Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện tiên lãng - tp. hải phòng (Trang 64 - 71)

5. Kết cấu của khóa luận

3.4.1.Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế

3.4.1.1. Bổ sung hoàn thiện các chính sách kinh tế liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn mang tính bền vững.

Huyện lập kế hoạch sử dụng toàn bộ diện tích đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng đến năm 2020 và đề xuất đến năm 2030

Tiếp tục tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của các Đảng viên trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tích cực làm tốt công tác tuyên truyền, vận động , làm cho cán bộ, đảng viên và các hộ nông dân thấy được tầm quan trọng và những lợi ích kinh tế to lớn của việc thâm canh tăng năng suất lúa, mở rộng, đẩy mạnh phát triển cây trồng vụ đông, vụ xuân, phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, góp phần giải

59

quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, tích cực xoá đói giảm nghèo, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp, đẩy nhanh tiến trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

3.4.1.2. Đổi mới và hoàn thiện toàn bộ công tác quy hoạch nhằm khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế của huyện đảm bảo cho nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Nhanh chóng hoàn thiện công tác quy hoạch trên thành phố nói chung và địa bàn huyện nói riêng để người dân tận dụng khai thác có hiệu quả các nguồn lực. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế và Chương trình xây dựng nông thôn mới được phê duyệt, trong đó có nội dung quy hoạch phát triển nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện tốt quy hoạch, giao nhiệm vụ cho các ban ngành đoàn thể và các thôn, khu dân cư tổ chức thực hiện.

Tiếp tục vận động các hộ sản xuất dồn điền đổi thửa, khuyến khích tích tụ ruộng đất để tạo điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, hàng hoá. Tập trung thực hiện có hiệu quả các vùng sản xuất chuyên canh.

Mỗi xã hoặc cụm xã xây dựng ít nhất 1 khu chăn nuôi tập trung có diện tích từ 10ha trở lên.

Mỗi thôn xây dựng 1 vùng sản xuất chuyên canh rau màu có diện tích tối thiểu 5ha trở lên.

Xây dựng một số vùng lúa đặc sản: Nếp cái hoa vàng ở Đại Thắng, Di thơm, Tám thơm tại Cấp Tiến, Đoàn Lập, Kiến Thiết,... và các vùng sản xuất lúa cao sản tại Quang Phục, Vinh Quang, Nam Hưng,...

Trong những năm tới, huyện Tiên Lãng cần phải tập trung thực hiện đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư để xây dựng các mô hình trang trại sản xuất tập trung trên cơ sở thực hiện tốt chính sách dồn điền đổi thửa, mở rộng diện tích chăn nuôi theo thế mạnh từng vùng.

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia cầm: Do ảnh hưởng của dịch cúm

60

nay và phát triển hình thức chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh. Công tác giống và thú y cần đặc biệt coi trọng trong phát triển chăn nuôi gia cầm. Đến năm 2020, qui mô đàn gia cầm đạt 2.500.000 con và đến năm 2020 quy mô đàn gia cầm ổn định ở 3000.000 con.

- Quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Phát triển nuôi trồng thuỷ

sản nhằm khai thác sử dụng hiệu quả diện tích mặt nước. Đẩy mạnh đầu tư để cải tạo diện tích nuôi trồng hiện có và tăng cường con giống có giá trị kinh tế cao. Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí.

- Quy hoạch phát triển sản xuất RAT: Vùng RAT tập trung của Tiên Lãng được bố trí ở các xã.

- Quy hoạch phát triển sản xuất cây ăn quả: Dự kiến diện tích trồng cây ăn quả của huyện năm 2015 là 600 ha và ổn định qui mô diện tích đến năm 2020 đạt khoảng 1.000 ha được bố trí ở các xã Tiên Thanh, Khởi Nghĩa, Vinh Quang, Hùng Thắng, Băc Hưng....

- Quy hoạch phát triển sản xuất lúa: Dự kiến diện tích trồng lúa của Tiên Lãng có xu hướng giảm nhanh. Theo xu hướng đó chỉ còn giữ lại chủ yếu là diện tích sản xuất lúa giống, lúa đặc sản chất lượng cao. Vùng lúa chất lượng cao được bố trí tập trung ở các xã: Vinh Quang, Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Thanh, Khởi Nghiã.

3.4.1.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế nông nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh phát triển ngành nghề dịch vụ nông thôn, tăng cường môi sản xuất hàng hóa nông sản trên địa bàn huyện.

Huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Chú trọng củng cố và đẩy mạnh hoạt động của Hợp tác xã nông nghiệp, đẩy mạnh các hình thức dịch vụ nông nghiệp để người nông dân bớt vất vả.

3.4.1.4. Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội như hệ thống giao thông, thủy lợi bưu chính viễn thông…làm điều kiện tiền đề cho sản xuất hàng hóa nông nghiệp.

61

Tập trung các nguồn vốn của trung ương, thành phố, quận huyện, các tổ chức cá nhân trong chương trình xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 và những năm tiếp theo nhằm đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn.

Tiếp tục thực hiện chương trình cơ giới hóa, hỗ trợ nông dân mua máy cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, để đầu tư, trang bị các loại máy móc, thiết bị cho các khâu sản xuất trong nông nghiệp như làm đất, bơm nước, thu hoạch, vận chuyển, chuyển biến, bảo quản nông sản hàng hóa, các máy nông cụ,... nhằm tăng năng suất lao động, đảm bảo thời vụ sản xuất, thực hiện tốt công tác luân canh tăng vụ và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất.

3.4.1.5. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ

Chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ vào sản xuất :

- Tích cực mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn để giúp các hộ sản xuất nâng cao trình độ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản

- Tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở một số lĩnh vực như giống, thức ăn, kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, kỹ thuật nuôi, công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch, công nghệ sinh học,….bằng nhiều hình thức như: Xây dựng các dự án ứng dụng , chuyển giao công nghệ; Tổ chức liên doanh, liên kết với các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ và tổ chức sản xuất; Kêu gọi đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá để tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ KHKT mới; Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức kinh tế, các HTX và các cá nhân tiếp thu các tiến bộ KHKT vào sản xuất.

- Tích cực xây dựng các mô hình trình diễn đạt hiệu quả và nhân rộng các mô hình ra sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn

62

3.4.1.6. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp.

Huy động và tập hợp nguồn lực chất lượng cao cho sản xuất nông nghiệp. Tập trung vào nguồn lực tại chỗ, phải có chính sách khuyến khích nguồn lực địa phương tham gia vào sản xuất nông nghiệp chú trọng vào cả số lượng và chất lượng tham gia sản xuất với quy mô lớn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương đảm bảo nguồn thu nhập ổn định để người nông dân không phải tha phương cầu thực.

3.4.1.7. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tổ chức lại các hình thức cây trồng vật nuôi cho phù hợp với từng địa phương và thị trường tiêu thụ

Bố trí lại sản xuất và định hướng lại mô hình sản xuất môt số cây con có giá trị kinh tế cao; mạnh dạn thay đổi mô hình cây con phù hợp với điều kiện tự nhiên và nhu cầu tiêu thụ của thị trường; tăng đầu tư vốn, lao động công nghệ để tăng năng xuất cây trồng, vật nuôi. Chú trọng công tác phòng trừ dịch bệnh và định hướng một số vùng chuyên canh cụ thể.

Đây là một trong những biện pháp quan trọng làm tăng hiệu quả sản xuất, do đó cần nắm chắc và truyền đạt cụ thể đến tận người sản xuất, tập trung vào một số nội dung sau:

* Về thời vụ:

- Chỉ đạo các cơ sở, các hộ nông dân thực hiện đúng lịch thời vụ đã hướng dẫn, đảm bảo các trà lúa, giống lúa và các loại cây trồng được gieo trồng trong khung thời vụ tốt nhất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xoá bỏ tập quán lạc hậu.

- Trong chăn nuôi và NTTS: Các con giống được nuôi thả đúng thời điểm, đảm bảo thu hoạch trước khi có rét đậm, rét hại.

* Cơ cấu trà, cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống:

- Tiếp tục tăng tỷ lệ các trà lúa xuân muộn, mùa trung; bố trí tăng tỷ lệ các cây trồng cho giá trị kinh tế cao vào sản xuất.

63

- Cơ cấu diện tích các loại giống lúa cho năng suất cao và ổn định đạt 65 – 70% DT, tỷ lệ diện tích lúa có chất lượng gạo ngon, lúa đặc sản chiếm 30 – 35 % diện tích gieo cấy .

- Phấn đấu đưa cơ cấu cấu trà xuân muộn lên trên 90% DT, trà mùa sớm 20% DT và trà mùa trung duy trì 75% DT .

