I. NHÓM
8. Cẩm Liên (Pentacme siamensis (Miq) Kurz)
8.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Cà gần.
- Tên thương phẩm: Temak batu.
8.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Mọc chủ yếu hay thuần loại làm thành kiểu rừng cây họ Dầu, khô, thưa, rụng lá theo mùa: Rừng khộp điển hình của Tây Nguyên, với vùng đồi núi thấp có 2 mùa rõ rệt. Cây ưa sáng, mọc chậm, chịu được hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu nước. Tái sinh khỏe và cây con mọc nhanh.
8.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
- Thân thẳng, đều, vỏ màu xám đen, nứt dọc sâu, không đều. Dác, lõi phân biệt, dác màu đỏ nhạt, lõi đỏ nâu. Tỷ trọng 0,93 - 1,020. Mạch gỗ phân tán, đường kính lỗ mạch trung bình, mật độ thưa, tụ hợp đơn.
- Sợi gỗ phát triển. Tia gỗ rất nhỏ, sát nhau, nhiều dễ nhận biết. Vòng năm khó nhận biết. Thớ gỗ mịn, vân và màu sắc gỗ đẹp.
8.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ tốt, cứng, nặng, thường dùng trong các công trình kiến trúc lâu dài, bền chịu được mối mọt, ít cong vênh co rút thường dùng đóng đồ mộc cao cấp, đồ mỹ nghệ hay đồ quý trong gia đình.
Hình 2.8. Vỏ non, lá và sản phẩm cây gỗ Cẩm liên
NHÓM 2 9. Táu
9.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Táu Mật, Táu lá nhỏ. - Tên thương phẩm: Apitong.
9.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc, Lạng Sơn, Hà Tuyên, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Quảng Ninh… Cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, tái sinh hạt mạnh.
Thân thẳng, vỏ màu xám nhạt, nhiều sơ. Dác màu trắng xám, lõi nâu nhạt hay hơi xám đen, có vân đẹp. Tỷ trọng 0,984 (15% nước) lực kéo ngang thớ 32kg/cm2, nén dọc thớ 679 kg/cm2, 1,753kg/cm2.
Thớ rất mịn khó thấy lỗ mạch, tia nhỏ, mật độ hơi cao, nhu mô quanh mạch rõ.
9.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ nặng, cứng, tốt, không bị mối mọt, dễ làm, dễ đánh bóng, dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền.
Hình 2.9. Cây Táu
10. Căm Xe (Xylia xylocarpa Roxb)
10.1. Tên gọi
Tên thương phẩm: Pyinkado.
Mọc rải rác ở rừng kín thường xanh hay nữa rụng lá khắp các tỉnh Tây Nguyên. Cây ưa sáng, thường gặp nơi ven sông suối dưới chỗ đất sâu dày, ẩm mát ở vùng đồi núi thấp.
10.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân, vỏ: thân tròn, thẳng, gôc có bạnh; vỏ màu xám vàng hay đỏ nhạt, bong mảng không đều, nhiều u lồi, thịt vỏ màu hồng đỏ. Dác màu trắng vàng nhạt, dày, lõi màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ. Thớ mịn, gỗ nặng, tỷ trọng 1,15.
10.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng (gỗ tươi, dễ gia công, khô rất cứng), dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền…
Hình 2.10. Hình ảnh về gỗ Căm xe
11. Sến cát (Shorea roxburghii G. Don)
11.1. Tên gọi
Tên địa phương: Sao xanh, Sến mủ, Cà doong. Tên thương phẩm: Lauan, Meranti).
Mọc chủ yếu ở các tỉnh phía nam, Tây Nguyên, Lâm đồng, Phú Khánh, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang. Cây có thể chịu đựng đất thoái hóa.
