5. Kết cấu của khóa luận
3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp về xã hội
3.4.2.1. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý và tay nghề trong lao động nông nghiệp.
Thông qua các chương trình tập huấn như đào tạo IPM, đưa lao động nông thôn đi đào tạo nghề, thu hút các kỹ sư nông nghiệp về các HTX nông nghiệp trên đia bàn huyện, tham gia tập huấn tại nhiều địa phương khác.Trong quá trình tổ chức thực hiện phải thường xuyên theo dõi tổng hợp hàng vụ, hàng năm có báo cáo sở kết, tổng kết rút kinh nghiệp. Trên cơ sở đó, biểu dương, khen thưởng kịp thời cho tập thể, cá nhân có thành tích cao trong chỉ đạo, quản lý và trực tiếp sản xuất. Đồng thời xem xét các địa phương, đơn vị không tích cực chỉ đạo, vận động nhân dân sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác khuyến nông - khuyến ngư bằng việc tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lượng cán bộ KHKT, cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, đổi mới công tác quản lý và cơ chế hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông . Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn KHKT cho người lao động, tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm ở những địa phương sản xuất tiên tiến .
3.4.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Đẩy mạnh các mô hình chăn nuôi trồng trọt tập trung quy mô lớn nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội có liên quan. Thực hiện Nghị quyết của Thành Phố về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nhằm tăng thêm tính hiệu quả,
66
huyện Tiên Lãng đã chủ động kết hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức nhiều lớp dạy nghề, giúp người nông dân tạo ra năng suất cao và hiệu quả trên cùng diện tích canh tác. Công tác dạy nghề phải chú ý đến lực lượng lao động trong các ngành, lĩnh vực phát triển sản phẩm lợi thế của địa phương, đảm bảo lao động có việc làm sau khi đào tạo. Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đã chứng tỏ tính thiết thực, hiệu quả. Sau khi được đào tạo, lao động nông thôn sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn, hạn chế sự di chuyển lao động từ khu vực nông thôn ra thành thị. Người nông dân sẽ biết cách chiết, ghép cây, không phải mua cây giống mà còn tạo được cây giống chất lượng cao. Một số học viên sau khi tốt nghiệp các lớp đào tạo đã nhạy bén chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ cơ khí và giống cây trồng có thu nhập đảm bảo cuộc sống.
3.4.2.3. Đầu tư các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của người nông thôn.
Tranh thủ nguồn lực tập trung xây dựng đầu tư cho các cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng, hệ thống giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sản xuất :
Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương và Thành phố, huy động nhiều nguồn vốn để đẩy mạnh đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như : Giao thông, thuỷ lợi, mạng lưới điện, các công trình đầu mối phục vụ cho các vùng thâm canh, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các cơ sở bảo quản, chế biến nông sản theo đúng tinh thần Quyết định 800 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 2048 của UBND thành phố về xây dựng nông thôn mới.
Chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và thực hiện đạt hiệu quả chương trình đầu tư, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo quyết định 1071 của UBND Thành phố .
67
Tập trung các nguồn vốn hỗ trợ cho các lĩnh vực chuyển giao tiến bộ KHKT, công nghệ mới, tiếp thu các cây trồng mới, các mô hình khảo nghiệm, công tác khuyến nông - khuyến ngư, hỗ trợ giống, cây con đưa vào sản xuất.