Tổng quan tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng –

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện tiên lãng - tp. hải phòng (Trang 43 - 58)

5. Kết cấu của khóa luận

2.2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng –

huyện Tiên Lãng – TP. Hải Phòng..

2.2.1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Tiên Lãng – TP. Hải Phòng – TP. Hải Phòng

2.2.1.1. Giá trị sản xuất

Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản của Tiên Lãng năm 2011 đạt 4788 tỷ đồng, gấp 1,48 lần so với năm 2006, trung bình tăng 8,4 %/năm. Trong đó, dù giá trị nhỏ nhất, nhưng ngành lâm nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất do thay đổi hướng phát triển.

38

Bảng 2.4. GTSX nông - lâm- thủy sản huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2006 - 2011

(ĐVT: Tỷ đồng - Giá Cố định) Năm Tổng Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản

2006 3245 1985 79 1181 2007 3789 2134 98 1557 2008 4022 2565 125 1332 2009 4.284 2.827 162 1.295 2010 4.637 3.003 197 1.437 2011 4788 3.017 201 1.570

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên lãng)

Nông nghiệp là ngành có tốc độ tăng nhanh, đạt 9,3%/năm. Đây là mức tăng trưởng khá cao nhờ vào việc Tiên Lãng đã lựa chọn đúng cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, phù hợp với nhu cầu thị trường. Điều đó cho thấy Tiên Lãng đã biết phát huy lợi thế của mình nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân. Đồng thời khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp trong việc từng bước hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản

Cơ cấu GTSX N-L-TS của Tiên Lãng những năm vừa qua có những bước chuyển dịch tích cực nhằm góp phần phục vụ quá trình xây dựng NTM, từng bước hoàn thiện bộ tiêu chí xây dựng NTM, cụ thể là việc đẩy mạnh, hoàn thành nhóm tiêu chí số III về kinh tế và tổ chức sản xuất.

Bảng 2.5.Cơ cấu GTSX nông - lâm - thủy sản Tiên Lãng, giai đoạn 2006 - 2011

(Giá thực tế)

Năm

GTSX (triệu đồng) Cơ cấu GTSX (%)

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản Nông nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản 2006 1.985 79 1181 61,17 2,43 36,39 2007 2.354 98 1337 62,12 2,58 35,28 2008 2.565 125 1332 63,77 3,1 33,11 2009 2.827 162 1.295 65,9 3,7 30,4 2010 3.003 197 1.437 64,7 4,2 31,1 2011 3.017 201 1.570 63 4,2 32,8

39

Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ có thể thấy, trong cơ cấu GTSX N-L- TS của huyện, GTSX nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, đạt 63% năm 2011. Điều này có vẻ đi ngược xu thế chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Nhưng lại rất phù hợp với điều kiện thực tế của Tiên Lãng, một huyện thuần nông lại nằm ở nơi đầu sóng ngọn gió, xa trung tâm Thành phố lại luôn phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên và KT-XH đem lại. Đồng thời khẳng định rằng, nông nghiệp huyện đang phát huy tối đa những thế mạnh từ đất đai, khí hậu, nguồn nước, dân cư, lao động để hình thành một nền nông nghiệp hàng hóa với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng, có khả năng cạnh tranh trên thị trường Thành phố cũng như tỉnh ngoài.

Biểu đồ 2.2. GTSX nông - lâm - thủy sản huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2006 - 2011

Thủy sản cũng vốn là thế mạnh của huyên ven biển như Tiên Lãng, đứng thứ 2 về tỷ trọng. Tuy nhiên, tỷ trọng thủy sản đang dần giảm xuống còn 32,8 % năm 2011, do nhiều năm gần đây ngành phải đối mặt với nhiều hạn chế do thiên tai đem lại. Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng không đáng kể và đang chuyển dịch theo hướng bảo vệ môi trường sinh thái các vùng ven biển.

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2007 2008 2009 2354 2565 2827 3003 3017 1337 1332 1295 1437 1570 98 125 162 197 201

Nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp

40

Đánh giá một cách tổng quát thì N-L-TS đang giữ một vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt có khả năng góp phần vào việc hoàn thiện nhóm các tiêu chí xây dựng NTM.

Huyện Tiên Lãng đang đẩy mạnh tập trung phát triển N-L-TS, cụ thể đầu tư mạnh, áp dụng khoa học kĩ thuật vào các ngành nông nghiệp nhằm phát huy những thế mạnh của Huyện, góp phần hoàn thiện nhóm tiêu chí xây dựng NTM.

2.2.2. Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp trên huyện Tiên Lãng – TP. Hải Phòng.