11.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân thẳng, có bạnh nhỏ. Vỏ màu xám đen, dày, nứt sâu, thịt vỏ màu vàng nâu. Gỗ có giác lõi ít phân biệt, màu vàng nhạt sau vàng sẫm hay nâu đỏ nhạt, mịn, mặt gỗ thường có những sợi sẫm. Gỗ nặng và cứng, tỷ trọng 0,825 – 0,938; lực nén song song 552 – 575 kg/cm2; lực uốn tĩnh 1,350 – 1,540 kg/cm2; lực đập xung kích 0,473 – 0,770 kg/cm2; lực kéo thẳng góc 27 – 33 kg/cm2; lực tách ngang 15 – 17 kg/cm2.
11.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng gia đình, dễ chế biến.
Hình 2.11. Cây gỗ Sến cát
12. Vắp (Mesua ferrea L)
12.1. Tên gọi
Tên địa phương: Vắp đinh.
Phân bố sinh thái: Mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Quảng Nam- Đà Nẵng, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai. Cây ưa sáng, Tăng trưởng chậm, cây non chịu bóng.
12.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân thẳng, đôi khi có bạnh. Vỏ màu nâu đỏ hay pha đen, bong thành mảng mỏng. Thịt vỏ dày, màu đỏ có nhựa mủ vàng. Gỗ không phân biệt dác, lõi; có màu nâu đỏ sẫm, thớ mịn, khi tươi dễ chế biến, để khô rất khó chế biến. Gỗ rất nặng, tỷ trọng 1,05 – 1,175; lực nén song song 757 – 860 kg/cm2, lực uốn tĩnh 1900 – 2000 kg/cm2, lực đập xung kích 0,430 – 0,90 kg/cm2; lực kéo thẳng góc 27 – 33 kg/cm2; lực tách ngang 24 kg/cm2.
12.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ rất bền, thớ mịn, bóng, không bị mối mọt, dùng trong các công trình xây dựng lâu dài, đóng xe, khung nhà…
Hình 2.12. Cây Vắp
13. Cây Tếch (Tectona grandis L)
13.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Gía tị, Báng súng. - Tên thương phẩm: Teck.
13.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Cây có nguồn gốc ở ấn Độ và Srilanka...gây trồng nhiều ở Đồng Nai, Đăklăk. Tái sinh hạt và chồi đều tốt, mọc chậm, ít sâu bệnh.
Thân thẳng, gốc thường có bạnh nhỏ và rãnh. Vỏ màu xám vàng, nứt dọc thành vảy nhỏ, nhiều xơ. Gỗ màu vàng xám hay xám hơi nâu. Vòng năm dễ nhận. Gỗ muộn mạch thưa, nhỏ hơn gỗ sớm. Tia nhỏ, mật độ thưa, mịn, không cong vênh, nứt nẻ, không bị mối mọt, chịu được nước mặn. Gỗ nặng trung bình, tỷ trọng 0,650 – 0.70; lực kéo ngang thớ 32 kg/cm2, nén dọc thớ 471kg/cm2.
13.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền.
Hình 2.13. Lá; cây gỗ và ván sàn gỗ Tếch
14. Sao (Hopea odorata Roxb)
14.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Sao đen.
- Tên thương phẩm: Golden oak, Yellowish – wood, Merawan.
14.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Mọc rất rộng rãi ở Tây Nguyên trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam. Cây trung tính, nhu cầu ánh sáng tăng theo tuổi. Ưa đất ẩm, sâu dày, tăng trưởng trung bình, mọc khỏe tái sinh hạt tốt dưới tán rừng thưa.
14.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
- Thân thẳng, hình trụ cao hay hơi cong. Vỏ màu nâu đen, xù xì, nứt dọc sâu. Vỏ trong nâu đỏ, thịt vỏ vàng nhiều sợi, dày. Dác màu sáng, lõi màu vàng nhạt hơi xám.
