5. Kết cấu của khóa luận
3.4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững về môi trường
3.4.3.1. Khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo tính kế thừa cho thế hệ tương lai gắn với bảo vệ nguốn nước, bầu không khí…nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Đồng thời với việc khai thác là tu bổ nguồn tài nguyên thiên nhiên như bón phân nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nhằm bảo vệ môi trường.
Tăng cường quản lý đất đai và bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp: Quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa theo đúng tình thần chỉ đạo của Chính phủ. Việc chuyển đổi đất từ sản xuất nông nghiệp sang các mục đích khác phải hoàn thiện các thủ tục theo quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trước khi triển khai thực hiện.
3.4.3.2. Sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bệnh, vật tư nông nghiệp phải đảm bảo hàm lượng phẩm sinh học, hóa học nhằm phòng chống dịch bệnh gây hại, đồng thời đảm bảo chất lượng và đạt vệ sinh an toàn thưc phẩm.
Ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học, hóa học có tác dụng phòng chống dịch bềnh cho cây trồng vật nuôi và đặc biệt là cho sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tăng cường quản lý thị trường từ đầu vào đến tiêu thụ để đảm bảo các loại cây trồng con vật nuôi phát triển tốt, đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Đẩy mạnh kiểm soát tình hình dịch bệnh - kiên quyết không đê nhân dân tiêu thụ các loại nông sản thực phẩm nhiễm bệnh để đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
3.4.3.3. Tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền từ nhận thức đến thói quen, hành động và sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường. Cần xác
68
định: huy động nhân dân trong toàn huyện tham gia bảo vệ môi trường trong điều kiện nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực của vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế không đi đôi với bảo vệ môi trường dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, sự xâm hại của môi trường sống ngày càng nghiêm trọng ở các cộng đồng dân cư là nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của huyện Tiên Lãng. Bảo vệ môi trường không chỉ là quyền lợi, nghĩa vụ mà còn là văn hóa, đạo đức, là tiêu chuẩn đảm bảo cho một xã hội văn minh, phát triển.
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền huyện(đài phát thanh huyện Tiên Lãng) đẩy mạnh công tác tuyên truyền tạo nên sức mạnh tổng hợp của lực lượng thông tin, làm cho các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ về bảo vệ môi trường đến với mọi người dân, đến với từng địa bàn dân cư,...qua đó, tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. . Tiêu chí hóa và phối hợp lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư nhằm gắn công tác bảo vệ môi trường với phát triển bền vững; góp phần động viên, tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các gương điển hình bảo vệ môi trường để nâng cao chất lượng, cảnh quan môi trường khu dân cư và giáo dục để người dân có ý thức, kiến thức sống thân thiện với môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh khắc phục các tập tục, thói quen xâm hại đến môi trường, tài nguyên; đồng thời, phê phán mạnh mẽ các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến môi trường
69
KẾT LUẬN
Tiên Lãng là một trong những huyện nông nghiệp của TP. Hải Phòng và là một trong những điểm được Trung Ương lựa chọn để thực hiện chương trình mục tiêu Quốc Gia về nông thôn mới, đặt ra cho huyện nhiều mục tiêu và thách thức để phát triển. Vì vậy với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lãng nhằm vận dụng, khai thác triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường hiện nay của huyện và các nguồn lực đầu tư bên ngoài nhằm đưa Tiên Lãng trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020.
Khóa luận đã thực hiện nghiên cứu hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp nói riêng. Đánh giá và phân tích thực trạng tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tiên Lãng trong giai đoạn 2006 – 2011 cả nội dung bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội trong đó nêu rõ những hạn chế và nguyên nhân. Nêu được quan điểm định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng trong thời gian tới.
Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là vấn đề có tính chiến lược quan trọng đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là một bộ phận hữu cơ trong quá trình phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của huyện Tiên Lãng nói riêng. Do đó để thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi phải có sự đồng thuận và nỗ lực to lớn của Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương và đặc biệt là của chính những người nông dân và cộng đồng dân cư nông thôn.
Phát triển bền vững nông nghiệp là một biện pháp của phát triển bền vững kinh tế - xã hội đất nước. Trong điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tiên Lãng hiện nay, sự thành công của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững sẽ tạo nền tảng quan trọng về kinh tế và xã hội
70
để thúc đẩy nhanh và bền vững tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nứớc; ngược lại sự lạc hậu, chậm phát triển của nông nghiệp sẽ là tác nhân kéo lùi sự phát triển của huyện. Vì vậy cần phải coi phát triển bền vững nông nghiệp là nhiệm vụ chung của toàn bộ nền kinh tế, là điều kiện quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Huyện Tiên Lãng.
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối
với nền kinh tế sau ba năm Việt nam gia nhập WTO, tháng 5/2010.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp Việt Nam 2007 và triển vọng 2008.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( 2008), Đề án nông nghiệp, nông
dân và nông thôn, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (2008), Tình hình phát triển hợp 6. Đảng bộ huyên Tiên Lãng (2010), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ lần
thứ XIV, Văn kiện.
7. Đảng bộ TP. Hải Phòng (2005), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Văn kiện.
tác xã ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội
8. UBND huyện Tiên Lãng (2011), Quy hoạch phát triển nông, lâm, thuỷ sản
huyện Tiên Lãng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
9. UBND huyện Tiên Lãng (2010), Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-
2011, Báo cáo.
10. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010), Việt Nam sau ba năm
gia nhập WTO.
11. Bùi Chí Bửu (2010), Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta, Tạp chí cộng sản số 814, tháng 8.
12. Đỗ Kim Chung (2008), Giải pháp nào để phát triển doanh nghiệp nông thôn nước ta, Hội thảo Nông dân, nông nghiệp và nông thôn, Văn phòng
Trung ương Đảng, Hà Nội.
13. Pascal Bergert (2005), Nông dân, nhà nước và thị trường ở Việt Nam: Mười năm hợp tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng, Nxb Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
14. Các Website tham khảo:
- http:// www.cpv.org.vn
- http:// www.diendankinhte.info - http:// www.nongnghiep.vn - http:// www.haiphong.gov.vn
72
PHỤ LỤC
Ảnh 1: Cánh đồng thuốc là(Tiên Lãng)
73
Ảnh 3: Nuôi cá rô phi đơn tính - xã Đông Hưng, tiên Lãng, Hải Phòng