phát triển nông thôn nói riêng.
- Địa hình đồng ruộng không đồng đều, đất đai còn manh mún, hệ thống các công trình thủy lợi chưa đồng bộ, một số công trình đã xuống cấp.
- Giá cả các thiết bị, vật tư đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng cao, đã làm gia tăng các chi phí sản xuất và giảm thu nhập cho người sản xuất, nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp còn khó khăn.
- Thị trường tiêu thụ các nông sản hàng hoá có nhiều biến động, giá nông sản hàng hóa giảm.
- Tình hình dịch bệnh và các yếu tố thời tiết diễn biến phức tạp (Mưa bão, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn,…) đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.
- Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đang dịch chuyển dần sang các lĩnh vực sản xuất khác như công nghiệp, tiểu thủ CN, dịch vụ ,….
- Các cơ sở chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa phát triển, công nghệ áp dụng còn lạc hậu.
- Tập quán canh tác của nông dân còn lạc hậu, sản xuất vẫn mang tính tự phát, sản xuất và khai thác thủ công, năng suất thấp, việc chấp hành yêu cầu về các biện pháp kỹ thuật và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa còn hạn chế.
- Một bộ phận cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở còn thiếu và yếu.
55
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN LÃNG, TP.HẢI PHÒNG 3.1. Xu hƣớng phát triển nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đến năm 2020.
3.1.1. Xu hướng phát triển nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đến năm 2020. đến năm 2020.
Tiên Lãng là một trong số it các huyện nông nghiệp của TP. Hải Phòng. Thành ủy ra chỉ thị 18 về tập trung lãnh đạo xây dựng huyện nông thôn mới. Nguồn lực huy động rất rộng rãi, từ trung ương, thành phố, các sở ngành, các quận và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân dự kiến cho tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, các thiết chế y tế, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, đầu tư mở rộng quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
3.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đến năm 2020. TP. Hải Phòng đến năm 2020.
Trên cơ sở thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Tiên Lãng giai đoạn 2006 – 2011 và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, trong thời gian tiếp theo, UBND huyện phối hợp với các cấp lãnh đạo các địa phương đã có những định hướng cụ thể sau nhằm đưa nông nghiệp huyện Tiên lãng phát triển một cách bền vững:
- Tập trung xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững theo hướng mở rộng qui mô sản xuất hàng hoá, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và giá trị hàng hoá cao để cung cấp cho các quận nội thành, các khu đô thị và khu công nghiệp lân cận, đồng thời tiến tới có sản phẩm phục vụ xuất khẩu.
- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở ứng dụng các qui trình kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; không sử dụng thuốc BVTV, phân bón, thức ăn chăn nuôi kém chất lượng, cấm sử dụng thuốc ngoài danh mục, không rõ nguốn gốc xuất xứ; tăng cường
56
áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ mới về giống cây con, những chế phẩm sinh học... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, điều chỉnh sản xuất gắn với chế biến nông sản và tìm kiếm thị trường tiêu thụ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên, nhân vật lực. Kiểm soát chặt chẽ giống, cây, con; chất lượng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và vật tư nông nghiệp. Làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Quản lý và sử dụng bền vững cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ..
3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2010 -2020 và tầm nhìn đến Lãng thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2010 -2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
3.2.1. Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội
Huy động mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Nhanh chóng đưa huyện trở thành huyện phát triển mạnh vào năm 2020. Tiếp tục gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với an sinh xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đảm bảo quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, năng lực quản lý và điều hành của các cấp chính quyền, xây dựng mặt trận và các hội đoàn thể vững mạnh.
3.2.2. Mục tiêu cụ thể cho phát triển nông nghiệp bền vững.
Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, trong thời gian tiếp theo ngành nông nghiệp cần phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản, mạnh dạn chuyển sang sản xuất các sản phẩm có nguồn lợi kinh tế cao.
57
- Tốc độ tăng giá trị ngành nông nghiệp đạt 4 -5% .Năng suất lúa bình quân toàn huyện đến năm 2015 đạt 65 tạ/ha, sản lượng 91.000 tấn .
- Tổng diện tích cây trồng vụ đông, vụ xuân toàn huyện đạt trên 5800 ha. - Thuốc lào : 1.300 ha .
- Rau màu : 4500 ha, trong đó vụ đông 4000 ha với các cây trồng chính: + Khoai tây : 600 ha + Hành tỏi : 550 ha
+ Cà chua : 250 ha + Khoai lang : 350 ha + Ngô : 600 ha + Đậu đỗ : 300 ha + Dưa chuột : 180 ha + Dưa các loại : 200 ha + Rau màu khác : 650 ha
- Có 4.000 ha cho giá trị sản lượng hàng hoá đạt trên 80 triệu đồng/ha/năm.
- Mỗi thôn (khu dân cư) quy hoạch và xây dựng ít nhất 1 vùng sản xuất rau màu tập trung có diện tích từ 5ha trở lên, trong đó có 50 vùng sản xuất tập trung lớn với tổng diện tích 1.700 ha.