- Mạch gỗ phân tán, mật độ lớn, đường kính lỗ mạch nhỏ, tụ hợp đơn. Sợi gỗ tương đối phát triển. Tia gỗ nhỏ, nhiều, mắt thường có thể thấy. Vòng năm dễ nhận biết. Thớ gỗ hơi nghiêng, tương đối mịn, vân không rõ.
14.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
- Gỗ lớn, tốt cứng bền, nặng, không bị mối mọt, cong vênh, chịu được nước, dễ chế biến, gia công, dùng nhiều trong xây dựng nhà cửa, đóng tàu thuyền, toa xe, làm tà vẹt, sàn nhà...
Hình 2.14. Vườn sao thuần loài và mặt cắt gỗ sao
NHÓM 3
15. Cây Trường (Pometia pinnata Forst)
15.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Trường mật, Mắc kẹn, Sâng.
15.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Mọc rải rác trong rừng ẩm thứ sinh thường xanh trên đất sâu ẩm, dầy, thoát nước nơi chân núi hay bằng phẳng gần sông suối, có nhiều ở Đắc Tô (Gia Lai), Đakmil (Đăklăk). Cây ưa sáng, mọc nơi chân núi, tái sinh hạt khỏe, cây con mọc tốt dưới tán rừng...
15.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân tròn, thẳng. Vỏ màu xám hồng nhẵn, có nhiều vết nhăn dọc. Thịt vỏ màu hồng nhạt, lõi màu nâu hồng sẫm. Không có nhu mô, mạch nhỏ phân tán, tia nhỏ, mật độ cao. Thớ gỗ thẳng, mịn. Gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0.70; lực kéo ngang thớ 30 kg/cm2, nén dọc thớ 535 kg/cm2, oằn 1,342 kg/cm2.
15.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Hình 2.15. Hình ảnh về cây gỗ Trường mật
16. Vên vên (Anisoptera cochinchinensis Pierre) = Anisoptera costata Korth
16.1. Tên gọi
- Tên các nước lân cận: Mậy bak (Lào thái).
16.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Phân bố, sinh thái: Mọc chủ yếu ở các tỉnh Nam bộ: Đồng nai, Tây Ninh, An Giang, Kiên giang, Sông bé. Cây ưa sáng, sinh trưởng trung bình, tái sinh hạt và đâm trồi tốt.
16.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân thẳng, tròn, hay có bạnh (múi nhỏ). Vỏ màu xám nâu, khía rãnh sâu, nứt nông thành mảnh nhỏ. Thịt vỏ dày, màu vàng, không phân biệt giác lõi, màu trắng pha màu vàng nhạt
Tỷ trọng 0,678; cứng, kết cấu mịn. Mạch nhỏ mật độ cao. Vòng năm không rõ, gỗ muộn chặt chẽ, màu nhạt, thưa và mạch nhỏ, khó phân biệt với gỗ sớm. Tia gỗ trung bình, vân thớ gỗ khá mịn.
16.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ bền, cứng, khá nặng, dễ cưa xẻ, dễ chế biến, dùng đóng đồ mộc trong gia đình, làm gỗ dán, làm gỗ dán lạng, gỗ xây dựng, làm nhà...
Hình 2.16. Hình ảnh về cây gỗ Vên vên
17. Huỷnh (Tarretia cochinchinensis Pierre)
17.1. Tên gọi
- Tên khác: Heritiera cochinchinensis (Pierre) Kost; Tarretia Javanica BL. - Tên địa phương: Huỷnh.
- Tên thương phẩm: Lumbayau.
17.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Mọc từ Quảng Bình trở vào Nam nơi đất còn tốt, dầy, ẩm, thoát nước. Cây sinh trưởng trung bình, khả nằng tái sinh hạt mạnh
17.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân thẳng, hình trụ, vỏ màu trắng bạc, dày, có nhiều sợi và có nhựa trong. Dác lõi phân biệt rõ, giác màu nâu, lõi màu đỏ. Gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0,650 – 0,724 (15% nước), hệ số co rút 0,25 – 0,50, lực kéo ngang thớ 28 kg/cm2, nén dọc thớ 447 kg/cm2, oằn 1,150 kg/cm2.