- Diện tích lúa lai: vụ chiêm xuân đạt từ 30 – 35% DTGC, vụ mùa 15% diện tích gieo cấy.

- Tỷ lệ sử dụng các loại giống lúa nguyên chủng, giống xác nhận đạt 90% trở lên. Mỗi xã, thị trấn cần quy hoạch vùng sản xuất giống tại chỗ với diện tích tối thiểu là 2ha trở lên ( toàn huyện từ 50 – 100 ha ) để tổ chức sản

xuất các giống lúa chủ lực.

* Về giống:

- Chỉ đạo các HTX NN tổ chức sản xuất giống lúa tại chỗ, quy hoạch vùng và xây dựng cơ chế phù hợp để sản xuất các loại giống lúa thuần chủ lực cung cấp cho nhu cầu của địa phương. Nâng cao chất lượng các loại giống lúa thuần cho năng suất cao, tăng nhanh diện tích các loại giống có chất lượng gạo ngon, lúa đặc sản. Sử dụng bộ giống tốt phù hợp với địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết có khả năng chống chịu sâu bệnh.

- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn, các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, các Công ty ở Trung ương và Thành Phố để tiếp thu đưa vào khảo nghiệm một số giống lúa mới cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, có khả năng chống chịu và thích nghi với đồng đất của huyện.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình chăn nuôi để nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, lạc hóa đàn lợn; Hỗ trợ và thúc đẩy các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn huyện, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo các con giống thủy sản được cung ứng ra thị trường đạt tiêu chuẩn.

* Kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng và con vật nuôi:

64

- Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn KHKT để nâng cao nhận thức trong nhân dân và thành thục các biện pháp kỹ thuật trong gieo cấy lúa, trồng các cây vụ đông, kỹ thuật chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh, dự thính, dự báo kịp thời, chính xác các loại sâu bệnh phát sinh để có biện pháp phòng trừ đạt kết quả. Tăng cường hoạt động dịch vụ cung ứng các loại vật tư thuốc BVTV, đặc biệt là các loại thuốc vệ sinh không gây ô nhiễm môi trường, đáp ứng kịp thời nhu cầu phục vụ sản xuất và an toàn thực phẩm, đồng thời nâng cao vai trò hoạt động của các khuyến nông viên cơ sở, các tổ KHKT của các HTX NN trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn phòng trống sâu bệnh.

- Thực hiện tốt công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc, vệ sinh ao đầm và các biện pháp xử lý dịch bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

* Làm đất :

- Đẩy nhanh tiến độ lật đất, gặt đến đâu làm đất ngay đến đó. Các HTX NN phải vươn ra làm dịch vụ điều hành khâu làm đất, tuyên truyền, hướng dẫn các kỹ thuật làm đất theo đúng quy trình, đảm bảo chất lượng làm đất và bảo vệ được tầng canh tác hạn chế sự luân chuyển của sâu bệnh. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ làm đất bằng bằng máy móc đạt 90 - 95% diện tích.

3.4.1.8. Tiếp tục đổi mới hoạt động của các HTX NN: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở Luật HTX mới ban hành áp dụng cho đối tượng là các HTX NN, tích cực thực hiện một số cơ chế, giải pháp nhằm đổi mới căn bản và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX NN trên địa bàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, trong đó có một số nội dung chủ yếu như: chỉ đạo, hướng dẫn sản xuất, chuyển giao tiến bỗ kỹ thuật, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản hàng hóa, dịch vụ cho sản xuất.

3.4.1.9. Xây dựng thương hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Các sản phẩm nông nghiệp huyện phải tiếp tục đăng ký thương hiệu, tập trung theo quy mô chất lượng đảm bảo tăng sức cạnh tranh mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng đến xuất khẩu một số mặt hàng thế mạnh ra khu vực và thế giới như lúa giống, thủy hải sản, thịt gia súc, gia cầm, thuốc lào, các

65

sản phẩm rừng…Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xúc tiến mạnh các hoạt động đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản triên địa bàn huyện. Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương cần quan tâm và tập trung hỗ trợ các HTX NN đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trường, mở rộng liên kết liên doanh, tìm đầu ra cho các sản phẩm để ký kết các hợp đồng têu thụ nông sản cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân tích cực và yên tâm đầu tư sản xuất. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân có điều kiện tham gia tiêu thụ hàng hóa.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện tiên lãng - tp. hải phòng (Trang 64 - 71)