2.2.2.1. Về mặt kinh tế. a. Trồng trọt

Trong những năm qua, trồng trọt có những bước phát triển, tổng giá trị sản xuất liên tục tăng từ 293.694 triệu đồng năm 2006 lên 357.512 triệu đồng vào năm 2011. Cơ cấu mùa vụ có nhiều chuyển biến tích cực. Lúa được coi là cây trồng chủ lực của huyện, bên cạnh đó là sự mở rộng diện tích cây rau màu góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng năm 2011 đạt 21.882,5 ha liên tục tăng so với các năm trước. Bên cạnh đó giá trị canh tác trên một đơn vị canh tác không ngừng tăng lên theo thời gian. . Nhiều giống cây trồng cũng như khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong sản xuất cũng như những chính sách khuyến nông hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Năm 2011, tổng sản lượng lương thực huyện đạt 94.168 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm 2011 là 667 kg/người/năm. Mặc dù diện tích nông nghiệp đang có xu hướng giảm xuống nhưng sản xuất trong huyện vẫn đảm bảo sản lượng lương thực cũng như lương thực bình quân đầu người. Việc đảm đảm nguồn lương thực có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển bền vững của xã hội.

41

Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng huyện Tiên Lãng

Hạng mục Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng số Diện tích ha 20952,2 21004,0 21346,4 21404,3 21793,2 21882,5 1.Cây hàng năm Diện tích ha 20446,8 20484,8 20795,4 20839,0 21204,5 21207,6 Cây lương thực Diện tích ha 15661,7 15527,7 15629,5 15674,7 15,734,4 15510,4 Cây công nghiệp Diện tích ha 1303,6 1291,4 1349,9 1287,5 1361,9 1433,1 Cây hàng năm khác Diện tích ha 3481,5 3665,7 3816,0 3525,3 4040,6 4327,1 2. Cây lâu năm Diện tích ha 505,4 515,6 551,0 565,3 588,7 611,9 Cây công nghiệp lâu năm Diện tích ha 42,4 40,7 40,7 40,0 40,0 40,0

Cây ăn quả Diện tích ha 463,0 471,2 311,4 492,7 502,9 524,8

Cây lâu

năm khác Diện tích ha 3,7 5,5 6,6 45,8 47,1

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Lãng).

Cây lúa được coi là cây trồng chủ lực của huyện, được tổ chức trồng thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ở các xã Đại Thắng, Tiên Cường, Tự Cường, Cấp Tiến, Hùng Thắng; Tiên thắng, Quang Phục, Toàn Thắng, Vinh Quang, Quyết Tiến, Tiên Thanh., Tiên Hưng, Đông Hưng, (Tiên Lãng đứng vị trí số 2 trong toàn thành về GTSX/ha và bình quân lương thực/người (626,3 kg/người/ năm - 2011, cao gấp 2,5 lần bình quân toàn thành phố)

Bảng 2.7. Diện tích, sản lƣợng, năng suất và GTSX cây lúa của huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích Nghìn ha 15,1 14,9 14,9 14,9 14,8 Sản lượng Nghìn tấn 92,3 91,3 91,1 92,1 91 Năng suất Tạ/ha 61,2 61,2 61,1 61,8 61,4 GTSX Triệu đồng/ha 30,5 33,7 36,7 40.1 43

42

Vai trò của cây lúa có sự thay đổi rất lớn, từ chỗ là cây trồng mang tính tự túc lương thực, giá trị thương phẩm thấp, thì nay lúa trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị bằng cách đưa các giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất, hình thành các vùng chuyên canh lúa, tập trung phát triển các loại lúa đặc

sản: nếp, bắc hương, tám thơm,... phục vụ nhu cầu dân thành phố; sản xuất lúa giống cung cấp cho nhu cầu nông dân trong thành phố và các tỉnh lân cận.

Cây rau đậucó vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hàng hóa, nhằm thoả mãn cho thành phố khoảng một triệu dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (cà chua, ớt, dưa chuột,...), hàng hóa xuất khẩu (cà chua, dưa chuột, hành tỏi, dưa hấu,...). Nhờ giá trị thương phẩm lớn nên GTSX của rau đậu ngày càng tăng, hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích tăng, trung bình 14%/năm, đạt 106,9 triệu đồng/ha, cao gấp 2,4 lần so với cây lúa, trong khi đó, trước đây trồng rau chỉ để phục vụ nhu cầu gia đình. Điều đó chứng tỏ sản xuất rau ở Tiên Lãng đã có sự chuyển dịch đáng mừng theo hướng sản xuất hàng hóa, phục vụ nhu cầu xã hội, góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và tạo việc làm, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Bảng 2.8. Diện tích, sản lƣợng, năng suất và GTSX cây rau đậu của huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích Nghìn ha 3,4 3,6 3,7 3,7 3,8 Sản lƣợng Nghìn tấn 68,9 73,6 80,5 86,1 90,3 Năng suất Tạ/ha 202,6 204,4 217,5 232,7 237,6 GTSX Triệu đồng/ha 60,7 71,6 87,1 93,1 106,9