Mạch gỗ to, nhiều tụ hợp đơn. Tia gỗ nhỏ, sợi gỗ phát triển. Tế bào nhu mô đan thành hình lưới dày. Vòng năm khó nhận biết. Thớ thẳng, mặt gỗ không mịn, vân không thấy rõ.
17.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ dễ uốn, khá bền và dẻo, chịu sơn, chịu được va chạm, dùng đóng đồ dùng cao cấp, đóng thuyền, xây dựng.
Hình 2.17. Hình ảnh về cây gỗ Huỷnh
18. Bình linh (Vitex pubescens Vahl)
18.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Nàng, Đẹn
18.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Phân bố, sinh thái: Mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Nam: Gia Lai, KonTum, Đăklawk, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang, Côn Đảo. Cây mọc trong các rừng ẩm thường xanh, ưa sáng, tái sinh hạt rất hiếm.
- Thân thẳng, gốc có bạnh, vỏ màu xám trắng hay xám vàng, nứt dọc nhẹ hay bong thành mảng mỏng nhỏ. Thịt vỏ dày, có nhiều sợi, màu vàng nhạt, để lâu chuyển thành màu xanh đen. Dác lõi phân biệt, lõi nâu đỏ, giác khá dày màu trắng pha đỏ nhạt. Gỗ cứng, nặng, tỷ trọng 0,97 (15% nước). Mạch gỗ xếp phân tán, mật độ lớn, tụ hợp đơn
- Sợi gỗ phát triển. Tia gỗ rất nhỏ, mắt thường khó thấy. Tế bào nhu mô liên kết thành dải nằm trong vòng năm. Vòng năm thể hiện tương đối rõ trên các mặt cắt thớ hơi nghiêng, vân nổi đẹp
18.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ bền, chịu được mối mọt, ẩm mốc, dùng để đóng đồ mộc cao cấp, làm tượng chạm trổ, đóng đồ dùng gia đình, xây dựng, làm nhà, đóng tàu thuyền.
Hình 2.18. Hình ảnh về cây gỗ Bình linh
NHÓM 4
19. Thông 3 lá (Pinus khasya Royle)
19.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Ngo.
- Tên thương phẩm: Three leaf Pine.
Vùng núi cao: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Tây Nguyên...Cây ưa ánh sáng, nơi khí hậu ẩm mát, có thể chịu được đất xấu. Tái sinh hạt mạnh nơi đất trống.
19.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
- Thân thẳng, vỏ dày màu nâu sẫm, nứt dọc sâu. Gỗ màu sáng, mềm, nhẹ, vàng da cam nhạt. Gỗ muộn màu nâu nhạt, có ống tiết. Tỷ trọng 0,610 – 0,750 (15% nước), lực nén song song 450 – 540 kg/cm2, lực uốn tĩnh 1,100 – 1,309 kg/cm2, lực đập xung kích 0,320 – 0,470 kg/cm2, lực kéo thẳng góc 23 – 27 kg/cm2, lực tách ngang 10 – 12 kg/ cm2.
19.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ đẹp, thường dùng đóng đồ gia đình, làm diêm, làm giấy...
Hình 2.19. Hình ảnh về cây gỗ Thông Ba lá
20. Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre)
20.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Dầu nước. - Tên thương phẩm: Apitong.
Mọc ở các tỉnh phía Nam : Gia lai, Kon Tum, Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Kiên Giang (Phú Quốc). Mọc trong rừng thường xanh hay nữa rụng lá, đôi khi làm thành quần thụ thuần loài, trên đất bằng phẳng, sâu, dày, ẩm mát. Ưa sáng, luôn chiếm tầng cao trên tán rừng, sinh trưởng trung bình, tái sinh hạt và chồi đều tốt.