Tổng giá trị sản lượng các cây trồng vụ đông, vụ xuân đến năm 2015 thực hiện đạt 900 tỷ đồng( giá hiện hành ), trong đó riêng cây vụ đông là 600 tỷ đồng.
Tổng đàn lợn: 130.000 con Tổng đàn trâu, bò: 5.500 con Tổng đàn gia cầm: 1,6 triệu con Toàn huyện có ít nhất 430 trang trại.
Trong đó : + TT chăn nuôi lợn: 60 trang trại
+ TT chăn nuôi gia cầm: 170 trang trại + TT chăn nuôi tổng hợp: 50 trang trại
+ TT chăn nuôi trâu, bò, dê: 10 trang trại + TT thủy sản: 140 trang trại
- Diện tích NTTS : 2500 ha, trong đó diện tích nuôi nước nợ 968 ha. - Tổng sản lượng thủy sản 17.200 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản 13.000 tấn, khai thác thủy sản 4.200 tấn.
58
- Sản xuất 950 triệu cá bột, dịch vụ con giống 4 triệu con.
- Duy trì diện tích trồng lúa đến năm 2015 là 14.000 ha ( vụ chiêm 6.500 ha, vụ mùa 7.500 ha )
3.3. Một số quan điểm có tính nguyên tắc làm cơ sở xây dựng nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lãng trong thời gian tới. nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Tiên Lãng trong thời gian tới.
- Phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Lãng phải phát triển đồng bộ, liên kết các địa bàn lân cận, hình thành vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm, không chỉ của thành phố Hải Phòng mà còn cả khu vực miền Bắc.
- Tận dụng tối đa các nguồn lực, lợi thế, khai thác triệt để các cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển các nghuồn lực mang lại.
- Quan tâm đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất vào sản xuất hàng hóa và tiến hành cơ giới hóa.
- Phát triển nông nghiệp phải gắn liền với cải tạo, bảo vệ môi trường sống, đảm bảo khai thác tài nguyên mang tính kế thừa cho tương lai.
3.4. Giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng đến năm 2020. Phòng đến năm 2020.
3.4.1. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế.
3.4.1.1. Bổ sung hoàn thiện các chính sách kinh tế liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn mang tính bền vững.
Huyện lập kế hoạch sử dụng toàn bộ diện tích đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng đến năm 2020 và đề xuất đến năm 2030
Tiếp tục tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của các Đảng viên trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động , làm cho cán bộ, đảng viên và các hộ nông dân thấy được tầm quan trọng và những lợi ích kinh tế to lớn của việc thâm canh tăng năng suất lúa, mở rộng, đẩy mạnh phát triển cây trồng vụ đông, vụ xuân, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, góp phần giải
59
quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, tích cực xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
3.4.1.2. Đổi mới và hoàn thiện toàn bộ công tác quy hoạch nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch trên thành phố nói chung và địa bàn huyện nói riêng để người dân tận dụng khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và Chương trình xây dựng nông thôn mới được phê duyệt, trong đó có nội dung quy hoạch phát triển nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt quy hoạch, giao nhiệm vụ cho các ban ngành đoàn thể và các thôn, khu dân cư tổ chức thực hiện.
Tiếp tục vận động các hộ sản xuất dồn điền đổi thửa, khuyến khích tích tụ ruộng đất để tạo điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, hàng hoá. Tập trung thực hiện có hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh.
Mỗi xã hoặc cụm xã xây dựng ít nhất 1 khu chăn nuôi tập trung có diện tích từ 10ha trở lên.
Mỗi thôn xây dựng 1 vùng sản xuất chuyên canh rau màu có diện tích tối thiểu 5ha trở lên.
Xây dựng một số vùng lúa đặc sản: Nếp cái hoa vàng ở Đại Thắng, Di thơm, Tám thơm tại Cấp Tiến, Đoàn Lập, Kiến Thiết,... và các vùng sản xuất lúa cao sản tại Quang Phục, Vinh Quang, Nam Hưng,...
Trong những năm tới, huyện Tiên Lãng cần phải tập trung thực hiện đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư để xây dựng các mô hình trang trại sản xuất tập trung trên cơ sở thực hiện tốt chính sách dồn điền đổi thửa, mở rộng diện tích chăn nuôi theo thế mạnh từng vùng.
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm: Do ảnh hưởng của dịch cúm
60
nay và phát triển hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh. Công tác giống và thú y cần đặc biệt coi trọng trong phát triển chăn nuôi gia cầm. Đến năm 2020, qui mô đàn gia cầm đạt 2.500.000 con và đến năm 2020 quy mô đàn gia cầm ổn định ở 3000.000 con.
- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển nuôi trồng thuỷ
sản nhằm khai thác sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước. Đẩy mạnh đầu tư để cải tạo diện tích nuôi trồng hiện có và tăng cường con giống có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.
- Quy hoạch phát triển sản xuất RAT: Vùng RAT tập trung của Tiên Lãng được bố trí ở các xã.
- Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả: Dự kiến diện tích trồng