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng)

Rau đậu được trồng thành các vùng sản xuất tập trung qui mô lớn ở một số xã có điều kiện thuận lợi như Vinh Quang, Đông Hưng, Tây Hưng, Hùng Thắng, Tiên Hưng, Kiến Thiết, Khởi Nghĩa, Tiên Thanh, Tiên Cường, Tự Cường, Cấp Tiến.

43

Cây thuốc lào được lựa chọn là 1 trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Hải Phòng nói chung và Tiên Lãng nói riêng bởi tính độc đáo, khác biệt của nó và do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong cả nước khá lớn.

Bảng 2.9. Diện tích, sản lƣợng, năng suất và GTSX cây thuốc lào của huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích Nghìn ha 1,2 1,3 1,4 1,41 1,42 Sản lƣợng Nghìn tấn 2,0 2,1 2,2 2,28 2,4 Năng suất Tạ/ha 16,6 16,1 15,7 16,2 16,9 GTSX Triệu đồng/ha 216,7 242,3 267,1 323,4 338

(Nguồn: Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Lãng)

Hải Phòng có những chương trình cụ thể để xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp và đã hoàn thành chỉ dẫn địa lí cho thuốc lào Tiên Lãng và Vĩnh Bảo. Trong đó Tiên Lãng có diện tích và sản lượng lớn nhất, chiếm 54% diện tích và 53,2% sản lượng toàn thành phố. Thuốc lào mang lại GTSX khá cao cho một đơn vị diện tích canh tác, đạt 101,1 triệu đồng/ha, gấp gần 3,5 lần thu nhập từ cây lúa trong một năm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống nông dân Tiên Lãng

b. chăn nuôi

Nhiều năm gần đây, Tiên Lãng rất quyết tâm trong việc từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành chính, tận dụng lợi thế về nguồn thức ăn (từ trồng trọt, tự nhiên và thức ăn chế biến), lao động có kinh nghiệm, thị trường tại chỗ và xuất khẩu lớn. Những sản phẩm chủ lực là thịt lợn, gia cầm lấy thịt và trứng,... phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, với nhu cầu của thị trường thành phố, khu vực phía Bắc và thị trường nước ngoài.

Số lượng đàn gia súc, gia cầm nhìn chung đều tăng nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống nhân dân và nhu cầu của công nghiệp chế biến. Sự thay đổi số lượng đàn gia súc, gia cầm theo chiều hướng tích cực do mục đích chăn nuôi thay đổi, phù hợp với đặc điểm của 1 thành phố cảng - đô thị loại I.

44

Bảng 2.10. Giá trị sản xuất một số loại vật nuôi huyện Tiên Lãng Loại con

Năm Trâu Lợn Ngựa

Gia cầm Tổng số TĐ: Gà Số lƣợng - Con 2006 2850 950 87400 5 2000 903650 568267 2007 2862 1185 83720 2540 987800 662250 2008 3028 1035 87750 2480 1236400 887053 2009 3145 1307 97630 36 2670 1389828 1016574 2010 3100 1350 98850 40 3150 1492345 1095717 2011 3164 1104 104750 37 3120 1705000 1155000 Sản lƣợng thịt - Tấn 2006 163 48 8760 30 1050 871 2007 178,5 153,5 8640 50,2 1825 1514 2008 240 244 9797 95,4 3673,8 3179,4 2009 257,2 229 11249 105 5359,3 4625,2 2010 195 232,5 11624,7 5692,9 4779,9 2011 220,2 271,5 12350 153 7436,4 6260

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Lãng)

- Tổng số trang trại chăn nuôi tập trung toàn huyện đến năm 2011 là 173 trang trại, trong đó: Trang trại gà 143 cái, trang trại lợn 30 cái. Số trang trại xây dựng mới 15 trang trại, trong đó: Trang trại lợn 3, trang trại gà 12. Số trang trại được vay vốn theo Quyết định 1076 của UBND thành phố đến nay là 38 trang trại.