20.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
- Thân hình trụ thẳng, vỏ xù xì, màu nâu xám, nứt dọc sâu và bong thành mảnh nhỏ, cứng, dày. Thịt vỏ màu đỏ nâu, dày. Gỗ có dác lõi phân biệt. Dác khá dày, lõi đỏ nâu, có mùi thơm của nhựa dầu. Gỗ cứng, khá nặng, tỷ trọng 0,80. Mạch gỗ phân tán, mật độ lớn, đường kính lỗ mạch to, tụ hợp đơn. Sợi gỗ phát triển thô. Tia gỗ nhỏ, nhiều có thể thấy bằng mắt thường. Tế bào nhu mô: Liên kết thành dải chạy theo vòng năm. Vòng năm khó nhận biết.
20.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ dễ chế biến gia công, thường dùng xẻ ván, gỗ bóc ép, xây dựng, đóng tàu thuyền…
Hình 2.20. Hình ảnh về cây gỗ và sản phẩm gỗ Dầu Song nàng
21.1. Tên gọi
- Tên địa phương: Dạ hương.
- Tên thương phẩm: Camphier, Japannese camphor tree.
21.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Cây nguyên sản ở Đài Loan, được gây tròng rộng rãi khắp nơi, ưa đất bằng phẳng, đất sâu ẩm, nhiều mùn, có thể chịu lạnh hoặc đất nghèo xấu. Cây mọc chậm, sống lâu, gây trồng khá dễ.
21.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân thẳng, vỏ màu xám nâu, nứt dọc thành rãnh sâu, có mùi thơm, không bị mối mọt nhưng lại kém chịu mục. Tỷ trọng 0,676
21.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Dùng đóng đồ đạc, xây dựng.
Hình 2.21. Hình ảnh về cây gỗ và sản phẩm gỗ Long não
22. Thông nhựa (Pinus merkusii jungh et de Vries)
22.1. Tên gọi
- Tên thương phẩm: Twwo leaf Pine.
22.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Cây mọc thành quần thụ lớn thuần loại hay xen lẫn với cây lá rộng, lá kim khác có ở Quảng Bình, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng. Cây ưa sáng, ưa khí hậu mát ẩm, nhưng cũng chịu được nóng, hạn, khả năng tái sinh tốt, sinh trưởng khá nhanh.
22.3. Đặc điểm nhận biết gỗ
Thân thẳng, tròn, nhiều nhựa thơm, vỏ màu sẫm hơn, nứt dọc sâu. Dác lõi phân biệt rõ, dác màu vàng nhạt, lõi vàng sẫm, mềm. Gỗ khá cứng, tỷ trọng 0,70 – 0,80 (15% nước) lực kéo ngang thớ 18,6 kg/cm2, nén dọc thớ 430 kg/cm2, oằn 1,120 kg/cm2. Tia gỗ nhỏ, sợi gỗ ít phát triển. Vòng năm nổi rõ, thớ gỗ suôn, vân gỗ và màu sắc gỗ đẹp.
22.4. Gía trị sử dụng, bảo tồn
Gỗ khá cứng, có thể chịu được thời tiết, dễ gia công chế biến, dùng trong xây dựng, đóng đồ gỗ trong gia đình, đóng tàu xe, làm diêm, làm giấy, trụ mỏ, cột điện và làm nhà…
Hình 2.22. Hình ảnh về cây gỗ và sản phẩm gỗ Thông nhựa
23. Bời lời (Lisea pierrei H. Lec)
23.1. Tên gọi
- Tên khác: Litsea vang Lec.
- Tên địa phương: Bời lời vàng, Vang.
23.2. Phân bố địa lý và đặc tính sinh học - sinh thái
Ơ Việt Nam, cây mọc từ Bắc đến Nam, trong rừng thứ sinh ẩm, ở thung lũng ven suối. Cây mọc nhanh, tái sinh tốt. Mùa quả tháng 8-9.