45

Biểu đồ 2.3. Tổng sản lƣợng gia cầm( con ) trên địa bàn huyện Tiên Lãng giai đoạn 2006 – 2011

Gia cầm được coi là vật nuôi chủ lực. Đàn gia cầm tăng nhanh do chủ động được thức ăn và tính hàng hoá tăng. Chăn nuôi gia cầm của Tiên Lãng từng bước chuyển từ chăn nuôi tự nhiên sang chăn nuôi công nghiệp kết hợp với thả vườn theo hướng siêu thịt, siêu trứng trong các trang trại, gia trại, tăng cường sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế các giống chất lượng kém, ít phù hợp…đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường thành phố (siêu thịt, siêu trứng, ngan Pháp, gà Tam hoàng, Lương phượng…).

Hoạt động chăn nuôi ở huyện Tiên Lãng bước đầu đã được tổ chức chăn nuôi có quy mô lớn trong các trang trại, tập trung tại một số địa phương như Vinh Quang, Hùng Thắng, Tiên Thanh,...

c. Thủy sản:

Thủy sản được xác định là 1 trong số các sản phẩm chủ lực của Hải Phòng nói chung bởi những lợi thế to lớn (biển, thị trường, chính sách...). Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu N-L -TS ngày càng tăng. Lĩnh vực thủy sản được xác định là khâu đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

903650 987800 1236400 1389828 1492345 1705000 0 400000 800000 1200000 1600000 2006 2007 2008 2009 2010 2011

46

Bảng 2.11. Sản lƣợng và cơ cấu sản lƣợng thủy sản Tiên Lãng, giai đoạn 2006 - 2011 Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng Tấn % Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) Sản lượng (tấn) Tỷ trọng (%) 2006 12.572 100 3.839 30,5 8.733 69,5 2009 13.531 100 4.525 33,4 9.006 66,6 2011 15.200 100 5.100 33,5 10.100 66,5

(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tiên Lãng) Diện tích, năng suất và sản lượng thủy sản năm 2011 đều tăng, diện tích 2.838 ha, đạt 113,5% so với kế hoạch (trong đó có 500 vùng trũng cây lúa năng suất thấp dược chuyển sang nuôi trồng thủy sản). Sản lượng nuôi trồng năm 2011 đạt 10.100 tấn tăng 2,9% so với năm 2006 và sản lượng khai thác là 5.100 tấn tăng 5.8% so với năm 2006 Ngoài ra, huyện đã sản xuất được 150 triệu con cá bột, cung ứng cho thị trường trong và ngoài huyện 3 triệu giống thuỷ sản – theo đúng hướng phát triển chung của ngành thủy sản Thành phố là từng bước đưa Hải Phòng thành trung tâm sản xuất giống thủy sản của Miền Bắc.

Các xã Tây Hưng, Đông Hưng, Tiên Hưng, Vinh Quang, Cấp Tiến, Đoàn Lập, Tiên Thắng, Hùng Thắng, Đoàn Lập, Tiên Cường, Tự Cường hình thành các vùng sản xuất thủy sản tập trung quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với hiện trạng các phương tiện đánh bắt hiện nay, hình thức khai thác thủy sản chủ yếu ở ven bờ, chưa có điều kiện vươn khơi. Năng suất, sản lượng khai thác đạt thấp, bình quân đạt 11 tấn/ phương tiện/năm. Sản phẩm khai thác chủ yếu: Mực 30 tấn, tôm biển 80 tấn, tép trắng 200 tấn, cá biển các loại 2890 tấn, sứa 1000 tấn.

Toàn huyện có 6 công ty TNHH hoạt động trên lĩnh vực thu gom sản phẩm, dịch vụ vật tư, thức ăn, con giống, thuốc thu y thuỷ sản. Doanh số trung bình hàng năm đạt 8 tỉ đồng. Một cơ sở chế biến sứa tại bến cá Vinh

47

Quang Tiên Lãng đã đi vào hoạt động từ năm 2007, công suất 1500- 2000 tấn nguyên liệu/vụ. Bình quân mỗi năm sản xuất được 70 tấn thành phẩm. Nhìn chung cơ sở thu mua chế biến còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện.

Tóm lại trong thời gian qua, SXNN và nuôi trồng thuỷ sản của huyện Tiên Lãng luôn có sự phát triển tương đối ổn định, đạt mức kế hoạch đề ra. Đặc biệt là các ngành chăn nuôi, thuỷ sản, sản xuất RAT có mức tăng trưởng khá. Tuy nhiên so với tiềm năng, lợi thế về SXNN của huyện thì mức tăng trưởng chung của nông nghiệp thời gian qua chưa tương xứng. Trình độ sản

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp huyện tiên lãng - tp. hải phòng (Trang 43 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)